Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

34. Quốc sư Thông Biện, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông

30/08/202112:23(Xem: 15666)
34. Quốc sư Thông Biện, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông


277_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thong Bien


Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Quốc Sư Thông Biện. Ngài thuộc đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông, là đệ tử nối pháp của Thiền Sư Viên Chiếu. Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 277 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Sư có tên gốc là Thiền Sư Trí Không, khi vào cung đình Sư được Vua tấn phong là Quốc Sư Thông Biện, có nghĩa là vị Sư thông suốt và biện tài.
Sư họ Ngô, quê ở Đan Phượng, vốn con nhà họ Thích, tánh rất thông minh lại hiểu tột Tam học.
( Sư Phụ có nhắc Cụ Tâm Thái cũng họ Ngô cùng họ với Sư).

Ban đầu, Sư đến chùa Kiết Tường tham vấn với Thiền sư Viên Chiếu, thâu nhận được ý chỉ. Sau, Sư đến trụ tại Quốc Tự trong kinh đô Thăng Long, từ đó Sư lấy hiệu là Trí Không.

Từ nhỏ, Sư thông minh đọc kinh sách chú trọng vào Tam học đạt tới chỗ tột cùng và được thiền sư Viên Chiếu ấn chứng nối thừa trụ trì chùa Khai Quốc.

Năm 1096, năm thứ 5 niên hiệu Hội Phong, ngày rằm tháng hai, bà Hoàng Thái Hậu Phù Thánh Cảm Linh Nhân (Ỷ Lan), đến chùa thiết lễ trai tăng. Khi đó bà hỏi các vị kỳ túc:
- Nghĩa Phật, Tổ có gì hơn kém? Phật ở phương nào? Tổ ở thành nào? Đến nước này từ bao giờ? Truyền trao đạo cùng ai trước ai sau? Người niệm danh hiệu Phật, người đạt tâm ấn Tổ, chưa rõ ý chỉ thế nào?

Mọi người đều không đáp được, Sư Thông Biện bèn tâu:
- Thường trụ thế gian, không sanh không diệt gọi là Phật. Rõ biết tâm tông của Phật, hạnh và giải tương ưng gọi là Tổ. Phật và Tổ chỉ là một, bởi những kẻ lạm học dối nói có hơn có kém mà thôi. Vả lại, Phật là giác. Cái giác này xưa nay lặng lẽ thường trụ. Tất cả chúng sanh đều đồng có lý này, chỉ vì tình trần che lấp, theo nghiệp trôi lăn, chuyển thành các cõi.

Phật do lòng từ bi, cho nên thị hiện ở Ấn Độ, 19 tuổi xuất gia, 30 tuổi thành đạo, ở đời nói pháp 49 năm, mở bày pháp phương tiện khiến người ngộ đạo, đây là một thời đại Hưng giáo vậy.
Sắp nhập Niết Bàn, Phật sợ người đời lầm mắc kẹt, nên bảo ngài Văn Thù rằng: “Ta 49 năm chưa từng nói một chữ sẽ bảo là có nói ư?”

Nhân Phật cầm cành hoa sen lên, trong hội chúng đều mờ mịt, chỉ có tôn giả Ca Diếp đã ngộ, bèn đem Chánh pháp nhãn tạng trao cho, đó là vị Tổ thứ nhất. Đây gọi là Tâm tông giáo ngoại biệt truyền vậy.

Sư Phụ giải thích: câu giải đáp của Thiền Sư Thông Biện rất quan trọng, làm nền tảng cho các nhà sử học thế hệ sau phăng tìm và viết thêm về lịch sử PG truyền vào đất nước VN, lời đáp của Sư được xem là những nét khai phá đầu tiên của con đường truyền bá PG nói chung và Thiền Tông nói riêng vào xứ Việt.

Câu trả lời của Sư rất tuyệt vời, bao hàm cả lý lẫn sự dù chỉ là đề tài khô khan về lịch sử, nhưng mỗi lời giải đáp của ngài là một bài học để giúp hành giả vừa học về lịch sử, vừa học về tâm linh.

Về sự: có lịch sử Đức Phật ở Ấn Độ có nói pháp trong 49 năm, rồi truyền xuống cho sơ Tổ Ca Diếp…
Về Lý: Thường trụ thế gian, không sanh không diệt gọi là Phật. Rõ biết tâm tông của Phật, hạnh và giải tương ưng gọi là Tổ.
Hạnh và giải tương ưng là lời nói đi đôi với việc làm đó là hành trạng của Chư Tổ.

Tổ biết rõ tâm tông của Phật, lấy tâm làm tông, lời nói đi đôi với việc làm, đời sống tu tập luôn tương ưng và song hành với những gì mà quý ngài diễn giảng, sự và lý lúc nào cũng dung thông với nhau.

“Tất cả chúng sanh đều đồng có lý này, chỉ vì tình trần che lấp, theo nghiệp trôi lăn, chuyển thành các cõi”. Câu giải đáp này quá hay của TS Thông Biện. Tình trần che lấp là ý nói chúng sanh luôn bị những bụi bặm của vọng tưởng phân biệt làm che lấp tánh giác để rồi tạo nghiệp, do nghiệp đã tạo khiến họ bị dẫn dắt đến các cõi giới tối tăm, tham lam thì dẫn đến ngạ quỷ súc sanh, tức giận chuyển sanh Atula, nhẹ nhàng thì thác lên cõi trời hưởng phước…không phải sau khi chết mà ngay trong đời sống này vừa dấy khởi vọng niệm, thì lập tức chúng sanh đó đã chuyển sanh vào các cõi giới tương ứng rồi.

“Tâm tông giáo ngoại biệt truyền”. Sư phụ giải thích cụm từ “Giáo Ngoại Biệt Truyền” rất hay, con ghi nhớ mai, vì lâu nay con cũng hiểu sai 4 chữ này là “Truyền riêng ngoài giáo điển” tức là truyền thừa ấn chứng bên ngoài Kinh điển. Sp giải thích không phải như vậy, truyền ngoài kinh điển là ý nói sự thấy tánh thành Phật và sự ấn chứng truyền thừa của chư vị tổ sư hay thầy trò truyền trì cho nhau không mắc kẹt trong ngôn ngữ phương tiện của kinh điển, vì kinh điển chỉ là phương tiện để giáo hóa mà Đức Thế Tôn đã khẳng định điều này trong Kinh Kim Cang rằng “Nhữ đẳng Tỳ-kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”, có nghĩa là “Này các Tỳ kheo, ta nói pháp ví dụ như chiếc bè, chánh pháp còn nên bỏ, huống là phi pháp”. Căn cứ trên lời này mà Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã tuyên bố dõng dạt rằng:

“ Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật”.

Có nghĩa là:

“Không bày đặt chữ nghĩa
Trao truyền ngoài giáo điển
Chỉ thẳng vào Tâm người
Thấy tánh mà thành Phật”

Người đời sau nghe qua hiểu sai nên hết lời chỉ trích và phản đối, một trong những người phản đối đó là Thiền Sư Đức Sơn Tuyên Giám, lúc chưa ngộ đạo ngài từng nói “..Những kẻ ma ở phương Nam dám nói trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật ?. Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng, diệt hết những giống ấy để đền ơn Phật.?”. Ngài Đức Sơn nói là làm, ngài lên đường tiến về phương Nam với bộ Thanh Long sớ sao, cho chính ngài sớ giải. Giữa đường ngài gặp một bà già bán bánh, ngài vào quán ăn sáng, cụ bà hỏi ngài gánh đồ gì mà nặng nề thế. Ngài bảo là “bộ Thanh Long Sớ Sao” (giải thích Kinh Kim Cang). Cụ bà xin phép hỏi ngài một câu nếu ngài trả lời được thì bà cúng dường thức ăn sáng, nếu không trả lời xin thỉnh ngài qua quán khác. Ngài hoan hỷ. Cụ bà hỏi “ Kinh Kim Cang Phật có nói “ quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc, vậy xin hỏi Thầy điểm tâm nào? “ Ngài Đức Sơn im lặng không đáp được, ngài bèn lặng lẽ rời quán. Cụ bà chạy theo cho địa chỉ và khuyên ngài đến học pháp với Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín. Ngài Đức Sơn liền đến đó, sau một thời gian đã ngộ đạo và ngài đã đem bộ Thanh Long Sớ Sao ra trước chùa đốt bỏ để sám hối nhưng lỗi lầm mà trước đây ngài mắc phải vì cố chấp dính kẹt vào ngôn ngữ của Kinh điển.

Giáo ngoại biệt truyền là thông điệp giúp cho hành giả sau khi học kinh điển rồi nhận ra bản tâm của rồi thì phải tự vượt thoát không dính mắc vào ngôn ngữ của kinh điển, kinh điển như chiếc bè đưa qua sông, qua sông rồi phải để lại chiếc bè chứ không được vác chiếc bè trên vai mà đi tiếp.


Kính mời xem tiếp




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5869)
Tôi gọi điện cho Hâysen Kinchơ xem ông ta có phải định đi vào thành phố không. - Có, sẽ đi! – Ông ta trả lời tôi với một giọng khô khan, lạnh lùng.
10/04/2013(Xem: 14608)
Mấy tháng lại đây, thỉnh thoảng tôi có nhận những đóa hoa hồng do Phật Tử gởi tặng. Những đóa hoa hồng đó được bọc bởi bông gòn ẩm nước...
10/04/2013(Xem: 5098)
Bốn giờ sáng…đòan khảo sát xuất phát từ Chùa Đông Lai tiến dần về vùng núi Cấm. Đòan đi hai xe khoảng hơn sáu mươi vị. Gồm có thầy Chủ nhiệm...
10/04/2013(Xem: 4562)
Kinh thành Kosambi đang trải qua những ngày chấn động kinh hoàng. Hoàng hậu của nhà vua vừa bị ám hại, còn bà thứ phi xinh đẹp sắp lên giàn hoả. Dân chúng sống trong nỗi khoắc khoải lo âu. Họ sợ cả tiếng trống sang canh giữa đêm khuya im vắng, tưởng chừng như đó là hồi chuông báo tử đang giáng xuống đất nước lâu nay vốn rất yên bình hoà nhã.
10/04/2013(Xem: 4431)
Đầu tháng tư đã có những cơn mưa nặng hạt kéo dài. Bầu trời khi trong veo, lúc lại thăm thẳm mù mây. Hai bên bờ nước thường dâng cao, cây cỏ ...
10/04/2013(Xem: 4261)
Hạnh đi thơ thẫn quanh sân chùa suốt một buổi sáng nhưng không hề bước vào bên trong chánh điện. Suốt ba ngày tết cô cứ nằm lỳ trong phòng, chỉ ra ngoài khi đói bụng hoặc tắm giặt. Từ chối hết mọi lời mời mọc đi chơi của đám em và bạn bè, Ba mẹ có hỏi thì Hạnh bảo thích yên tĩnh nghĩ ngơi mấy ngày … rồi thôi. Mọi người cũng bận lo vui chơi đi đây đó chúc tết bạn bè thân tộc. Chẳng ai buồn chú ý đến đứa con gái ương ngạnh này đâu. Cô đã quen sống như vậy lâu rồi, cũng như quen với công việc mình làm đã bao năm. Vậy mà công việc ấy bây giờ lại bấp bênh như cánh bèo dạt mây trôi.
10/04/2013(Xem: 4332)
- Nào nhanh lên mấy đứa. Chúng ta phải đi sớm cho kịp khóa lễ. Hiền vừa dắt xe ra sân, vừa không ngừng hối thúc các em.
10/04/2013(Xem: 4688)
Tôi chưa từng gia nhập một đòan thể xã hội nào, cũng không hề có ý định trở thành một nhà từ thiện chuyên nghiệp. Nhưng tôi vẫn thường tham gia vào các hiệp hội cứu trợ. Tôi đi chủ yếu vì ham vui, vì tò mò, hơn là vì lòng nhiệt thành của tuổi trẻ. Và trong các chuyến đi ấy, tôi đã gặp chị.
10/04/2013(Xem: 4469)
Mỗi sáng khi cầm chổi quét sạch những chiếc lá rụng đầy trước sân chùa, Tôi cứ tự hỏi:_ “ Người ta nếu không vì mục đích nào đó mà phấn đấu, để tin yêu ...
10/04/2013(Xem: 4209)
Tôi ra đi rồi lại trở về. Hay nói khác đi là vừa trở về, tôi lại vội vã ra đi. Những chuyện đến đi như thế thường chưa bao giờ được tính toán trước. Về ý nghĩa ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]