Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện Đời Ý Đạo: Không Sớm, Không Trễ, Vừa Kịp Lúc

29/06/202418:23(Xem: 2811)
Chuyện Đời Ý Đạo: Không Sớm, Không Trễ, Vừa Kịp Lúc

Chuyện Đời Ý Đạo

 

                               Không Sớm, Không Trễ, Vừa Kịp Lúc



         Nhân-Duyên-Quả vô cùng huyền ảo kỳ diệu. Như đã có ngắm đếm đong đo trước đó rồi nên không trật vào đâu được. Rất công bằng, nên đừng chối cãi, đừng phân bua biện hộ mất thời giờ vô ích.

        Đủ duyên, phước sẽ tới nơi, kịp lúc và đúng chỗ.

        Chín duyên, hoạ sẽ rụng rơi xuống, không sớm cũng không muộn.

 

        1- Nhớ lại, năm 1983, tôi và Út Bình khăn gói lên đường vào xã Bàu Cạn, huyện Long Thành (Đồng Nai) để lập nghiệp. Út năm đó mới tốt nghiệp cấp 3, thư sinh 18 tuổi non choẹt, mới rời ghế nhà trường nên chưa hề biết lao động nặng nhọc. Tôi thì mới 23 tuổi, thời may là đã kinh qua lao động từ năm 17 tuổi đi Thanh Niên Xung Phong ở vùng Kinh tế mới (KTM) Đất Sét, sau chuyển tiếp cùng bào huynh Vĩnh Hiếu đi xây dựng vùng KTM Nhiễu Giang (tỉnh Phú Khánh cũ), nên cũng có chút “tự tin” vào khả năng thích ứng với chướng duyên nghịch cảnh khổ nhọc gian nan.

ht thong tri
Tác giả (thứ 2 từ trái) cùng các bạn & Thầy Thông Trí (Tâm Châu) năm 1983 tại Lòng Thành
Nay Thầy Thông Trí là Hòa Thượng Trụ Trì Chùa Quảng Đức, Toulouse, miền Tây-Nam nước Pháp (xem hình)
tinh thuy-1
Tác giả và cháu gái

       
Hai anh em an trú dưới một mái nhà tranh vách đất nhỏ nhắn trên 2 sào đất nông nghiệp do bào huynh Vĩnh Hảo, bấy giờ đang là Đại đức Tâm Quang trụ trì chùa Long Quang (cũng vách đất mái tranh) lo toan chu cấp với sự trợ duyên của chư đạo hữu gần xa để cho hai em trai có nơi ngã lưng núp nắng tránh mưa để... khởi nghiệp. Tôi và Út đã làm hồ sơ đăng ký xin làm công nhân tại Nông trường Cao su Thái Hiệp Thành, một nông trường vừa mới được thành lập trên vùng đất Bàu Cạn vốn là vùng Kinh tế mới có rất đông dân Sài Gòn, Đồng Nai...

       
Trong thời gian chờ đợi được “duyệt” cho làm công nhân cao su, hồi xưa thời Pháp thuộc được gọi là “cu li đồn điền” (nghe thảm hại quá, gọi công nhân nghe sang hơn, hihihi…), hai anh em hằng ngày ra chùa làm công quả,  ở nhà thì làm cỏ cuốc đất, chăm sóc 2 sào đất nhà trồng khoai mì xen kẽ với điều (đào lộn hột); mỗi tối lội bộ ra đến chùa để yết kiến và thọ giáo chư Tăng, sinh hoạt làm quen với đạo tràng tụng kinh niệm Phật, kết tình đạo hữu với các cô dì chú bác anh chị em phật-tử, cùng đảm nhận phần văn nghệ Đạo ca cho Ban hộ niệm chùa Long Quang… thật là những ngày an vui, thanh thản.

      
Rồi, hai anh em được duyệt vào hàng ngũ công nhân Nông trường, nhưng phải qua thử thách 15 ngày lao động không công. Cũng đúng thôi, phải qua thử thách để biết có thật sự khát khao, thật sự mong muốn trở thành người lao động tiến đến vinh quang hay không, chứ lỡ xin vô được rồi mà làm biếng nhớt thây, chẳng làm nên tích sự gì thì chỉ hao gạo tốn lương của Nông trường coi sao đặng?! Nếu vượt qua được chặng thử thách đầu tiên đó để chính thức được thâu nhận làm công nhân, thì 15 ngày đó mới được tính công ăn lương hợp lệ.

       
Thử thách nửa tháng, ban đầu là đi “phóng nọc” để cao su con sau này được trồng theo lối theo hàng, nên còn thấy nhẹ nhàng, chỉ chịu khó đi bộ và dang nắng thôi. Được mấy ngày thì chuyển qua thử thách thứ dữ: phát hoang. Chà, cái vụ này thì tôi thấy hơi quen quen, quen cảnh tượng rừng rậm mênh mông trước mắt từ thời còn học lớp 9 đi lao động phát hoang ở KTM Sông Cầu (1976), cũng như ở KTM Đất Sét (năm 1977) rồi, còn Út Bình thì chắc là mới lần đầu.

        
Với chiếc rựa được cấp phát trên đôi bàn tay thư sinh non mềm, hai anh em từng ngày một đương đầu với khổ nhọc. Út Bình đã cắn răng chịu đựng với tinh thần dũng mãnh, nhưng lết đến ngày thứ 13 thì hai lòng bàn tay nứt tét tươm máu, đau nhức, rát buốt đến nỗi tối về nhà không ôm nổi cần đàn, không bấm được hợp âm nào trên cần phiếm thì sao ngày mai tiếp tục cầm được cây rựa?!

       
Giờ nghỉ trưa ngày thứ 14 để ăn cơm, nghe thông báo của Tổ trưởng là ngày mai sẽ phát hoang một khu rừng… Tre, ai nghe cũng ngán ngẫm, huống chi là Út Bình. Nhìn hai lòng bàn tay đang te tua bầm dập của em mình, tôi không khỏi xót xa và ngậm ngùi. Ngay bữa com trưa đó, tôi quyết định nói với em trai: “Thôi, mai Bình nghỉ việc đi, ở nhà lo chăm sóc trồng trọt quanh quẩn trên 2 sào đất nhà là được rồi, để mình Hữu vô làm công nhân cao su thôi!”. Bàn bạc một hồi, hai anh em đành phải quyết định như vậy thôi, chứ Út không thể tiến thêm bước thử thách nào nữa.

       
Tối hôm đó, bỗng dưng có một người tìm đến túp lều tranh của hai anh em. Anh ta tên Công, là Đội trưởng của Đội 2 - Đội Vườn Ươm, trực thuộc Nông trường Cao su Thái Hiệp Thành. Anh Công cũng là Trưởng Ban Văn Nghệ của Nông trường, chuyên viên đi “săn” tài năng văn nghệ văn gừng khắp các Đội sản xuất. Anh nghe tiếng lành đồn xa về hai anh em Hữu –Bình, một cặp huỵnh đệ song tấu guitar hợp jue ăn ý, nên lặn lội đường xa tìm tận nhà để… thưởng thức âm nhạc. Lúc đó, tuy đôi bàn tay vẫn đang tan nát co duỗi rất khó khăn, nhưng Út Bình đã rất cố gắng và xuất thần với cây đàn thùng song tấu cùng anh trai. Anh Công ngồi thưởng thức âm nhạc hoà tấu hơn cả tiếng đồng hồ, rồi quyết định bất ngờ: “Bắt đầu từ ngày mai, anh sẽ báo lên cấp trên xin cho Hữu –Bình về làm việc ở Vườn Ươm do anh phụ trách, công việc ở đó nhẹ nhàng hơn, không vào rừng phát hoang nữa, chỉ bắt ống tưới cây con thôi. Việc anh cần là có hai em vào đội Văn nghệ, thời gian tập dợt và biểu diễn văn nghệ đều được tính công ngang với công lao động sản xuất!”

       
Anh Công xuất hiện, thiện duyên đến, phước duyên về, không sớm cũng không trễ, vừa kịp vào tối ngày thứ 14, để sáng ngày thứ 15, ngày thử thách cuối cùng, Út Bình chính thức trở thành công nhân hợp lệ của Nông trường Cao su, vừa là công nhân cao su, vừa là nhạc công mới thoả nguyện thoả chí làm sao!

       
Được làm ở Vườn Ươm thật nhẹ nhàng, thong thả, lại thêm một phước duyên nữa là anh Nam (dung diện rất “ngầu” mà anh em tôi gọi nho nhỏ cho nhau nghe là “Sư Tổ Bồ Đề”) Tổ trưởng Vườn Ươm là phật-tử chùa Long Quang thời còn HT. Kiến Tánh khai lập, nên anh đã dành nhiều ưu ái cho anh em Hữu-Bình. Hằng ngày hai anh em nối ống tưới phun tự động, chiều tối về thì tập dợt các tiết mục ca nhạc, được biểu diễn trên sân khấu vào các ngày lễ lớn của Nông trường… trong suốt thời gian dài gần 2 năm, đến khi Út Bình từ giã đất Bàu Cạn trở về thành phố quê hương Nha Trang để tìm lối đi khác sáng sủa hơn.

       
Đến bây giờ, hai anh em tôi vẫn còn nhớ nghĩ và tri ân đến anh Công như một ân nhân, một quý nhân xuất hiện giữa dòng đời bi ai ám chướng.


       
2- Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá. Dĩ nhiên là tôi rất vui mừng, cảm ơn em trai đã quan tâm, đã nhìn ra nhược điểm của tôi khi tác nghiệp. Tôi về nhà từ đường, mở tủ, xách laptop về với tinh thần phấn chấn, hí hửng tập làm quen với chiếc máy tính xách tay di động ngay. Chưa được một buổi, đã nghe con gái tôi báo cho hay tin vui: “Con được tuyển vào làm việc ở một công ty trên mạng rồi!”, đó là một công ty chuyên về công nghệ thông tin có tầm cỡ quốc tế, một ánh sáng vừa ùa vào góc tối của căn nhà, thật đúng là vậy! Ánh sáng đó còn bùng lên sáng hơn, khi cả nhà được biết đứa con trai của tôi cũng được tuyển chọn vào làm với chị, trúng chuyên môn của nó. Vậy là cả hai chị em tìm được việc làm cùng lúc, cùng chỗ, thoát cảnh thất nghiệp nằm dài thở vắn than dài, tù túng ngột ngạt hơn sáu tháng dài vì đại dịch COVID-19 đang lây lan hung hiểm đe doạ khắp nơi. Điều làm cho vợ chồng tôi phải kinh ngạc, không biết phải lý giải làm sao, là đứa con trai đã có sẵn máy tính bàn CPU của nó lâu nay rồi, còn đứa con gái thì… đâu có máy gì để gõ, để làm. Vậy là, chiếc laptop mà tôi được tặng mới mang về nhà đã chuyển quyền sử dụng ngay cho con gái. Như có sắp đặt và đưa đẩy, vừa khít, sát rạt, không sớm cũng không trễ hơn.
        Nam mô Phật!

       

tinh thuy (3)tinh thuy (1)

tinh thuy (2)
Tịnh Thuỷ (giữa) con gái của tác giả



Xin ngắt ngang thời gian tiếp diễn sau đó để tránh kể lễ rườm rà, chỉ xin nhấn mạnh: từ chiếc laptop của chú Út từ phướng xa tặng Papa, rồi Papa cho lại mình, con gái tôi đã khởi nghiệp thành công, chỉ 2 năm sau đã trở thành "Sếp" một công ty con đa năng (nhà hàng, cho thuê phòng hội họp-phòng làm việc...) và phối hợp tác nghiệp bở hơi tai 16h/ngày với 3 "công ty chung nhà" khác, cùng một bistro (nhà hàng kết hợp nhiều mô hình gồm bar, nhà hàng và cà phê) trong thành phố Nha Trang.

        
Chỉ một năm sau khi khởi nghiệp, con gái tôi đã tự sắm được chiếc laptop đời mới, hoàn trả lại chiếc laptop của chú Út để Papa tuỳ duyên sử dụng, nhưng đã khắc cốt ghi tâm tri ân chú Út đã luôn là người thân thiết nhớ nghĩ và hỗ trợ gia đình nhỏ của Papa Hữu thật chân tình và kịp thời đúng lúc!

      
Nam mô Phật!

      
Nhân-Duyên-Quả là Chân lý, là vậy đó. Hãy chấp nhận, hãy bằng lòng, cho dù đó là tai ương đen đúa buồn tủi hay phước báo sáng sủa tươi vui, để quay về quán xét tâm mình mà tiếp tục cuộc hành trình gieo sạ trong ngày mai, ngày mốt và ngày sau. Gieo sạ hạt giống Thiện Lành trên bao la ruộng phước cho đến hơi thở cuối cùng.

 

25/6/2024

Tâm Không Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2016(Xem: 16214)
Hằng triệu dân Miền Nam nói chung trong các tôn giáo, nói riêng Quân, Cán Chính VNCH, (KiTô Giáo, Tam Giáo), tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, đều thấy biết chốp bu (VIP) của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đều là Tướng, Tá các cấp trong Tam giáo, do Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch có lời hiệu triệu kêu gọi toàn quân binh chủng tham gia Cách Mạng nhưng, những Tướng, Tá các cấp Cần Lao KiTô Giáo ngồi im và có hành động chống lại. Tức thì liền bị bắn chết ngay. Như Đại Tá Quyền (Cần Lao – Bộ Tư Lệnh Hải Quân) bị bắn chết trên xa lộ, do không tham gia, chống lại HĐQNCM. Nói rõ hơn, Tướng, Tá gốc Cần Lao Thiên Chúa không ai lên tiếng xin tham gia, đánh điện ủng hộ. Đến khi nghe ĐT Quyền bị bắn chết, liền gọi điện thoại, đánh công điện về Bộ Chỉ Huy Cách Mạng xin tham gia, nói lời ủng hộ. Nhưng, tất cả đều giả vờ, không thật lòng, là ý tưởng chung của các ông Cần Lao, họ đã hội kiến với nhau, với các giới KiTô trong nhà thờ, ngoài xóm đạo, là cứ giả theo, để rồi sau đó
05/05/2016(Xem: 5180)
Festival Huế lần 9 đã chiêu đãi khách quý và bà con mình một bữa tiệc văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, âm nhạc, ẩm thực, gồm: Lễ hội chính 13 chương trình; Hoạt động hưởng ứng 28 chương trình; Âm nhạc 27 chương trình; Nghệ thuật truyền thống 9 chương trình; Múa 9 chương trình; Triển lãm, trưng bày, sắp đặt 19 chương trình; Nghệ thuật 14 chương trình. Để thực hiện một Festival hoành tráng, kỳ công, đa dạng, đậm chất Huế như vậy, ai cũng biết là không hề đơn giản. Nó thấm đẫm trí tuệ, mồ hôi, tâm huyết của chủ (Bộ máy nhà nước và bà con Thừa Thiên Huế) và khách (các đoàn quốc tế và du khách).
05/05/2016(Xem: 6561)
Cậu bé vô gia cư thường xuyên gạt tiền cơm của chủ quán, cho đến khi hành vi đó bị con trai bà chủ phát giác ra. Câu chuyện về cậu bé ngày nào, 20 năm sau đó khiến nhiều người xúc động.
29/04/2016(Xem: 4370)
Hai đứa tôi hợp lại thật là đẹp đôi, ai cũng bảo thế. Tôi hăm tám, nàng hăm hai. Tôi cao thước bảy tám, nàng thước sáu, nếu thêm giày dép phụ trợ nàng cũng chẳng thể qua được vành tai tôi. Tôi lưng thẳng, vai rộng, mặt chữ điền, mày rậm, mũi cao, nếu không như Từ Hải cũng là một đấng nam nhi không đến nỗi bị các bà, các cô nhăn mày hỉnh mũi khi phải đối mặt, đối mày. Nàng thanh tao, cân đối với đầy đủ kích thước của một hoa khôi phối hợp với một gương mặt trong sáng như một vầng trăng, vầng trăng có những nét chấm phá tuyệt vời của đôi mày thanh tú không tỉa gọt, đôi mắt to dài sáng long lanh dưới hàng mi cong đen tuyền, chiếc mũi thẳng, và đôi môi, ôi đôi môi xinh đẹp ngọt ngào luôn mọng đỏ như trái chín đầu mùa, y như mấy ông văn sĩ vẫn thường hay diễn tả các giai nhân.
24/04/2016(Xem: 5148)
Đâu là những rủi ro khi kết hôn giả để tìm đường ở lại Úc? Chính phủ có những biện pháp nào để ngăn chặn vấn nạn này? Làm gì khi kết hôn giả nhưng lại bị đối tác xâm phạm tình dục hay bạo hành?
22/04/2016(Xem: 11325)
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
18/04/2016(Xem: 6180)
Vị bác sĩ với đôi mắt thâm quầng lo lắng theo dõi tín hiệu sinh tồn của người đàn ông trên bàn mổ, đằng xa nữ y tá ngủ gục sau ca phẫu thuật ghép tim kéo dài 23 giờ. Gần 30 năm trôi qua, trái tim người thầy thuốc đã ngừng đập nhưng bệnh nhân được ông cứu sống vẫn còn sống. Không đơn thuần tái hiện nỗi vất vả của đội ngũ y tế, tác phẩm của nhiếp ảnh gia James Stansfield trên hết truyền tải mối liên kết đặc biệt giữa bác sĩ và người bệnh.
08/04/2016(Xem: 4354)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn (*), hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa. Ánh trăng vằng vặc buổi ấy còn soi tỏ đến nay những ý nguyện phần nào được khơi dậy trong chuyến đi xa đầu tiên mà Linh Sơn là bước đầu bỡ ngỡ. Đi là mở rộng thêm được nhiều cánh cửa. Chuyến trở lại Pháp và mấy nước láng giềng lần này mới thật là chuyến rong chơi. Không chương trình và cũng chẳng vướng bận một dự tính nào cần phải hoàn tất.
07/04/2016(Xem: 4613)
Tôi có một ông bác họ, Bác Hương Thạch, thành viên Hội Đồng Hương Chính thời kỳ sau Hiệp Định Geneve năm 1954, tức là một Ủy Viên của Ủy Ban Hành Chánh Xã, lúc đó khoảng gần 60 tuổi mà tôi thì còn con nít mới 9 tuổi. Ông bác này có một chiếc nhà nhỏ bằng gỗ ván thùng cây để nuôi chim bồ-câu. Chiếc nhà gỗ nhỏ đó khoảng 50 cm x 50 cm x 40 cm có hai cửa tròn để chim bồ câu ra vào. Bác sơn chiếc nhà màu xanh da trời rất đẹp rồi đặt lên trên một cây trụ khá cao, có lẽ khoảng 5 đến 6 mét. Bác nuôi một cặp chim bồ câu gồm một trống và một mái.
03/04/2016(Xem: 3706)
Một đại văn hào người Pháp đã viết câu “Con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Dòng sông Tịnh Độ của tôi không phải là “Dòng sông định mệnh“ của Quỳnh Dao, nên đã chan hòa đến lần thứ 11 tại chùa Linh Thứu rồi mà vị giải thoát vẫn ngời ngợi tỏa sáng. Vâng, khóa Huân Tu Tịnh Độ kỳ 11 từ ngày 14 đến 20 tháng 3 năm 2016 đã có khoảng 180 Phật Tử đa số từ phương xa và 20 Chư Tăng Ni đến tham dự. Đặc biệt vẫn là HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển đến khai mạc và giảng Pháp, để phần hướng dẫn khóa tu cho Thầy Hạnh Giới một chuyên gia hay nói đúng hơn là một Hành Giả chỉ dẫn chúng ta con đường ngắn nhất và nhanh nhất đến gặp Đức Phật A Di Đà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]