Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất

12/10/202113:22(Xem: 16340)
21. Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất






ma to dao nhat



Nam mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ

 

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất (709-788 ), ngài là vị có công đặt nền móng vững chắc cho Thiền Phái Lâm Tế và Quy Ngưỡng)

Ngài có họ là Mã, nên được gọi là Mã Tổ, đạo hiệu của ngài là Đạo Nhất, quê ngài ở huyện Thập Phương. Giáo sử ghi rằng ngài có những dấu hiệu đặc biệt của  một Thánh nhân: mắt sáng như hổ và dáng đi như trâu, lưỡi dài chạm mũi và dưới bàn chân có hình bánh xe.


Mã Tổ Đạo Nhất là một Thiền sư  lừng danh đời nhà Đường, Trung Hoa, ngài là đệ tử đắc pháp xuất sắc nhất của Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng (đại đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng) và khi ra giáo hóa, Ngài có đến 139 đệ tử đắc đạo như ngài Hoài Hải, ngài Nam Tuyền, ngài Pháp Thường, ngài Huệ Hải, ngài Trí Tạng, ngài Trí Thường, ngài Bảo Triệt.

Ngài xuất gia từ nhỏ tu theo thiền định. Ngài được Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng chỉ cho Ngài cách ngồi thiền là trong lúc ngồi thiền, tâm phải an trú trong tĩnh lặng, không nhớ, nghĩ ,quán điều gì thì tâm phát sáng , tỏ rõ tự tánh , đó là Phật tâm hiển lộ .

Ngài về Giang Tây bắt đầu giáo hoá ,  Ngài giảng kinh Lăng Già và dạy chúng: “Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp.” (Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi pháp môn.)

Sư phụ giải thích: tu theo Đạo Phật là hành giả phải bước vào “cửa không” tức là phải bước cửa Bát Nhã, cửa Bát Nhã là cửa trí tuệ, phải có trí tuệ mới thấy rõ bản tâm mình, thấy rõ tâm mình là chấm dứt sinh tử khổ đau.

Mã Tổ dạy chúng đệ tử “tức tâm tức Phật”, có nghĩa là hành giả phải nhận ra chính nơi tâm mình là Phật, ngoài tâm không bao giờ có Phật. Đây là lời dạy cốt tủy từ ngàn xưa cho đến mãi ngàn sau mà hàng đệ tử Phật phải khắc cốt ghi tâm để không lầm đường lạc lối, vì ngày nay chúng ta băng đèo, vượt núi để cầu để tìm Phật mà không hề biết Phật ở ngay trong tâm mình. Vì sao Phật ở trong tâm mình mà mình lại đi tìm bên ngoài ? đây là dấu hỏi mà tự bản thân mỗi hành giả phải tìm câu giải đáp.

Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2013(Xem: 12506)
Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì đã ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau: "Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế".
26/08/2013(Xem: 7503)
Vào một buồi chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư sĩ khắp nơi tụ về, Ðức Thế tôn vào hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thình và tiếng khè khè của một gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa gọi:
16/08/2013(Xem: 6389)
Sư thượng đường kể: Ngày xưa, có một con chó bị bệnh ghẻ lác, nên bị chủ quăng bỏ ra ngoài bờ sông. Cạnh bờ sông có một vị sư già sống trong một am cốc nghèo nàn, ngày ngày đi khất thực để sống.
14/08/2013(Xem: 32555)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
13/07/2013(Xem: 5517)
Em như cô gái hãy còn xuân. Trong trắng thân chưa lấm bụi trần. Xuân đến xuân đi trên mái tóc. Cô gái đương xuân mơ chuyện ... vợ chồng.
08/07/2013(Xem: 6090)
Trong cuộc đời đã bao lần bực dọc, hờn giận vì những việc thật nhỏ nhoi mà hư đi những chuyện quan trọng, làm mất lòng bạn bè, người thân, mà tâm cũng chẳng vui. Cuộc sống ngắn quá nên một lần nghe cô bạn kể chuyện này, ngẫm nghĩ và ngồi viết lại để mong lúc nào mình cũng sẽ làm được như thế. Bỏ hết những âu lo cho nhẹ nhõm trong lòng
02/07/2013(Xem: 18640)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
28/06/2013(Xem: 6360)
Liên hệ giữa con người và Thiên Nhiên thấm nhuần cả nền văn hoá, vì ai cũng thấy rõ rằng mình hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường. Ở Ấn Độ cũng như các nước theo đạo đa thần thời đó, các vị Thần là chân dung của các sức mạnh Thiên Nhiên.
28/06/2013(Xem: 6443)
Năm lên mười hai, gặp thời loạn ly, cha mẹ đều bị giặc giết, Sinh sầu thảm mấy tháng liền, mất ăn mất ngủ lại thêm căn tạng yếu đuối nên lâm bệnh nặng, thần kinh hốt hoảng luôn luôn giật mình, nằm mơ thấy toàn máu lửa, sọ xương.
27/06/2013(Xem: 3461)
Kho tàng kinh điển, thi kệ của Đạo Phật truyền lại cho nhân gian biết bao châu ngọc để suy ngẫm, tu tập, thưởng thức, mài giũa … tùy căn cơ, nhu cầu và cảm quan nhận thức của mỗi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]