Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sinh hoạt cho tương lai: Trại Thanh Thiếu Niên 2023 tại Berlin

09/06/202317:27(Xem: 3879)
Sinh hoạt cho tương lai: Trại Thanh Thiếu Niên 2023 tại Berlin


trai berlin (1)

Sinh hoạt cho tương lai

   Trại Thanh Thiếu Niên 2023 tại Berlin.


Hằng năm cứ vào độ đầu xuân, hoa Mai vàng rồi hoa Đỗ Quyên của Đức nở rộ, Thầy Hạnh Tấn, một vị Tu sĩ Phật giáo, người có khả năng tiếp cận và truyền đạt được những giáo lý màu nhiệm của Đức Phật đến các em thanh thiếu niên sống tại nước ngoài. Dĩ nhiên là có sự tiếp sức của Thầy Hạnh Giới, cũng cùng chung một chí nguyện, cùng khả năng về ngoại ngữ, ít nhất là hai thứ tiếng Anh và Đức mới tổ chức được một Trại Thanh Thiếu Niên toàn nước Đức, có khi lên đến trên bốn trăm em tham dự. 

 

Tiêu chí của các Thầy là: "Đào luyện thanh thiếu đồng niên thành Phật tử chân chính. Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo". 

 

Với hoài bão lớn lao ấy, các Thầy không quản ngại những khó khăn trước mắt như thiên la địa võng vây quanh, can đảm tổ chức một khóa học 4 ngày vừa tu vừa chơi cho các em, dưới hình thức một Trại Thanh Thiếu Niên 2023 tại vùng Grunewald ở Berlin, từ ngày 26 đến 29 tháng 5 năm 2023.

 

Một Logo mới được hình thành với song ngữ Đức Việt và hình ảnh các "Trại lều lý tưởng" phát họa thật đơn giản nhưng sống động, các hàng chữ vây quanh: "Trại Hè Sinh Hoạt Phật Giáo" và "Buddhistisches Sommercamp". Dĩ nhiên Logo này được in trên các áo thun sẽ phát cho những ai ghi tên tham dự trại. 



trai berlin (3)trai berlin (2)trai berlin (1)

trai berlin (2)



 


Chủ đề của Trại Hè năm nay chỉ vỏn vẹn có 4 chữ "Đi tìm bản thân" (Finde dich selbst), thế mà các em cứ đi tìm mãi tìm hoài chẳng thấy đâu, cuối cùng phải nhờ các Thầy Cô dẫn giải tìm hộ trong các buổi hội thảo đầy sôi động. Ngoài hai Thầy Hạnh Tấn và Hạnh Giới cột trụ, còn có Thầy Nguyên Minh đến từ Mỹ để hướng dẫn Tai Chi và Sư Cô Chân Đàn cùng Ni Cô Tuệ Duyên trợ giúp cho khóa học. 

 

 

. Một đề tài khác không kém phần quan trọng được các Thầy Cô đem ra thảo luận và tìm lối giải quyết, đó là "Thanh Thiếu Niên và sự nghiện ngập". Ôi, một đề tài nhức nhối! Các em không những nghiện ma túy, nghiện rượu mà còn nghiện cả game nữa! Các bậc phụ huynh rất khổ tâm khi có con em vướng vào vòng bão xoáy này. 

 

. Sang đến đề tài "Giá trị bản thân", các Thầy Cô đã khéo léo chỉ dẫn cho các em tìm ra được viên ngọc quý nhét trong túi áo đã bỏ quên từ bao lâu.

 

. Cuối cùng là trao đổi về văn hóa Đức, văn hóa Việt và văn hóa Phật giáo. Xem có sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa đó.

 

 

Nơi sinh hoạt là một địa điểm đẹp và đắt giá của thủ đô Berlin, vùng đất Grunewald có rất nhiều hồ và cây xanh bao bọc chung quanh. Các trại sinh mang theo túi ngủ và dựng lều ngay trong khuôn viên của khu vực trại, bên cạnh là các cơ sở dụng cụ thể thao đủ mọi bộ môn.

 

Về vấn đề ăn uống cho các trại sinh, năm nay được 140 em tham dự, đã được một ban ẩm thực hùng hậu chăm sóc. Ngoài ba bữa ăn chính, các cô chú thiện nguyện còn tăng cường thêm các nồi chè tình nghĩa ngọt như đường cát, mát như đường phèn. 

 

Đêm cuối cùng các em có tổ chức đốt lửa trại và trình diễn văn nghệ cuối khóa. Các em đã nghĩ ra các tiết mục thật đặc sắc, chẳng hạn dàn dựng một kịch bản về câu truyện La Hầu La bưng chậu nước rửa chân cho Đức Phật. Sáng giá nhất vẫn là câu đối thoại sau cùng, khi Đức Phật hỏi chú Tiểu La Hầu La:

-  Chậu nước dơ này đây, có dùng được nữa không? 

-  Dạ, bạch Đức Thế Tôn! Chỉ đổ đi không dùng được nữa ạ!

Lúc bấy giờ Đức Phật mới giáo huấn chú Tiểu La Hầu La:

-  Cũng giống như tâm vẩn đục hay nói dối và chọc ghẹo mọi người của con, tương tợ như chậu nước dơ này. 

 

Một ngạc nhiên nữa là các em đã kết hợp các câu thần chú bằng tiếng Phạn lại thành một bài hát lên trình diễn thật hùng hồn và sống động. Đấy! Tương lai của Phật giáo là các em đó! 

 

Bốn ngày vui rồi cũng qua mau, mọi người thu xếp lều túi trở về nguyên quán, các anh chị Huynh Trưởng, có người ở tận sáu bảy trăm cây số lặn lội đi dự Trại Hè, rồi về gấp để còn lo Đại Lễ Phật Đản - PL 2567 của Tổ Đình Viên Giác. Mỗi cá nhân đều đóng góp mỗi người một tay để Phật pháp được trường tồn và tương lai được tiếp nối mãi mãi cho đời sau.

 

 

Hoa Lan - Thiện Giới. 

Tháng 5 năm 2023.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2018(Xem: 9663)
Ngày xưa có chú nai hiền Nhởn nhơ vui sống giữa miền hoang sơ Trong khu rừng rậm ven bờ Sông Hằng cuồn cuộn sóng mờ nhân gian. Dáng nai đẹp đẽ dịu dàng Sừng trong nước ngọc, thân vàng ánh châu Nhưng mắt nai lắng u sầu Thương cho trần thế nhuốm mầu bi ai, Nai nghe, nói được tiếng người Nai là Bồ Tát một thời hiện thân. Bên nai muông thú quây quần Coi nai như mẹ muôn phần yêu thương
21/03/2018(Xem: 9750)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
16/03/2018(Xem: 15623)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 10204)
Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận t
13/03/2018(Xem: 8811)
Tôi rất vui mừng khi được một người bạn mời đóng góp cho trang tôn giáo, tiết mục Phật giáo, trên website của Gia đình Mũ đỏ vùng Thủ đô Hoa Thịnh đốn & Phụ cận, Trước khi bắt đầu cho những bài viết sắp tới, tôi xin được nói về bản thân mình, điều mà rất hiếm khi tôi thường nói đến. Vì tôi nghĩ, nói về Nhảy dù mà bản thân chẳng có một ngày nào sống trong binh chủng này, hay nói về Tae Kwon Do mà không biết tí gì về võ thuật, hay nói về kỹ thuật nhảy toán mà chưa một ngày mang huy hiệu thám sát của Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, thì khi nói đến ai mà tin. Vì vậy tôi phải nói một ít về bản thân, tạo niềm tin cho đọc giả với những bài viết về Phật giáo sau này.
09/03/2018(Xem: 12094)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng. Một hôm ngài chợt tạm ngừng Ghé ngôi làng nhỏ trên đường lãng du Trời chiều tăm tối âm u Mưa rơi tầm tã, gió ru lạnh lùng Thân ngài thấm ướt vô cùng Dép rơm tơi tả muốn bung đứt rồi. Tại ngôi nhà nhỏ ven đồi Thấy vài đôi dép bày nơi cửa ngoài Ngài bèn ghé lại tìm người Hỏi mua dép mới thay đôi cũ này, Một bà ở tại trong đây Biếu ngài đôi dép. Lòng đầy xót xa
01/03/2018(Xem: 9368)
Con người còn sống là còn nhiều chuyện để làm, để nói, và suy nghĩ. Ngay cả sau khi chết, sự sống vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức khác. Dù tu chứng đến thành Phật hay Bồ tát thì các ngài vẫn có chuyện để làm, đó là tiếp tục ra vào sinh tử độ sinh, và công việc đó không bao giờ chấm dứt. Mạng sống của con người có ngày chấm dứt nhưng sự sống và dòng đời trôi chảy bất tận.
01/03/2018(Xem: 14514)
Từ lâu Kinh Phật dạy rồi: "Những điều chứa ẩn ở nơi Tâm người Luôn luôn biểu lộ ra ngoài: Tâm như họa sĩ đại tài khéo tay Vẽ muôn hình tượng giống thay, Chúng sanh nên gắng tu ngay Tâm mình!".
04/02/2018(Xem: 5102)
Các trung tâm Bưu điện Úc ( Australia Post – Mail Centre ) có thể nói là nơi dung nạp hay nói đúng hơn là nơi lựa chọn công việc để nương thân của một số những người VN tỵ nạn trong những năm đầu tiên được định cư nơ xứ sở tốt đẹp nầy. Công việc được tuyển dụng vào các trung tâm thư tín nầy là lựa thư ( mails sorting ) và đã được hệ thống Bưu điện Úc gọi cho một cái tên tương đối cũng vui vui là “Mail Officer “ . Việc làm tương đối không có gì cực nhọc, lương bổng cũng tạm hài lòng so với những công việc hiện thời, nhiều over time nên càng có cơ hội để kiếm thêm tiền, công việc vững vàng, ổn định, vì là thuộc diện Job chính phủ, rất hợp cho hoàn cảnh của những người VN tỵ nạn nữa thầy, nữa thợ nơi đây, nói vậy chứ một số lớn người VN làm cho ngành Bưu điện Úc, ngoại trừ một số người có mưu cầu cao hơn, thì cũng ít người bỏ việc nữa chừng, họ đã từ cái job nầy mà được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao, của rộng, xe cộ xênh xang, đời sống khá vững vàng, đủ điều kiện lo cho con cái ăn học nê
20/01/2018(Xem: 4488)
40 Năm Ở Mỹ, sách của TT Thích Từ Lực
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]