Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ký Ức Về Ba Tôi - Ông Tổ Bánh Mì Quảng Ngãi

15/01/202305:17(Xem: 4056)
Ký Ức Về Ba Tôi - Ông Tổ Bánh Mì Quảng Ngãi

tran thi nhat hung (1) 

Ký Ức Về Ba Tôi - Ông Tổ Bánh Mì Quảng Ngãi
 Trần Thị Nhật Hưng
Một nén hương lòng thành kính dâng ba với niềm tri ân vô bờ bến của chúng con.
(Bài viết đoạt giải sơ kết trong cuộc thi “Muôn Nẻo Đường Đời„ do báo Sài Gòn Nhỏ tại Hoa Kỳ tổ chức năm 2022)

 

 

Nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết hơn 2 triệu dân miền Bắc, nặng nhất là hai tỉnh Thái Bình, Nam Định đã để lại dấu ấn không bao giờ quên về hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương do Pháp và Nhật chiếm đóng Việt Nam.

 

        

tran thi nhat hung (2)

      

Bờ đê và ao làng trước nhà tại Vụ Bản, Nam Định 2019

 

Trước cảnh người chết như rạ, người dân huyện Vụ Bản, Nam Định lo sợ, không biết khi nào mới đến lượt mình, may thay năm đó, được mùa trái oma (trái trứng gà) họ đã cầm cự ít nhiều cho qua nạn đói. Nhưng cái nghèo dai dẳng của làng quê trong thời chiến tranh không buông tha người dân vô tội, ba tôi nhìn thấy viễn ảnh tương lai mờ mịt, bùi ngùi bàn với mẹ:

- Mình à, quê mình như thế này, bám trụ mãi rồi có ngày chết đói cả chùm. Tôi muốn vô Nam lập nghiệp. Một mình tôi xoay sở, đâu vào đấy rồi tôi đón mình và con vào sau...

 Mẹ tôi rươm rướm nước mắt, nói trong dòng lệ tuôn trào:

- Vậy mình cứ đi đi, an tâm có em ở nhà lo cho con, cầm cự đợi mình. Mình đừng quên em và con.

Nói xong, mẹ tìm đưa ba tôi địa chỉ người chú của mẹ tại Đà Nẵng, vốn có một xưởng bánh kẹo, hy vọng có thể nương nhờ và học nghề để đổi đời. Ba dứt áo bỏ thôn làng ra đi, nơi bao đời chôn nhau cắt rốn, để mẹ và đứa con trai mới chập chững ở lại.

Tìm con đường sống, vào Nam, ba cùng đi với người em trai kế, tài sản mang theo chỉ hai bộ quần áo và vỏn vẹn một đồng dính túi. Không có tiền, ba và chú phải cuốc bộ từ Nam Định vào Đà Nẵng. Dọc đường, tứ cố vô thân, hai anh em vất vưởng rày đây mai đó, kiếm sống độ nhật với bất cứ công việc gì ai thuê. Tối đến, hai anh em ngả lưng dưới hốc cây, vỉa hè, hay chân cầu…Với ý chí mãnh liệt, đã đi thì phải tới. Cuối cùng, ba và chú đã đến Đà Nẵng.

 

 Tại Đà Nẵng

 

 Căn nhà nhỏ ngay lòng chợ Cồn là căn nhà thuê của ông chú, chú ruột của mẹ tôi. Khu này trước đây là cồn đất hoang giữa lòng thành phố, là bãi phóng uế công cộng. Khi Pháp đến, họ xây cất thành ngôi chợ khang trang được đánh giá là ngôi chợ lớn của Đà Nẵng.

 

                

tran thi nhat hung (3)

Chợ Cồn Đà Nẵng thời Pháp thuộc
(Trích từ http/forum.dng.vn)

 

 

 Nhà ông chú, định cư trước đó nhiều năm, là xưởng bánh kẹo. Ba và chú đến đó nương thân, xin học nghề, có cơm ăn hằng bữa và có chỗ che mưa đụp nắng qua ngày. Rồi ba xin phép ông chú đưa mẹ và đứa con trai vào Nam.

    Ba mẹ sum họp, cuộc đời như thế tạm ổn - ổn theo kiểu biết đủ thì đủ. Thế nhưng, đường đời đâu phải lúc nào cũng bằng phẳng. Muốn an phận thủ thường đâu phải dễ. Ba tôi lại một lần nữa, để mẹ, em trai và con trai ở lại, còn ông một mình, nuốt ngược nước mắt vào lòng từ giã mẹ rồi lặng lẽ ra đi...

 

Số là từ khi mẹ và anh tôi vào Đà Nẵng, tuy được xem là “con cháu trong nhà, dù ba mẹ đỡ đần công việc như những người làm thuê, nhưng ba mẹ chỉ được nuôi ăn mà không nhận được đồng lương nào. Tiền với ba tôi không hẳn là cứu cánh, song nó là phương tiện tối thiểu rất cần thiết để giải quyết nhu cầu cơ bản của con người.

Ngày mẹ sinh người con thứ hai, vì không có tiền, ba phải đưa mẹ vào nhà thương thí. Đứa bé èo uột vì cả mẹ lẫn con đều thiếu dinh dưỡng. Mẹ tôi không đủ sữa cho con. Sữa bên ngoài thì không có tiền mua, nên chỉ vài hôm, đứa bé sinh bịnh chết tức tưởi trong lòng mẹ. Với nỗi đau xé ruột xé gan, ba mẹ tôi ôm con vào lòng khóc ròng, buồn tủi cho số phận, số kiếp hẩm hiu bất lực của chính mình. Cứ thế, một đứa rồi hai đứa…, cũng cùng số phận. Không còn chọn lựa nào khác, ba tôi, một lần nữa, quyết định ra đi…

 

 

Ngậm ngùi chia tay vợ con, tạm gởi mẹ và anh tôi nơi nhà người chú, ba lặng lẽ một mình rời nhà, bắt đầu bước vào con đường vô định. Ba đi mãi không định hướng. Con đường trước mặt không vẽ ra những tia hy vọng, nhưng ba tôi vẫn hy vọng, vì đó là sức sống của con người, là động lực, sức đẩy cho ba tiến tới. Ba lặn lội hết tỉnh này thành phố kia, đi tới đâu kiếm sống qua ngày đến đó. Đất miền Nam, hầu như nơi nào cũng có dấu chân ba. Bữa đói, bữa no, có khi phải lang thang  ra nghĩa địa ngủ tạm. Những lúc tủi cực, tuyệt vọng tưởng có thể gục ngã, thì chính tình thương con, nhớ mẹ tôi đang trông đợi đã là sức mạnh để ba đứng dậy tiếp bước con đường chông gai. Rồi với thời gian, men mãi trong đường hầm tối mịt mù, ba cũng tìm ra ánh sáng. Ông Trời không nỡ tuyệt đường sống kẻ có lòng. Ba học được nghề làm bánh mì, dành dụm được một số vốn đủ để lập nghiệp. Cuối cùng, ba trở về miền Trung, nơi có mẹ, chú và anh trai tôi đang trông đợi.

 

 Đà Nẵng rồi Quảng Ngãi

 

Ba thuê nhà trong lòng Chợ Mới, Đà Nẵng cách chợ Cồn nhà ông chú khoảng vài tiếng đi bộ. Chợ Mới là một trong số các chợ lớn của Đà Nẵng. Vị trí hồi đó không thuận lợi, không nằm ngay trung tâm thành phố, song cũng là nơi nhộn nhịp với nhiều kios nhỏ, chủ yếu bán tạp hóa, thực phẩm, hàng khô và trái cây rau củ.

Căn nhà nhỏ có tầng lầu nằm ngay trong lòng chợ mà ba tôi thuê, mỗi khi bước về nhà, từ đường cái chính, phải len qua bao hàng quán, sạp gụ và những người ngồi bệt bán rau, hàng ăn vặt vãnh. Ba đón mẹ, chú tôi và cậu con trai về. Ba mở lò sản xuất bánh mì Tây, món ăn với thời gian dần dần quen, rất hợp khẩu vị với dân Việt.

Khi tôi bốn tuổi, ba mẹ quyết định chuyển cả gia đình vào lập nghiệp tại Quảng Ngãi, nhường cơ sở tại Đà Nẵng lúc đó đã vững vàng cho người em trai của ba, khi chú lập gia đình sinh con đẻ cái, khi đã chính thức mua đứt căn nhà đó.

 Tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1955 hồi ba mẹ tôi mới dọn đến chỉ là một thị trấn nhỏ, nếu không muốn nói như một làng quê, đi bộ tứ phía chừng một tiếng đồng hồ là hết phố. Xung quanh toàn đầm lầy và đồng lúa bạt ngàn, nhà tranh vách đất, lũy tre xanh, cây ăn trái, khói lam chiều, và đôi khi, lơ lửng vài con diều cất tiếng sáo vi vu trên bầu trời xanh.

 Khác với Đà Nẵng lúc đó chưa sầm uất, nhà cửa thấp lè tè, cao lắm chỉ hai tầng lầu, nhưng có bến Bạch Đằng nằm giữa trung tâm, thuận lợi giao thông, nhất là cho tàu bè qua lại chuyên chở hàng hóa đã là đối tượng cho Pháp chiếu cố chọn nơi đó khai thác và phát triển với cái tên Tây đặt là Tourane. Pháp đã xây cất nhiều cơ sở đáng kể như nhà thờ, trụ sở hành chánh, bưu điện, nhà thương, tòa thị chính, trại lính, rạp hát, tu viện, trường học, chợ búa..., rất kiên cố, với lối kiến trúc Âu Châu.

Quảng Ngãi trái lại, chỉ cách Đà Nẵng ba tiếng xe hơi, nhưng dân cư thưa thớt, nền văn minh chưa hiện diện nơi này. Một chiếc ôtô hay trực thăng vù vù trên trời cũng thu hút bao ánh mắt ngạc nhiên. Trong tỉnh, phương tiện giao thông người dân dùng xích lô, xe đạp hay đi bộ. Hồi đó, gia đình nào sắm được chiếc xe gắn máy là khiến bao người ngưỡng mộ.

   Trong phố đáng kể nhất và được đánh giá đẹp nhất là phòng đọc sách nằm trên một khuôn viên nhỏ tọa lạc tại ngã năm. Những cây bàng được trồng xung quanh tỏa bóng râm mát là nơi để mọi người nghỉ chân tìm chút thảnh thơi. Ai muốn mở mang kiến thức thì vào tìm sách đọc. Ai muốn tâm tình thì loanh quanh ngoài khuôn viên hoặc lững thững dạo ngắm giàn hoa nhỏ li ti đủ loại, đủ màu…

Sinh hoạt về đêm gần như tập trung nơi đây, khởi sắc qua những gánh chè đậu ván, đậu đen đập nước đá kêu lách cách. Khách ăn ngồi bệt trên bệ đường hoặc trên những chiếc ghế nhựa của người bán chè. Thỉnh thoảng, ban thông tin chính quyền dựng một sân khấu nhỏ trình diễn văn nghệ hay chiếu phim hài hước hoặc phim về cuộc đấu tố miền Bắc để mọi người hiểu về chế độ cộng sản. Ngoài nơi này, trong phố chỉ toàn nhà trệt mái ngói lẫn mái tôn lụp xụp…

Tất cả đều mới khai hoang, bắt đầu một cuộc sống mới.

*Lò bánh mì Chí Thành

 

   Ba mẹ tôi chọn nơi này gây dựng lại từ đầu, thuê một căn nhà mái tôn, bề ngang khá rộng và bề dọc khá sâu nằm trên con đường mang tên nhà cách mạng Phan Bội Châu nay đổi là đại lộ Hùng Vương. Còn Phan Bội Châu thì di dời sang con đường khác khi Quảng Ngãi với thời gian đã chuyển mình thành một thành phố lớn sầm uất với biết bao nhà cửa đồ sộ cùng những đường phố rộng thênh thang.

 

                   

Tại đây, ngoài lò bánh mì, ba mẹ còn thuê nhân công để sản xuất kẹo, bánh ngọt đủ loại cung cấp cho cả tỉnh và vùng phụ cận nông thôn mà ba mẹ đã học được từ nhà ông chú.

 
tran thi nhat hung (4)

tran thi nhat hung (5)
  Bánh oản

             


 

Những chiếc bánh oản bằng bột nếp hình tháp cụt nhân đậu phụng và mè rang giả nhỏ, gói giấy bóng kiếng đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng trên đỉnh đính một nhãn hoa nhỏ trông rất đẹp mắt. Người nông thôn rất ưa chuộng, mua để cúng vào ngày rằm, mồng một. Ba còn sản xuất kẹo dừa nâu nâu, lẫn bên trong lợn cợn bột dừa trắng. Kẹo chỉ bé, cắt khúc, dài bằng ngón tay út vấn tròn trong miếng giấy trắng mờ xiết hai đầu. Nhiệm vụ lũ con nít chị em tôi là vấn kẹo. Loại kẹo này không chỉ hợp khẩu vị cho bọn trẻ con mà ngay người lớn cũng rất ưa thích. Vị béo ngậy thơm ngon của đường và dừa quyện vào nhau ăn bùi bùi, rất ngon. Ngoài ra, ba mẹ tôi còn sản xuất kẹo “xìu” (kẹo đậu phụng pha mè), đôi khi còn làm kẹo kéo phân phối cho người bán rong. Có bánh khảo, làm từ bột nếp nhân đậu xanh hay đậu đen, đặc biệt các đám hỏi, đám cưới thường đặt mua làm sính lễ. Tháng tám âm lịch thì có bánh Trung Thu nướng, bánh dẻo, lồng đèn…Riêng với bánh mì, vì ba là người đầu tiên xây lò nơi đây, nên ba tôi được xem là “Ông Tổ Bánh Mì Quảng Ngãi.

Rồi từ căn nhà thuê, gặp cơ hội, ba mẹ mua được căn đối diện. Sau đó xây lầu và dựng bảng hiệu “Chí Thành” hàm ý có chí sẽ thành công, nhằm nhắc nhở thành quả của mình cũng như nhắn nhủ con cháu mai sau.

 

                         

 

tran thi nhat hung (6)
Quảng Ngãi ngày nay

 

 

    Bấy giờ đời sống đã khấm khá, ba mẹ còn sắm thêm một trang trại cách nhà đang ở mười lăm phút đi bộ xây sẵn sáu căn nhà cho sáu người con. Nhớ nghĩ đến quãng đời đau thương, nhọc nhằn qua, ba mẹ luôn xẻ chia đến những người hoàn cảnh khó khăn, hết lòng hỗ trợ vào những công tác từ thiện cứu giúp đồng bào địa phương, nhất là trận bão lụt lịch sử năm Giáp Thìn 1964, trận đại hồng thủy tàn phá dân lành, ba mẹ đã mua cả kho gạo để phát chẩn người cơ nhỡ. Năm Mậu Thân 1968, khi Việt cộng tấn công Quảng Ngãi vào mồng một Tết, ba mẹ cũng mở rộng cửa đón hằng trăm người tản cư. Họ nằm ngồi la liệt khắp nhà tôi suốt thời gian giao tranh. Ba mẹ còn đôn đáo cùng họ lo cơm nước, nấu từ chảo nấu kẹo dùng bao tải gạo làm nắp vung. Chảo cơm dở sống dở chín nhưng nói lên được tấm lòng mộc mạc chân thành của ba mẹ tôi:

 

       Thương người như thể thương thân.

Người ta gặp lúc khó khăn đến nhà.

Đồng tiền bát gạo đem ra.

Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên.

 

Chẳng những thế, ba còn nâng đỡ bạn bè thuở hàn vi, giúp bạn mở lò bánh mì, kết nghĩa anh em, nên  người bạn cũng đặt cửa hiệu “Chí Thành” mà là “Chí Thành B” còn tiệm ba mẹ tôi nghiễm nhiên là “Chí Thành A”. Ba mẹ cũng cộng tác với người Bắc di cư lập “Hiếu Hữu Hội“ mà ba tôi là thủ quĩ, hỗ trợ hết mình về tài chánh, khi hội tậu hai hecta đất tại quận Tư Nghĩa làm nghĩa trang cho người đồng hương từ Bắc vào Nam và cả cho đồng bào nghèo tại địa phương. Tiếc thay, sau biến cố 1975, đất bị tịch thu và ba mẹ bị mất ba căn nhà tại trang trại do có ba người con vượt biên, dù vậy, ba vẫn về quê nhà miền Bắc, giúp đỡ anh em họ hàng lập trại nuôi vịt, dựng lại từ đường, nhà cửa, tậu cả nghĩa trang cho gia tộc, và tu bổ miếu đền cho làng Vụ Bản, Nam Định.

 

tran thi nhat hung (7)
  Lò mì gạch đốt củi.      


                         

 

   Chiếc bánh mì đến tay người dùng thời đó là bao công lao khó nhọc, sản xuất từ lò gạch đốt củi khói um và đen sì, tỏa sức nóng hừng hực, mỗi khi đốt hong lò xong, phải cào than ra rồi thọc cây giẻ vào lau lò. Chưa kể việc nhồi bột. Hàng chục ký lô bột lần lượt nhồi bằng tay là mồ hôi của ba tôi đẫm như tắm, nhất là vào mùa hè nhập với cái nóng vô cùng khủng khiếp của miền Trung. Ngày nay với công nghệ hiện đại, lò nướng bánh mì cũng như công việc nhồi bột đều bằng máy điện không vất vả như xưa nữa.

Những lúc trà dư tửu hậu, chúng tôi thường nhắc lại những điều này, nhớ đến công lao và cách sống thiện lương của ba mẹ, nhất là ba tôi, với lòng tri ân vô bờ bến, như một gương sáng để con cháu noi theo…

 

 

 

 

 

 

              

 

                          

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2020(Xem: 10413)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ HẠNH PHÚC (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ TỬ SINH, TỰ TÌNH KHÚC (thơ Ns. Hạnh Đạt), trang 13 ¨ TÀI SẢN SẼ MẤT, TẠO PHƯỚC THÌ CÒN (Quảng Tánh), trang 14 ¨ TÂM THƯ CẦU NGUYỆN BỆNH DỊCH CORONA VŨ HÁN CHẤM DỨT (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ CHÚC NGUYỆN THƯ PHẬT ĐẢN 2564 (TK. Thích Tuệ Sỹ), trang 16 ¨ THỌ GIỚI (HT. Thích Huệ Hưng), trang 18 ¨ SAU MÙA GIÓ LOẠN (thơ Mặc Phương Tử), trang 23 ¨ CHÙA CỔ THIÊN TỨ... (Tâm Không Vĩnh Hữu), trang 24
31/05/2020(Xem: 4557)
-Các con biết đây là gì không? Đây là chiếc Gối Gỗ của Sư Ông. Bốn huynh đệ chúng tôi trố mắt nhìn nhau, lần đầu tiên trong đời mới thấy chiếc gối gỗ. Thì ra, món đồ Sư Phụ để trên bàn thờ mấy năm qua được bọc vải vàng là cái Gối Gỗ của Sư Ông, chúng tôi nhiều lần thắc mắc nhưng không ai biết được đấy là gì, cũng không dám hỏi Sư Phụ. Tôi còn nhớ như in buổi chiều khi hay tin Sư Ông viên tịch, Thầy trò đang ngoài ruộng lúa chuẩn bị cho vụ mùa. Thầy vội vã về chùa để ra quê cho kịp chuyến xe tối. Hạnh Trí nhanh nhẹn chuẩn bị cho Thầy bộ Y, mấy bộ quần áo và vài gói mì lá Bồ Đề bỏ vào trong cái túi đãi đã bạc màu. Hạnh Tú thì tranh thủ dắt chiếc xe đạp ra ngoài trong tư thế đưa Thầy ra quốc lộ. Hạnh Lưu nhanh tay lo cho Thầy mấy trái bắp luộc để lót dạ trên đường. Thầy đi chỉ dặn dò mấy con ở chùa nhớ công phu bái sám đều đặn, công việc nặng thì nhờ quý bác Phật tử giúp giùm.
29/05/2020(Xem: 3716)
Hôm nay ngày Đại Tường Sư Ông, Sau thời công phu sáng, trước Giác Linh đài, chí thành đảnh lễ, không gian như lắng yên, tĩnh lặng…tất cả nhìn tôn ảnh của Sư Ông với tất cả niềm kính cẩn thiêng liêng, trên bàn thờ những đóa sen hồng đang nở, hòa với những ngọn nến thật huyền diệu lung linh… - Tâm hả con, vào nhanh đi. Tiểu Tâm bối rối cả người té ra là …, Chú sợ quá, quỳ xuống lạy Hòa thượng trong tiếng khóc nức nở trong nỗi niềm vừa lo âu và hối hận. Hòa Thượng lấy tay xoa lên đầu chú, vuốt cái chõm tóc dài đang ướt và nắm tay chú nhẹ nhàng từ tốn bảo: - Con thay quần áo nhanh đi, ước hết rồi, hơ ấm, lạy Phật, rồi ngủ đi con!
27/05/2020(Xem: 5442)
Hoa Lan vốn là loài hoa đẹp vừa kiêu sa thanh thoát, tuổi thọ cao (thường trụ trong chậu những sáu tháng), hương thơm nhẹ nhàng được bao người trân quí dùng làm quà tặng nhau hay chưng tại các đại sảnh, trang thờ, phòng khách... Nhưng Hoa Lan ở đây, tôi muốn viết về là bút hiệu của cô bạn văn tên thật là Lan Hương ( hương của hoa lan), cái tên đúng là có sự an bài của định mệnh.
10/05/2020(Xem: 4208)
Cả tuần lễ nay Chùa Linh Thứu như có sức sống của một cành cây đang đâm chồi nẩy lộc, khác hẳn với những tháng ngày cửa đóng then cài vì dịch Corona. Thí chủ nào muốn cúng dường gạo sữa, hoa quả chỉ dám nhấn chuông rồi lặng lẽ để phẩm vật trước cửa Chùa. Không thể nào thực hiện được hạnh nguyện cúng dường ba nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát Phổ Hiền, nhưng tấm lòng nhớ đến Tam Bảo như thế cũng đáng được tán thán! Chùa trở nên sống động nhờ ý tưởng độc đáo của Sư Bà Linh Thứu, phải làm một cái gì hữu ích cho xứ sở mình đang sống để trả ơn cho họ trong cơn đại dịch. Sư Bà huy động tất cả các Phật tử có tay nghề may vá, kêu gọi họ may khẩu trang đem đến Chùa quyên tặng và các Sư Cô của Chùa cũng phải ngày đêm may cắt làm sao cho đủ số. Ít nhất phải đến con số 3000 chiếc khẩu trang ân tình Sư Bà mới dám triệu Ngoại Vụ của Chùa đi làm việc. Sư Bà muốn mời một vị khách quý của Chùa đến nhận món quà ấy, ông Thị Trưởng của quận Spandau nơi chùa Linh Thứu sinh hoạt.
01/05/2020(Xem: 12583)
Ngày 25 tháng 10 âm lịch năm 1967, Ngài ngồi thiền trong động Di Lặc, núi Củu Tiên, dãy Quế Lạc, Công xá Thượng Đông, Huyện Đức Hóa, Tỉnh Phước Kiến, đột nhiên được Bồ Tát QUÁN-THẾ-ÂM tiếp dẫn đi khiến mất cả tông tích. Lúc ấy, Pháp Sư được dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tham quan các cảnh giới 9 phẩm hoa sen. Thời gian dường như chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi về đến nhân gian đã là ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch năm 1973 (đi từ 25/10 âm lịch 1967) chạy ra đã trên 6 năm 5 tháng trôi qua. Thoạt nghe thì như là vượt ra tri thức thường tình, khó mà lý giải được. Có câu nói "trên trời 1 ngày, dưới này vài năm" là vậy, cũng bởi không gian của vũ trụ không giống nhau, khái niệm thời gian cũng khác, người có chút ít hiểu biết về Phật học, tất lý nhận ra được.
30/04/2020(Xem: 4934)
Hãy mau mau buông bỏ mọi mê lầm ngay tại đây và ngay bây giờ. Xin giới thiệu với độc giả hoàn cảnh ra đời của bài này. Tác giả là nhân viên làm việc trong một nhà tù thuộc tiểu bang Victoria. Trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19, mọi người dân đều phải chấp hành lệnh của chính phủ tiểu bang và liên bang để giữ gìn an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Không được tụ tập trên mười người và phải giữ giản cách xã hội (cách nhau hơn một sải tay). Vì phải làm lễ cầu siêu cho một tù nhân vừa qua đời sau hơn hai năm mang nhiều thứ bệnh trong hoàn cảnh đặc biệt này cho nên chúng tôi chọn cái đề tựa như trên.
27/04/2020(Xem: 3371)
Ra khỏi bến xe Vinh, xe rẽ về ngả Thanh Chương. Hàng cây hai bên đường như lui dần, biến vào trong đám bụi đất đỏ phía sau xe. Sáng sớm trời còn mờ sương. Hơi lạnh từ các hốc núi tỏa ra lãng đãng tan vào không khí. Gió mát dịu, tôi khoan khoái ngả người vào thành ghế phía sau lơ đãng nhìn những đám mây xám lơ lửng trong bầu trời âm u. Dường như có một chút ánh sáng ửng hồng ở phương xa, bên kia ngọn đồi trước mặt. Xe tiến tới. Ánh sáng như thật gần rồi sáng bẵng. Mặt trời đã bắt đầu ló dạng. Người trong xe như trở mình sau một cơn ngáy ngủ. Họ lấm lét nhìn tôi soi mói như nhìn một quái vật từ cung trăng rớt xuống. Chắc là tôi lạ lắm. Tôi nghĩ vậy. Mái tóc ngắn, chiếc áo bà ba bó sát thân hình, chiếc quần đen hàng vải ú, nhưng dáng người ốm ốm, cao cao, tôi không giấu được tôi là người miền Nam vừa đến. - Chị ra Bắc thăm bà con đấy hẳn? Người đàn bà ngồi bên cạnh hỏi tôi. Tôi quay lại mỉm cười rồi gật đầu dạ nhỏ.
27/04/2020(Xem: 2912)
Năm tôi mười hai tuổi, tôi đã biết mộng mơ. Nhưng tôi không mơ công tử đẹp trai con nhà giàu học giỏi hay các chàng bạch diện thư sinh mặt hoa da phấn mà tôi mơ hình ảnh thiếu nữ áo dài xanh (màu xanh nước biển), có đôi găng tay trắng, ở cổ áo gắn hai đầu rồng nho nhỏ, xinh xinh, huy hiệu của tiếp viên phi hành hàng không Air Việt Nam.
20/04/2020(Xem: 11883)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]