Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Công Án "Phật Là Cơm"

05/10/201911:05(Xem: 5740)
Công Án "Phật Là Cơm"
buddha_lotus2
Công Án "Phật Là Cơm"


Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng:

-Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng.

            Hòa thượng đáp:

- Phật là cơm.

            Ba ngày sau ông tăng đến gặp hòa thượng, thưa:

-Con không hiểu gì cả.

            Hòa thượng nói:

-Về suy nghĩ thêm ba ngày.

            Ba ngày sau vị tăng đến bạch hòa thượng:

-Con vẫn chưa hiểu.

            Hòa thượng nói:

-Suy nghĩ thêm ba ngày nữa.

            Ba ngày sau vị tăng đến gặp hòa thượng. Hòa thượng hỏi:

-Đã ăn cơm chưa?

            Vị tăng đáp:

-Ăn rồi.

-Giờ cơm ở đâu?

-Cơm ở trong bụng.

-Cơm giờ biến thành gì?

-Thành dưỡng trấp nuôi cơ thể.

-Còn thấy cơm nữa không?

-Dạ không.

            Nghe trả lời thế, hòa thượng nói:

-Còn hỏi nữa ta đánh ba mươi hèo.

Nói xong đạp vị tăng té lăn cù. Ngay lúc đó vị tăng đại ngộ.

Kiến giải của người viết:

  Vị tăng đại ngộ cái gì đây?

- Nếu chúng ta nói, “Phật là vị đại giác ngộ” thì Phật chỉ là ngôn từ và chúng ta không biết Phật giác ngộ như thế nào.

-Nếu chúng ta nói, “Phật là người có 32 tướng tốt” thì cũng giống như đi xem thi sắc đẹp, chỉ thấy hình tướng bên ngoài mà chẳng thấy sâu thẳm bên trong của con người đó.

-Nếu ta chiêm ngưỡng tượng Phật để hình dung ra Phật thì đó chỉ là ông Phật bằng ngọc, vàng, đồng hay gỗ, đá. Đó là “ông Phật chết”.

-Nếu chúng ta nghe kinh Phật để hiểu Phật thì Phật cũng chỉ là âm thanh. Nhiều khi đọc tụng như một cái máy rốt cuộc “đâu vẫn hoàn đó”. Rồi chúng ta muôn đời vẫn chỉ là chúng sinh ngụp lặn trong sinh-tử luân hồi.

Trụ vào những thứ đó thì Phật vẫn là Phật, ta vẫn là ta. Còn nếu “Phật là cơm” thì khi “chưa ăn cơm” tức chưa giác ngộ thì Phật là Phật, ta là ta. Còn khi đã “ăn cơm” tức Phật đã vào trong ta thì ông Phật này biến thành sức sống của cơ thể, nuôi sống thân ta, tâm trí ta. Rồi bao nhiêu cặn bã, uế trược, phiền não được tống ra ngoài.

Thiền tông hay các thiền sư thuở xưa không dừng ở chỗ thờ Phật hay tán dương Phật mà tìm cách biến mình thành Phật. Thiền tông hay các thiền sư không chỉ tán thán (ca ngợi) Phật mà giác ngộ rồi hành Thiền để hưởng ngay chỗ chứng đắc của chư Phật là an nhiên, tự tại, không vướng mắc.

Thiền tông hay các thiền sư không cầu xin Phật cứu độ mà tự độ. Tự độ, tự giải thoát là yếu chỉ và sức mạnh của Thiền Tông.

Do đó có thể nói Thiền Tông thật ghê gớm, thật đáng nể và đáng sợ. Chúng ta chớ coi thường Thiền và đùa rỡn với Thiền. Qua nghiền ngẫm các công án, Thiền là một tông phái khiến Phật Giáo trở nên sống động, khiến Đạo Phật không phải chỉ là tôn giáo đầy lễ nghi, tụng đọc, cầu nguyện, van xin như các tôn giáo khác. Chỉ trụ ở những thứ này thì tín đồ và ngay cả tu sĩ sẽ trở nên ù lì, luẩn quẩn trong tham dục và sinh tử luân hồi, rồi chờ giáo chủ cứu rỗi khi chết. Tôn chỉ của Thiền Tông là “tự thắp đuốc lên mà đi” để được như Phật.

Ở Thiền Tông, phải ngộ trước rồi mới tu. Chưa giác ngộ mà nói tu Thiền là hỏng, giống như người mượn áo của vua mặc vào nhưng không phải là vua, tức không phải Thiền sư. Nhưng nói ngộ là ngộ cái gì? Là chợt thấy trong một phút giây tuyệt vời hay tuyệt vọng nào đó “Phật tánh” hay “chân lý Phật” hiển lộ ngay trong tâm trí mình. Người nào chỉ nghe nói, hay nghe giảng thuyết về Phật tánh mà không trực giác thấy Phật tánh ở ngay trong con người mình thì tu pháp môn gì cũng hỏng chứ đừng nói tu Thiền. Người tu mà chưa thấy Phật tánh hiển lộ một cách sống động, như máu tuần hoàn trong cơ thể, như hơi thở, như mạch sống trong tâm mình… mà tu… thì cũng giống như người đi đào vàng mà không nhìn thấy quặng vàng ở dưới đất, sẽ uổng công vô ích. Chính vì thế mà các Thiền sư cầu đạo dù bị Tổ đập cho mấy hèo, đạp cho mấy đạp, bẹo mũi, la hét vào mặt hoặc nói thẳng “đồ vô dụng”…mà bỗng cười lên ha hả vì nhờ đó hốt nhiên đại ngộ.

Nghiền ngẫm công án là cửa ngõ để bước vào Thiền. Trong Thiền Luận của Đại Sư Suzuki (bản dịch của Tuệ Sĩ), “Không có công án, ý thức Thiền mất điềm chỉ viên (người hướng dẫn) và sẽ không bao giờ có trạng thái chứng ngộ.”  

Muốn biết sự sống động của Đạo Phật, sự dõng mãnh tuyệt vời, sự quyết liệt, gian khổ của các Thiền sư, xin xem thêm công án ‘Phật là ba cân gai” của Động Sơn. Rồi giai thoại, có một ông tăng hỏi Nam Viện, “Thế nào là Phật?” Sư bèn hỏi lại, “Cái gì không là Phật?”. Rồi một lần khác sư lại đáp, “Tôi không quen ông ta.” Rồi một lần khác lại nói, “Chờ lúc nào có Phật tôi sẽ nói cho nghe.”

Rồi thủ đoạn quyền nghi của Mã Tổ chưa thuyết pháp (thượng tòa) mà đã nói thuyết pháp xong (hạ tòa) để dạy đệ tử hình ảnh sống động, hiện ra trước mắt của “Sắc tức thị Không”. Mà nhìn thấy “Sắc tức thị Không”. (chứ không phải đọc tụng, hay nói suông) tức đã chứng đắc trí tuệ Bát Nhã.

Trong Thiên Chúa Giáo không có chuyện tu để trở thành Chúa.

Trong Hồi Giáo không có chuyện tu để trở thành đấng Allah

Trong Ấn Giáo không có chuyện tu để trở thành Thượng Đế (Brahma)

Chỉ trong Phật Giáo mới có chuyện bất cứ ai cũng có thể trở thành Phật. Cho nên Phật dạy rằng có “Hằng Hà sa số chư Phật” và “Ta là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành.” Do đó tôi tin chắc rằng từ sơ tổ như Ca Diếp, Mã Minh…xuống tới Lục Tổ Huệ Năng và rất nhiều Thiền sư lừng danh của Trung Hoa và cả đức Vua Trần Nhân Tông của Việt Nam…đều đã thành Phật. Xin đảnh lễ các Thiền sư.


Thiện Quả Đào Văn Bình

(Viết ở Toronto, Canada nhân qua chịu tang người chị ruột vừa qua đời ngày 17/9/2019)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 15590)
Nói đến luân hồi, nhiều người quan niệm đó như là chuyện xưa tích có, nhưng thật ra vô cùng mật thiết với đời sống thăng trầm của kiếp người mà chẳng mấy ai lưu tâm. Cũng như không khí hít thở hằng ngày rất thiết yếu cho đời sống, nhưng phần đông không mấy người để ý đến.
08/04/2013(Xem: 16901)
Bộ kinh Bách Dụ gồm 98 bài thí dụ của Phật nói do Ngài Pháp Sư Tăng Gia Tư Na sao lục trong kinh tạng. Hai thí dụ rốt sau: "Thuốc hay hòa trong đường phèn", "Dùng là gói thuốc A Dà Ðà" là của Pháp Sư tự soạn, để tổng dụ cho diệu lý đủ trong những thí dụ trên.
08/04/2013(Xem: 34083)
Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật.Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhơn đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.
08/04/2013(Xem: 12772)
Ước mong rằng người đọc cũng như người nghe truyện sẽ ghi nhớ mãi trong tâm cái nếp sống đạo đức chân chính cùng những lời khuyên dạy quý báu của vị Bồ Tát trong truyện để cùng nhau cố gắng noi theo hầu đạt được cái Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc sống hàng ngày.
08/04/2013(Xem: 15112)
Từ ngày Ngài xuất hiện đến nay, trên hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua bao nhiêu lớp người trồi sụp, bãi bể nương dâu đã mấy lần thay đổi: những vết tích đã xoá nhoà trong trí nhớ của người đời, những nét chữ đã lu mờ trong sách sử. Di tích của Ngài tuy được giừ gìn trong các đền chùa tháp điện, cũng không khỏi lấm màu sắc thời gian.
08/04/2013(Xem: 16534)
Tôi viết tập truyện nhỏ này với niềm say mê thích thú chưa từng có. Một mình trên căn gác, suốt ngày tâm hồn đắm vào thế giới loài vật những cọp những beo, cáo, gấu, chìa vôi, bìm bịp, chèo bẻo... tôi tưởng như chúng đang chạy nhảy và đối thoại quanh tôi. Thật là những giờ phút kỳ diệu. Viết xong từng đoan, đọc lại, cười. Như đọc văn của ai. Thích hơn khi viết về Người, bởi nghĩ rằng viết về Người đã có nhiều ngòi bút khác viết rồi. Ðằng này do mình tưởng tượng dựng ra thì hy vọng chúng mang trọn vẹn bản sắc của tâm hồn mình.
08/04/2013(Xem: 12797)
Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ. Ðược như thế công đức vô lượng, đó gọi là pháp thí. Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, . . .
08/04/2013(Xem: 16770)
Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda. Cả hai vị này đã từng sống nhiều năm tại Tây Tạng, từng tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thể nói họ hiểu Tây Tạng với bất tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả phần đông người Tây Tạng.
08/04/2013(Xem: 3877)
Tháng 10 mùa thu, đề tài muôn thuở để bao văn nhân thi sĩ trên thế gian này múa bút. Kẻ tán tụng, người than van. Nhưng tựu trung không ai phủ nhận mùa thu đẹp với những chiếc lá vàng rơi phủ đầy lối đi, đường phố. Rồi thì khách bộ hành, những cặp tình nhân tay đan tay rảo bước đạp xào xạc trên lá vàng khô. Họ kéo cao cổ áo, nép vào nhau khi một làn gió nhẹ mơn man thổi đến.
08/04/2013(Xem: 20135)
Ngày xửa, ngày xưa, có một cô công chúa Út con gái yêu của hoàng đế La Mã - một ông hoàng giàu sang độc tài và rất hung bạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]