Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Cậu Bé Chăn Trâu Đến Tiến Sĩ Kinh Tế

14/01/202320:02(Xem: 3736)
Từ Cậu Bé Chăn Trâu Đến Tiến Sĩ Kinh Tế
Từ Cậu Bé Chăn Trâu
Đến Tiến Sĩ Kinh Tế

Trần Thị Nhật Hưng
(Bài viết đoạt giải sơ kết kiêm chung kết trong cuộc thi “Muôn Nẻo Đường Đời„ do báo Sài Gòn Nhỏ tại Hoa Kỳ tổ chức năm 2022)




Thưa các bạn, câu chuyện tôi muốn kể sau đây về sức vươn lên của cậu bé chăn trâu 11 tuổi tên Quảng. Quảng và tôi có một nhân duyên kỳ lạ có lẽ kết từ bao kiếp trước để run rủi kiếp này có những ràng buộc dù muốn hay không đã trở thành con nuôi của tôi.

Quảng sinh ra và lớn lên tại núi đồi Yên Bái, vùng sâu và xa, nơi đa số toàn người sắc tộc thiểu số, đêm đêm chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương nỉ non hay khỉ ho cò gáy từ rừng xa vọng lại.



quang dieu (1)
Núi rừng Yên Bái nơi Quảng được sinh ra.




Nếu năm 1975 vùng kinh tế mới, cộng sản dành cho người dân miền Nam thuộc thành phần tư sản và“ngụy quân, ngụy quyền„ bị đẩy ra khỏi thành phố về nơi hẻo lánh rừng núi hoang vu đất cằn cày lên sỏi đá; thì năm 1954 tại miền Bắc, những nơi rừng thiêng nước độc giáp với biên giới Trung quốc như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng sơn, Yên Bái..v.v..họ đày thành phần “trí, phú, địa, hào„ bị kết tội “phản động„ dìm xuống tận cùng đất đen, không một cơ hội nào ngoi lên được.

Chính nơi này, năm 1969 Quảng được sinh ra, cất tiếng khóc chào đời chịu mọi nỗi gian khổ vất vả trong cuộc sống. Quảng thứ giữa trong bảy anh chị em (ba trai, bốn gái) và là con người em trai của chồng tôi. Hồi nhỏ công việc thường nhật của Quảng chỉ chăn trâu, học hành lõm bõm vài ba chữ mà còn dốt và tinh nghịch phá phách nhất nhà.

Sau 1975, liên lạc được với miền Nam, hay tin chúng tôi hiếm muộn, nhà đơn chiếc, chồng tôi đi tù cải tạo, chỉ còn tôi và cụ bố chồng 70 tuổi; cụ không họ hàng thân thích vì năm 1954 cụ di cư vào Nam với mỗi chồng tôi. Nắm lấy cơ hội này, người em trai của chồng tôi muốn...tống Quảng (lúc đó sáu tuổi) cho làm con nuôi tôi để tôi hủ hỉ đỡ buồn, phần cho Quảng gần ông nội, một nhà nho cực kỳ nghiêm khắc để dạy bảo Quảng, phần trong Nam, Quảng có cơ hội học hành dù sao vẫn hơn miền núi. Tiếc là hồi đó, chính tôi còn không nuôi được thân, nhà chồng lại nghèo, tôi vắt giò lên cổ kiếm cơm, tôi lấy gì nuôi Quảng?! Rồi trước cuộc sống bế tắc, một mình, tôi tìm đường vượt biên.

Ngày tôi định cư tại Thụy Sĩ, cũng là lúc Quảng được gởi vào Sài Gòn với nhiệm vụ trông nom săn sóc ông nội thay tôi. Lúc đó, Quảng đúng 11 tuổi. Có lẽ gian khổ quen, bẩm sinh lại táy máy tinh nghịch, tiềm năng của người tháo vát nhanh nhẹn, Quảng bắt kịp nhanh với đời sống trong Nam. Hằng ngày ngoài giờ học, Quảng phải đi chợ, nấu nướng, quét dọn nhà cửa, giặt giũ cho mình và ông nội. Tài chánh, có tôi ở hải ngoại gởi về, đương nhiên không phải lo nghĩ gì nữa.

Phải nói, số Quảng rất đặc biệt. Trong Nam, Quảng gặp nhiều kỳ duyên. Những nhân tài miền Nam từ văn cho tới võ, nhất là kịp lúc chồng tôi năm 1984 cùng đa số sĩ quan ào ạt từ tù trở về, Quảng may mắn được nhận cho thọ giáo. Về võ, Quảng được gởi học với ông Đẩu, võ sư của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Về văn, học từ ông nội và chồng tôi, hướng dẫn Quảng đọc hết tủ sách còn sót lại trong nhà sau khi một số đã bị đốt trong chiến dịch “Bài trừ văn hóa đồi trụy Mỹ, Ngụy„ theo chính sách“tẩy não„ dân miền Nam của cộng sản. Anh văn, Quảng học với cô giáo du học Hoa Kỳ về thăm quê hương bị kẹt tại Việt Nam...

Mười tám tuổi, Quảng khả dĩ đủ vốn liếng hộ thân: Kiến thức rộng, biết viết văn, làm thơ, thông thạo Anh văn và võ giỏi. Tại trường, Quảng luôn được đề cử làm thông dịch cho trường (cả sau này, khi Quảng vượt biên đến đảo Pulau Bidong, Malaysia, Quảng cũng làm thông dịch viên cho Cao ủy Liên Hiệp Quốc nữa). Về võ, Quảng có thể dùng cùi chỏ đập nát một quả sầu riêng, hay quả dừa xanh, dùng hai ngón tay đập bể quả cau, dùng sắt đập vào khuỷu chân, xương không gãy mà sắt cong, dùng mác gòng mình đâm cổ mà không lủng nữa. Hồi đó, Quảng được mời đi biểu diễn hoài tại nhà hát lớn thành phố khi có phái đoàn nước ngoài đến Việt Nam thăm viếng.

quang dieu (2)quang dieu (3)quang dieu (4)


Tiếc thay, với khả năng như thế, học xong tú tài, tương lai Quảng bị khựng lại, mờ mịt như đêm ba mươi khi sơ yếu lý lịch không là khuôn vàng thước ngọc để cộng sản đo đếm tài năng mà chỉ để phân biệt thù hay bạn. Chính sách “hồng hơn chuyên„ hay chủ trương “lý lịch trao quyền„ của chế độ cộng sản chỉ đưa người của họ vào những địa vị quan trọng, đã giết chết bao người con ưu tú của dân tộc, nếu ông, cha họ khác chính kiến với chính quyền. Thật là một sự lãng phí tiềm năng chất xám không thể nghĩ bàn khi trí thức bị đẩy vào lao tù, bị đày đi vùng kinh tế mới.

Với lý lịch xét ba đời của chế độ, lại thêm Quảng không có hộ khẩu tại Sài Gòn, Quảng như kẻ sống bên lề xã hội, không được tiếp tục đại học. Trước tương lai mờ mịt, Quảng mơ ước tung bay.Và Quảng tìm cách vượt biên...

Ngày Quảng đến được Pulau Bidong, Malaysia năm 1989 cũng là lúc có lệnh đình chỉ người tị nạn đến các nước thứ ba. Chồng tôi đã đến Thụy Sĩ trước Quảng hai năm, chúng tôi vẫn chưa có con, vin vào lý do này, chúng tôi làm đơn xin chính phủ Thụy Sĩ xét nhân đạo nhận Quảng làm con nuôi.

Tại Thụy Sĩ


quang dieu (5)
Ngày Quảng đến Thụy Sĩ



Ngày Quảng đến Thụy Sĩ, chuyến bay đáp xuống phi trường lúc sáu giờ sáng. Đây là lần đầu tiên tôi và Quảng gặp nhau. Đón Quảng với lòng lâng lâng vui sướng, tôi được “làm mẹ„ dù đứa con tôi không diễm phúc sinh ra. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng vẫn là thứ tình cảm tiềm ẩn trong tim mọi người đàn bà, khi có cơ hội, sẽ bộc phát một cách tự nhiên, và tình yêu thương chân thành thì không phân biệt do sanh hay dưỡng dục.

Về tới nhà, sau khi ăn trưa và nghỉ trưa, tôi đưa Quảng ra phố ghi danh học tiếng Đức, sợ trễ ngày phải đợi khóa sau mất thời gian.

Trường ngôn ngữ mang tên “Thông Dịch„ là một trường tư, giáo viên chuyên nghiệp, giáo trình qui mô đầy đủ, dạy cấp tốc mỗi buổi chiều hơn hai tiếng với ba trình độ: Một, hai, ba. Mỗi khóa sáu tháng, học phí 3800 quan Thụy sĩ tương đương gần 4000 US đô la. Nghỉ ngơi được một tuần, Quảng bắt đầu nhập học.

Tiếng Đức rất khó, nhất là văn phạm. Nội mạo từ vừa giống đực, giống cái, số nhiều, còn có nửa đực nửa cái. Thêm tỉnh từ, giới từ, trạng từ thiên biến vạn hóa thay đổi luôn theo từng mạo từ và ý nghĩa của từng câu. Động từ thì biến thể lung tung, lúc nằm đầu câu, lúc cuối câu, lúc ngược, lúc xuôi, đôi khi nói một hơi quên phứt cái động từ. Ví dụ “Tôi muốn đi học„ nếu tiếng Anh viết “I want to go to school„ thì tiếng Đức phải nói “Tôi muốn học đi„ như thế tiếng Anh sẽ viết “I want to school go„. Đã vậy, một số động từ khi sử dụng còn bị chẻ đôi. Khúc đầu lại ném về cuối câu, khúc sau thì nằm phía trước. Còn con số như 21 tuổi, thì số 1 đọc trước nên đôi khi tưởng 12 tuổi, chao ôi, vô cùng rắc rối, khó ơi là khó! Chưa hết. Thụy Sĩ là một nước nhỏ, diện tích chỉ 42.300 cây số vuông, dân số gần chín triệu mà nói tới ba thứ tiếng. Giáp Pháp nói tiếng Pháp, Giáp Ý nói tiếng Ý và giáp Đức, tuy sử dụng tiếng Đức nhưng ngộ một điều dùng để viết trong lãnh vực hành chánh mà không nói. Họ chỉ mở miệng nói tiếng Đức khi giao tiếp với người nước ngoài, còn họ với nhau dùng tiếng Thụy Sĩ, một ngôn ngữ để nói mà không viết. Do vậy, rất khó cho người tị nạn mới đến định cư vùng nói tiếng Đức. Tuy vậy, nhờ Quảng vốn giỏi tiếng Anh, lại thêm có khiếu ngoại ngữ, trí nhớ rất tốt nên Quảng...bơi kịp, không đuối.


Trong khi Quảng vật lộn với tiếng Đức, tôi thăm dò đường đi nước bước cho tương lai Quảng.

Tại Thụy Sĩ, sinh viên Đại học chỉ chiếm 6% so với người bản xứ, đối với Việt Nam thì đếm trên đầu ngón tay. Đa số người tị nạn đến Thụy Sĩ chỉ đi làm ngay hay học nghề. Mà nghề cũng vô vàn nhiêu khê, ngoài kén tuổi, nội học nghề may, y tá, uốn tóc, làm bánh, bán hàng, sửa xe vớ vẩn..v.v..đòi hỏi đào tạo từ hai đến ba năm, có khi bốn năm. Thư ký tùy ngành, đôi khi cần thông thạo hai ngoại ngữ. Thử hỏi Đại học sẽ khó thế nào (?). Ngay lớp chín, nhà trường đã sàn lọc khả năng học sinh, ai muốn chọn con đường học vấn đi lên phải qua một kỳ thi (như bằng Trung học của ta xưa vậy) mới cho lên lớp mười. Mà ngay lớp mười, học không nổi cũng đẩy ra cho học nghề thôi. Bậc trung học, đúng mười ba năm (có tiểu bang phải học mười bốn năm) mới chuẩn bị thi tú tài.

Quảng đã hai mươi tuổi chân ướt chân ráo đến Thụy Sĩ, tiếng Đức còn i tờ, nên bạn bè, người quen (kể cả cô giáo đang dạy tiếng Đức) cũng khuyên Quảng, đừng phiêu lưu mơ tưởng chuyện cao xa ở đại học phí thời gian lại tốn kém, hãy học một nghề cho vững chắc rồi tìm cách đi lên không muộn.
Riêng tôi hoàn toàn nghĩ khác. “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi. Mà khó vì lòng người ngại núi, e sông„ (câu nói bất hủ của cụ Nguyễn Bá Học). Phần nữa, tôi dựa quá trình học tập của Quảng từ Việt Nam, chỉ vài năm mà có thành quả hơn người, trò chuyện và xem bài vở Quảng học, tôi đánh giá tiềm năng Quảng sẽ tiến xa theo cấp số nhân. Tôi thường nói với Quảng: “Đường đi dễ là con đường xuống dốc. Đường đi khó càng gian nan mới dẫn đến vinh quang“. Và tôi đề nghị Quảng thử.

Muốn vào đại học tại Thụy Sĩ đối với người nước ngoài phải qua lớp dự bị học một năm với bốn lần thi sàn lọc. Tốt nghiệp xong coi như tương đương bằng tú tài. Nhưng ngay lần đầu hay cả lần cuối bị rớt, đều bị văng ra ngoài.

Để theo kịp lớp dự bị, Thụy Sĩ tổ chức khóa ba tháng tiếng Đức dạy toàn danh từ chuyên môn, học phí cao ngất ngưỡng. Tôi đã ghi danh cho Quảng để khi vừa học xong khóa sáu tháng tại trường Thông Dịch, sẽ có chỗ theo học lớp đặc biệt này.
Sau chín tháng học tiếng Đức, Quảng nhập học lớp dự bị tại một thành phố khác, cách nhà tôi hơn ba tiếng xe lửa.

Đúng như tôi dự đoán, Quảng đã thong dong trên đường học vấn. Không kể sự khuyến khích hỗ trợ hết mình của chúng tôi, Quảng cũng nỗ lực không kém. Nhiều đêm Quảng thức suốt sáng để tra tự điển cho hết chữ khó. Cũng may, Quảng có trí nhớ tốt, một trí nhớ đặc biệt, hiếm thấy từ những người khác. Quảng học chữ nào nhớ chữ đó, đọc cuốn sách nào là nhớ luôn nội dung từng trang trong cuốn sách đó, do vậy cuối cùng, Quảng tốt nghiệp dự bị dễ dàng mà còn là sinh viên giỏi với điểm số cao.

Khung trời đại học thênh thang mở rộng. Quảng được phép ghi tên học bất cứ ngành nào theo tiêu chí đại học tại Thụy Sĩ, không phải thi tuyển, nhưng nhà trường sẽ sàn lọc sinh viên ngay khi đang học. Mỗi năm mỗi thi, ngoài thi viết còn thi vấn đáp. Sẽ có hai giáo sư lạ cùng một luật sư “áp đảo tinh thần sinh viên„ quay như chong chóng câu hỏi tự mình bốc lấy. Rớt hai lần là vĩnh viễn không được phép học ngành đó nữa.


quang dieu (6)
Đại học Kinh tế St. Gallen, Thụy Sĩ



Quảng ghi danh học kinh tế, miệt mài ngày đêm với sách đèn. Tôi vốn quí sự học, thấy Quảng chăm chỉ, siêng năng, tôi ủng hộ hết mình trên mọi phương diện từ vật chất lẫn tinh thần để Quảng không phải phân tâm bất cứ việc gì. Tôi thương Quảng, quí Quảng như thương một đứa trẻ mồ côi (xa cha mẹ từ nhỏ) thiếu sự chăm sóc của gia đình, biết vươn lên từ gian khổ. Và để đáp lại sự mong đợi của mọi người, nhất là tấm lòng tôi, Quảng chẳng những theo đuổi kịp đại học mà còn là sinh viên xuất sắc! Sau một thời gian theo học, Quảng tốt nghiệp đại học với văn bằng danh dự. Với số điểm cao, Quảng được phép tiếp tục ghi danh nhập học lấy chương trình tiến sĩ tại trường đại học Kinh tế St. Gallen, một ngôi trường nổi tiếng xếp hạng thứ tư của Âu Châu năm 2019, đứng đầu với ngành Quản trị.

quang dieu (8)
Quảng hiện nay


Vào đúng ba mươi tuổi, Quảng cầm về mảnh bằng tiến sĩ kinh tế với điểm hạng cao. Chỉ tiếc là, ngày vinh quang của Quảng, ông nội đã qui tiên để không chứng kiến được thành quả của con cháu mình.

Riêng tôi, còn niềm vui nào cho tôi, không chỉ từ sự thành công của Quảng mà tôi còn chứng minh, nói lên được điều sai lầm của chính sách cộng sản đố kỵ, trù dập, phân biệt đối xử thành phần bất đồng chánh kiến dẫn đến tiêu diệt tinh hoa của đất nước. Có thể xem họ là tội đồ của dân tộc được chăng?!





***

Hình lễ phát giải cho bài
“ Từ Cậu bé chăn trâu đến tiến sĩ kinh tế”.


tran thi nhat hung (1)tran thi nhat hung (2)tran thi nhat hung (3)tran thi nhat hung (4)tran thi nhat hung (5)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2022(Xem: 12564)
Truyện Tranh LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA là chuyện kể về đời một danh nhân, một ông hoàng vương giả, đã tự mình tìm ra pháp Bất Sanh Bất Diệt và trở thành bậc Thánh ngay giữa lòng nhân sinh cách đây trên 26 thế kỷ. Từ đó đến nay tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng đời sống, nhân cách và tư tưởng của Ngài vẫn là ánh sáng, niềm tin trong tâm hồn của những người yêu Chân, Thiện.
19/03/2022(Xem: 4386)
Trong nhà một nhóm ngồi quanh Phẩm bình đức hạnh một anh ở ngoài Một người lên tiếng chê bai: “Anh này mọi việc trên đời đều hay
19/03/2022(Xem: 8664)
Thuở xưa có một anh kia Nấu đường cát trắng chuyên nghề đã lâu Một hôm đang bận, chợt đâu Có ông khách nọ sang giàu đến thăm
13/03/2022(Xem: 24118)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
10/03/2022(Xem: 2928)
Cột điện trong làng xuất hiện dòng chữ lạ, vài ngày sau, bà lão mù đã thực sự đổi đời.Dòng chữ trên cột điện viết gì mà một bà lão nghèo và bị mù lòa trong làng lại đứng trước cơ may đổi đời như vậy? Một hôm, đang đi trên đường, 1 người đàn ông bỗng nhìn thấy trên cột điện có 1 mảnh giấy viết mấy dòng chữ. Tò mò, anh ta đến gần để đọc thì thấy nội dung thế này. "Hôm qua, tôi có đánh rơi tờ 50 rupee trên con đường này, nhưng vì mắt tôi không nhìn rõ cho nên không thể tìm ra nó. Vì thế, nếu ai có nhìn thấy thì hãy cho tôi xin lại nhé. Đây là địa chỉ của nhà tôi..."
12/02/2022(Xem: 11858)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
08/02/2022(Xem: 9777)
Hai năm trước, khi tin Hòa Thượng Thích Minh Tâm viên tịch lan truyền khắp năm châu, ai ai cũng ngỡ ngàng thương tiếc. Hầu như các tự viện trên thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm tri ân Ngài. Tu Viện Quảng Đức cũng không ngoại lệ, buổi lễ truy niệm đã được tổ chức một cách trang nghiêm, trọng thể. Sau đó TT Thích Nguyên Tạng đã lên chương trình Hành Hương Âu Châu vào cuối tháng 7 năm 2015, với mục đích chính là tham dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm HT Thích Minh Tâm, đồng thời dự lễ Khánh thành Chùa Khánh Anh. Phật tử TVQĐ thật hoan hỷ với tin này và đã cùng nhau lập ra kế hoạch tiết kiệm để tham dự chuyến Hành Hương Âu Châu.Thời gian hai năm tưởng là lâu, nhưng thoắt một cái ngày đi đã gần kề, mọi người nô nức chuẩn bị hành trang để lên đường. Phái đoàn Hành Hương có 83 người gồm:Melbourne: 38 người; Sydney: 21 người; Perth: 9 người;Adelaide: 5 người.
07/02/2022(Xem: 22502)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
24/01/2022(Xem: 6628)
Tuyển tập Hành Hương Tứ Đại Danh Sơn Trung Quốc 2007 do Tu Viện Quảng Đức tổ chức
19/01/2022(Xem: 7492)
Dân tộc Việt Nam học và hành theo giáo lý Phật thuyết trên dưới hai nghìn năm trước khi Pháp sư Huyền Trang quy Phật cũng trên sáu thế kỷ, tuy vậy cho đến nay chúng đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia, biết đến công hạnh của Ngài rất ít, và cũng biết rất ít di sản Kinh Luận của Ngài cho Phật tử Việt nam học và hiểu giáo pháp của Đức Thế Tôn một cách chân chính để hành trì chân chính. Bản dịch Đại Đường Tây vực ký của Hòa Thượng Như Điển với sự đóng góp của Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến bổ túc cho sự thiếu sót này. Từ những hiểu biết để thán phục, kính ngưỡng một Con Người vĩ đại, hãn hữu, trong lịch sử văn minh tiến bộ của nhân loại, một vị Cao Tăng thạc đức, với nghị lực phi thường, tín tâm bất hoại nơi giáo lý giải thoát, một thân đơn độc quyết vượt qua sa mạc nóng cháy mênh mông để tìm đến tận nguồn suối Thánh ngôn rồi thỉnh về cho dân tộc mình cùng thừa hưởng nguồn pháp lạc. Không chỉ cho dân tộc mình mà cho tất cả những ai mong cầu giải thoát chân chính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]