Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Không Như Mọi Ngày

19/07/201919:32(Xem: 3767)
Ngày Không Như Mọi Ngày
Ngày Không Như Mọi Ngày
Trần Thị Nhật Hưng



   Ngày không như mọi ngày, đó là ngày gì? Đó là ngày có một sự kiện đặc biệt sau nhiều năm trở lại với chúng ta, những người định cư tại Âu Châu: Chương trình của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ do Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác tổ chức kiêm làm trưởng đoàn.

   Suốt cả tháng 6 năm 2019, Phái Đoàn Hoằng Pháp giảng Pháp nhiều nước tại Âu Châu, trạm cuối cùng, từ ngày 21-23.6.2019, phân nửa về chùa Linh Thứu Berlin, phân nửa về Tu Viện Viên Đức tại Ravensburg Đức quốc. Tôi và Hoa Lan (bạn văn) tùy địa lý, được quí Thầy phân công chia địa bàn ra viết tường thuật. Hoa Lan may mắn trụ tại Berlin, thủ đô nước Đức. Đã là thủ đô hoa lệ vốn có nhiều tài tử giai nhân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” để diễn tả sự đông đúc của người qua, kẻ lại, lại còn có ngôi chùa Linh Thứu mới xây tráng lệ, uy nghi đã thu hút Phật tử khắp nơi, thêm Sư Bà Trụ Trì tên Phước mà còn là “Diệu” Phước giỏi giang, đảm đang nổi tiếng nên Hoa Lan nương theo đó mà hưởng được nhiều…phước.

   So với thủ đô hoa lệ Berlin thì Ravensburg (gần nơi tôi ở, nói là gần chứ đi xe lửa, xe buýt rồi đi bộ tới nơi cũng 3 tiếng đồng hồ. Đi xe hơi thì hơn 1 tiếng rưỡi thôi) tít mãi tận cuối nước Đức dù có hồ Bodensee xinh đẹp giáp với Thụy Sĩ, Áo đầy núi non có khác nào cao nguyên vùng sâu vùng xa, dân cư thưa thớt nên tôi thường ví như là vùng cao nguyên với đồng bào thiểu số.

   Giữa khi chùa Linh Thứu với…sen vàng rực rỡ (52 vị sư áo vàng rực sáng) để bài viết Hoa Lan hân hoan có tựa mỹ miều “Linh Thứu Nở Sen Vàng” thì tu viện Viên Đức tại Ravensburg chỉ khiêm nhường có 14 Tăng, Ni thôi, có khác nào sen vàng mới nhú nụ. Đã vậy, vị trụ trì được bổ nhiệm gần năm nay đương nhiên còn bỡ ngỡ với công việc lại có pháp hiệu là Hạnh Vân. Vân là mây, Hạnh là mang hạnh của mây bay, gió thoảng.

   Tôi được đề cử viết tường thuật tại Ravensburg vì tôi, dù định cư tại Thụy Sĩ nhưng gần tu viện Viên Đức.

   Thôi thì “lựa cơm gắp mắm” (mắm chay cũng ngon mà) thấy sao viết vậy người ơi, nhất là kỳ này có chương trình Hoằng Pháp kể trên, ngàn năm một thuở, tôi không muốn bỏ qua, tôi sắp xếp thăm dò đường đi nước bước để tham dự (tôi đi xe lửa vì không có xe hơi), trước là được học Pháp, sau để viết bài. Tiếc là, đạo Phật luôn cho rằng mọi sự đều có nhân duyên từ cái này sinh cái kia nên phàm làm việc gì cũng tùy duyên mà hành động.

    Gần ngày lên đường đấng lang quân của tôi bỗng đau chân, chàng đi bộ không được mà tôi không thể bỏ chàng ở nhà một mình đành…tùy duyên đợi 23.6 đại lễ Phật Đản cả tôi và chàng quá giang xe hơi của bạn bè chỉ tham dự sáng đi chiều về thôi, thay vì theo chương trình bắt đầu từ 21.6 đến 23.6.2019 như dự định.

   Ở nhà, nhưng tôi, cầm tờ chương trình trên tay  vẫn tiếc ngẩn ngơ, theo dõi từng giờ từng phút để tưởng tượng lúc khai mạc khóa tu, vào:

  • Ngày 21.6.2019 lúc 19 giờ, có sự hiện diện của Hòa Thượng Phương Trượng, Hòa thượng Seevali (Giáo Sư Đại Học Senath, Ấn Độ), Đại Đức Thích Thánh Trí (Tu viện Bồ Đề, miền Bắc Cali, Hoa Kỳ), Ni Sư Thích nữ Minh Huệ (Tịnh Thất Thanh Lương Sacramento, CA, Hoa Kỳ) cùng một số Tăng chùa Viên Giác và Phật tử.
  •    Ngày 22.6.2019 chính thức chương trình Hoằng Pháp. Danh sách đăng đàn thuyết pháp:

-       Hòa Thượng Seevali thuyết giảng về đề tài: Cách học Phật theo Kinh Tạng Pali và đã giới thiệu những mẫu chuyện về công đức của sự bố thí.

-       Ni Sư Minh Huệ thuyết giảng: Ý nghĩa về Phật Đản và bảy đóa sen khi Bồ Tát giáng sanh.

-       Đại Đức Thích Thánh Trí thuyết giảng về: Hướng dẫn Phật Tử niệm tâm từ và sự lợi lạc của phương pháp hành trì theo lời Phật dạy.

          Toàn…”cao thủ võ lâm”, mặc dù không ai là võ sĩ mà là tu sĩ!

     Buổi tối lúc 20 giờ trà đàm. Toàn thể phái đoàn có thêm Thượng Tọa Thích Viên Duy đến từ chùa Pháp Tạng ở Áo đã giải đáp những thắc mắc của Phật tử bấy lâu và cùng nhau ca, ngâm tạo không khí hẳn nhiên rất thân tình, ấm cúng mặc dù tôi không tham dự nhưng tôi chắc chắn như thế vì tôi đã từng trải nghiệm những giờ như thế.

  • Ngày 23.6.2019 đại lễ Phật Đản

Tu viện Viên Đức thông thường vẫn tổ chức vào chủ nhật, vì thứ bảy, Hòa Thượng còn bận bịu cho các lễ Phật Đản tại những chùa khác. Và Phật tử gồm ba nước Đức, Áo, Thụy Sĩ giáp biên giới với nhau thường đến tham dự rất đông đảo khoảng gần 300 người. Họ đến, ngoài việc lễ Phật tụng kinh mừng Khánh Đản, còn là nỗi khao khát muốn gặp nhau, quây quần tán chuyện và thưởng thức các món ăn quê hương như bánh cuốn, bún bò (chay), bánh ú, bánh giò, bánh tiêu, giò cháo quẩy, chè cháo, xôi đủ loại..v.v..mà tại nhà không nấu hay làm được. Thôi thì, cũng là nhân duyên. Đạo Phật là đạo ban vui cứu khổ mà. Ban cho mọi người những ngày thoải mái, an lạc, vui vẻ, cũng là điều tốt, nhân đó tùy duyên thấm được tí tương chao hay giáo Pháp của Đức Phật chút nào hay chút đó.

        Thông lệ, đúng 10 giờ, chương trình đại lễ Đản Sanh bắt đầu. Mọi Phật tử đã quen nề nếp tập trung tại chánh điện rất đúng giờ. Nơi nào có sự hiện diện của Hòa Thượng là nơi đó phải…rất đúng giờ và khuôn khổ. Có vậy mới gọi là tu chứ.

     Chương trình, tuần tự, sau lễ dâng hoa cúng dường của các em Gia Đình Phật Tử múa khai mạc, kế đến tụng kinh Khánh Đản và cuối cùng là ban đạo từ của Hòa Thượng Phương Trượng.

   Năm nay, ngày không như mọi lần, Hòa Thượng phá lệ không nói về Phật Đản sanh, vì điều này Hòa Thượng cho là, Phật tử…đã biết rồi, khổ lắm, không cần nói nữa,  Hòa Thượng chuyển đề tài kể về nhà bác học Albert Einstein xuất thân người Âu Châu nhưng có tâm hồn và trí óc hướng về Phương Đông ngưỡng mộ Phật giáo.

   Câu chuyện vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn về một nhân vật nổi tiếng từng đoạt giải Nobel hòa bình về Vật lý, từng được bình chọn đứng số một trong số 7 tỉ người trên thế giới, là cha đẻ của thuyết tương đối, đúng như con đường TRUNG ĐẠO của Đức Phật dạy.

   Suốt cả đời, Einstein luôn nghiên cứu về khoa học, đặc biệt là Phật học. Cuối cùng ông nhận định:

-       Từ thế kỷ 21 trở đi, Phật giáo sẽ là một tôn giáo được nhân loại tiếp nhận nhiều nhất, nhờ chủ trương xóa bỏ hận thù, đề cao lòng từ bi và trí tuệ. Điều nhận định đó quả không sai, bằng cớ thế giới ngày nay đã chấp nhận Phật giáo thể hiện qua Liên Hiệp Quốc hằng năm vào rằm tháng 4 được nghỉ lễ để tổ chức kỷ niệm Phật Đản sanh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc New York và trên thế giới ngày nay, khi Đức Giáo Hoàng, người có 1,5 tỉ con chiên xếp hạng thứ 9 được yêu chuộng và được kính nể thì Ngài Đạt Lai Lạt Ma của chúng ta được xếp hạng thứ 2 trong 7 tỉ người đó, khi đứng trước sự chèn ép hà hiếp của Trung Cộng, Ngài luôn cười và chủ trương tha thiết hòa bình, bất bạo động, xóa bỏ hận thù. Đó là điều ngày nay thế giới mong đợi.

-       Bác học Einstein còn tuyên bố, ông không có tôn giáo nào, nhưng nếu được chọn, ông sẽ chọn Phật giáo.

-       Điều quan trọng nữa, Einstein khẳng định, Phật giáo không cần thẫm định tính cách  khoa học của mình, bởi vì tất cả lời Phật dạy đã vượt lên trên khoa học và sự chứng minh của khoa học.

 

   Cuối cùng, sau lời giảng, Hòa Thượng khen Phật tử ngồi bên dưới đã chọn đúng tôn giáo đã theo, tuy nhiên, cùng với lời khen như bàn tay trái vuốt má bên này, thì tay phải của Hòa Thượng tát…nhẹ má bên kia, khi Hòa Thượng …chê trách Phật tử chúng tôi không noi gương  những bậc Ni lưu: Ni Sư Trí Hải và Sư Bà Diệu Không, hai nhân vật có ăn học, có tu và từng là quận chúa cũng như Gia Đình Thượng Thư của nhà Nguyễn, địa vị cao sang quyền quí còn bỏ đi tu được, thì chúng tôi dân dã nhà…nghèo, tiếc gì túp…lều tranh với hai quả tim…chì (đâu còn vàng nữa như lúc ban đầu), thêm mái tóc rụng gần hết luyến tiếc chi không chịu cạo, xuống tóc đi tu cho rồi.

   Những tràng cười thoải mái để kết thúc buổi lễ, và sau đó chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng  Phật tử rời khỏi chánh điện ra trước sân làm lễ Tắm Phật.

  Buổi chiều lúc 14 giờ, sau lễ cúng tiến chư hương linh thờ tại chùa, cúng dường trai tăng, và sau khi Phật tử tụ tập ngoài sân chùa dưới những mái lều ăn uống nói cười hỉ hả…là giờ thuyết pháp của Đại Đức Thích Thánh Trí đến từ Hoa Kỳ.

   Đề tài giảng của Thầy Thánh Trí cũng lôi cuốn không kém về thực tế cuộc sống, sống sao để quân bình thân, tâm vận hành theo nhân duyên, nhân quả.

   Thầy cho rằng, để có cuộc sống đúng nghĩa theo lời Phật dạy, chúng ta nên hướng về tâm, về tinh thần hơn là vật chất.

 

-       Để cho tâm an lạc, nhiều niềm vui trong cuộc sống, chúng ta hãy lấy từ bi và trí tuệ làm gốc, học cách buông bỏ oán giận, hận thù, lấy yêu thương làm chân lý sống. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không?”

Một câu hát của Trịnh Công Sơn cũng kêu gọi như vậy và mong gió cuốn đi lan tỏa khắp nơi nơi. Rồi cho dù số phận không phước báu, cũng không nên oán trách đổ lỗi cho định mệnh mà nên học cách vươn lên từ chính đôi chân, kiên trì học hỏi, tu tập để chuyển hóa số phận. Bởi vì, tất cả mọi sự trên đời này đều luôn chuyển biến theo định luật vô thường, nhân duyên, nhân quả, không có gì đứng một chỗ.

 

-       Nếu cứ chạy theo lớp vỏ hào nhoáng bên ngoài sẽ không bao giờ giải thoát những ràng buộc đang trói mình với những tham dục không bao giờ dứt, biến mình thành kẻ nô lệ của ngũ dục,  để rồi khi lớp vỏ đó bị đập bể, chúng ta dễ rơi vào trạng thái cô đơn, trầm cảm, hụt hẩng.

 

   Cuối cùng, để có kết quả như mong muốn, tự chính chúng ta chọn cho mình một hướng đi tức là tu tập theo lời Phật dạy, theo tấm gương Chư Tổ và  kinh điển mà  mình từng đọc, học.

 

   Tôi xin kết thúc bài viết tại đây, không quên tri ân những lời giảng huấn của Quí Thầy giúp chúng Phật tử trau dồi lại tinh thần để tìm lại niềm vui trong cuộc sống và không quên công lao của ban trai soạn nhà bếp đã cho những món ăn ngon đáp ứng đúng lúc tấm thân tứ đại khi đói lòng. Và xin tri ân tất cả đã tổ chức Ngày Không Như Mọi Ngày này.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trần Thị Nhật Hưng

 

Hình ảnh do chính tác giả ghi nhận tại  Khóa Tu Học & Lễ Phật Đản 2643 (2019)

tại Tu Viện Viên Đức để chia xẻ với độc giả trang nhà Quảng Đức gần xa:

 Tu vien vien duc (0)Tu vien vien duc (1)Tu vien vien duc (2)Tu vien vien duc (3)Tu vien vien duc (4)Tu vien vien duc (10)Tu vien vien duc (11)Tu vien vien duc (12)Tu vien vien duc (13)Tu vien vien duc (14)Tu vien vien duc (15)Tu vien vien duc (16)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2014(Xem: 4768)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 10152)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10632)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4770)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13626)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6892)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8170)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16472)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 5027)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
09/04/2014(Xem: 4929)
Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]