Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản_S. Hanayama and K.Tamura_Thích Bảo Lạc dịch

10/12/202106:14(Xem: 8715)
Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản_S. Hanayama and K.Tamura_Thích Bảo Lạc dịch
tong phai pg nhat ban__thich bao lac


Lời nói đầu 

 

Việc dịch tác phẩm viết về Phật Giáo bảng ngoại ngữ sang tiếng Việt cho đến nay vẫn còn cần thiết và hữu ích, vì ba tạng kinh điển của Phật Giáo hầu như còn nằm trong nhiều loại văn tự khác như tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Sanskrit, tiếng Pali v.v...

Nhận thấy sự cần thiết ấy trong việc tìm hiểu các tông phái Phật Giáo Nhật Bản, sau khi đọc xong tác phẩm, chúng tôi nghĩ cần phải dịch sao cho dễ hiểu - nhất là phần giáo lý mang tính chất triết - cống hiến quý vị món ăn tinh thần bổ ích trong việc nghiên cứu giáo điển Phật Đà. Những đặc điểm của sảch này gồm có:

-       Ngắn gọn rõ ràng

-       Nhận xét riêng từng tông phái ở mỗi thời kỳ khác nhau: và ở phần cuối cuốn sảch còn ghi rõ:

-       Niên biểu lược sử Phật Giáo Nhật Bản

-       Bảng tóm lược tổng số các tông phái, số tín đồ PG, v.v...

-       Phần câu hỏi gợi ý, do dịch giả tự đưa thêm vào giúp người đọc cần phải lưu ý và nhớ tới những điểm nào thật quan trọng đã đọc.

-       Cung ứng cho việc sưu tầm, nhất là đối với những vị nào muốn nghiên cứu sâu vào lãnh vực chuyên môn dễ dàng trong việc tra cứu.


Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. 
 

Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước tác, dịch thuật... mới mong lưu lại được cho hậu thế những tài liệu tham khảo chính xác về thực tế Phật Giáo trong quá trình phát triển.

Xin đa tạ Thầy Tổ, song thân, bằng hữu, chư Thiện Hữu Tri Thức và Giáo

Hội đã cho tôi cơ hội ra học được ở nước ngoài mới làm quen với ngôn ngữ Nhật và công hiến quý vị dịch phẩm khiêm tốn này.

 
SYDNEY, mùa Báo Hiếu 1984
THÍCH BẢO LẠC


 
Kim Cat Tu Nhat Ban


Lời dịch giả

  

Cũng như Phật Giáo các nước thuộc vùng Đông Á, Nhật Bản sớm chịu ảnh hưởng từ Phật Giáo Trung Quốc ở vào thế kỷ thứ 6 Tây lich. Trải qua trường kỳ lịch sử hơn 1400 năm, các tông phái Phật Giáo Trung Quốc đã được truyền sang Nhật Bản và biến thái dần để phù hợp với dân tộc tính. Đó cũng là tính chất đặc biệt theo như tinh thần khế lý và khế cơ (hợp với chân lý và trình độ căn cơ của mỗi người) nơi giáo lý đạo Phật.

Nihon no Bukkyo Shuha là một tác phẩm viết bằng tiếng Nhật của hai tác giả là S.Hanayama và K.Tamura, đã được hội truyền đạo Phật Giáo Nhật Bản xuất bản vào tháng 1 năm 1981.

Dịch giả hy vọng sẽ giúp quý vị tìm hiểu thêm các tông phái Phật Giáo Nhật Bản qua những dữ kiện: thành lập, niên đại, Tổ khai sáng, số tín đồ, tự viện, những ngôi Tổ đình, cũng như sự phát triển của mỗi tông phái ra sao. Còn một điều nữa cũng cần thưa trước là trong khi dịch, chúng tôi không chú trọng sát đúng với chánh văn miễn sao lột tả được mạch ý câu cho dễ hiểu hầu giúp quý độc giả nắm được trọn vẹn các yếu tố cần thiết mà thôi.

Nguyện đem công đức pháp thí này hối hướng đến khắp pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

 

CẨN CHÍ THÍCH BẢO LẠC


 

MỤC LỤC

 

 

Lời nói đầu

 

trang

 

5

Lời dịch giả

 

7

Mục lục

 

8

Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản

 

10

Buổi bình minh của lịch sử Phật Giáo Nhật Bản

 

11

Thời kỳ Heian – Lý do của việc phân chia tông phái

 

12

Việc duy trì

 

14

 

* TÔNG THIÊN THAI

 

 

17

- Tổ khai sáng – Danh hiệu

 

17

- Đức Phật tôn thờ - kinh điển

 

18

- Lịch sử - Giáo pháp

 

19

- Việc duy trì

 

21

 

* TÔNG CHÂN NGÔN

 

 

23

- Tổ khai sáng – Đức Phật tôn thờ

 

23

- Kinh điển

 

24

- Lịch sử và việc phân phái

 

25

- Giáo thuyết

 

26

 

* TÔNG TỊNH ĐỘ

 

 

30

- Tổ khai sáng

 

30

- Đức Phật chính và kinh điển

 

31

- Lịch sử - Giáo thuyết

 

32

- Việc duy trì – việc phân phái

 

34

 

* THỜI TÔNG

 

 

35

* TÔNG DUNG THÔNG NIỆM PHẬT

 

37


 

*  TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG                                 40

-  Đức Phật tôn thờ - Giáo lý – Phật giáo tại gia  42

-  Nguyện nhờ tha lực                                          43

-  Lòng tin là yếu tố chính                                    44

-  Hiện tại không lui sụt – Bài trừ mê tín             45

-  Việc duy trì                                                       46

*  TÔNG LÂM TẾ                                               47

-  Lịch sử                                                              48

-  Danh hiệu – Đức Phật – Kinh điển                   49

-  Giáo pháp                                                          50

-  Việc tu hành                                                      53

-  Việc duy trì                                                       54

*  TÔNG TÀO ĐỘNG                                         55

-  Tổ khai sáng                                                      55

-  Danh xưng                                                        56

-  Đức Phật tôn thờ - Kinh điển – Lịch sử            57

-  Giáo thuyết                                                       58

-  Việc phân phái – Việc duy trì                           60

*  TÔNG NHỰT LIÊN                                        62

-  Tổ khai sáng                                                      62

-  Kinh điển – Giáo thuyết                                    63

*  NIÊN BIỂU LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN                                                                 69

*  CÁC HỆ PHÁI                                                 74

*  TỔNG SỐ CÁC TÔNG PHÁI VÀ TÍN ĐỒ PGNB                                                               88

*  Các hệ phái tại Nara                                         97

*  Những hệ phái khác                                         98

*  Câu hỏi gợi ý                                                    99

*  Hai bài khảo luận:

-  VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ THỜI GIAN            101

-  TÂM LÝ HỌC & CON NGƯỜI THEO QUAN NIỆM PG                                                        113


 

chua dong daichua dong dai 3

chua dong dai 2

Hòa Thượng dịch giả Thích Bảo Lạc (thứ 2 từ phải sang) TT Nguyên Tạng, Cụ Bà Tâm Thái, Đạo Hữu Tony Thạch trong chuyến hành hương thăm viếng Nhật Bản năm 2012, đây là hình lưu niệm tại Chùa Đông Đại (Todai-ji / 東大寺), là một trong những ngôi chùa cổ (trên 1,500 năm) nổi tiếng nhất ở Nara, Nhật Bản với pho tượng Phật Tỳ Lô Giá Na bằng đồng đen cao 30 mét và nặng 500 tấn.


CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

Nihon no Bukkyo Shuha

 

Danh từ tông phái là tiếng rất phổ thông đã được nhiều người biết tới; còn về ý nghĩa giữa “Tông” và “Phái” cũng hoàn toàn khác biệt nhau.

Trước thời đệ nhị thế chiến, Phật Giáo Nhật Bản chia thành 13 tông với 56 phái khác nhau. Ví dụ: Tịnh Độ Chân Tông, phái chùa Bổn Nguyện (Hongan

-ji) hay tông Lâm Tế, phái Diệu Tâm tự (Myoshin-ji) v.v… Chữ Tông dùng để chỉ cho sự phát triển về chiều sâu, còn việc phân phái là những trường hợp thông thường chỉ chiều rộng mà trong mỗi tông đều có chia ra thành nhiều phái khác nhau. Tuy nhiên, tông Tào Động và tông Hoàng Bá lại không có phân phái. Sáu tông ở thời kỳ Nara (thế kỷ thứ 8) và nhất là sau thế chiến thứ II việc phân phái lại càng rõ rệt hơn như: Thánh Đức tông (tổ đình là chùa Pháp Long (Honryu-ji, Kyoto), Hòa tông (tổ đình là chùa Tứ Thiên Vương (Shiten O-ji) và Thánh Quan Âm tông (tổ đình là chùa Thiển Thảo (Asakusa

-ji, Tokyo). Như vậy giữa tông và phái hoàn toàn khác nhau như đã nói trên.

Trước thế chiến (đệ II) PGNB chia ra thành 13 tông, theo như sử liệu và thời kỳ thành lập, các tông phát triển theo thứ tự sau đây:

Pháp Tướng – Hoa Nghiêm – Luật tông: thời kỳ Nara (710-794)

Thiên Thai – Chân Ngôn – Dung Thông Niệm Phật (thời kỳ Heian (794-1192)

Tịnh Độ – Lâm Tế – Tịnh Độ Chân Tông – Tào Động – Nhật Liên – Thời Tông: Thời kỳ Kamakura (1192-1333)

Hoàng Bá: thời kỳ Eido (thế kỷ thứ 17)


 

BUỔI BINH MINH CỦA LỊCH SỬ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

 

Thời kỳ Nara (Nai Lương: 710-794)

Phật Giáo lần đầu tiên được truyền vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ 6 Tây lịch, tức vảo năm 538, nhưng mãi cho tới thời kỳ Nara (gần 2 thế kỷ), các tông phái Phật Giáo vẫn chưa thành hình rõ rệt.

Thánh Đức Thái Tử (574-622) đã đem tinh thần Phật Giáo vào guồng máy hành chánh bằng cách ban chiếu phục hưng Tam Bảo (594) và thành lập bản Hiến pháp gồm 17 điều (604) thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo cho việc trị quốc an dân.

Mặt khác, chính Thánh Đức Thái Tử cũng đã chú thích ba bộ kinh căn bản như: Pháp Hoa, Duy Ma và kinh Thắng Man; tuy nhiên, Thái Tử không phải là nhà tu hành nên không thể lập ra được một tông phái Phật Giáo nào cả.

Mãi cho đến thời kỳ Nara mới có 6 tông phát Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang. Đó là Pháp Tướng, Tam Luận, Hoa Nghiêm, Luật Tông, Thành Thật và Câu Xá Tông. Song các tông này mãi về sau lại đứng biệt lập và khác nhau ở chỗ sự tồn tại của tông là một học phái riêng hoặc phần lớn các tăng sĩ của mỗi tông đều giữ một lề lối sinh hoạt trong phạm vi tông môn. Tuy vậy, phần tinh túy của các tông đều đã cống hiến cho sự nghiên cứu và tìm hiểu mới là điều đáng lưu tâm hơn cả.

Trong 6 tông vẫn còn duy trì liên tục cho tới nay mà chủ yếu là những ngôi chùa tổ đình như: Pháp Tướng tông với chùa Dược Sư, chùa Vạn Phước, chùa Thanh Thủy gọi là Bắc Pháp Tướng (vì phát triển mạnh ở mạn phía Bắc kinh đô) và chùa Pháp Long (lập năm 621) gọi là Thánh Đức tông thuộc hệ phái của Thánh Đức Thái Tử). Tông Hoa Nghiêm với chùa Đông Đại tự (lập năm 740), Luật Tông với chùa Đường Chiêu Đề (lập năm 759).


Tưởng cũng cần nói rõ thêm là PGNB thuộc Đại Thừa hay còn gọi là Bắc phương Phật Giáo, nhưng ở vào thời kỳ này trong số 6 tông lại có 3 tông là Luật, Thành Thật và Câu Xá thuộc về tiểu thừa Phật Giáo vẫn được lưu hành và mãi cho tới nay Luật tông là một tông duy nhất vẫn tồn tại.

***
facebook
youtube





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2020(Xem: 5539)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 3352)
Chuyện đọc kinh sách (do cư sĩ Tường Dinh sưu tầm và diễn đọc)
10/08/2020(Xem: 4324)
Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn có một vương quốc trù phú tên gọi Thắng Man. Dù là một vương quốc giàu mạnh nhưng lòng người ở đây không thành thật, sống trên những giá trị giả dối, phù phiếm. Tại ngôi chợ bên ngoài hoàng thành có một người đàn ông sống bằng nghề bán mũ. Mũ của anh chàng này rất đẹp nhưng không hiểu sao hàng ế ẩm nên anh chàng toan tính bỏ nghề, tìm nghề khác sinh sống. Trên đỉnh núi quanh năm tuyết phủ có một nhà tiên tri, theo lời đồn có lẽ tu hành cả trăm năm và đã thành tiên. Nhân vương quốc cho mở đại hội để người dân vui chơi, ăn uống thỏa thích, nhà tiên tri chống gậy xuống núi để quan sát nhân tình, nhân đó tiên đoán vận mệnh của vương quốc. Trong dòng người hỗn độn, đủ thứ trò vui chơi vô cùng náo nhiệt, nhà tiên tri dừng lại bên cửa hàng bán mũ. Thấy một người đàn ông đang ngồi ủ rũ, nhà tiên tri hỏi:
09/08/2020(Xem: 7632)
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới. Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
02/08/2020(Xem: 11789)
Ấn Độ Một Hung tin Đẫm lệ Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã Viên tịch trong cơn Đại dịch Covid 19
27/07/2020(Xem: 10762)
Lương Hoàng Sám Pháp (Thi Hóa của Thích Linh Như)
27/07/2020(Xem: 2948)
Nhắc đến thuyết nhân duyên "trùng trùng duyên khởi" của nhà Phật. Trong cái này lại cài đặt liên kết với cái kia, nếu không quen cô bạn đạo Chúc Hảo, làm sao có cuộc đi chơi kiểu "Dế mèn phiêu lưu ký" mãi tận đến Orlando của xứ biển Florida, làm sao quen được những thiện hữu tri thức chủ nhân của ngôi nhà Thiền với hồ bơi được tôi đặt cho một cái tên thật ấn tượng: Hồ “Trường Lưu Thủy". Câu chuyện bắt đầu từ cú điện thoại của Chúc Hảo vào đầu năm: - Năm nay trường Nữ Trung Học Nha Trang của tụi mình tổ chức họp mặt tại Orlando, cũng có thể là lần cuối vì các Thầy Cô già yếu và rơi rụng hết cả rồi. Vậy mi có đi không? Vợ chồng con cháu đại gia của tao có nhà tại bãi biển sẽ cho tụi mình tá túc tha hồ tắm biển.
23/07/2020(Xem: 3087)
Giáo lý của Đức Phật rất cao siêu thâm thúy, nhưng người học có số hiểu giống nhau, có số hiểu khác nhau. Và thực hành thì mỗi người áp dụng càng khác nhau nữa, cố sao theo cái hiểu của mình để tâm an lạc. Riêng tôi, tôi cũng hiểu và áp dụng theo cách riêng của tôi. Và trong đạo Phật, Lý Nhân Quả tôi đặt làm trọng tâm tin tưởng tuyệt đối xem như kim chỉ nam hướng dẫn tôi suốt cuộc đời. Tôi không rõ lắm từ lúc nào, lý nhân quả đã thấm nhuần vào tâm trí tôi. Cũng có thể bắt nguồn từ khi tôi còn bé lúc tôi được mẹ và các chị đưa tôi vào sinh hoạt ngành Oanh vũ, ngành dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi của Gia Đình Phật Tử. Lý nhân quả thấm đượm hồn tôi rất sâu sắc từ bé đến bây giờ.
15/07/2020(Xem: 3923)
Người phụ nữ da đen ăn trộm 5 quả trứng, viên cảnh sát Mỹ không bắt mà xử trí đầy bất ngờ Cách đây 6 năm, ở Mỹ đã diễn ra một câu chuyện vô cùng cảm động giữa viên cảnh sát William Stacy và một người mẹ da đen Helen Johnson. Khi ấy là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vọng của người phụ nữ này, nhưng vị cảnh sát đã cứu sống cuộc đời cô. Đó là vào một ngày thứ 7, khi Helen bị bắt gặp đang ăn trộm 5 quả trứng trong siêu thị. Cô đã rất hoang mang khi cảnh sát đến. Tuy nhiên, thay vì bắt giữ cô về đồn cảnh sát, viên cảnh sát đã dành tặng cô một bất ngờ thú vị. Hàng tuần, Johnson đều phải nuôi nấng hai cô con gái và hai đứa cháu mới lên 1 và 3 tuổi, trong khi phúc lợi xã hội của cô chỉ có 120 USD một tháng.
12/07/2020(Xem: 8460)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]