Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện Đời Ý Đạo: Không Sớm, Không Trễ, Vừa Kịp Lúc

29/06/202418:23(Xem: 2812)
Chuyện Đời Ý Đạo: Không Sớm, Không Trễ, Vừa Kịp Lúc

Chuyện Đời Ý Đạo

 

                               Không Sớm, Không Trễ, Vừa Kịp Lúc



         Nhân-Duyên-Quả vô cùng huyền ảo kỳ diệu. Như đã có ngắm đếm đong đo trước đó rồi nên không trật vào đâu được. Rất công bằng, nên đừng chối cãi, đừng phân bua biện hộ mất thời giờ vô ích.

        Đủ duyên, phước sẽ tới nơi, kịp lúc và đúng chỗ.

        Chín duyên, hoạ sẽ rụng rơi xuống, không sớm cũng không muộn.

 

        1- Nhớ lại, năm 1983, tôi và Út Bình khăn gói lên đường vào xã Bàu Cạn, huyện Long Thành (Đồng Nai) để lập nghiệp. Út năm đó mới tốt nghiệp cấp 3, thư sinh 18 tuổi non choẹt, mới rời ghế nhà trường nên chưa hề biết lao động nặng nhọc. Tôi thì mới 23 tuổi, thời may là đã kinh qua lao động từ năm 17 tuổi đi Thanh Niên Xung Phong ở vùng Kinh tế mới (KTM) Đất Sét, sau chuyển tiếp cùng bào huynh Vĩnh Hiếu đi xây dựng vùng KTM Nhiễu Giang (tỉnh Phú Khánh cũ), nên cũng có chút “tự tin” vào khả năng thích ứng với chướng duyên nghịch cảnh khổ nhọc gian nan.

ht thong tri
Tác giả (thứ 2 từ trái) cùng các bạn & Thầy Thông Trí (Tâm Châu) năm 1983 tại Lòng Thành
Nay Thầy Thông Trí là Hòa Thượng Trụ Trì Chùa Quảng Đức, Toulouse, miền Tây-Nam nước Pháp (xem hình)
tinh thuy-1
Tác giả và cháu gái

       
Hai anh em an trú dưới một mái nhà tranh vách đất nhỏ nhắn trên 2 sào đất nông nghiệp do bào huynh Vĩnh Hảo, bấy giờ đang là Đại đức Tâm Quang trụ trì chùa Long Quang (cũng vách đất mái tranh) lo toan chu cấp với sự trợ duyên của chư đạo hữu gần xa để cho hai em trai có nơi ngã lưng núp nắng tránh mưa để... khởi nghiệp. Tôi và Út đã làm hồ sơ đăng ký xin làm công nhân tại Nông trường Cao su Thái Hiệp Thành, một nông trường vừa mới được thành lập trên vùng đất Bàu Cạn vốn là vùng Kinh tế mới có rất đông dân Sài Gòn, Đồng Nai...

       
Trong thời gian chờ đợi được “duyệt” cho làm công nhân cao su, hồi xưa thời Pháp thuộc được gọi là “cu li đồn điền” (nghe thảm hại quá, gọi công nhân nghe sang hơn, hihihi…), hai anh em hằng ngày ra chùa làm công quả,  ở nhà thì làm cỏ cuốc đất, chăm sóc 2 sào đất nhà trồng khoai mì xen kẽ với điều (đào lộn hột); mỗi tối lội bộ ra đến chùa để yết kiến và thọ giáo chư Tăng, sinh hoạt làm quen với đạo tràng tụng kinh niệm Phật, kết tình đạo hữu với các cô dì chú bác anh chị em phật-tử, cùng đảm nhận phần văn nghệ Đạo ca cho Ban hộ niệm chùa Long Quang… thật là những ngày an vui, thanh thản.

      
Rồi, hai anh em được duyệt vào hàng ngũ công nhân Nông trường, nhưng phải qua thử thách 15 ngày lao động không công. Cũng đúng thôi, phải qua thử thách để biết có thật sự khát khao, thật sự mong muốn trở thành người lao động tiến đến vinh quang hay không, chứ lỡ xin vô được rồi mà làm biếng nhớt thây, chẳng làm nên tích sự gì thì chỉ hao gạo tốn lương của Nông trường coi sao đặng?! Nếu vượt qua được chặng thử thách đầu tiên đó để chính thức được thâu nhận làm công nhân, thì 15 ngày đó mới được tính công ăn lương hợp lệ.

       
Thử thách nửa tháng, ban đầu là đi “phóng nọc” để cao su con sau này được trồng theo lối theo hàng, nên còn thấy nhẹ nhàng, chỉ chịu khó đi bộ và dang nắng thôi. Được mấy ngày thì chuyển qua thử thách thứ dữ: phát hoang. Chà, cái vụ này thì tôi thấy hơi quen quen, quen cảnh tượng rừng rậm mênh mông trước mắt từ thời còn học lớp 9 đi lao động phát hoang ở KTM Sông Cầu (1976), cũng như ở KTM Đất Sét (năm 1977) rồi, còn Út Bình thì chắc là mới lần đầu.

        
Với chiếc rựa được cấp phát trên đôi bàn tay thư sinh non mềm, hai anh em từng ngày một đương đầu với khổ nhọc. Út Bình đã cắn răng chịu đựng với tinh thần dũng mãnh, nhưng lết đến ngày thứ 13 thì hai lòng bàn tay nứt tét tươm máu, đau nhức, rát buốt đến nỗi tối về nhà không ôm nổi cần đàn, không bấm được hợp âm nào trên cần phiếm thì sao ngày mai tiếp tục cầm được cây rựa?!

       
Giờ nghỉ trưa ngày thứ 14 để ăn cơm, nghe thông báo của Tổ trưởng là ngày mai sẽ phát hoang một khu rừng… Tre, ai nghe cũng ngán ngẫm, huống chi là Út Bình. Nhìn hai lòng bàn tay đang te tua bầm dập của em mình, tôi không khỏi xót xa và ngậm ngùi. Ngay bữa com trưa đó, tôi quyết định nói với em trai: “Thôi, mai Bình nghỉ việc đi, ở nhà lo chăm sóc trồng trọt quanh quẩn trên 2 sào đất nhà là được rồi, để mình Hữu vô làm công nhân cao su thôi!”. Bàn bạc một hồi, hai anh em đành phải quyết định như vậy thôi, chứ Út không thể tiến thêm bước thử thách nào nữa.

       
Tối hôm đó, bỗng dưng có một người tìm đến túp lều tranh của hai anh em. Anh ta tên Công, là Đội trưởng của Đội 2 - Đội Vườn Ươm, trực thuộc Nông trường Cao su Thái Hiệp Thành. Anh Công cũng là Trưởng Ban Văn Nghệ của Nông trường, chuyên viên đi “săn” tài năng văn nghệ văn gừng khắp các Đội sản xuất. Anh nghe tiếng lành đồn xa về hai anh em Hữu –Bình, một cặp huỵnh đệ song tấu guitar hợp jue ăn ý, nên lặn lội đường xa tìm tận nhà để… thưởng thức âm nhạc. Lúc đó, tuy đôi bàn tay vẫn đang tan nát co duỗi rất khó khăn, nhưng Út Bình đã rất cố gắng và xuất thần với cây đàn thùng song tấu cùng anh trai. Anh Công ngồi thưởng thức âm nhạc hoà tấu hơn cả tiếng đồng hồ, rồi quyết định bất ngờ: “Bắt đầu từ ngày mai, anh sẽ báo lên cấp trên xin cho Hữu –Bình về làm việc ở Vườn Ươm do anh phụ trách, công việc ở đó nhẹ nhàng hơn, không vào rừng phát hoang nữa, chỉ bắt ống tưới cây con thôi. Việc anh cần là có hai em vào đội Văn nghệ, thời gian tập dợt và biểu diễn văn nghệ đều được tính công ngang với công lao động sản xuất!”

       
Anh Công xuất hiện, thiện duyên đến, phước duyên về, không sớm cũng không trễ, vừa kịp vào tối ngày thứ 14, để sáng ngày thứ 15, ngày thử thách cuối cùng, Út Bình chính thức trở thành công nhân hợp lệ của Nông trường Cao su, vừa là công nhân cao su, vừa là nhạc công mới thoả nguyện thoả chí làm sao!

       
Được làm ở Vườn Ươm thật nhẹ nhàng, thong thả, lại thêm một phước duyên nữa là anh Nam (dung diện rất “ngầu” mà anh em tôi gọi nho nhỏ cho nhau nghe là “Sư Tổ Bồ Đề”) Tổ trưởng Vườn Ươm là phật-tử chùa Long Quang thời còn HT. Kiến Tánh khai lập, nên anh đã dành nhiều ưu ái cho anh em Hữu-Bình. Hằng ngày hai anh em nối ống tưới phun tự động, chiều tối về thì tập dợt các tiết mục ca nhạc, được biểu diễn trên sân khấu vào các ngày lễ lớn của Nông trường… trong suốt thời gian dài gần 2 năm, đến khi Út Bình từ giã đất Bàu Cạn trở về thành phố quê hương Nha Trang để tìm lối đi khác sáng sủa hơn.

       
Đến bây giờ, hai anh em tôi vẫn còn nhớ nghĩ và tri ân đến anh Công như một ân nhân, một quý nhân xuất hiện giữa dòng đời bi ai ám chướng.


       
2- Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá. Dĩ nhiên là tôi rất vui mừng, cảm ơn em trai đã quan tâm, đã nhìn ra nhược điểm của tôi khi tác nghiệp. Tôi về nhà từ đường, mở tủ, xách laptop về với tinh thần phấn chấn, hí hửng tập làm quen với chiếc máy tính xách tay di động ngay. Chưa được một buổi, đã nghe con gái tôi báo cho hay tin vui: “Con được tuyển vào làm việc ở một công ty trên mạng rồi!”, đó là một công ty chuyên về công nghệ thông tin có tầm cỡ quốc tế, một ánh sáng vừa ùa vào góc tối của căn nhà, thật đúng là vậy! Ánh sáng đó còn bùng lên sáng hơn, khi cả nhà được biết đứa con trai của tôi cũng được tuyển chọn vào làm với chị, trúng chuyên môn của nó. Vậy là cả hai chị em tìm được việc làm cùng lúc, cùng chỗ, thoát cảnh thất nghiệp nằm dài thở vắn than dài, tù túng ngột ngạt hơn sáu tháng dài vì đại dịch COVID-19 đang lây lan hung hiểm đe doạ khắp nơi. Điều làm cho vợ chồng tôi phải kinh ngạc, không biết phải lý giải làm sao, là đứa con trai đã có sẵn máy tính bàn CPU của nó lâu nay rồi, còn đứa con gái thì… đâu có máy gì để gõ, để làm. Vậy là, chiếc laptop mà tôi được tặng mới mang về nhà đã chuyển quyền sử dụng ngay cho con gái. Như có sắp đặt và đưa đẩy, vừa khít, sát rạt, không sớm cũng không trễ hơn.
        Nam mô Phật!

       

tinh thuy (3)tinh thuy (1)

tinh thuy (2)
Tịnh Thuỷ (giữa) con gái của tác giả



Xin ngắt ngang thời gian tiếp diễn sau đó để tránh kể lễ rườm rà, chỉ xin nhấn mạnh: từ chiếc laptop của chú Út từ phướng xa tặng Papa, rồi Papa cho lại mình, con gái tôi đã khởi nghiệp thành công, chỉ 2 năm sau đã trở thành "Sếp" một công ty con đa năng (nhà hàng, cho thuê phòng hội họp-phòng làm việc...) và phối hợp tác nghiệp bở hơi tai 16h/ngày với 3 "công ty chung nhà" khác, cùng một bistro (nhà hàng kết hợp nhiều mô hình gồm bar, nhà hàng và cà phê) trong thành phố Nha Trang.

        
Chỉ một năm sau khi khởi nghiệp, con gái tôi đã tự sắm được chiếc laptop đời mới, hoàn trả lại chiếc laptop của chú Út để Papa tuỳ duyên sử dụng, nhưng đã khắc cốt ghi tâm tri ân chú Út đã luôn là người thân thiết nhớ nghĩ và hỗ trợ gia đình nhỏ của Papa Hữu thật chân tình và kịp thời đúng lúc!

      
Nam mô Phật!

      
Nhân-Duyên-Quả là Chân lý, là vậy đó. Hãy chấp nhận, hãy bằng lòng, cho dù đó là tai ương đen đúa buồn tủi hay phước báo sáng sủa tươi vui, để quay về quán xét tâm mình mà tiếp tục cuộc hành trình gieo sạ trong ngày mai, ngày mốt và ngày sau. Gieo sạ hạt giống Thiện Lành trên bao la ruộng phước cho đến hơi thở cuối cùng.

 

25/6/2024

Tâm Không Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2016(Xem: 4640)
Sáng hôm nay trong thinh lặng của một sáng chủ nhật mùa đông, tôi muốn dành tâm trí thảnh thơi để viết vài hàng trả nợ cho cô bạn tí hon ngày xưa. Nợ vì tôi cứ hẹn sẽ viết cho nàng. Gọi là bạn nhưng chưa bao giờ nói chuyện, gọi là bạn vì học cùng trường. Tí hon vì nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, tôi có một tật rất xấu, tôi xem ai nhỏ tuổi hơn tôi là con nít. Vì sao chỉ hơn vài tuổi mà khi nào tôi cũng có cảm tưởng như mình đứng rất cao để nhìn xuống những người tí hon này!
11/08/2016(Xem: 4251)
Nó không biết chính xác năm nay mình bao nhiêu tuổi, chỉ nghe sư thầy nói nó ở chùa đã 12 năm với cái tên Quảng Chân Tâm. Tất cả những đứa trẻ ở chùa ngoài tên đời do cha mẹ đặt, sư thầy đều cho pháp danh với chữ Quảng đứng đầu.
03/08/2016(Xem: 37141)
Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011] qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết : anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?
25/07/2016(Xem: 5312)
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết: - Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
06/07/2016(Xem: 8702)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
13/06/2016(Xem: 4406)
Hoa Lan nhất định không đầu hàng ngẩng mặt than thở: “Đời là bể khổ, tình là giây oan“ như cụ Tố Như đâu. Hoa Lan phải tâm tâm niệm niệm cột vào tâm câu Nhất thiết duy tâm tạo, khổ hay vui đều do cái đầu và bàn tay năm ngón của ta điều binh khiển tướng. Hoa Lan sẽ kể về nỗi khổ, niềm đau của thế gian trong trường thiên Tỵ Nạn Tình Duyên, một vấn nạn trong cuộc sống lứa đôi, trong vòng ái ân, sinh tử. Nỗi khổ chúng sanh chỉ cần khoanh vùng trong hai chữ tỵ nạn cũng đủ làm ta khiếp vía. Nào tỵ nạn cộng sản, con rơi của tỵ nạn chính trị, cháu rớt của tỵ nạn kinh tế, những đề tài ấy nhắc đến đã đủ ù tai hoa mắt và cũng chẳng phải là sở trường của mình, Hoa Lan sẽ kể về đề tài tỵ nạn tình duyên, nơi đã đi, đã đến và đã về.
01/06/2016(Xem: 13579)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
31/05/2016(Xem: 20992)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
27/05/2016(Xem: 6596)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
16/05/2016(Xem: 12061)
Phim Phật Giáo: Quan Âm Bán Cá
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]