Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Trạng Nguyên trên xứ tuyết

23/12/202107:31(Xem: 4025)
Hoa Trạng Nguyên trên xứ tuyết

ht nhu dien 3

Hoa Trạng Nguyên trên xứ tuyết

 

Chánh Điện của một ngôi Chùa tại xứ Đức, cách đây hơn 40 năm về trước; nơi có ghi hai câu đối: "Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc. Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền", bây giờ lại được trang hoàng thật trang nghiêm và rực rỡ với các loại hoa. Đặc biệt nhất vẫn là những chậu cây Trạng Nguyên nhỏ to đủ kiểu, nổi bật nhất vẫn là những chiếc lá đỏ phía trên phủ lên những chiếc lá xanh bên dưới. Ai đã có ý tưởng mang những cây Nhất Phẩm Hồng, có nguồn gốc ở miền Nam Mexico và Trung Mỹ vào đây? Và theo phong thủy, loại cây này mang đến sự thành công, đỗ đạt và may mắn.

Nhìn cách trang trí các quốc bảo trên chiếc bàn vuông theo thứ tự lớp lang, trên cao nhất là chiếc Quạt Quốc Sư, hai bên phải trái là các chứng từ về Giải Thưởng Danh Dự của xứ Tích Lan năm 2011. Rồi giữa các cụm hoa đầy màu sắc là chiếc Huân Chương Danh Dự hạng nhất được Tổng thống Đức ký và do ông Thị Trưởng thành phố Hannover thuộc tiểu bang Niedersachsen trao tặng vào ngày 08.12.2021. Đến đây tôi đã hiểu, tại sao những chậu hoa Trạng Nguyên đỏ rực lại có mặt trong buổi Lễ Niệm Tứ Trọng Ân và Lễ tán thán công đức HT Thích Như Điển vào ngày 12.12.2021.

 

Để đến được tham dự buổi lễ này trong thời buổi Covid với biến thể Omicron không phải dễ dàng! Phải quyết tâm đáng ngại và tuân theo các tiêu chuẩn nhà nước Đức đặt ra như 2G và kèm theo một dấu + phiền toái. Nghĩa là phải chích 2 mũi vắcxin hay đã được miễn nhiễm, như thế vẫn chưa đủ, họ còn đòi thêm một giấy chứng nhận đã test covid trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Mặc dù đã sửa soạn đầy đủ các giấy tờ cần thiết, tôi vẫn bị mất nhiều thời gian tại cửa ải khám xét của các em trong Gia Đình Phật Tử Tâm Minh. Cuối cùng tôi cũng có được một dải băng màu xanh đeo trên cổ tay, làm giấy thông hành đi lại trong Chánh Điện, Hội Trường và ngồi ăn uống thoải mái mọi nơi, mọi chốn được dọn thức ăn.

Tuy nhiên ai cũng phải đeo khẩu trang mỗi khi đi tới, đi lui. Nếu ngồi yên trong Chánh Điện thì được phép bỏ khẩu trang để chụp hình cho đẹp, những bức hình này sẽ nhanh chóng lên các trang nhà của toàn thế giới.

 

Buổi lễ bắt đầu từ 10 giờ sáng ngày 12.12.2021 và kết thúc khoảng 15 giờ để mọi người kịp ra về, trả lại sự bình an cho Chùa trong mùa Covid. Thế trong vòng 5 tiếng đồng hồ các Chư Tôn Đức, quan khách, thầy trò... đã đón nhận buổi lễ đặc biệt có một không hai này như thế nào? Nói chung là cảm động và thấm tình đạo vị. 

 

Bắt đầu là bài thuyết trình của Dr. Thiện Tâm - Olaf Beuchling, nhưng rất tiếc không đến được phải nhờ anh BS Thị Minh Văn Công Trâm trình bày. Nội dung bài viết kể về con đường tiến dẫn Hòa Thượng, giới thiệu thành tích của Người tại xứ Đức, để đạt được huân chương cả ban tiến cử phải khổ công viết từ năm 2019, ít nhất cũng vài chục trang giấy làm hồ sơ gửi đi. Tiếp nối là bài nói chuyện của anh Nguyên Đạo Văn Công Tuấn, rất hào hứng và dí dỏm với củ khoai tây tượng trưng cho sự ấm no của người Đức.

 

Sau đó là lời phát biểu của Sư Cô Tiến Sĩ Carola Roloff, Giáo sư Đại học Hamburg và ông N. Clausen Hội trưởng Hội Phật Giáo Đức (DBU).

 

Đến mục Chúc mừng của Đoàn Thể và cá nhân, ôi thôi mới thật phong phú, cảm động và chiếm khá nhiều thì giờ của buổi lễ. Làm chương trình dùng Buffet đúng Ngọ phải lùi lại cả tiếng đồng hồ, nhưng không sao, tình cảm thắm thiết đầy đạo vị của Thầy Trò đang dâng trào, chẳng ai cảm thấy thiếu vắng một cái gì trong bụng nữa.

 

Để giúp vui văn nghệ, ca sĩ Gia Huy từ bên Hoa Kỳ cũng không quản ngại đường sá xa xôi và dịch Covid đang hù dọa, đến chung vui với Sư Phụ và cúng dường bài hát "Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" thật tuyệt vời! Phải công nhận, lần này Gia Huy hát rất xuất thần!

 

Trong các văn thơ chúc mừng vinh dự của Hòa Thượng, tôi chỉ nhớ có hai bức do người gửi gây ấn tượng trong tôi. Một là của Bà Dr. Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, con gái của ông cựu Thủ Hiến bang Niedersachsen Dr. E. Albrecht. Người đầu tiên đã thu nhận 1000 thuyền nhân Việt Nam vào Bang của mình vào ngày 24.11.1978, với tấm lòng nhân hậu Ông không thể thấy người sắp chết mà không cứu! Nhờ hành động đột xuất của Ông, các Đảng phái và các Tiểu Bang khác trên toàn nước Đức mới thâu nhận thuyền nhân.

 

Bức thư thứ hai của Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế Giới, HT T. Huệ Hùng người Đài Loan, viết bằng chữ Hán nên được Ni Sư Diệu Trạm đọc một cách lưu loát, âm thanh trầm bổng giọng phổ thông lên xuống khiến tôi ngây người ra thưởng thức, mặc dù không hiểu gì cả ngoài câu cuối: "Namo A Mi Tồ Phồ".

 

Ngoài ra Hòa Thượng Như Điển còn mời các Tiến sĩ ngôn ngữ học, đa phần là đệ tử hàng con lẫn hàng cháu lên làm việc. Người mời 3 vị đại biểu cho 3 quốc gia lên phiên dịch một đoạn phát biểu ngắn, bắt đầu từ ông Giáo sư Hanata người Nhật, dạy âm nhạc tại các trường Đại học ở Hildesheim, Hannover. Kế tiếp là anh Đồng Kiên người Phần Lan, đệ tử của Thượng Tọa Thích Hạnh Bảo, trông rất trẻ nhưng cũng là Giáo sư ngôn ngữ học, phải dịch từ tiếng Nhật ra tiếng Anh. Và Sư Cô Hạnh Trì, Giáo Sư Tiến Sĩ Đại Học Berkeley, Hoa Kỳ đã gói ghém các ý tưởng của ông GS người Nhật qua trung gian tiếng Anh ra tiếng Việt thân thương cho mọi người cùng cảm nhận.

 

Ngoài ra Người cũng giới thiệu ông GS Đỗ Quốc Bảo, tuổi trẻ tài cao biết 10 thứ tiếng, đặc biệt nhất vẫn là tiếng Phạn và đang phụ trách những lớp dạy tiếng Phạn online cho những ai đang góp phần vào công việc phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam cho bây giờ và trong tương lai gần, dịch ra tiếng Việt phần phát biểu bằng tiếng Đức của Thượng Tọa Sukkhacitto người Đức.

 

Buổi lễ nào dù vui đến đâu cũng phải kết thúc, các món ăn Buffet do các Phật tử đem đến cúng dường và chương trình văn nghệ đặc sắc đang chờ đón ở Hội Trường bên dưới. Hòa Thượng thân thương của chúng ta phải nói vài lời để kết thúc buổi lễ, với chủ đề "Hoa đã nở", Người đã cám ơn tất cả, gói trọn tấm lòng trong bốn chữ Niệm Tứ Trọng Ân: quốc gia, thầy tổ, cha mẹ và đàn na tín thí.

Trước khi xuống Hội Trường, tất cả mọi người từ áo vàng cho tới áo nâu và ngay cả những chiếc áo dài truyền thống đầy màu sắc cũng tụ nhau vây quanh Người trong Chánh Điện, cùng chụp những bức hình kỷ niệm để đời.

 

Trong Hội Trường bắt đầu từ đây chỉ là những câu chuyện bên lề làm tăng thêm đạo tình thắm thiết giữa Hòa Thượng và các đệ tử của Người. Những chiếc bánh kem trang trí thật ý nghĩa cho ngày lễ được chị Diệu Phúc Mỹ Hạnh vẽ kiểu, tìm người thợ khéo đặt làm đem đến cúng dường. Những món ngon chay tịnh được mọi người mang đến giúp vui. Chỉ tiếc rằng bụng dạ chỉ chừng ấy, không thể chứa hết các món ngon. Các bạn Đạo của tôi rất muốn đến chúc mừng Hòa Thượng, nhưng sợ Covid hay bị con cái đem Covid với biến thể ra bắt ở nhà, nhìn hình ảnh trên các trang nhà chắc tiếc thầm lắm lắm!

 

ht nhu dien 4

 

Vì ở xa tôi không muốn về ngay, nên ngủ lại Chùa một đêm cho thư thả và có cơ hội dậy sớm được nghe các Thầy tụng Kinh Lăng Nghiêm ào ào như vũ bão. Chưa một đạo tràng nào có được dõng khí như thế!

 

Buổi cơm chiều hôm ấy, tôi được gặp một nhân vật khá đặc biệt, trông tướng mạo rất thông minh và trẻ trung như một anh chàng sinh viên mới đôi mươi. Anh người Phần Lan, đang học tiếng Việt nên muốn nói chuyện với anh phải ráng nói tiếng Anh. Tôi hỏi anh Đồng Kiên, tại sao lại muốn xuất gia? Anh trả lời ngắn gọn: "the life is short", cuộc đời quá ngắn ngủi, anh sợ vô thường đến không kịp làm người tu.

Chưa kịp ngưỡng mộ nhân vật này, tối đến tôi được hầu chuyện với Sư Phụ của anh. Được biết anh là Giáo sư Tiến sĩ dạy ngôn ngữ tại các trường Đại học, biết rất nhiều thứ tiếng. Trong người mang hai dòng máu, cha người Anh và mẹ người Phần Lan. Không hiểu sao sự nghiệp đang lên, tiền tài đầy đủ, anh nhất quyết vào chùa Liên Tâm xin Sư Phụ chọn ngày cho anh cạo đầu xuất gia. Vào Chùa anh trở thành một đệ tử ngoan ngoãn và hiếu học. Trong buổi lễ của Sư Ông anh đã phát tâm vào bếp rửa chén, rửa đến độ bàn tay trắng trẻo của anh đã đỏ phồng. Sư Phụ của anh chắc chắn sẽ rất hãnh diện vì có được một người đệ tử như anh!

 

Một câu chuyện bên lề thứ hai, tôi phải nhắc đến khi vừa đặt chân đến nhà Ga thành phố Hannover. Tôi (Hoa Lan) và Thi Thi Hồng Ngọc đang đi tìm chỗ Test Covid trước khi vào Chùa. Tôi đứng trong góc giữ hành lý, cử Thi Thi đi tìm. Một lát sau cô nàng hớn hở mang về một ông Bác Sĩ người Việt, cũng định vào Chùa chúc mừng Hòa Thượng và sẵn sàng chở giúp hai cái vali nặng trĩu của chúng tôi. Ông ấy còn bảo, nếu không tìm ra chỗ thử Covid, trong xe hơi ông ấy có đủ dụng cụ để thử và cấp giấy chứng nhận cho nữa. Sau khi hỏi han về lý lịch trích ngang của nhau, chúng tôi nhận diện ra người quen về cả Đạo lẫn Đời. Đó là anh Thiện Tánh cùng chung Sư Phụ và là BS Trương Ngọc Thanh trong Ban Biên Tập của báo Viên Giác. Bao lâu nay nghe tiếng nhưng chưa biết mặt. Nhờ quen ông Bác Sĩ nên chúng tôi lăng xăng giới thiệu cho Ni Sư Tiến Sĩ Minh Huệ (Hoa Kỳ) đi chữa bệnh. Không biết ông ấy chữa có mát tay hay không mà Ni Sư về khen rối rít. Công đức của BS Thiện Tánh từ bao năm nay đã chữa trị cho các vị Tu Sĩ và Cư Sĩ của chùa Viên Giác thật đáng tán thán!

 

Mặc dù trong thời điểm dịch bệnh Covid lan tràn khắp nơi, nhưng buổi lễ đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, long trọng, nhưng không kém phần cảm động. Đó là một buổi lễ kỳ diệu nhất mà tôi được chứng kiến trong cuộc đời của mình.

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

Tháng 12/2021.

 

            

 

***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2011(Xem: 2372)
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì.
12/06/2011(Xem: 2284)
Một sáng tháng năm ta ở phía tây thổi về (vẫn lời của gió), rong ruổi trên bờ bể, qua các khu rừng và đồng bằng, vượt qua sông Ben.
12/06/2011(Xem: 2351)
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên...
12/06/2011(Xem: 2305)
Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo!
04/06/2011(Xem: 5220)
Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To mừng rỡ, ngạc nhiên: “Ôi chị muối To của em, sao chị lại nằm trơ trốc một mình ở chốn này!”. Muối To sụt sùi kể: “Số kiếp của chị khổ lắm, tủi nhục lắm… hu, hu… còn em sống thế nào?”. “Tuyệt lắm chị ơi! – muối Bé hí hửng – khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, thỏa thích ngắm Trái đất trên cao, đẹp lắm. Sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái đất thêm xanh tươi. Chưa hết, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác… Thôi em chào chị, em phải đi để sớm về với cội nguồn”. Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan… Nhưng… chao ôi, quá muộn rồi? Nó đã trở thành sỏi đá, mãi sống trong cô đơn, mãi bị người ta chà đạp!
03/06/2011(Xem: 12483)
Tập 5 Thích Minh Chiếu Sưu tập ---o0o--- Mục lục Tập 5 Phần 01 Chuyện con ngỗng trời vàng Ðường lầy Ô Sào thiền sư Năm con lừa Hành động bất khả tư nghì của một bậc đã tu chứng Phần 02 Cụ già tu mướn Lạy Phật cầu chồng Khang Hy tìm Phổ Hiền Phật ở đâu? Ðức Phật và Chiến Già
31/05/2011(Xem: 23998)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
24/05/2011(Xem: 5233)
Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy có không ít những vị Thiền sư Việt Nam đã thể hiện trọn vẹn tinh thần vì dân vì nước. Các Thiền sư này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, khi thì đóng vai Thái sư Khuông Việt, hay người chèo đò Đỗ Thuận, lúc lại là người thầy thuốc Tuệ Tĩnh hay thợ đúc đồng Nguyễn Minh Không, thậm chí có lúc tự tại ở ngôi vị đế vương xông pha trước mũi tên lằn đạn để chống đỡ cho muôn dân thoát khỏi nạn dày xéo của ngoại bang. Đối với các Ngài, hình thức cư sĩ, xuất gia, làm vua, làm quan, làm người chèo đò, làm thầy thuốc, làm thợ mộc hay thợ đúc đồng hoặc bất cứ ngành nghề gì chẳng qua chỉ là lớp áo đổi thay không dừng trên sân khấu cuộc đời, trong tâm niệm các Ngài luôn mong mỏi đem lại ấm no hạnh phúc cho dân tộc. Vì vậy, các ngài đi vào cuộc đời mà không bị lợi danh quyền thế làm hoen ố vẩn đục; tâm hồn luôn thanh thoát như những đóa hoa sen thơm ngát giữa bùn lầy mà không bị bùn nhơ làm ô nhiễm. Vì vậy, bất cứ người Việt nào, khi đọc lại những trang sử
22/05/2011(Xem: 3128)
Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy...
22/05/2011(Xem: 2193)
Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]