Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bên Cánh Cửa Tre (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm, do PT Tường Dinh diễn đọc)

29/05/202010:49(Xem: 2947)
Bên Cánh Cửa Tre (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm, do PT Tường Dinh diễn đọc)

canh cua tre

Bên Cánh Cửa Tre
Truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm

do PT Tường Dinh diễn đọc





Hôm nay ngày Đại Tường Sư Ông, Sau thời công phu sáng, trước Giác Linh đài, chí thành đảnh lễ, không gian như lắng yên, tĩnh lặng…tất cả nhìn tôn ảnh của Sư Ông với tất cả niềm kính cẩn thiêng liêng, trên bàn thờ những đóa sen hồng đang nở, hòa với những ngọn nến thật huyền diệu lung linh…

- Tâm hả con, vào nhanh đi.

Tiểu Tâm bối rối cả người té ra là …, Chú sợ quá, quỳ xuống lạy Hòa thượng trong tiếng khóc nức nở trong nỗi niềm vừa lo âu và hối hận. Hòa Thượng lấy tay xoa lên đầu chú, vuốt cái chõm tóc dài đang ướt và nắm tay chú nhẹ nhàng từ tốn bảo:
- Con thay quần áo nhanh đi, ước hết rồi, hơ ấm, lạy Phật, rồi ngủ đi con!

Tiểu Tâm rón rén thay vội bộ quần áo đã ướt, đến bên nồi lửa than hơ tay, đi nhanh đến phía Tổ Đường lạy ba lạy rồi về phòng. Mấy huynh đệ đã ngủ yên, chú nằm đó nhưng vẫn miên suy nghĩ, chú vẫn thút thít dù Hòa Thượng chẳng đánh roi nào.

Tiết trời mùa đông, từng trận mưa phùn rả rích suốt cả tuần, từng trận gió lạnh thổi tới đâu như những con dao bén thoa muối cắt vào da thịt. Nếu ai đã từng sống ở miền Trung xứ Quảng chắc chắn rằng không thể nào quên những cơn lạnh tái tê như thế. Người dân xứ này nếu như nhà nghèo thì mùa đông là một cực hình, phần lớn là do thiếu đồ ấm, lò sưởi, chưa nói đến là phải chạy lo miếng ăn từng bữa. Hầu như, những người lớn tuổi già yếu thường hay từ trần trong những lúc thời tiết khắc nghiệt như vầy. Tôi còn nhớ, lúc còn nhỏ, mỗi khi tới mùa đông, ông bà nội tôi phải co ro trong mấy chiếc bao bố tời dầy cộm, rồi thường xuyên cứ ngồi bên cái nồi lửa mà mẹ tôi mỗi khi nấu cơm xong thường lấy than để vào trong đó. Nhiều lúc tôi thấy chân của ông bà nội tôi thường nứt ra đổ máu do không chịu nỗi với cái lạnh.

Ấy thế, tại một làng nông thôn xứ Quảng ấy, có một ngôi chùa với vị Hòa Thượng tuổi ngoài bảy mươi cùng với những người đệ tử sống thanh bần tu niệm. Vị Thầy ấy tuy không phải là bậc thông kim bác cổ, hay có tài năng gì xuất chúng nhưng đức của Ngài cuộc sống chuyên tu, thanh bần, giản dị, thật làm cho người nể phục, là ngọn lửa hồng sưởi ấm cho bà con xóm làng trong những ngày đông giá rét, như gió mát của mùa hè oi bức não lòng, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho dân làng trong những khó khăn nghịch cảnh. Ngài ít nói chuyện, thậm chí cũng ít nói về đạo lý, nhưng từng oai nghi của Ngài thật là những bài pháp không lời có năng lực hết sức đặc biệt. Và mỗi khi Ngài nói ra như được lưu xuất từ tấm tình thương bao la vô hạn của Ngài.
Dân chúng nơi này hầu hết đều làm nghề nông, vì vậy chùa là nguồn vui tinh thần chính cho bà con trong thôn xóm. Ngày, nơi đồng ruộng; đêm về cùng nhau đến chùa thắp hương lễ Phật, tụng kinh, những ngày Sóc Vọng, hoặc ngày mùa thì còn có thêm chè xôi, hương nếp mới. Tuy không phải là cao sang nhưng cuộc sống bình dị ấy đã truyền từ bao thế hệ, nó đã trở thành một nguồn sống linh thiêng trong huyết quản của người dân xứ này.

Ngôi chùa nhỏ, nằm khiêm tốn bên cạnh dòng sông, phía sau chùa là ngọn đồi nhỏ bao bọc, chính vì địa thế như vậy nên mỗi khi đến mùa đông chùa càng lạnh hơn những nơi khác, nước sông thường nhiều hơn do những trận mưa đổ về, rồi từng trận gió cứ lùa từ sông và đi thẳng vào chùa nên mùa đông lạnh càng thêm lạnh.

Và cứ thế nhịp sống của mái chùa quê và cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương che chở của Thầy, thời chiến tranh quê hương bị chìm trong khói lửa, mái chùa cũng một thời bị đỗ nát hoang tàn, nhưng rồi nơi chốn ấy vẫn trở lại hồi sinh với dân làng mộc mạc.

Ngoài vị Hòa thượng tôn kính ấy chùa còn có mười người đệ tử nữa, ngoài những lúc trong thời khóa tu học, các vị ấy vẫn cần mẫn với thửa ruộng và miếng vườn của chùa. Tinh thần “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực- Một ngày không làm, một ngày không ăn” của Tổ Quy Sơn đã thấm đượm trong chốn thiền môn, Tuy làm đây không phải để phát triền kinh tế nhưng cũng để một phần tự túc trong sinh hoạt vừa canh chừng miếng ruộng phước điền của tâm cho những hạt giống tốt được nảy mầm xanh tốt và loại bỏ những hạt giống xấu có nguy cơ làm cho mảnh đất tâm bị đầy cỏ dại. Hơn nữa, làm việc vừa phải trong chánh niệm của người tu thì đó cũng là một trong những pháp môn tu. Hòa thượng cũng thường hay nhắc nhở các môn đệ quan niệm của một nhà tu hành về những vần đề tài vật, và những thứ đó chỉ là những phương tiện tạm thời cho một giai đoạn hay một trú xứ nào đó thôi. Ngài luôn đặc biệt lưu ý đến việc giáo huấn hàng đệ tử của Ngài bằng thân giáo với lòng từ bi độ lượng dù bất cứ trường hợp nào.

Tiểu Tâm con út trong nhà, vào chùa được hơn hai năm, chú thường hay nói cũng không phải vì thích tu nhưng vì thích cảnh chùa nên vào chùa vậy thôi. Thời gian gần đây, Chú thường nói hay nhớ nhà, sau thời kinh tinh độ, thỉnh thoảng chú lén chạy về nhà rồi vội vàng về chùa, mấy tiểu khác vẫn biết nhưng không dám nói ra.

Tối đêm đó, trong một đêm mưa tầm tả, gió từng cơn giật mạnh làm cho bụi tre phía sau chùa như từng hồi gào thét, phía dưới sông nước trên đầu nguồn đổ về làm cho dâng cao, trời càng thêm lạnh.

Ầm…ầm, cánh cửa sau của chùa làm bằng phên tre chỉ khép hờ bị ngọn gió mạnh đánh bật va vào vách, Hòa Thượng nhẹ nhàng khoan thai kéo đóng lại nhưng không cài then, chỉ lấy viên đá kê chắn không cho gió lùa vào. Sau đó, Hòa Thượng về phòng, ôm tấm chiếu tre đem xuống trải ra nằm sau tấm cửa, vì Hòa Thượng lo cho Tiểu Tâm không vào được trong nhà giữa đêm mưa lạnh cóng.
Sau đêm Đông ấy, Tiểu Tâm

như hoàn toàn một người mới, như một khởi điểm cho lộ trình tu học,chú từng bước trưởng thành nhanh chóng với thời gian…
- Ở đời, dù học nhiều kinh điển đi chăng nữa, đôi lúc tưởng chừng như quên hết, chỉ còn lại chút tình thương để sống với đời.
Thầy tôi nói khẽ trong cảm xúc, bên ngoài ánh nắng ban mai đang chiếu nhẹ vào mái chùa tranh, qua khung cửa, một sự trùng hợp đến lạ kỳ, cũng tấm cửa bằng tre do chính Thầy tôi kết. Lắng lòng xúc cảm, cách đây hơn 40 năm bên trong cánh cửa tre Sư Ông đã đợi Thầy tôi, dìu Thầy tôi vào Đạo; và bây giờ, bên trong cánh cửa tre của ngôi chùa quê bình dị, Thầy Tôi đã đưa huynh đệ chúng tôi từng bước trưởng thành nơi chốn thiền môn, một khởi điểm của tình thương để làm chất liệu sống giữa biết bao giông tố của cuộc đời…

Thích Hạnh Phẩm
Melbourne, mùa Đông năm 2020




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2010(Xem: 2084)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái: - Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
16/10/2010(Xem: 3316)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Vốn là vùng rừng núi bạc ngàn nằm trên nóc nhà thế giới, Hy Mã Lạp Sơn là nơi thâm u bí hiểm với sơn lam chướng khí trùng trùng và vô số loài thú dữ cư ngụ sẵn sàng lấy mạng người để làm thức ăn. Thời đó, thổ dân Dravidian không có đủ vũ khí hùng mạnh để chống cự với các loài mãnh thú và tự bảo vệ mình. Từng người vào rừng săn tìm thức ăn đã không thấy trở về. Độc địa nhất không phải chỉ là những hổ, cọp, gấu, beo nằm lồ lộ chờ mồi bên bờ suối, dưới gốc cây hay trong khe đá, mà ngay bên dưới lớp lá khô mục của đường rừng là những loài rắn nguy hiểm chực chờ bước chân người.
16/10/2010(Xem: 2657)
Trong thiền không có đầu đuôi, khúc chiết, lý luận. Nó đập vỡ lý luận. Đó là thế giới lý tưởng của câu thơ lớp ba mồ côi luận lý. Thế giới của những câu cuối lấc cấc, mẹ gà con vịt. Đừng bắt tôi giải thích; hãy lang thang với tôi trong câu cuối của dăm ba chuyện thiền nổi tiếng.
16/10/2010(Xem: 2816)
Trong đời, tôi đã thấy mặt trăng lần nào chưa? Nhìn trăng, tôi nhìn cả đời. Nhưng thấy trăng, tôi không dám nói chắc. Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó, ngày xưa, tôi nằm nhìn mây bay. Nhìn trăng, tôi không thấy trăng. Chỉ thấy lá chuối, chõng tre. Thấy cả tôi với trẻ con hàng xóm nô đùa. Có lần tôi trốn tìm với chúng nó, bị lộ, tôi nhảy bừa vào bụi tre, bất ngờ có đứa con gái đã ngồi sẵn trong đó. Tôi sợ hoảng, toan vọt ra thì nó kéo tay tôi lại, ấn vai tôi xuống, cười đồng lõa. Trong loáng thoáng của cây lá, tôi thấy hai cái răng cửa của nó sáng ngời ánh trăng. Bây giờ, nhìn trăng non, tôi thấy cái miệng và hai cái răng. Tựa như hai cái răng của nó phát ánh sáng và in hình miệng nó lên bầu trời.
16/10/2010(Xem: 2172)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
16/10/2010(Xem: 2035)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
16/10/2010(Xem: 1859)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
15/10/2010(Xem: 2250)
Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.
13/10/2010(Xem: 1706)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
13/10/2010(Xem: 3287)
Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567