Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26_Thầy Tuệ Sỹ: Như Một Vầng Trăng Sáng

28/10/202311:49(Xem: 8356)
26_Thầy Tuệ Sỹ: Như Một Vầng Trăng Sáng

thay-tue-sy-9-2023-2-


Thầy Tuệ Sỹ: Như Một Vầng Trăng Sáng

Bài viết của Cư Sĩ Nguyên Giác
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc




Mỗi khi suy nghĩ về Thầy Tuệ Sỹ, tôi luôn luôn tự thấy rằng mình không tìm đủ lời để ca ngợi, để nói minh bạch những suy nghĩ của mình về Thầy, một trong những cột trụ của Đại Học Vạn Hạnh, nơi đã xây dựng một Tàng Kinh Các cho nền Phật học quê nhà từ hơn nửa thế kỷ trước. Tôi từng suy nghĩ về sự may mắn của dân tộc, và của bản thân mình, rằng nếu không có Đại học này, nếu không có những tác phẩm nơi này, và nếu không có các bậc thầy nơi đây, cõi thế gian (của tôi, và của rất nhiều bạn khác) sẽ tội nghiệp biết là bao nhiêu.



Tôi học bên Đại học Văn Khoa, không phải sinh viên Đại Học Vạn Hạnh, nhưng đã luôn luôn tìm đọc và trân quý các tác phẩm của Thầy Minh Châu, Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Thầy Tuệ Sỹ, Ni sư Trí Hải, và nhiều vị nữa. Tôi đã say mê đọc các dòng thơ siêu xuất của Bùi Giáng, của Phạm Công Thiện, của Hoài Khanh… và thỉnh thoảng bước vào lang thang nơi các hành lang Đại Học Vạn Hạnh chỉ để cảm nhận bầu không khí học Phật nơi đây, và rồi lên xem Thư Viện Vạn Hạnh ở trên một tầng lầu rất cao, và rồi ra quán cà phê nơi đường Trưởng Minh Giảng, ngồi một chút rồi phóng xe đạp về. Dĩ nhiên, những gì tôi thấy, tôi nghe, tôi cảm nhận như thế chẳng thơ mộng chút nào, so với các trang giấy tôi đọc, so với những gì tôi đọc từ bản dịch Thiền Luận của Thầy Tuệ Sỹ.

Rồi có lúc, trong khi đọc một truyện Bản Sanh, tôi đã tin rằng thế hệ những người xây dựng Đại học Vạn Hạnh hẳn phải là những vị đã từng có cơ duyên tụ hội nơi một góc rừng, ngồi quanh Đức Phật Thích Ca và được Thế Tôn dặn lời huyền ký là hơn hai ngàn năm sau hãy tới bên bờ Biển Đông để dắt dìu bọn học trò như tôi. Đối với tôi, chữ của Đại Học Vạn Hạnh có sức mạnh như thế, và trong đó cũng là những công trình của Thầy Tuệ Sỹ.

Cho tới bây giờ, tuy đã vào tuổi xưa nay hiếm, tôi vẫn chưa trực tiếp gặp Thầy Tuệ Sỹ, chưa có cơ duyên nghe trực tiếp từ Thầy. Những cơ duyên tôi nhìn thấy và nghe giọng Thầy chỉ là qua Zoom, và trước đó thật lâu còn là qua PalTalk. Tôi đã từng được đọc và nghe kể từ những người có cơ duyên thân cận xa xưa với Thầy Tuệ Sỹ, như Ni Trưởng Tuệ Hạnh (đang ở Úc châu, người gom các bài thơ của Thầy và cầm ra hải ngoại khi Thầy bị giam), như nhà báo Tâm Huy Huỳnh Kim Quang (cựu tăng sĩ, học trò của Thầy Tuệ Sỹ khi ở Quảng Hương Già Lam, và trở thành bạn thân với tôi, thường xuyên gặp nhau), như nhà thơ Nhã Ca (học trò của Thầy Trí Thủ và thân cận với quý Thầy Già Lam), và nhiều vị nữa.

Nhưng đó là những giai thoại, phần nhiều có thể tìm đọc qua Internet, một số chuyện tôi nghe kể riêng thì chỉ để bụng theo dõi, như khi Thầy Tuệ Sỹ sang Nhật Bản chữa trị ung thư. Bản thân tôi trong cương vị nhà báo, gần 3 thập niên ngồi dịch tin cho Việt Báo, đã có cơ duyên quan sát thời sự quê nhà, tình hình Phật Giáo và những thông tin về Thầy Tuệ Sỹ qua những dòng tin từ các phóng viên quốc tế. Cũng có lúc tôi thắc mắc vì sao khi Thầy Nhất Hạnh tới Chùa Già Lam tìm thăm, Thầy Tuệ Sỹ lại nhập thất, không tiếp, nhưng tôi không bao giờ đưa mọi chuyện thành vấn đề. Tôi luôn luôn tự xem mình như một đứa nhỏ, một cậu nhóc học Phật chưa bao giờ trưởng thành, và nhìn mọi chuyện trong sân nhà chùa như chuyện trong sân nhà chùa, nơi các nhà sư trong mắt tôi đã trở thành những Bồ Đề Đạt Ma và những Huệ Khả. Nơi đó, trong mắt tôi, Thầy Tuệ Sỹ là một pho tượng gỗ, trong cơ duyên nào đó đã hóa thân thành người, để biết đi, biết ngồi, biết nói, biết cười, biết dịch Kinh luận, và biết làm thơ. Và rồi, khi có ai muốn níu kéo Thầy Tuệ Sỹ về lại những tranh cãi thế gian, Thầy liền treo bảng nhập thất và hóa thân lần nữa để làm tượng gỗ.



Có một thời gian, khi nghiên cứu về Early Buddhism (Phật giáo sơ kỳ, Phật giáo sơ thời), tôi khám phá ra Tạng Kinh A Hàm do Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Thích Đức Thắng dịch, lưu giữ ở mạng Sutta Central. Tôi tìm ra hai nhóm Kinh Nhật Tụng của chư Tăng ni trong thời Đức Phật còn sinh tiền là hai phẩm cuối của Kinh Tập (Phẩm Tám, và Phẩm Con Đường Qua Bờ Kia). Tôi tìm tất cả các bản tiếng Anh có thể có, để đối chiếu và để dịch sang tiếng Việt cho ở mức mà tôi tin gần với ý Đức Phật nhất. Trong khi dịch như thế, phần tham khảo các Kinh khác trong Tạng Pali (do Thầy Minh Châu dịch) và Tạng A Hàm rất cần thiết để hiểu ngôn phong của Đức Phật trong những năm đầu khi mới hoằng pháp. Không gì so sánh được với cảm nhận hạnh phúc khi dò tìm những lời xưa nhất của Đức Phật; thí dụ, hình ảnh Kinh Kim Cang và Kinh Pháp Bảo Đàn trong Tạng A Hàm và Tạng Pali (Nikaya) vừa dẫn; thí dụ, cách nói là “bình an,” thay vì nói là “Niết bàn” như thói quen của người học Phật nhiều thế kỷ sau; thí dụ, cách nói “hiểu biết về danh sắc” thay vì nói là “tứ niệm xứ”; thí dụ, tìm hiểu dị biệt giữa Theravada và Early Buddhism, và nhiều vấn đề khác… Dĩ nhiên, tôi dựa phần lớn cũng vào những cuộc nghiên cứu khác của các nhà sư viết tiếng Anh, vì tự thân mình không hiểu tiếng Pali và Sanskrit. Trên con đường học Phật như thế, tôi đã thấy một số mũi tên nơi các dấu mốc do Thầy Tuệ Sỹ (và nhiều Thầy khác, trong đó có Thầy Minh Châu, Thầy Nhất Hạnh, Thầy Thích Đức Thắng…) cắm dọc theo lối đi xuyên qua cánh rừng vô minh.

Tôi luôn luôn nhớ rằng Thầy Tuệ Sỹ đã hiển lộ những nét phi thường từ khi còn niên thiếu. Một lần, khi đọc Kinh Pháp Cú, tôi sững sờ khi đọc bài Kệ 382. Bản dịch của Thầy Minh Châu như sau:

382. "Tỷ kheo tuy tuổi nhỏ

Siêng tu giáo pháp Phật,

Soi sáng thế gian này,

Như trăng thoát khỏi mây."

Có phải Đức Phật đã huyền ký như thế về Thầy Tuệ Sỹ? Hay chỉ là trùng hợp? Thầy Tuệ Sỹ là một vầng trăng sáng. Đúng như thế. Vầng trăng sáng còn là hình ảnh khuôn mặt của Thế Tôn. Tôi nhớ rằng, trong Kinh Bản Sanh số 1, bản tiếng Anh là “Apannaka Jataka: Crossing the Wilderness” (Jat 1) khi Đức Phật chuẩn bị kể truyện cho ngài Cấp Cô Độc và 500 tăng chúng nghe, “Khuôn mặt Đức Phật hiện ra như một vầng trăng tròn và thân Ngài được vây quanh bởi hào quang sáng ngời…” (The Buddha's face appeared like a full moon, and his body was surrounded by a radiant aura…). Xin nhắc rằng, khi viết lý luận, tôi không bao giờ muốn nhắc tới những chuyện thần kỳ. Nhưng nhìn cho kỹ, có gì trên đời này mà không thần kỳ? Thỉnh thoảng, có những lúc, bạn cũng sẽ thấy tất cả thế gian này đều hiện ra như một cõi Phật bất khả tư nghì…

Đối với những người hữu duyên, Thầy Tuệ Sỹ đã hiện ra như một vầng trăng sáng, lặng lẽ soi đường cho những người đi ban đêm. Vầng trăng sáng cũng là một hạnh sống ẩn dật, bất kể là nơi núi cao hay rừng sâu, đưa ánh sáng cho người cần tìm lối đi. Đọc lại Kinh Pháp Cú, tôi cũng thấy bài Kệ 173, Thầy Minh Châu dịch như sau:



173. "Ai dùng các hạnh lành,

Làm xóa mờ nghiệp ác,

Chói sáng rực đời này,

Như trăng thoát mây che."

Một điểm cũng rất tương ưng với đời sống của Thầy Tuệ Sỹ, nói theo ẩn dụ trong Kinh Phật là: Thầy đã sống y hệt như mặt trăng, như bàn tay giữa hư không, và không bị dính mắc hay trói buộc nào. Kinh Nguyệt Dụ SN 16.3, ghi lời Đức Phật, trích bản dịch của Thầy Minh Châu:

“... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, hãy giống như mặt trăng khi đi đến các gia đình, thân phải dè dặt, tâm phải dè dặt, luôn luôn là người mới giữa các gia đình, không có đường đột xông xáo.... Rồi Thế Tôn vẫy bàn tay giữa hư không: —Ví như, này các Tỷ-kheo, bàn tay này giữa hư không, không bị dính vào, không bị nắm lấy, không bị trói buộc. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, là vị Tỷ-kheo đi đến các gia đình, tâm không bị dính vào, không bị nắm lấy, không bị trói buộc, nghĩ rằng: ‘Những ai muốn được lợi, hãy được lợi! Những ai muốn công đức, hãy làm các công đức…’”

Đối chiếu suốt cuộc đời của Thầy Tuệ Sỹ tới giờ, cũng có thể nghĩ rằng hình ảnh của Thầy tương ưng với thơ Thiền Việt Nam: nơi đây, không gọi là Có, cũng không gọi là Không. Nơi đây, Thầy Tuệ Sỹ là hiện thân hệt như ánh trăng hiện ra dưới mặt hồ, rất mong manh, rất sương khói, đưa ra ánh sáng cho đời, nhưng không gì lưu giữ được, và cũng không dính mắc vào đâu.

Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 – 1116) từng có bài thơ như sau:

Tạc hữu trần sa hữu,

Vi không nhất thiết không.

Hữu, không như thuỷ nguyệt,

Vật trước hữu không không.

(Dịch nghĩa: Nói có, thì nhỏ như hạt bụi cũng có. Nói không, thì trọn thế gian đều là không. Có với Không chỉ là như mặt trăng hiện dưới nước. Đừng dính mắc vào Có với Không làm chi.)

Thiền sư Huyền Quang (1254-1334) đã dịch như sau:

Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Kìa xem bóng nguyệt lòng sông

Ai hay không có, có không là gì?

Sự thật như thế. Với tôi, Thầy Tuệ Sỹ đã hiện ra như một vầng trăng sáng trong bóng đêm lịch sử, lặng lẽ, không dính mắc, không bận tâm vào bất cứ những gì, dù là có với không. Với tôi, Thầy không phải là có, vì bốn đại vốn không, năm uẩn không thực, thì lấy gì gọi là có. Với tôi, Thầy không phải là không, vì đã có một vầng trăng sáng như thế, lơ lửng trên bầu trời đêm, lấp lánh nơi mặt nước hồ, rọi sáng những gì cần được biết tới.



Nơi đây, xin ngợi ca Thầy bằng mấy dòng thơ:

Một thời đầy những nghi vấn

tôi tìm về lời Đức Phật,

Thầy Tuệ Sỹ như trăng sáng

hiển lộ lời rất ẩn mật.

(Trích từ Kỷ yếu Tri ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hội Đồng Hoằng Pháp ấn hành, 2023 – hoangphap.org)



Câu đối kính dâng Thầy Tuệ Sỹ:

Hiện trăng đáy nước, ngồi giữa sắc không, dịch Tam Tạng.

Mưa pháp lưng trời, bước qua thực huyễn, luận Nhất Thừa.


--- Nguyên Giác, 2023




🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐




Những Bài Viết Về Ôn Tuệ Sỹ:


Đi Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

Hai Vị Thiền Sư: Tuệ Sỹ và Lê mạnh Thát (Phạm Công Thiện)

Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng (Nguyên Siêu, trọn bộ 3 tập)
"Tuệ Sỹ Đạo Sư" và Các Phương Trời Viễn Mộng (Cư Sĩ Nguyên Giác)

Ôn Tuệ Sỹ, Bậc Thạch Trụ Thiền Gia (Thích Nguyên Tạng)

Tuệ Sỹ Thiền Sư (Thơ của Thích Chúc Hiền)
Uy vũ bất năng khuất (thơ của Tuệ Kiên)
Đọc Thơ Tù Của Thầy Tuệ Sỹ (Nguyễn Minh Cần)

Giấc Mơ Trường Sơn của Tuệ Sỹ - Món Quà Văn Học Đặc Sắc ...(Bạch Xuân Phẻ)

Những Phương Trời Viễn Mộng - Khung Trời Tuệ Sỹ (Nguyên Đạo Văn Công Tuấn)
Thị Ngan Am (Thơ của Quảng Diệu, Nhạc của T Viên Giác Phi Long)

Thầy Tuệ Sỹ: Như Một Vầng Trăng Sáng (Cư Sĩ Nguyên Giác)

Giáo dục vẫn là niềm tin sau cùng còn sót lại (Thích Tâm Nhãn)
Nhân duyên tôi biết thầy Tuệ Sỹ (HT Thích Thái Hòa)
Chén Trà Lão Triệu Châu (BS Đỗ Hồng Ngọc)

Sau Giấc Mơ Trường Sơn (Cư Sĩ Trần Kiêm Đoàn)

Thích Tuệ Sỹ, khuôn mặt tiêu biểu của văn hóa Việt Nam (Trần Hữu Thục)

 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2019(Xem: 5476)
Cụ Rùa 100 tuổi ăn chay và nghe kinh Phật trong chùa ở miền Tây, Việt Nam Chùa Phước Kiển tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp nổi tiếng với chuyện ly kỳ về các cụ rùa hơn 100 tuổi thích ngủ mùng, ăn chay và nghe kinh Phật. Phước Kiển Tự (chùa Phước Kiển, hay còn gọi là chùa Lá Sen) tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp có lối kiến trúc đơn giản. Chùa khá nhỏ bé nhưng có lịch sử lâu đời.
08/06/2019(Xem: 5622)
HC Andersen Truyện Kể - Tâm Trí Lê Hữu Khải
25/05/2019(Xem: 9898)
Nhân ngày giỗ Tổ năm nay, tôi được Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì Tùng lâm Hương Tích cho biết rằng, mùa an cư năm nay, Kỷ hợi, 2019, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã quyết định giảng bộ sách TRUY MÔN CẢNH HUẤNtại các trường Hạ trên toàn thành phố. Với túc duyên này, chư Tăng Tùng lâm Hương tích và Phật tử Đạo tràng Chân Tịnh chùa Hương đã biên tập và ấn tống tái bản lần thứ hai sách Truy Môn Cảnh Huấn để cúng dàng Chư tôn đức Tăng Ni trong 18 Hạ trường của Phật giáo Thủ đô.
20/05/2019(Xem: 4303)
Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giải và ấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông. Truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được kể qua văn học truyền khẩu nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện truyện thơ cùng tên. Thường được gọi tắt là truyện Thạch Sanh. Do vì xuất sinh từ văn học truyền khẩu, nên có nhiều phiên bản khác nhau.
15/05/2019(Xem: 4460)
Những tiếng gọi chậm rãi, ân cần, chợt vọng lên từ đáy lòng sâu thẳm khi thời công phu khuya vừa dứt. Những tiếng gọi hòa quyện vào nhau, nhịp nhàng đồng điệu như một bản hòa tấu. Tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi, của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, của những vị ân sư đã đến rồi đi, đang còn rồi sẽ mất, của những ngôi chùa làng quê, của giòng sông, của vách núi …. Tất cả, như những âm thanh vọng từ cõi tâm hương nào, tuy nghìn trùng mà như gang tấc, tưởng chiêm bao mà như hiện thực đâu đây … Những âm thanh đó đã khiến thời công phu khuya dường như bất tận, để khi ánh dương lên, tôi biết, tôi sẽ phải làm gì. Đứng lên.
03/05/2019(Xem: 5266)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
01/05/2019(Xem: 3970)
Hôm nay là ngày 30.04.2019, ai trong chúng ta không nhớ đến ngày 30.04.75 cái ngày đen tối nhất trong lịch sử đất nước, ngày mà mọi người hoảng loạn vì tỵ nạn cộng sản, ai cũng tìm đường ra đi bằng mọi cách nhất là những người đã sống với cộng sản sau ngày Cộng sản tràn về Hà Nội, tuyên bố Độc Lập, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, cái mỹ từ đó nghe quá đẹp đẽ nhưng đằng sau đó lại là những áp bức bất công đầy dẫy, để san bằng giai cấp cộng sản đã không từ cái gì cả, mọi người tố cáo nhau để dành quyền lợi, cả xã hội đảo lộn vì họ chỉ tin vào lý thuyết duy vật, vô thần và trong đầu mọi người Đáng Cộng sản chỉ nhồi sọ một thứ ảo tưởng xa vời là tiến lên một xã hội công bằng, đẹp đẽ, mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, không ai được phép giàu hơn ai cả nên họ tẩy não mọi người nhất là tầng lớp tiểu tư sản mà họ cho là luôn ăn trên ngồi trước mọi người, cũng vì vậy mà có cuộc di tản 1954 từ Bắc vào Nam của những người dân Miền Bắc.
15/04/2019(Xem: 4373)
Gần đây khi tiếp xúc với một số bạn đồng cảnh ngộ , bạn tôi thường cười đùa với nhau và đôi khi ôm chầm lấy tôi và nói thì thầm vào tai tôi " đời người chính là sự cô đơn, khi mình càng hiểu ra được điều này sớm bao nhiêu thì càng dễ tìm được hạnh phúc bấy nhiêu." . Một đôi khi cô bạn còn cười khúc khích đánh mạnh vào vai tôi rồi nói " hơn thế nữa, bạn thân tôi ơi , bạn có biết không cô đơn thực ra là một trạng thái cuộc sống cao cấp hơn thôi, bởi nó dạy bạn cách quan tâm, chăm sóc hơn đến nội tâm của mình một cách chu đáo và cẩn thận hơn "
14/04/2019(Xem: 6280)
Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018 Xuất bản năm 2018 - Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm nầy trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệu với quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề của một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiên vẫn có một số vị vẫn muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết nầy. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương nầy do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam biên soạn thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn, nhưng có nhiều vị xem dùm tôi trước khi in ấn đều mong rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm nầy hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do để tôi viết những dòng chữ nầy.
14/04/2019(Xem: 8172)
Một chàng vượt biển đi xa Thuyền qua ngọn sóng bất ngờ đánh rơi Chén bằng bạc quý sáng ngời Chén rơi xuống biển và rồi chìm sâu Chàng bèn làm dấu thật mau Hông thuyền ghi lại để sau dễ tìm Rồi chàng tiếp tục chèo thuyền Trong tâm tự nghĩ: “Nào quên dễ gì
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]