Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa

14/04/201919:21(Xem: 6253)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa

moi to vuong cua huyen tran cong chua_ht thich nhu dien

Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN

 

Mối Tơ Vương của

Huyền Trân Công Chúa

(Phóng tác lịch sử tiểu thuyết 

vào cuối đời Lý đầu đời Trần)

 

Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018

Xuất bản năm 2018

***

Mục Lục

Lời Dẫn Nhập

Chương I Nỗi niềm đơn độc của Vua  LÝ HUỆ TÔNG

Chương II TRÔNG VỜI CỐ QUỐC

Chương III Chốn Kinh Thành

CHƯƠNG  IV Nhà VuaTRẦN NHÂN TÔNG

Chương  V TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

Chương  VI HƯNG ĐẠO VƯƠNGTRẦN QUỐC TUẤN

CHƯƠNG VII CÔNG CHÚA HOÀNG TRIỀU

CHƯƠNG VIII NGÀN DẶM GIÓ SƯƠNG

CHƯƠNG IX MỐI TƠ VƯƠNG DẦN HIỆN

CHƯƠNG  X TƠ TRỜI AI DỆT?

CHƯƠNG  XI CÔNG CHÚA VU QUY

CHƯƠNG XII CÁI TANG CHUNG

CHƯƠNG XIII HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA THẾ PHÁT XUẤT GIA

TẠM KẾT

BƯỚC ĐI VÀO LÒNG MUÔN DÂN - NGUYỄN HIỀN ĐỨC

LỜI BẠT - NGUYỄN HIỀN ĐỨC

 

Bắt đầu viết quyển sách nầy vào ngày 16 tháng 2 năm 2017 

tại Tu Viện Viên Đức, Ravensburg - Đức Quốc

 

 
Lời Dẫn Nhập

 

Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm nầy trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệuvới quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề của một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiênvẫn có một số vị vẫn muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết nầy. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương nầy do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam biên soạn thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn, nhưng có nhiều vị xem dùm tôi trước khi in ấn đều mong rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm nầy hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do để tôi viết những dòng chữ nầy.

Đứng về phương diện lịch sử của Dân Tộc và lịch sử của Phật Giáo Việt Namchúng ta nên học và nên có cái nhìn tổng quát qua một thời đại, cũng không nên chỉ đứng về phương diện Quốc Gia mà quên đi phương diện Đạo Phápthì cũng không nên, vì lẽ thuở bấy giờ cả Nhà Lý hay Nhà Trần đã trải qua gần 400 năm của lịch sử Đại Việt (1010-1225 và 1226 -1400) hầu như các bậc quân vương không nhiều thì ít đều có gắn bó với cửa chùa trước khi lên làm vua như Lý Công Uẩn, hay sau khi làm vua rồi tìm cách bỏ ngôi báu để đi xuất gia tìm Đạo như Vua Lý Huệ Tông,Trần CảnhTrần Nhân Tông v.v… như vậy Vua cũng là họ, Phật Tử cũng là họ và Thiền Sư cũng là họ. Đây cũng có thể là sự biểu hiện trong lý nhân duyên sinh trong Kinh Hoa Nghiêm là: “Trùng trùng duyên khởi và trùng trùngbiến hiện”, vì cái nầy sanh nên cái khác cũng sanh và cái nầy diệt thì cái khác cũng diệt. Nguyên lý duyên sanh nầy không còn, không mất, mà nó chỉ là một sự thay đổi vị trí mà thôi. Dĩ nhiên không phải vì tôi là một Tăng sĩ, nên xây dựng cái nhìn những triều đại nầy phải là Phật Giáo tất cả, nhưng cũng chính nhờ Phật Giáo làm nền tảng của hầu hết trong nhiều sự hành hoạt của vua tôi Nhà Lý cũng như Nhà Trần, trong ấy có cả cái rất tốt và không thiếu nhiều cái xấu xa. Tuy vậy, lịch sử vẫn là lịch sửChúng ta không có quyền bẻ cong ngòi bút để viết theo những thói thị phithường tình… Dĩ nhiên, nếu tôi có viết cho tốt hơn về một Triều Lý hay Triều Trần, cũng không vì thế mà các vị vua hay hoàng tộc của họ tốt hơn và dẫu cho những sử gia nào đó không thích Phật Giáo và cứ chê bai điều nầy điều nọ thì cũng không vì thế mà triều đại xấu đi. Ở đây tôi chỉ mong một điều là hãy hiểu đúng lịch sử của từng giai đoạn như vậy.

Đã có nhiều tiểu thuyết và kể cả truyền hình trong hiện tại thổi phồng mối tình của Thượng Tướng Trần Khắc Chungvà Huyền Trân Công Chúa khi được Vua Trần Anh Tông cử sang Chiêm Thành để rước em ruột của mình về lại quê hương Thăng Long của Đại Việt. Nhưng không ngờ vào mùa Hạ năm 1306 ấy có lẽ giông bão nhiều hay gió nồm chưa thổi, nên đoàn thuyền của Huyền Trân Công Chúa đi từ cửa biển Thị Nại ở Quy Nhơn về đến Thăng Long mà phải mất hơn 10 tháng trời, nên tạo ra những nghi ngờ khiến cho những người làm tuồng tích, có dịp thêm mắm dặm muối vào để cho câu chuyện được hấp dẫn hơn. Nhưng với tôi cách lập luận như thế chưa vững và tôi vì những lý dosau đây mà tạo nên quyển tiểu thuyết “Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa”nhằm trả lại những gì của sự thậtphải là sự thật, chứ không thể là những sự phán xét, nghi ngờ của những sự suy đoán phàm tình.

Nhưng ảnh hưởng và uy tín của Trần Khắc Chung đối với Đạo Phật cũng như đối với triều đình nhà Trần không phải là ít. Lúc 6 tuổi Trần Khắc Chung đã được gia đình gởi vào chùa Huyền Giác ở núi Chí Linh để nhờ Sư Trụ Trì ở đó dạy dỗ. Khi lớn lên Ông tu Thiền và cũng đã viết lời bạt cho tập “Tuệ Trung Thượng Sĩ”do nhà Sư Pháp Loa biên tậpvà Vua Trần Nhân Tông hiệu đính. Nếu chỉ nhìn ở phương diện nầy  không thôi thì Trần Khắc Chung là người nhất định phải có đạo đức tuyệt hảo và Phật học phải thâm hậu.

Với đời thường thì Ông là người khoa bảng, đỗ Bảng Nhãn năm thứ ba đời Trần Thánh Tông. Ông cũng đã giữ nhiều chức vụ khác nhau và quan trọng trong 4 triều đại (Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông). Ông cũng là người trực tiếp giảng dạy, đào tạo cho 12 vị Tiến Sĩ ở làng Gốm, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, được gọi là làng Quan Tử. Sau nầy dân làng nầy thờ Trần Khắc Chung như là một vị Thành Hoàng.

Trong sách nầy có chia ra làm hai phần. Phần trước thuộc về cuối triều Lý, đầu triều Trần và phần sau chỉ riêng nói vềnhân duyên của Huyền Trân Công Chúa cũng như mối tơ vương làm sao nên nổi ấy. Nếu Quý Vị nào nôn nóng muốn đọc thì cũng có thể xem phần sau trước và phần trước đọc sau cũng không sao cả. Vì cả hai phần trong 13 chương sách nầy đều có bố cục và sự liên hệ mật thiết với nhauSở dĩ tác giả phải viết vậy, vì lẽ nếu không có tích thì sẽ không diễn thành tuồng được; cho nên nguồn gốc của sự kiện vẫn là những điều cốt yếu mà người đọc sách cũngcần phải tham khảo thêm mới trở thành hữu ích. Nếu không có Lý Chiêu Hoàng thì triều Trần cũng khó cướp được ngôi qua mưu toan của Trần Thủ Độ. Nếu không có Trần Thái Tông thì cũng không có Khóa Hư Lục để lại cho đời vànếu không có Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông thì cũng  sẽ không có câu chuyện của Huyền Trân Công Chúa và hai châu Ô, Châu Lý. Ngoài ra còn có sự kiện ra đi tỵ nạn của Hoàng Tử Lý Long Tường, khiến cho chương ”trông vời cố quốc” làm cho nhiều người tỵ nạn ngày nay thương cảm đến nghiệp dĩ của mình nhiều hơn và các chương khác vềTrần Thái TôngTuệ Trung Thượng Sĩ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng không thể thiếu được trong quyển sách nầy.

Kính mong Quý độc giả hãy rõ ý, quên lời thì tác phẩm “phóng tác lịch sử tiểu thuyết” nầy sẽ giúp cho Qúy Vị có một cái nhìn tương đối khách quan hơn khi nhìn về Huyền Trân Công Chúa của một thời xa xưa đã đi vào lịch sử của Dân Tộc và của Đạo Phật Việt Nam.

Viết xong vào một sáng mùa Xuân năm 2018.

***

Chùa Viên Giác

Karlsruher Strasse 6

30519 Hannover - GERMANY

Tel. 0511 - 879630  - Fax: 0511- 8790963

Homepage: htttp://viengiac.de

Email: [email protected]

 

Quý vị muốn download những bài giảng pháp của 

Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover 

thì xin vào trang :

 

www.wiphatgiao.de; www.quangduc.com;
www.viengiac.de; hoặc www.hoavouu.com

 

 

- Trình bày bìa: Đh. Quảng Pháp
- Layout        : ĐĐ. Thích Hạnh Bổn
- Layout :          Đh. Như Thân
- Đánh máy    : Đh. Lương Hiền Sanh
- Chính tả      : Đh. Thanh Phi
- Sửa bản in :    ĐĐ. Thích Hạnh Lý
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4872)
Thuở ấy khi vừa bước vào Thiên Đường, Bích Thảo đến đứng trước một cây kỳ lạ, cây vừa là đàn ông vừa là đàn bà. Bích Thảo cúi chào cây một cách kính cẩn và hỏi : "Chào cây, cây có phải là cây của sự sống không?" Nhưng khi có con rắn muốn thay cây trả lời cho chàng thì Bích Thảo quay lưng bỏ đi.
10/04/2013(Xem: 4430)
Làng Mã Châu của tôi là một ngôi làng nổi tiếng về nghề nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. Những ngày còn nhỏ, tôi thích đứng xem người lớn nuôi tằm. Nhìn những con tằm nhỏ li ti, bám vào những chiếc lá dâu xanh, nhả những sợi tơ trắng mong manh, cho đến khi trở thành những con nhộng cuộn tròn trong cái kén. Qua đó, tôi cảm nhận sự kỳ diệu của một quá trình sinh diệt không cùng của vạn vật.
10/04/2013(Xem: 15867)
Quý vị đang cầm trên tay quyển "Đại Đường Tây Vức Ký" được chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất lần đầu tại đây.
10/04/2013(Xem: 3052)
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa. Anh cũng không quên mang tặng chú Tâm Mãn một cuốn tự điển Pháp Việt mới xuất bản, bởi vì anh biết chú Mãn đang cần cuốn này để học thêm Pháp văn.
10/04/2013(Xem: 14673)
Tập truyện Phật giáo này, gồm trên 70 câu truyện, rút từ các kinh, luật và luận, hoặc những chuyện mắt thấy tai nghe, có liên quan đến Phật giáo, cũng đem vào. Tập truyện này viết theo ký ức, nên không nhớ nhân danh, địa danh và thời gian. Mong chự vị độc giả thông cảm cho.
10/04/2013(Xem: 16648)
Tác phẩm “ Life and Teaching of the Masters of the Far East » (1935) ”, hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953) Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”
10/04/2013(Xem: 13078)
Ngôi chùa Sắc Tứ Hưng Phước Tự nằm trên một triền đồi thoai thoải, mặt chùa quay ra hướng đông nam hướng về phía biển đông. Lưng chùa tựa sát vào vách núi. Chung quanh là những điện đường ngang dọc, xây theo lối cổ tự ngày xưa. Đây là một chùa bề thế được bao đời chúa Nguyễn sắc phong cho các vị trụ trì tiền nhiệm tại đó. Nên trong lòng ai cũng cung kính nể vì. Lý do là chùa xây dựng rất đúng với thuật phong thuỷ.
10/04/2013(Xem: 4353)
Trong mùa xuân của thời thơ dại Anselm thường thơ thẩn chạy khắp khu vườn xanh lá cây. Cậu bé yêu đặc biệt một loài hoa trong các hoa của mẹ : Hoa Huệ Kiếm
10/04/2013(Xem: 12212)
Ngay từ khi tôi còn thơ ấu, Ba vẫn thường kể câu chuyện về Kim Các Tự cho tôi nghe. Tôi ra đời trên một mũi biển hiu quạnh nhô ra ra biển Nhật Bản ở phía đông bắc Maizuru. Tuy nhiên, nguyên quán của Ba không ở đây mà ở Shiraku, miền ngoại ô phía đông thành phố Maizuru. Ba được thúc đẩy gia nhập giáo hội và trở nên tu sĩ trụ trì một ngôi chùa tên một mỏm đất xa xôi. Ba lập gia đình ở nơi này và sinh ra một đứa con trai, ấy chính là tôi vậy.
10/04/2013(Xem: 16628)
Ðạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Ðan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]