Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Thơ: Trả Thịt

17/03/202021:05(Xem: 9368)
Truyện Thơ: Trả Thịt

indian king 2
TRẢ THỊT

 

Nước kia có một ông vua

Nghe lời đồn đãi khó ưa về mình

Ngoài đời có kẻ phê bình

Rằng mình bạo ngược, tính tình tàn hung

Còn về chính trị chẳng thông,

Vua nghe tức bực trong lòng lắm thay

Vua bèn hạ lệnh ra ngay:

“Bắt cho kỳ được tên này về cung

Tên này phạm thượng vô cùng.”

Tuy nhiên mật thám truy lùng không ra

Biết ai mà bắt bây giờ

Nịnh thần có kẻ bất ngờ trình tâu,

Vua nghe ra lệnh tóm đầu

Một viên quan nọ có đâu tội tình

Rồi lên án chịu cực hình

Lóc trăm lạng thịt trên mình quan kia

Sau xương sống, thật thảm thê

Gọi là trừng phạt tội “khi quân” này.

Thế rồi sau một ít ngày

Có người minh chứng vua hay rõ ràng

Vị quan đó bị hàm oan

Dám đâu nói xấu cung vàng khi nao.

Nhà vua hối hận biết bao

Oan người vô tội lẽ nào để yên

Phải đền bù cho người hiền

Đền bù tổn thất lại liền một khi

Vua bèn ra lệnh lạ kỳ

Dùng ngàn lạng thịt tức thì đắp lên

Ngay xương sống, trả lại liền

Nghĩ bù đắp vậy là yên mọi bề.

Vị quan được trả thịt về

Vẫn còn đau đớn não nề khóc than

Cứ rên rỉ suốt canh tàn

Nhà vua nghe được chẳng cần xét suy

Đến nơi vặn hỏi quan kia:

“Ngươi còn khóc lóc làm chi nữa mà

Thịt ngươi ta chỉ lấy ra

Có trăm lạng thịt. Nay ta đền bồi

Một ngàn lạng thịt đủ rồi

Cớ sao ngươi vẫn còn ngồi than thân?”

Nạn nhân mệt mỏi vô ngần

Không còn sức lực, chịu thầm đớn đau,

Người chung quanh vội trình tâu:

“Nếu ai mà có chặt đầu đại vương

Rồi sau họ lại bồi thường

Một ngàn đầu khác cũng không ích gì

Làm sao dính lại đầu kia!”

Vua nghe nói vậy, lầm lì, lặng thinh.

*

Kẻ ngu trong đám chúng sinh

Tham vui hiện tại thoả tình không thôi

Sợ đâu hậu quả tương lai,

Họ gây khổ não cho người chung quanh

Góp gom tiền của về mình

Rồi đem làm phúc, quả lành cầu mong

Mong bao tội lỗi diệt xong,

Nghĩ suy như vậy là không đúng rồi.

Truyện nhà vua lóc thịt người

Khuyên đừng cẩu thả buông lơi việc gì

Bạo tàn, lỗ mãng ích chi

Kẻo khi lầm lỡ khó bề sửa sai!

*

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(Thi hóa Kinh Bách Dụ)

 

The King Was Said

To Have Given Rein To Cruelty

     Once upon a time a man pronouncing his king's crimes, said, "Very cruel is the king. He is incapable of governing."

     On hearing this, the king lost his temper without making sure who it was that had said it. He took his deceitful attendant's advice by holding an eminent minister under arrest. He ordered to have his backbone flayed and have his body cut to one hundred ounces of flesh for punishment.

     Soon afterwards, a man testified the minister's innocence to the king. To his regret, the king ordered one thousand ounces of flesh is given to the minister to make up for what was cut off from his body.

     Later, when the minister gave a groan with pain at night, the king asked, "What's wrong with you? I have given you back ten times more than I had taken from you. Are you not satisfied with it? Why are you still moaning?"

     A bystander replied, "Oh! My great king! If anyone cut your Majesty's head and gave back one thousand other heads, could you Majesty keep out of the way of death? How could getting ten times of the flesh the minister relieve himself the pain?"

     So is the stupid man who is greedy for the present pleasure but not afraid of the consequences for the hereafter. He makes people around him miserable and puts them into requisition trying to make a fortune. On the other hand, he hopes to redeem his sins and obtain blessedness.

     This stupid man is just like the king who first flayed and punished someone and then tried to give him back the flesh. It is impossible that the pain can be eased.

 

(Phần tiếng Anh trích dẫn trong “Sakyamuni’s One Hundred Fables” của Tetcheng Liao)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4873)
Thuở ấy khi vừa bước vào Thiên Đường, Bích Thảo đến đứng trước một cây kỳ lạ, cây vừa là đàn ông vừa là đàn bà. Bích Thảo cúi chào cây một cách kính cẩn và hỏi : "Chào cây, cây có phải là cây của sự sống không?" Nhưng khi có con rắn muốn thay cây trả lời cho chàng thì Bích Thảo quay lưng bỏ đi.
10/04/2013(Xem: 4430)
Làng Mã Châu của tôi là một ngôi làng nổi tiếng về nghề nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. Những ngày còn nhỏ, tôi thích đứng xem người lớn nuôi tằm. Nhìn những con tằm nhỏ li ti, bám vào những chiếc lá dâu xanh, nhả những sợi tơ trắng mong manh, cho đến khi trở thành những con nhộng cuộn tròn trong cái kén. Qua đó, tôi cảm nhận sự kỳ diệu của một quá trình sinh diệt không cùng của vạn vật.
10/04/2013(Xem: 15868)
Quý vị đang cầm trên tay quyển "Đại Đường Tây Vức Ký" được chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất lần đầu tại đây.
10/04/2013(Xem: 3053)
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa. Anh cũng không quên mang tặng chú Tâm Mãn một cuốn tự điển Pháp Việt mới xuất bản, bởi vì anh biết chú Mãn đang cần cuốn này để học thêm Pháp văn.
10/04/2013(Xem: 14675)
Tập truyện Phật giáo này, gồm trên 70 câu truyện, rút từ các kinh, luật và luận, hoặc những chuyện mắt thấy tai nghe, có liên quan đến Phật giáo, cũng đem vào. Tập truyện này viết theo ký ức, nên không nhớ nhân danh, địa danh và thời gian. Mong chự vị độc giả thông cảm cho.
10/04/2013(Xem: 16648)
Tác phẩm “ Life and Teaching of the Masters of the Far East » (1935) ”, hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953) Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”
10/04/2013(Xem: 13078)
Ngôi chùa Sắc Tứ Hưng Phước Tự nằm trên một triền đồi thoai thoải, mặt chùa quay ra hướng đông nam hướng về phía biển đông. Lưng chùa tựa sát vào vách núi. Chung quanh là những điện đường ngang dọc, xây theo lối cổ tự ngày xưa. Đây là một chùa bề thế được bao đời chúa Nguyễn sắc phong cho các vị trụ trì tiền nhiệm tại đó. Nên trong lòng ai cũng cung kính nể vì. Lý do là chùa xây dựng rất đúng với thuật phong thuỷ.
10/04/2013(Xem: 4353)
Trong mùa xuân của thời thơ dại Anselm thường thơ thẩn chạy khắp khu vườn xanh lá cây. Cậu bé yêu đặc biệt một loài hoa trong các hoa của mẹ : Hoa Huệ Kiếm
10/04/2013(Xem: 12213)
Ngay từ khi tôi còn thơ ấu, Ba vẫn thường kể câu chuyện về Kim Các Tự cho tôi nghe. Tôi ra đời trên một mũi biển hiu quạnh nhô ra ra biển Nhật Bản ở phía đông bắc Maizuru. Tuy nhiên, nguyên quán của Ba không ở đây mà ở Shiraku, miền ngoại ô phía đông thành phố Maizuru. Ba được thúc đẩy gia nhập giáo hội và trở nên tu sĩ trụ trì một ngôi chùa tên một mỏm đất xa xôi. Ba lập gia đình ở nơi này và sinh ra một đứa con trai, ấy chính là tôi vậy.
10/04/2013(Xem: 16629)
Ðạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Ðan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]