Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có Những Lúc Tôi Chỉ Muốn Chết (chuyện kể của 1 người Úc gốc Việt nhiễm bệnh giữa đại dịch Covid-19 tại Melbourne, Úc Châu)

25/08/202003:25(Xem: 4284)
Có Những Lúc Tôi Chỉ Muốn Chết (chuyện kể của 1 người Úc gốc Việt nhiễm bệnh giữa đại dịch Covid-19 tại Melbourne, Úc Châu)


Tina Tran Dinh
Có Những Lúc Tôi Chỉ Muốn Chết 



Lời người dịch: Thành phố Melbourne hiện vẫn còn trong thời gian phong tỏa giai đoạn 4 k
éo dài đến giữa tháng 9 và cũng thuộc tiểu bang bị nhiễm bệnh cao nhất nước Úc hiện nay. Mỗi ngày thức dậy, người dân Melbourne lại được cập nhật với những tin tức số người bệnh, số người chết mỗi ngày... khiến nhiều người lo lắng, bất an. Những người thân gần xa cũng thăm hỏi, lo lắng cho người Melbourne. Cộng đồng người Việt dù có ý thức cao về việc tuân thủ các luật lệ và phòng ngừa nhưng vẫn nằm trong danh sách những cộng đồng sắc tộc có tỉ lệ mắc bệnh covid-19 cao. Tuần qua, khi đọc Facebook của Bệnh viện Western Heath, QT tìm thấy câu chuyện thú vị và cảm động của một cô gái Việt cũng là bệnh nhân covid-19 đã chia sẻ trên báo Herald Sun. QT hy vọng những tâm tình của Tina sẽ giúp mọi người hiểu thêm về những trải nghiệm của người bệnh để mình cố gắng tự bảo vệ và đề phòng cho mình và gia đình để không bị mắc phải căn bệnh này. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.
  

Ba của Tina Đinh đang chống chọi để sống còn tại Khu Chăm Sóc Đặc Biệt và cô gái 26 tuổi mới ra khỏi khu này sau khi chết đi sống lại từ căn bệnh covid-19. Hôm nay, Tina thổ lộ coronavirus đã ập đến và làm tang thương gia đình của họ ở vùng Sunshine như thế nào.


Vào thứ Sáu, ngày 17 tháng 7, Tina đã năn nỉ Mẹ cô, bà Dung Huỳnh 60 tuổi đừng đi làm.

 

Những đồng nghiệp của bà làm tại hãng Bertocchi Smallgoods đã được xác nhận bị nhiễm bệnh Coronavirus, nhưng vì là một nhân viên công nhật, bà Dung cảm thấy mình không có sự chọn lựa nào khác.

 

Vào buổi trưa, bà Dung và những người làm chung được yêu cầu đi về đi làm xét nghiệm Covid-19 và tự cách ly.

 

"Thật đáng sợ khi cuối tuần cô nhận hết cú gọi này đến cú gọi khác từ những người bị nhiễm bệnh vừa khóc vừa bảo cô họ bị dương tính khi làm xét nghiệm", Cô nhớ lại. "Cuối tuần có 17 người đã bị nhiễm bệnh."


Từ ngày Chủ Nhật trở về sau, Ba Mẹ tôi ngã bệnh - bệnh thật nặng.

Sau xét nghiệm đầu tiên âm tính, bà Dung và ông Hoàng 72 tuổi đã làm thêm một xét nghiệm khác vào ngày 25 tháng 7 và có kết quả xác nhận hai vợ chồng đều nhiễm bệnh Covid-19.

 

Mặc dù không có triệu chứng gì, Tina 26 tuổi vẫn đi làm xét nghiệm chiều hôm đó nhưng chẳng bao lâu sau, cô nhận ra mình không cần phải chờ kết quả xét nghiệm nữa.

 

“Từ sáng Chủ Nhật khi thức dậy tôi biết tôi đã bị nhiễm bệnh Covid. Bạn tin chắc vào điều đó. Đó không phải là căn bệnh thông thường”, Cô nói.

 

Bất chợt bạn mất khứu giác, bạn mất vị giác, bạn bị nhức đầu liên tục cả ngày lẫn đêm.

 

Tôi nhớ lại cảm giác lạnh run bần bật mà không làm sao có thể thoát khỏi được.

 

Mặc dù Ba Mẹ cô đã bệnh nằm liệt giường, nhưng Tina nhanh chóng trở thành người bệnh nặng nhất trong gia đình.

 

Dù cô còn trẻ và sức khỏe không có vấn đề gì ngoài bị suyển nhẹ, cô trải qua cơn nóng sốt, nhức đầu, buồn nôn và ớn lạnh liên tục – và cuối cùng phải kêu xe cấp cứu nhập viện vào lúc 8 giờ tối ngày 29 tháng 7.

 

Tina được theo dõi 24 tiếng ở bệnh viện Footscray và được xuất viện với máy theo dõi nồng độ oxy tại nhà và nhận những cú gọi thường xuyên từ các bác sĩ và nhân viên “Chương Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nhà” của bệnh viện Western Health (Sunshine Hospital, Footscray Hospital, Williamstown Hospital, Sunbury Day Hospital).

 

Nhưng khi về nhà, cô được báo Ba cô đã được chuyển đến bệnh viện Sunshine. Sau khi run rẩy cả đêm ông Hoàng chỉ còn phản ứng một phần.

 

Vào sáng thứ Bảy, mức độ oxy của Tina đã xuống tới mức nguy hiểm 84 % và các bác sĩ đã cấp tốc đưa cô quay trở lại bệnh viện.

 

Xe cứu thương đã đến đúng lúc. Cô nói: “Họ đã đưa tôi đi ngay vì tôi không thở được. Điều đó xảy ra rất nhanh và bạn ngừng thở. Đơn giản là bạn không thể hít thở không khí được.”

 

Covid-19 I want to die (4)
Tina (Tran) Dinh, người Úc gốc Việt,
nhân vật chính trong câu chuyện




Tôi thậm chí không thể diễn tả nó. Đó là một cảm giác kinh hoàng nhất bởi vì bạn không hiểu tại sao. Bạn đang cố gắng làm mọi thứ bạn có thể với miệng và mũi, bạn đang cố hít không khí, nhưng không khí không vào được. Nó giống như bị ngạt thở vậy.

 

Một đội ngũ khoảng 10 bác sĩ chuyên khoa ở Khoa Hô Hấp của bệnh viện Footscray nhanh chóng nhận thức rằng họ không có sự chọn lựa nào khác là đặt máy trợ thở cho cô trong tình trạng hôn mê.

 

Bốn ngày sau đó, Tina thức giấc một mình trong phòng, người cô chằng chịt những ống chuyền từ cổ họng và mọi chỗ khác.

 

Khi tôi mở mắt, tôi không biết thời gian đã qua bao lâu và không biết mình đang ở đâu.

 

Tôi chỉ nhớ nằm ở đó rất sợ hãi, thực sự sợ hãi. Tôi hoàn toàn cô đơn và không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình.

 

Tất cả mà tôi biết được đó là tôi không thở được.

 

Tôi nợ các bác sĩ và y tá kiếp này. Tôi không thể diễn tả được tình thương yêu mà tôi dành cho họ.

 

Điều duy nhất khích lệ tôi mỗi ngày đó là mỗi khi họ đến, điều đầu tiên mà họ làm đó là nắm lấy bàn tay và xiết nhẹ tay tôi.

 

Đó là sự liên lạc duy nhất mà bạn có thể có và là điều nhắc nhở duy nhất là bạn vẫn còn hiện hữu.

 

Đó là một trải nghiệm kỳ dị khi bị bao quanh bằng đồ nhựa cả ngày đêm.

 

Bạn với tới và bạn không đụng bất cứ cái gì ngoài chỉ là đồ nhựa mà thôi.

 

Sau nhiều ngày, Tina trở nên tỉnh táo hơn, nhưng cô sửng sốt khi nghe tin Ba của cô được đặt nội khí quản cùng ngày với cô. Tệ hơn nữa ông Hoàng vẫn còn bệnh rất nặng nên không thể ngưng máy hỗ trợ sống.

 

Có những lúc tôi chỉ muốn chết. Thật khó chịu đựng nổi. Tôi không thể chịu đựng được nữa.

 

Tôi thật lo cho Ba, nhưng tôi cũng không muốn nghĩ đến nữa.

 

Khi thấy khỏe, Tina mở điện thoại xem tin tức thế giới bên ngoài. Những gì cô thấy thật là đáng sợ. Một người đàn ông Melbourne 33 tuổi vừa mất vì bệnh covid-19 và Tina lo sợ khả năng chẳng lâu sau có tin cô sẽ là người phụ nữ ẩn danh trong độ tuổi 20 vừa mất.

 

Sự sợ hãi của cô biến thành cơn giận dữ. Cô nói: “Tôi thật sự rất sợ hãi khi đọc tin có người đi biểu tình phản đối lệnh phong tỏa, những người không tuân thủ quy định và gọi đây là trò lừa. Tôi thật tức giận.”

 

Cô nói thêm về suy nghĩ vào thời gian đó: “Tôi được đưa vào đây nằm. Không ai biết rằng những người như tôi… Chúng tôi đang ở Khu Chăm Sóc Đặc Biệt ngay lúc này và tôi không thể tự thở được. Tôi muốn tháo bỏ hết mọi thứ vì tôi đang được truyền nối với nhiều máy móc quanh cơ thể mình ngay lúc này. Tôi mang nhiều đường truyền qua kim khắp cả người và đó là sự thật. Tôi không hiểu tại sao những người ngoài kia lại không tin điều này.”

 

Với lòng quyết tâm trở về nhà và hậu thuẫn Mẹ mình, Tina cuối cùng có thể ra khỏi Phòng Chăm Sóc Đặc Biệt và sau đó được về nhà vào thứ Hai.

 

Cô vừa bị viêm phổi vừa bị dương tính Covid-19, Tina mất nhiều tháng trời mới có thể hồi phục từ những triệu chứng nặng nhất của coronavirus mà cô mắc phải.

 

“Bạn không có sức. Không có sự tôn nghiêm nào đơn giản vì bạn không thể tự làm bất cứ điều gì.”, cô nói.

 

Tôi vẫn không thể ngồi lâu hơn nửa tiếng đồng hồ.

 

Tôi không có sức lực nào cả. Bạn không thể đi, bạn thậm chí không thể đứng lên vì vậy các chuyên viên vật lý trị liệu phải giúp bạn phục hồi sức mạnh cơ bắp trở lại.

 

Trong cơ thể tôi không có một chỗ nào mà họ thật sự không chích hay làm gì đó đối với tôi.

 

Tôi có vị Covid ở trong miệng – nó có vị kim loại và nó cứ nằm mãi ở đó. Thậm chí sáng nay tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng chỉ để đánh răng bởi vì tôi không thể chịu đựng nổi cái vị này.

 
Nhưng hiện tại Tina tập trung tất cả vào Ba của cô.

Máy trợ thở để duy trì mạng sống ông Hoàng hai tuần qua bây giờ phải tạm ngưng trước khi nó làm cơ thể ông hư hại thêm.

Dù phải chống chọi với bệnh viêm phổi và ba thứ nhiễm trùng khác, tim và thận của ông Hoàng vẫn còn tốt, đó là dấu hiệu tốt, dẫu vậy không ai biết trước chuyện gì sẽ xảy ra khi ông thức dậy.

Cô nói: “Tôi hy vọng ông sẽ sớm khỏe lại bởi vì chúng tôi nhớ ông lắm. Chúng tôi FaceTime với ông mỗi ngày và thật là đau lòng khi thấy ông như thế, chúng tôi chỉ muốn ôm ông.”

Ông có thể nghe chúng tôi nói. Tối qua, ông thật sự cố gắng cử động và ông đã khóc, vì vậy các điều dưỡng viên đã lau nước mắt cho ông. Tim tôi đau đớn khi các bác sĩ và y tá bảo rằng: “Ông ấy đang cố gắng đáp lại tôi.”



Quảng Tịnh Kim Phương (Việt dịch)

Grant McArthur (Health Editor, Herald Sun, August 18, 2020 1:12pm)


https://www.heraldsun.com.au/news/victoria/how-coronavirus-devastated-a-family-from-sunshine/news-story/f200f0cf77017f85832c485433139389




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/03/2016(Xem: 10309)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10241)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
01/02/2016(Xem: 15360)
“Đế Minh” là cháu ba đời Vua“Thần Nông”tuần thú, chuyển dời phương nam Đến núi Ngũ Lĩnh, (Hồ Nam) (1) Gặp nàng “Tiêngiới” lấy làm hân hoan Kết duyên chồng vợ vẹn toàn Sinh con: “Lộc Tục” hiền ngoan nhất đời “Đế Minh” quyết định truyền ngôi
31/01/2016(Xem: 3430)
Dì Trang là em của má tôi. Nếu không kể bên phía má, tôi có thể gọi dì bằng vai thấp hơn. Đơn giản, ba tôi là chú của chồng dì Trang. Khi ba tôi rời Hà Tĩnh để vào Nam, vào một thời xưa lắm, nghĩa là nói kiểu dân gian là năm một ngàn chín trăm gì đó, có dẫn theo một người cháu.
31/01/2016(Xem: 2905)
Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Hơn 30 năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của thời mới lớn! Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm vào mùa mưa lụt, dù đã mấy mươi năm qua cũng chẳng rộng lớn, sửa sang gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên càng hiu hắt buồn. Niềm vui rộn ràng chỉ bừng lên khi thấy một số bạn cũ đã đứng chờ sẵn bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau trong tay với bao niềm cảm xúc, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng!
30/01/2016(Xem: 6115)
Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện nên bệnh nhân phải đi từ sáng sớm đến bệnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.
20/01/2016(Xem: 4613)
Xin có vài dòng tâm tư nơi đây. Truyện này có một tựa đề rát là phim bộ Hàn Quốc. Tác giả đã nghĩ tới các tựa đề khác cho nhẹ nghiệp tình -- thí dụ như “Tay Ai Chưa Nắm Một Lần” hay “Dây Chuông Ai Níu Bên Trời” – thì lại rất là cải lương, và chẳng hấp dẫn tí nào. Truyện này có thể có vài dị bản khác nhau. Nguyên khởi là viết cho Báo Xuân Việt Báo theo nhu cầu phải có chất lãng mạn thế gian. Cùng lúc, gửi cho nhà thơ Kinh Bắc để đăng trên ấn bản xuân tạp chí Suối Nguồn (của Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang), với lời dặn dò rằng xin nhà chùa tùy nghi sửa đổi, cắt bớt, hay thêm vào sao cho phù hợp với chánh pháp.
15/01/2016(Xem: 12330)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
13/01/2016(Xem: 14010)
Việt nam nước tôi có chiều dài lịch sử thăng trầm trãi qua nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm để giữ vững và mở rộng biên cương tổ quốc. Rồi qua hơn ba thập niên kể từ năm 1945 đến năm 1975 của thời hiện đại lại thêm một lần nữa Tổ quốc ngập chìm trong khói lửa chiến tranh tương tàn mà cho đến tận ngày nay vết thương vẫn chưa chữa lành bởi vì người ta nhân danh chủ nghĩa này lý thuyết nọ là những ý thức hệ ngoại lai.
18/12/2015(Xem: 7163)
Mỗi chuyến đi đều có mỗi nhân duyên khác biệt. Chuyến đi Ai Lao lần nầy của ba huynh đệ: tôi, thầy Hạnh Giới và chú Hạnh Tuệ cũng có nhân duyên thật là đặc biệt. Thông thường chương trình của Thượng Tọa Phương Trượng được sắp đặt trước một năm, năm nay chúng tôi sang Úc với Thượng Toạ thời gian ba tháng, từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 1 năm 2004. Chuyến đi nầy sẽ ghé Bồ đề Đạo tràng, vì thương quý thầy cô học tăng Việt nam, sinh viên trường Đại học Delhi, Thượng Toạ sang thăm Ấn độ mỗi năm một lần, để quý vị có cơ duyên được gần gũi, được nghe những lời huấn từ của Thượng Toạ và được tu tập bù lại phần lớn thời gian sống đời lưu học sinh, không chùa, phải ở ký túc xá sinh viên hoặc ở nhà trọ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]