Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Đã Nở (Bài viết của HT Thích Như Điển do Cư Sĩ Diệu Danh diễn đọc)

29/10/202117:08(Xem: 3301)
Hoa Đã Nở (Bài viết của HT Thích Như Điển do Cư Sĩ Diệu Danh diễn đọc)
 
hoa sen chua vien giac (2)
HOA ĐÃ NỞ
Bài viết của HT. Thích Như Điển do Cư Sĩ Diệu Danh diễn đọc



 

Hoa đang hay đã nở có nghĩa là hoa cũng sắp tàn. Điều nầy cũng có nghĩa là người còn đang sống, cũng sắp có ngày ly biệt. Đây là định luật chung của đất trời, vạn vật qua 4 giai đoạn là thành, trụ, hoại và diệt. Nếu ai trong chúng ta không chấp nhận những nguyên tắc nầy thì người ấy sẽ khổ suốt đời. Vì không chấp nhận một thực thể, một hiện tượng trong cuộc sống vốn dĩ là như thế. Bởi lẽ cái gì có đến thì phải có đi, có còn thì phải có  mất. Không có gì vĩnh cửu, mãi mãi tồn tại trên cuộc đời nầy, ngoại trừ chân lý.

 

Mùa hè năm 2021 nầy Sen đã nở trong vườn Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc và tôi đã viết một bài nhan đề là “Mùa Sen nở”, đã được đăng trên các trang nhà khắp nơi trên thế giới. Nay tôi sẽ viết về một loài hoa khác đang nở tại Tu Viện Viên Đức thuộc vùng Ravensburg ở miền nam nước Đức, nơi tôi hay về đây tịnh dưỡng cũng như đọc Đại Tạng Kinh. Hoa mà tôi sắp giới thiệu với quý vị đó là hoa Thiết Mộc Lan, nói theo cách gọi của người Việt Nam thượng lưu; nhưng người bình dân thì gọi là hoa Phát tài và chữ Hán nguyên thủy gọi là Thiết Thụ Hoa (Hoa cây sắt). Hoa nầy có thân cây như một cọng sắt, mọc thẳng đứng và lá giống như lá cây dứa, màu xanh. Điều đặc biệt là hoa Thiết Mộc Lan nầy trổ cành hoa ra ngay trên đọt cuối cùng và hoa kết thành từng tràng rũ xuống thành vòng cung phía dưới. Khi hoa nở tỏa ra hương thơm ngát diệu kỳ, và theo nhiều người có kinh nghiệm về loài hoa nầy thì bảo rằng cứ 10 hay 20 năm hoa nầy mới nở một lần. Khi hoa nở thì chủ nhà hên lắm!!! Tôi thì không có kinh nghiệm nhiều về việc nầy, nhưng đúng là cũng có nhiều điềm hên đã xảy ra với tôi trong năm nầy.

 

Khi nhắc đến hoa Thiết Mộc Lan của Tu Viện Viên Đức đang nở, thì Thầy Hạnh Bảo nói rằng vào năm 1990 hoa nầy cũng đã nở tại Chùa Viên Giác cũ ở đường Eichelkampstr một lần rồi.  Khi Thầy ấy mới xuất gia, nên Thầy ấy nhớ kỹ, còn tôi thì quên bẵng đi mất từ lâu rồi. Có thể do đây là kỷ niệm lạ với Thầy Hạnh Bảo nên Thầy ấy nhớ lâu cả trên 30 năm như vậy. Riêng tôi chỉ nhớ một lần gặp cây hoa nầy duy nhất trước đó tại nhà của Anh Thị Phước và Cô Thị Hạnh tại North Corolina Hoa Kỳ mà thôi. Thuở ấy hoa cũng đã nở rất đẹp khi tôi mới từ Đức đến thăm Phật tử vùng nầy. Nếu tính như Thầy Hạnh Bảo đã kể, thì đây là lần thứ ba tôi có nhân duyên để nhìn ngắm hoa Thiết Mộc Lan này.

 

Nhiều người nói năm tuổi hay xui, làm cái gì cũng hỏng, nhưng có lẽ với tôi chắc khác. Năm nay, Tân Sửu cũng nhằm năm tuổi của tôi (72 tuổi Ta và 73 tuổi Tây). Thế mà tôi đã được Tổng Thống Steinmeier của Cộng Hòa Liên Bang Đức ký tặng Huân Chương Hạng Nhất vào ngày 20 tháng 8 năm 2021 vừa qua. Huân Chương nầy được trao cho những người có hoạt động về vấn đề Văn Hóa, Giáo Dục cũng như đời sống tinh thần của người nhập cư đang sống tại nước Đức. Rồi hoa Sen đã nở trong mùa hè và mùa thu phía sau tôn tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát tại Chùa Viên Giác Hannover. Cả hai hoa Sen nở thật đẹp, nở xong để lại hai gương sen tròn trịa và nhụy sen cũng vàng ươm. Bông thứ ba thì nở không kịp vào cuối hạ sang thu, nên bông nầy tôi gọi là hoa đang chờ cơ hội.

 

Như thế ấy. Đời người cũng vậy thôi, có người đi hết một đoạn đường của sinh tử. Cũng có người chỉ đi được hai phần ba và cũng có kẻ chỉ đi được nửa cuộc hành trình, rồi đành phải chấp nhận nghiệp lực theo cách sinh sinh hóa hóa vậy. Khi hoa ra, chắc là hoa cũng muốn nở để cống hiến cho đời, nhưng ngờ đâu đất trời lại không chiều được sự mong muốn của hoa. Do vậy hoa Sen nầy đành phải chấp nhận những gì mà tạo hóa đã an bài như thế.

 

Có nhiều loài hoa dại không có tên gọi, nhưng chúng đã nở ra hai bên lề đường hay trong vườn hoang để cống hiến cho đời nhiều hương sắc khác nhau, nhằm điểm tô thêm cho tạo hóa và thế nhân nhiều nét đẹp dịu hiền. Nhiều khi tôi nói với Đại chúng rằng: Quý vị thấy đó, nhiều loài hoa không tên, nhưng cũng đã mang hương sắc đến để góp mặt cho đời thưởng ngoạn, huống hồ gì chúng ta là những con người cũng phải nên làm một cái gì đó để đóng góp với đời, như những loài hoa dại kia thì cũng thật là ý nghĩa vô cùng. Tuy nhiên Đức Phật và chư Tổ cũng dạy rằng: “Hương thơm dầu là hương của loài hoa Chiên Đàn đi nữa cũng không thể bay được ngược gió, chỉ có hương của người đức hạnh dầu ngược gió vẫn bay khắp muôn phương”. Đó là một sự thật và hương của người đức hạnh thì không có hương thơm của loài hoa nào có thể sánh kịp.

 

Ngày 8 tháng 12 năm 2021 nầy một sự kiện trọng đại sẽ được diễn ra tại tòa Thị Sảnh của thành phố Hannover. Hôm đó tôi sẽ đọc một bài tạ ân ngắn bằng tiếng Đức trong vòng từ 4 đến 5 phút. Nội dung của bài nầy nhằm cảm tạ 4 ân sâu nặng trong đất trời mà tôi đã được sinh ra và hít thở không khí tự do để được sống và được làm người trên cuộc đời nầy. Đó là ơn Quốc Gia, nơi tôi đã được sinh ra và nơi tôi đang sống. Thứ hai là ân Cha Mẹ, nếu không có mẹ cha thì tôi đã không có mặt trong cuộc đời nầy để góp mặt với tha nhân ở nhiều lãnh vực khác nhau trong phạm vi có thể của mình. Ân thứ ba là ân Thầy Tổ, nếu không có sự huấn dục của Sư Phụ và những vị Giáo Thọ trong đời thì tôi đã không được ngày hôm nay. Và ân cuối cùng là ân của Chúng sanh, Đàn na thí chủ, những người mà đã nuôi tôi bằng cơm gạo, bằng mồ hôi nước mắt của họ để tôi ăn học được thành tài và đem khả năng chuyên môn của mình ra để giúp Đời và giúp Đạo. Đây là 4 ân nặng và tôi sẽ triển khai nhiều hơn ở ngày 12 tháng 12 năm 2021 tại chùa Viên Giác Hannover, để tạ ân tất cả những người hiện diện cũng như những người khiếm diện hôm đó.

 

Tôi là người xuất gia đã gần 60 năm ở chùa kể từ năm 1964 đến nay. Việc mê tín dị đoan hầu như không hay ít được nhắc đến. Tôi chỉ biết những ngày lễ trọng trong năm mình phải làm gì. Rồi ngày vía Phật hay Bồ Tát, ngày Rằm hay mồng Một là những ngày Sóc Vọng, Sám hối, Chúc Tán thù ân, Bố tát tụng giới v.v… là những ngày mà người xuất gia không được phép quên. Bởi lẽ vào những ngày 14 hay 30 âm lịch, nếu tháng thiếu thì ngày 29, Thầy Chúng Trưởng trong chùa sẽ báo cho chư Tăng hiện tiền biết rằng: Hôm nay là ngày trưởng tịnh xin chư Tăng cùng Đại Chúng hãy cạo tóc, tắm rửa sạch sẽ để sám hối và nghe giới vào ngày mai v.v… do vậy dầu ai có lơ là bao nhiêu đi chăng nữa thì những việc nầy không thể không quan tâm thực hành được. Đây là một bổn phận và trách nhiệm của người xuất gia. Từ những thói quen đặc biệt nầy, sau khi tôi làm Thầy truyền giới cho Phật tử tại gia cũng như xuất gia đều không chọn ngày tốt hay ngày xấu, mà chỉ chọn ngày Rằm hay ngày mồng Một hoặc những ngày lễ vía của chư Phật và chư vị Bồ Tát để cho quy y, xuống tóc hay thọ giới v.v… thế mà qua gần 40 năm như thế trong 45 vị đệ tử xuất gia của tôi độ, hiện nay còn được 21 Tăng và 15 Ni (có 5 Ni  đã vãng sanh). Như vậy là tốt hay xấu thì quý vị cũng có thể thể nghiệm ra được rồi.

 

Thỉnh thoảng đâu đó tôi nghe tin một Thầy hay Cô đã xuất gia rồi hoàn tục, tôi hơi mủi lòng một chút. Bởi lẽ phát tâm để đi xuất gia bỏ cả cha mẹ, anh em bằng hữu lại sau lưng là một điều quá khó, mà đã làm được. Ở chùa tu được 5 hay 10 năm nhẫn đến nhiều năm hơn nữa, nhưng vì một chướng duyên nào đó lại phải hòan tục ra đời, tôi thấy uổng cho cái sơ tâm học đạo của người đó quá chừng và tôi tự hỏi rằng: Đời có gì vui hơn chăng? Hay do mình không biết dạy học trò đệ tử? Thế mà khi mới phát tâm xuất gia nhiều Cô nhiều Chú đã hỏi tôi là làm sao để thành Phật cho mau. Tôi hay trả lời rằng: Ồ! Trước khi thành Phật, con phải học tu hạnh của Bồ tát và trước khi hành hạnh Bồ tát, con phải tu hạnh của Thanh Văn, Duyên Giác v.v… Nếu Nhân đạo con chưa xong thì làm sao hoàn thành được Thiên đạo. Nếu Thiên đạo chưa vững vàng thì làm sao có thể đi vào con đường của Bồ tát và từ Bồ tát muốn qua quả vị Phật phải cần 52 kiếp nữa mới xong….Đúng là câu hỏi thì quá dễ, nhưng việc thực hành lại quá khó là như thế.

hoa sen chua vien giac (1)hoa sen chua vien giac (2)hoa sen chua vien giac (3)hoa sen chua vien giac (4)hoa sen chua vien giac (5)hoa sen chua vien giac (6)hoa sen chua vien giac (7)hoa sen chua vien giac (8)hoa sen chua vien giac (9)hoa sen chua vien giac (10)hoa sen chua vien giac (11)hoa sen chua vien giac (12)hoa sen chua vien giac (13)hoa sen chua vien giac (14)hoa sen chua vien giac (15)

 

Mỗi năm sau mùa Vu Lan và An Cư Kiết Hạ tại Chùa Viên Giác Hannover, tôi hay về Tu Viện Viên Đức vùng Ravensburg để tịnh tu và đọc Đại Tạng Kinh. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ trương dịch thuật từ chữ Hán ra Việt ngữ và in ấn từ năm 1994 đến 2014, trước khi Ngài viên tịch tại Đài Loan đã hình thành được 187 tập. Mỗi tập độ dày mỏng khác nhau, nhưng đại khái giữa 500 trang đến 1.000 trang, và số trang tổng cộng cho Đại Tạng Kinh tiếng Việt gồm 202 tập này là trên 300.000 trang như thế. Phần đầu 17 quyển từ Trường A  Hàm, Trung A hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và bộ Bản Duyên 17 quyển tôi đã đọc xong. Kế đến là Kinh gồm các bộ như: Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích, Niết Bàn đến tập thứ 49. Những Kinh nầy tôi đã tụng và đang tụng, có bộ còn lạy mỗi chữ mỗi lạy như Kinh Pháp Hoa và Kinh Đại Bát Niết Bàn nữa. Nay tôi đang đọc xong Bộ Đại Tập chỉ mới 2 quyển đầu 50 và 51. Những tập sau cùng tuy chưa in ấn từ tập thứ 188 đến tập thứ 202, nhưng năm 2022 sẽ xuất bản. Tôi lại có cơ duyên đã đọc xong và sửa lại lỗi chính tả 15 tập sau cùng về Sử Truyện Bộ và bộ Sự Vựng nầy. Tuy chưa hoàn hảo lắm, nhưng đây cũng là một sự cố gắng hết sức mình của tôi, để góp phần vào việc thực hiện còn dang dở của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã làm trong mấy chục năm qua và nay Ngài đã viên tịch. Sau tôi sẽ còn nhiều người sẽ tiếp tục giảo chánh lại những điều còn dịch sai hay thiếu nữa, là những điều cần  nên làm.

 

Năm 2007, sau khi tôi ở ngôi Phương Trượng được 4 năm, cũng mong muốn có một nơi yên tĩnh để đọc Kinh viết sách, nhất là tuổi già đã đến trước mặt rồi. Năm đó tôi đi Phật sự tại Chi Hội vùng Ravensburg,  Sư Như Viên cũng muốn thăm một cơ sở do Anh Tâm Lý Lê Huê và quý Phật tử địa phương giới thiệu. Khi đến nơi, Sư Như Viên thấy rộng quá, sợ không ai cắt cỏ vườn chùa và đây là nơi hơi hoang vắng. Nếu quý Sư Cô về đây ở không biết đêm hôm có an lành không? Do vậy mà ngay từ đầu Sư Như Viên đã từ chối, đó là chưa nói đến việc giá cả. Có nhiều Phật tử đốc thúc tôi là nên tiến hành mua chỗ nầy để làm Tu viện. Trong thâm tâm khi thăm lần đầu, tôi đã thích nơi đây. Bởi lẽ chung quanh cây trái rất nhiều, cảnh đẹp như cảnh tiên, lại nằm gần sát hồ Bodensee nữa. Nơi này chỉ cách xa phi trường Friedrichshafen chừng 7 Km, nằm không xa biên giới Thụy Sĩ mấy và cách biên giới Áo chừng 13 cây số. Về giá cả, thuở ấy Ông Bà Hoff ra giá là 900.000,00 Euro với 3 căn nhà nối liền nhau, vốn là một nông trại nuôi bò đã bỏ trống lâu năm và hai Ông Bà Hoff mua lại làm chỗ sang, chụp hình. Thế là nơi nầy đã biến thành khu kỹ nghệ. Với khuôn viên vườn rộng 17.000 m2, quả  thật là quá lý tưởng cho một người vốn xuất thân từ nông dân xứ Quảng như tôi, nên tôi đã trả lời với Ông Bà Hoff là chuyện giá cả sẽ có người thương lượng sau với Ông Bà trong tuần tới. Và cũng nhờ Anh Tâm Lý làm trong ngân hàng Sparkasse Ravensburg, nên không phải trả tiền qua trung gian nữa, Thầy Hạnh Tấn cũng như Thầy Hạnh Giới lúc ấy đại diện cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đức Quốc đã đứng ra ký giấy tờ. Cô Thiện Liên, Anh Tâm Lý, Chị Quảng Hương, Anh Minh Phát, Anh Thiện Kính  v.v… đã hội ý với nhau và trả Ông Bà Hoff với giá 600.000,00 Euro mà thôi. Ông Bà không chịu bán, còn ra điều kiện khi bán Ông bà muốn có tiền liền. Chúng tôi viện dẫn nhiều lý do khác nhau, nào là khi vào chúng tôi phải tu bổ, cũng như Ông Bà đã để bảng bán một năm rồi đâu có ai mua, nên khi mua được chúng tôi sẽ trả góp 3 lần trong vòng 6 tháng, chứ chúng tôi không có tiền để trả một lần được. Cuối cùng tuy luyến tiếc căn nhà cũ nhưng Ông Bà cũng đã chịu bán với giá 600.000,00 Euro.

 

Giai đoạn đầu tôi điều Thầy Hạnh Nhơn về đây. Phải nói rằng Thầy ấy rất khéo tay và quý anh em Phật tử ở các vùng như Stuttgart, Reutlingen, Ravensburg, Friedrichshafen v.v…cứ mỗi cuối tuần đều về đây làm công quả, sửa sang suốt trong vòng hơn 1 năm như vậy mới tạm hoàn tất. Và tháng 7 năm 2008 khi tôi được tấn phong lên ngôi vị Hòa Thượng tại giới đàn Pháp Chuyên ở Chùa Viên Giác Hannover, sau đó chư Tăng Ni đã về đây dự lễ An Vị Phật. Thuở ấy còn thô sơ lắm, nhưng nhờ Thầy Hạnh Tấn thỉnh Tôn Tượng Đức Bổn Sư và bàn thờ từ Trung Quốc về kịp, nên Tu Viện trở nên ấm cúng hơn. Phải nói rằng thời gian nầy Thầy Hạnh Nhơn rất cực với Tu Viện, từ Chánh điện xuống nhà bếp, từ phía trước đến phía sau, từ tầng trên xuống tầng dưới. Bây giờ quý Phật tử về có chỗ nghỉ ngơi cho gần 30 người ở tầng trên, là do Thầy Hạnh Nhơn đôn đốc các anh em cư sĩ thực hiện, nhưng rồi nhân duyên vốn là hai chữ khó lường, nên Thầy Hạnh Nhơn đã ra đi sau gần 2 năm khổ nhọc với chốn nầy.

 

Kế tiếp tôi điều Thầy Hạnh Tâm từ Tâm Giác, đang ở với Thầy Đồng Văn về ở để trông coi chùa viện dùm. Thế là Thầy ấy khăn gói về đây để tiếp nối công việc của Thầy Hạnh Nhơn gần 10 năm như vậy (2009-2018). Trong gần 10 năm nầy Thầy Hạnh Tâm cũng đã ở một mình để chăm lo Phật sự cho Tu Viện hằng ngày và vào mỗi cuối tuần khi có Phật tử viếng thăm, lễ bái Phật. Thầy ấy cũng đã chủ trì việc nới rộng nhà thờ Tổ phía sau Chánh điện, góp phần tạo dựng cổng Tam Quan và Quan Âm Các cùng với Thầy Thích Như Tịnh ở Việt Nam, qua việc đặt gỗ, kiểu cách v.v…Trong thời gian nầy cũng có Thầy Hạnh Giác, Cô Thông Chiếu, Cô Đồng Hương về đây trụ trong nhiều tháng, rồi cũng ra đi. Bởi lẽ đêm khuya cảnh vắng, một chiếc lá rơi, một trái Walnuss rụng xuống mái tôn chùa, nếu ai đó yếu bóng vía thì cũng sẽ không ở lâu được, nhất là trời mùa đông bên ngoài tối đen như mực mà bên trong ngôi Tu Viện rộng thênh thang như thế nầy chỉ có một mình, thì ít có người nào dám phát tâm. Thế mà Thầy Hạnh Nhơn và Thầy Hạnh Tâm đã làm được. Ở đây với tư cách là Sư Phụ của hai Thầy, Thầy xin niệm ân nhiều về việc nầy. Đến năm 2018 thì xem như trả gần hết nợ mượn của Phật tử cũng như tiền cúng dường để tu bổ. Bây giờ đã lên đến trên dưới một triệu Euro. Đây là tài sản chung của người con Phật tại xứ Đức, chứ không thuộc tài sản riêng tư của Thầy, Cô nào. Chúng tôi xin cảm ân tất cả quý Phật tử ở trong cũng như ngoài nước Đức sau khi đóng góp cho Viên Giác ở Hannover cũng như các chùa khác tại Đức, nay lại còn cưu mang thêm cho Viên Đức nữa và Viên Đức bây giờ cũng đã đỡ đi gánh nặng nhiều rồi. Công đức nầy khó diễn tả hết được, nên tôi vẫn thường dùng những chữ “bất khả tư nghì” là vậy.
cay phat tai-1-acay phat tai-1-a

 

Thầy Hạnh Tâm một ngày mùa thu của năm 2018 cũng lại hết duyên với nơi nầy, đi qua vùng Zwickau bên Đông Đức để lập chùa do Phật tử vùng nầy giới thiệu. Thế là tôi phải triệu Thầy Hạnh Nhẫn, rồi Thầy Hạnh Thức về ở tạm thời, mỗi Thầy ở 3 đến 4 tháng. Thế nhưng cũng không đủ duyên để quý Thầy ấy ở lại. Mãi cho đến về sau nầy tôi phải thuyết phục Thầy Hạnh Vân và Thầy ấy đã đồng ý về đây để Trụ Trì từ năm 2018 đến nay. Mới đó mà cũng đã gần 4 năm rồi. Trong thời gian nầy Thầy Hạnh Vân cũng đã thỉnh mời quý Hòa Thượng, quý Thượng Tọa trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu về đây giảng pháp, và đặc biệt đã có mấy lần chẩn tế quy mô dưới sự đăng đàn của Thượng tọa Thích Hoằng Khai và Ban Kinh Sư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Đặc biệt là trong huynh đệ có Thầy Hạnh Hòa vẫn thường xuyên về đây giảng pháp cho quý Phật tử hầu như mỗi tháng một lần trong vòng chừng 2 năm, nhưng kể từ khi Covid 19 xuất hiện đến nay thì việc tu học của Phật tử tại Tu Viện Viên Đức cũng bị thu hẹp lại, hy vọng sau khi không còn nạn dịch bệnh nữa thì Tu Viện và quý Phật tử sẽ trở lại sinh hoạt bình thường như xưa. Cơ sở nầy trực thuộc với Viên Giác tại Hannover, nên giấy tờ đều do Thầy Hạnh Bổn và Thầy Hạnh Giới ký với các cơ quan chính quyền. Tại địa phương thì có Anh Thiện Kính và một số Anh Chị Em khác hỗ trợ. Những ngày lễ vía hay Tết nhất có nhiều Phật tử tại Ulm, Mannheim, Stuttgart, Karlsruhe, Pforzheim, địa phương  Ravensburg cùng những vùng phụ cận như Bregenz (Áo), Saint Gallen (Thụy Sĩ) v.v… cũng đã chung lưng đấu cật với nhau để hộ trì Tam Bảo trong các khâu tổ chức. Nhờ vậy mà Phật sự ở tại Tu Viện Viên Đức càng ngày càng phát triển nhiều hơn.

 

Có lần Thầy Hạnh Vân thưa với tôi rằng: Bạch Sư Phụ, chúng con muốn xây dựng vườn La Hán ở trước sân chùa. Tôi đồng ý ngay và thế là Thầy ấy đã bắt tay vào việc. Nay thì chân dung 18 vị A La Hán với những đường nét điêu khắc trên đá rất tinh xảo đang ngự trị bên cạnh Quan Âm Các, đẹp tuyệt vời và tháng 3 sang năm 2022 sẽ hoàn thành cầu Nhật Bản, hồ Tĩnh tâm và vườn Thiền v.v… lúc đó Viên Đức sẽ là một Tu Viện có không gian yên tĩnh, trầm lắng cũng như rộng rãi để đón tiếp khách thập phương đây đó về vãng cảnh chùa. Trong hiện tại Tu Viện vẫn còn cần đến những bàn tay góp sức của quý vị để xây dựng vườn La Hán và ủng hộ định kỳ hằng tháng để chùa đỡ đi nhiều mối lo. Kính mong quý Đạo hữu khắp nơi gia tâm cho.

 

Từ ngày 20 đến 31 tháng 10 năm 2021 tại Chánh điện Tu Viện Viên Đức chúng tôi đã phát hiện ra cây Thiết Thụ bắt đầu nở hoa. Cây nầy theo tôi nghĩ là đã được trồng và nuôi dưỡng trong Chánh điện Viên Đức từ thời Thầy Hạnh Nhơn và Thầy Hạnh Tâm, đến nay đủ duyên đã nở. Hoa đã nở là một đề tài mà tôi muốn tán dương không phải cho cây hoa, vì hoa vốn vô tình chắc cũng không cảm nhận được gì. Điều cần nhấn mạnh ở đây là hoa Thiết Mộc Lan nầy đã nở ra sau 10 năm chăm sóc là do công sức của Thầy Hạnh Nhơn, Thầy Hạnh Tâm, Thầy Hạnh Vân cùng quý Phật tử đã săn sóc vườn cây cảnh của chùa cũng như vườn hoa tâm linh thật là chu đáo, nên hoa mới nở đúng trong thời gian tôi đang ở đây đọc Đại Tạng Kinh đến hết quyển thứ 51, và cũng nhằm lúc Tổng Thống Đức Steinmeier trao Huân Chương hạng nhất của Cộng Hòa Liên Bang Đức cho tôi vào ngày 8 tháng 12 năm 2021. Đây là một sự kiện đặc biệt, mà Hoa Thiết Mộc Lan của Tu Viện Viên Đức đã góp phần điểm tô thêm nền móng của Phật Giáo tại đây càng ngày càng rạng rỡ hơn, như hoa Sen tại Viên Giác đã đón chào. Hy vọng với hương thơm kỳ diệu ấy sẽ lan tỏa đến mọi người, mọi nhà, không phân biệt là người Việt hay người Đức để chúng ta có được một đời sống tinh thần giá trị hơn.

 

Viết xong vào lúc 15 giờ ngày 28 tháng 10 năm 2021 tại thư phòng Tu Viện Viên Đức Ravensburg thuộc miền Nam nước Đức vào một buổi chiều thu nắng đẹp.

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2020(Xem: 5534)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 3351)
Chuyện đọc kinh sách (do cư sĩ Tường Dinh sưu tầm và diễn đọc)
10/08/2020(Xem: 4323)
Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn có một vương quốc trù phú tên gọi Thắng Man. Dù là một vương quốc giàu mạnh nhưng lòng người ở đây không thành thật, sống trên những giá trị giả dối, phù phiếm. Tại ngôi chợ bên ngoài hoàng thành có một người đàn ông sống bằng nghề bán mũ. Mũ của anh chàng này rất đẹp nhưng không hiểu sao hàng ế ẩm nên anh chàng toan tính bỏ nghề, tìm nghề khác sinh sống. Trên đỉnh núi quanh năm tuyết phủ có một nhà tiên tri, theo lời đồn có lẽ tu hành cả trăm năm và đã thành tiên. Nhân vương quốc cho mở đại hội để người dân vui chơi, ăn uống thỏa thích, nhà tiên tri chống gậy xuống núi để quan sát nhân tình, nhân đó tiên đoán vận mệnh của vương quốc. Trong dòng người hỗn độn, đủ thứ trò vui chơi vô cùng náo nhiệt, nhà tiên tri dừng lại bên cửa hàng bán mũ. Thấy một người đàn ông đang ngồi ủ rũ, nhà tiên tri hỏi:
09/08/2020(Xem: 7626)
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới. Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
02/08/2020(Xem: 11785)
Ấn Độ Một Hung tin Đẫm lệ Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã Viên tịch trong cơn Đại dịch Covid 19
27/07/2020(Xem: 10753)
Lương Hoàng Sám Pháp (Thi Hóa của Thích Linh Như)
27/07/2020(Xem: 2946)
Nhắc đến thuyết nhân duyên "trùng trùng duyên khởi" của nhà Phật. Trong cái này lại cài đặt liên kết với cái kia, nếu không quen cô bạn đạo Chúc Hảo, làm sao có cuộc đi chơi kiểu "Dế mèn phiêu lưu ký" mãi tận đến Orlando của xứ biển Florida, làm sao quen được những thiện hữu tri thức chủ nhân của ngôi nhà Thiền với hồ bơi được tôi đặt cho một cái tên thật ấn tượng: Hồ “Trường Lưu Thủy". Câu chuyện bắt đầu từ cú điện thoại của Chúc Hảo vào đầu năm: - Năm nay trường Nữ Trung Học Nha Trang của tụi mình tổ chức họp mặt tại Orlando, cũng có thể là lần cuối vì các Thầy Cô già yếu và rơi rụng hết cả rồi. Vậy mi có đi không? Vợ chồng con cháu đại gia của tao có nhà tại bãi biển sẽ cho tụi mình tá túc tha hồ tắm biển.
23/07/2020(Xem: 3086)
Giáo lý của Đức Phật rất cao siêu thâm thúy, nhưng người học có số hiểu giống nhau, có số hiểu khác nhau. Và thực hành thì mỗi người áp dụng càng khác nhau nữa, cố sao theo cái hiểu của mình để tâm an lạc. Riêng tôi, tôi cũng hiểu và áp dụng theo cách riêng của tôi. Và trong đạo Phật, Lý Nhân Quả tôi đặt làm trọng tâm tin tưởng tuyệt đối xem như kim chỉ nam hướng dẫn tôi suốt cuộc đời. Tôi không rõ lắm từ lúc nào, lý nhân quả đã thấm nhuần vào tâm trí tôi. Cũng có thể bắt nguồn từ khi tôi còn bé lúc tôi được mẹ và các chị đưa tôi vào sinh hoạt ngành Oanh vũ, ngành dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi của Gia Đình Phật Tử. Lý nhân quả thấm đượm hồn tôi rất sâu sắc từ bé đến bây giờ.
15/07/2020(Xem: 3923)
Người phụ nữ da đen ăn trộm 5 quả trứng, viên cảnh sát Mỹ không bắt mà xử trí đầy bất ngờ Cách đây 6 năm, ở Mỹ đã diễn ra một câu chuyện vô cùng cảm động giữa viên cảnh sát William Stacy và một người mẹ da đen Helen Johnson. Khi ấy là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vọng của người phụ nữ này, nhưng vị cảnh sát đã cứu sống cuộc đời cô. Đó là vào một ngày thứ 7, khi Helen bị bắt gặp đang ăn trộm 5 quả trứng trong siêu thị. Cô đã rất hoang mang khi cảnh sát đến. Tuy nhiên, thay vì bắt giữ cô về đồn cảnh sát, viên cảnh sát đã dành tặng cô một bất ngờ thú vị. Hàng tuần, Johnson đều phải nuôi nấng hai cô con gái và hai đứa cháu mới lên 1 và 3 tuổi, trong khi phúc lợi xã hội của cô chỉ có 120 USD một tháng.
12/07/2020(Xem: 8460)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]