Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ trái tim của Mẹ

11/04/201311:34(Xem: 8269)
Từ trái tim của Mẹ

me-con






Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu Phật lịch 2556, Trang nhà Quảng Đức xin giới thiệu đến quý độc giả gần xa ba mẫu chuyện nói về trái tim của người Mẹ.

* Mẫu chuyện thứ nhất: Trái tim biết nói của mẹ:

Trong xã hội loài người, không có mối quan hệ nào thiêng liêng hơn mối quan hệ giữa Mẹ và con. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà mối liên hệ thiêng liêng này đã bị phá vỡ một cách đau đớn, man rợ và tàn nhẫn bởi những đứa con ngu muội và ác độc. Câu chuyện Trái Tim Của Mẹ, được trích dẫn từ truyện cổ Ý (Italia) sau đây kể về một đứa con đã cố tình dẫm nát mối thâm tình khiến cho bao nhiêu người, kể cả những kẻ thô bạo và cứng rắn nhất đều phải rơi lệ.
Tại một làng nọ, có một đôi vợ chồng trẻ sống cùng với người mẹ chồng. Người mẹ rất thương yêu con trai của mình và người con trai cũng rất thong kính Mẹ. Tuy nhiên người vợ trẻ không thích chồng mình bày tỏ sự yêu mến sâu đậm như thế với mẹ chồng và cô ả chiếm muốn hữu trọn vẹn tình yêu thương của chồng dành riêng cho mình.
Một ngày nọ, y thị nghĩ ra một độc kế và quyết định hành động. Trong nhiều ngày thị nằm trên giường kêu rên ầm ỉ và lăn lộn giả vờ bệnh. Người chồng ngây thơ rất lo lắng và hỏi vợ bị bệnh gì. Người chồng hỏi đi hỏi lại nhiều lần, thị vẫn im lặng. Nhưng cuối cùng y thị cũng đã nói ra điều bí mật: "Em đau khổ lắm, bởi vì em có một ham muốn mà đến bây giờ vẫn chưa đạt được" - "Ham muốn cái gì vậy hả em?", người chồng lo lắng hỏi. Thị đáp: "Em rất ái ngại khi nói với anh điều này, người chồng yêu quý của em" – "Không, em cứ nói đi. Em biết là anh yêu em biết dường nào, anh có thể làm mọi việc vì em kia mà", người chồng nói. Y thị chỉ chờ có bao nhiêu đó và nói ngày: "Anh yêu của em, em khổ sở chỉ vì muốn được ăn trái tim của mẹ anh mà thôi. Nếu ước ao này mà không được thỏa mãn, chắc chắn em sẽ chết mất".
Người chồng như chết điếng khi nghe vợ mình bày tỏ như thế. Anh ta cố gắng van xin vợ nên thay đổi ý định và ham muốn cái gì khác không phải là trái tim của mẹ. Nhưng tất cả những lời cầu xin kia đã không được đếm xỉa tới. Y thị vẫn không thay đổi ý định của mình.
Cuối cùng người chồng trẻ quyết định rằng mình có thể sống thiếu mẹ nhưng không thể sống thiếu vợ, và thế là hắn đã bắt đầu manh tâm vạch ra kế hoạch hại mẹ mình để làm thỏa mãn lòng ham muốn điên cuồng của người vợ.
Vì luyến ái vợ đến độ điên loạn mà hắn đã mất hết nhân tính, hắn chỉ nghĩ đến cách làm sao giết được mẹ. Hắn nốc rượu vào và men rượu kích động tâm hồn hắn, làm cho hắn trở nên lạnh lùng và tàn bạo. Hắn lôi người mẹ vào rừng, đâm chết rồi móc trái tim của mẹ đem về cho vợ.
Trên đường về nhà, khi trèo qua một dốc núi, vì say rượu hắn đã bị trượt chân và té nhào xuống đất, trái tim trong tay cũng bị văng ra. Bỗng nhiên, trái tim của người mẹ phát ra tiếng nói: "Con yêu của mẹ, con té có bị đau không hả con?" .

* Mẫu chuyện thứ hai: Người mẹ từ chối kéo con

Vào một ngày nọ, có một người mẹ trẻ bế đứa con thơ của mình ra ao để tắm. Tắm cho con xong, bà đặt đứa bé nằm trên bờ một mình rồi xuống ao tắm.
Lúc đó có một người đàn bà khác đi ngang qua, người đàn bà này nhìn thấy đứa bé trên bờ ao, bà ta dừng lại và trìu mến nhìn đứa bé. Bà ta rất vui thích và bị cuốn hút bởi đứa bé. Thế là bà ta sanh tâm muốn chiếm đoạt đứa bé.
Nhìn thấy người mẹ đang tắm dưới ao, người đàn bà ngỏ lời: "Tôi thích đứa trẻ này lắm, chị có phiền gì không nếu tôi ẵm nó một chút?". Người mẹ không phản ứng gì cả. Người đàn bà hỏi tiếp: "Tôi có thể cho đứa bé bú được không?". Người mẹ đồng ý.
Người đàn bà ẵm đứa bé lên cho bú, được một lát y thị len lén bồng đứa bé bỏ chạy. Nhìn thấy người đàn bà ẵm con mình đi, người mẹ vội vã lên bờ và rượt theo người đàn bà lạ mặt. Người mẹ đuổi kịp người đàn bà và đòi lại đứa con. Nhưng người đàn bà kia không những không chịu trả lại đứa bé, mà thị còn tố cáo người mẹ thật là cố tình vu khống thị, y thị nói rằng đó là đứa con ruột của thị.
Hai người đàn bà tiếp tục tranh cãi, và cuối cùng họ đã kéo nhau đến công đường. Sau khi lắng nghe câu chuyện của họ, vị quan bắt đầu phán xử.
Vị quan vẽ một đường thẳng giữa công đường, ông yêu cầu hai người đàn bà, mỗi người đứng một bên. Rồi ông bảo người đàn bà độc ác đứng nắm một chân đứa bé bên này và người mẹ bên kia cũng được yêu cầu làm như vậy. Vị quan nói: "Bây giờ hai vị hãy kéo đứa trẻ, nếu đứa trẻ được kéo qua khỏi lằn ranh bên nào thì đứa trẻ sẽ thuộc về người đó".
Hai người đàn bà nắm hai chân đứa bé và bắt đầu kéo, đứa trẻ cũng bắt đầu la khóc vì bị đau. Lập tức, người mẹ thả chân đứa con ra không kéo nữa và bà ta cũng khóc. Vị quan quay qua hỏi mọi người đang tụ tập trước công đường: "Đó, có phải là trái tim của người mẹ hướng đến con hay trái tim của người đàn bà khác?". Mọi người đều nói: "Đó chính là trái tim của người mẹ dành cho con". Vị quan hỏi tiếp: "Vậy ai là người mẹ thật sự, người đàn bà từ chối kéo con hay người đàn bà đang kéo mạnh tay?" - " Tất nhiên, người mẹ thật sự là người đàn bà đã từ chối kéo con vì bà không muốn con mình bị tổn hại", mọi người đáp.
Cuối cùng người mẹ được phép nhận lại đứa con và tạ ơn vị quan đã phân xử một cách khôn ngoan đem lại công bằng cho bà.
Câu chuyện trên đã làm nổi bật lên chân lý ngàn đời của tình mẫu tử. Người mẹ không bao giờ muốn làm tổn thương đến con cái của mình dù chỉ trong chốc lát. Ở đây, người mẹ đã không muốn làm đau đớn con ngay cả trong giờ phút xem như đứa con thuộc về người đàn bà khác. Người mẹ đã hy sinh tất cả chỉ vì bảo vệ cho con mình, tất cả chúng ta hiểu được sự hy sinh đó hay không?

* Mẫu chuyện thứ ba: Lỗi lầm của Mẹ.

Ngày xưa có một góa phụ sống với một đứa con trai duy nhất của mình. Bà yêu thương đứa con vô cùng, cũng vì thế mà đứa con được tự do muốn làm gì thì mặc tình, muốn đi đâu thì mặc ý. Người mẹ biết nhưng không ngăn cản, cứ để cho đứa con tự do tung hoành.
Thời gian trôi qua, cậu bé này đã trở thành một thanh niên khỏe mạnh nhưng lại là một đứa hư hỏng. Hắn có thói quen đi chơi hoang thâu đêm suốt sáng và bắt đầu sự nghiệp của mình bằng con đường trộm cắp. Mới đầu, hắn hả hê với nghề ăn cắp vặt. Khi hắn mang "chiến lợi phẩm" ăn cắp được về nhà, người mẹ không những tiếp nhận nó một cách vui sướng mà bà còn khuyến khích hắn tiếp tục đi theo con đường tội lỗi này.
Cuối cùng, việc gì phải đến đã đến, hắn đã trở thành một tên cướp khét tiếng và đã bị quân lính bắt giam, hắn không chút sợ hãi và đã thú nhận mọi tội ác của mình trước đứa vua. Đức vua đã phán tội chết cho hắn.
Trước ngày hành quyết, hắn xin phép quân lính được gặp mẹ lần cuối. Lời cầu xin này đã được chấp thuận và người mẹ được đưa đến gặp hắn. Tên cướp đã ôm chặt lấy mẹ và cắn vào lỗ tai của bà một cái thật mạnh.
Sự việc kỳ lạ này đến tai đức vua và tên cướp đã được đưa đến gặp ngài. Đức vua hỏi: "Tại sao ngươi lại cắn vào tai của mẹ mình?". Tên cướp giải thích: "Tâu Bệ hạ, thảo dân là một đứa con duy nhất của bà. Lẽ ra bà phải có trách nhiệm giáo dục thảo dân trở thành một người tốt. Thay vì bà làm điều tốt đẹp đó thì bà lại khuyến khích thảo dân đi vào con đường tội lỗi, bà chưa bao giờ khuyên bảo hoặc ngăn cản những việc làm xấu xa của thảo dân". Tên cướp trình bày tiếp - "Nếu bà cảnh cáo thảo dân về hành vi vô đạo đức của mình thì từ lâu thảo dân đã trở thành một công dân lương thiện. Nhưng bà không làm được điều đó; vì thế thảo dân đã đánh mất cuộc đời của mình trong con đường tội lỗi này. Thảo dân suy nghĩ, trong giờ phút cuối cùng này, thảo dân phải nhắc nhở mẹ thảo dân như một bài học để thức tỉnh những bà mẹ khác, ít ra qua sự kiện này sẽ giúp cho họ quan tâm đến con cái và giáo dục con cái của họ trở thành những người tốt trong xã hội. Đó là lời giải thích của thảo dân, tâu Bệ hạ, và đó là cũng là lý do tại sao thảo dân đã cắn vào tai của bà".
Câu chuyện đã không ghi lại phản ứng của đức vua ra sao sau khi nghe lời thú tội này của tên cướp. Tuy nhiên tính đạo đức của câu chuyện là một lời cảnh cáo mạnh mẽ đối với tất cả các bậc cha mẹ. Bất cứ khi nào cha mẹ phát hiện ra những hành vi bất thường của con mình thì phải lập tức khuyên can ngay và dạy con đừng bao giờ sa chân vào con đường vô đạo đức ấy. Nếu không thực hiện điều này thì những lỗi lầm nhỏ nhặt ban đầu của đứa trẻ sẽ có điều kiện phát triển nhanh và trở thành là mầm mống để dấn sâu vào con đường tội lỗi, sự phá sản cuộc đời của đứa con cũng bắt đầu từ đây và trong đó có cả sự tiếp tay của cha mẹ.
Trong xã hội ngày nay, có nhiều gia đình dường như không còn tồn tại mối quan hệ thân thiết, gần gũi, liên lạc hằng ngày giữa cha mẹ và con cái. Hậu quả là con cái của họ bị sa bước vào con đường suy đồi và tội lỗi. Do vậy, sự khuyên răn, thảo luận thân mật, chịu khó lắng nghe giữa cha mẹ và con cái là điều tối cần thiết trong mỗi gia đình và điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự trưởng thành nhân cách của con cái chúng ta.

(Trích dịch từ tài liệu: Parents & children, Key to Happiness , Xuất bản tại Singapore,1994)

Nguồn: Nguyên tác Anh ngữ: Ven. Weragoda Sarada Thero, Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng chuyển ngữ



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2018(Xem: 4839)
Mẹo hay Đánh cược với hòa thượng, cậu bé thắng một gánh củi nhưng để mất thứ quý giá gấp nhiều lần
30/03/2018(Xem: 9537)
Ngày xưa có chú nai hiền Nhởn nhơ vui sống giữa miền hoang sơ Trong khu rừng rậm ven bờ Sông Hằng cuồn cuộn sóng mờ nhân gian. Dáng nai đẹp đẽ dịu dàng Sừng trong nước ngọc, thân vàng ánh châu Nhưng mắt nai lắng u sầu Thương cho trần thế nhuốm mầu bi ai, Nai nghe, nói được tiếng người Nai là Bồ Tát một thời hiện thân. Bên nai muông thú quây quần Coi nai như mẹ muôn phần yêu thương
21/03/2018(Xem: 9737)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
16/03/2018(Xem: 15504)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 10200)
Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận t
13/03/2018(Xem: 8803)
Tôi rất vui mừng khi được một người bạn mời đóng góp cho trang tôn giáo, tiết mục Phật giáo, trên website của Gia đình Mũ đỏ vùng Thủ đô Hoa Thịnh đốn & Phụ cận, Trước khi bắt đầu cho những bài viết sắp tới, tôi xin được nói về bản thân mình, điều mà rất hiếm khi tôi thường nói đến. Vì tôi nghĩ, nói về Nhảy dù mà bản thân chẳng có một ngày nào sống trong binh chủng này, hay nói về Tae Kwon Do mà không biết tí gì về võ thuật, hay nói về kỹ thuật nhảy toán mà chưa một ngày mang huy hiệu thám sát của Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, thì khi nói đến ai mà tin. Vì vậy tôi phải nói một ít về bản thân, tạo niềm tin cho đọc giả với những bài viết về Phật giáo sau này.
09/03/2018(Xem: 11973)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng. Một hôm ngài chợt tạm ngừng Ghé ngôi làng nhỏ trên đường lãng du Trời chiều tăm tối âm u Mưa rơi tầm tã, gió ru lạnh lùng Thân ngài thấm ướt vô cùng Dép rơm tơi tả muốn bung đứt rồi. Tại ngôi nhà nhỏ ven đồi Thấy vài đôi dép bày nơi cửa ngoài Ngài bèn ghé lại tìm người Hỏi mua dép mới thay đôi cũ này, Một bà ở tại trong đây Biếu ngài đôi dép. Lòng đầy xót xa
01/03/2018(Xem: 9361)
Con người còn sống là còn nhiều chuyện để làm, để nói, và suy nghĩ. Ngay cả sau khi chết, sự sống vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức khác. Dù tu chứng đến thành Phật hay Bồ tát thì các ngài vẫn có chuyện để làm, đó là tiếp tục ra vào sinh tử độ sinh, và công việc đó không bao giờ chấm dứt. Mạng sống của con người có ngày chấm dứt nhưng sự sống và dòng đời trôi chảy bất tận.
01/03/2018(Xem: 14382)
Từ lâu Kinh Phật dạy rồi: "Những điều chứa ẩn ở nơi Tâm người Luôn luôn biểu lộ ra ngoài: Tâm như họa sĩ đại tài khéo tay Vẽ muôn hình tượng giống thay, Chúng sanh nên gắng tu ngay Tâm mình!".
04/02/2018(Xem: 5101)
Các trung tâm Bưu điện Úc ( Australia Post – Mail Centre ) có thể nói là nơi dung nạp hay nói đúng hơn là nơi lựa chọn công việc để nương thân của một số những người VN tỵ nạn trong những năm đầu tiên được định cư nơ xứ sở tốt đẹp nầy. Công việc được tuyển dụng vào các trung tâm thư tín nầy là lựa thư ( mails sorting ) và đã được hệ thống Bưu điện Úc gọi cho một cái tên tương đối cũng vui vui là “Mail Officer “ . Việc làm tương đối không có gì cực nhọc, lương bổng cũng tạm hài lòng so với những công việc hiện thời, nhiều over time nên càng có cơ hội để kiếm thêm tiền, công việc vững vàng, ổn định, vì là thuộc diện Job chính phủ, rất hợp cho hoàn cảnh của những người VN tỵ nạn nữa thầy, nữa thợ nơi đây, nói vậy chứ một số lớn người VN làm cho ngành Bưu điện Úc, ngoại trừ một số người có mưu cầu cao hơn, thì cũng ít người bỏ việc nữa chừng, họ đã từ cái job nầy mà được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao, của rộng, xe cộ xênh xang, đời sống khá vững vàng, đủ điều kiện lo cho con cái ăn học nê
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]