Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Sự Vật, Vạn Cách Nhìn

21/03/201918:56(Xem: 4114)
Một Sự Vật, Vạn Cách Nhìn
an do
Một Sự Vật, Vạn Cách Nhìn

Ba cô người mẫu Hollywood bất ngờ xuất hiện tại một khu thương mại sầm uất của Thành Phố Mumbai. Vẻ đẹp thiên kiều bá mị, thân hình quá hấp dẫn, ăn mặc hở hang của ba cô đã làm khu phố rộn cả lên. Trẻ con thì bám theo reo hò. Phó nhòm của các báo lá cải đua nhau chụp hình rồi về đưa lên trang nhất hoặc trang tin điện tử của Yahoo News. Những báo này được bày bán ở các siêu thị ở Mỹ cho tầng lớp “bình dân giáo dục” thích đọc chuyện tình ái lăng nhăng, mông to, vú lớn, chân dài, ly dị, ngoại tình, giày dép, kính đeo mắt, quần áo, đồ lót, nữ trang, ví xách tay của các cô đào, người mẫu, công nương, hoàng tử…xem xong thì quăng vào sọt rác. Nếu còn ở Việt Nam thì xếp đống rồi đem bán ký-lô kiếm tiền tiêu vặt.
Phóng viên tờ Mumbai Times có mặt tại chỗ, lễ phép đến chào một triết gia đang nhâm nhi cà-phê. Phòng viên lễ phép hỏi:
-Thưa triết gia, ngài có thấy gì không ạ?
            Triết gia trầm ngâm đáp:
-Tôi thấy ba cái nhà tù!
            Phóng viên giật mình vái chào triết gia rồi lễ phép đến hỏi một vị đang là chủ một hãng bán xe hơi thật lớn đang ngồi dưới mái hiên của một nhà hàng sang trọng:
- Thưa ngài, ngài có thấy gì không ạ?
            Ông chủ hãng nhún vai đáp:
-Tôi thấy ba chiếc xe Mercedes mới toanh, nhưng chỉ hai năm nữa giá xuống chỉ còn phân nửa!
            Quá chán nản, phóng viên, lễ phép cáo từ, rồi đến bên một cậu công tử con nhà giàu, ngồi đang ngồi trong một quán rượu, trố mắt nhìn ra ngoài. Phóng viên lễ phép hỏi:
-Thưa cậu, cậu có nhìn thấy gì không ạ?
            Búng tay một cái “chóc” cậu công tử háo hức nói:
-Tôi thấy ba đĩa beef-steak nóng hổi, thơm phức!
            Lễ phép chào vị công tử, phóng viên đến bên cạnh một vị sư đang ngồi thiền ở vỉa hè. Vái chào xong, phóng viên thưa:
-Thưa đại đức, đại đức có nhìn thấy gì không ạ?
Hé mở đôi mắt hiền từ, vị đại đức chắp tay nói:
- A Di Đà Phật. Tôi thấy ba bộ xương khô!
            Nghe nói thế, phóng viên kinh hãi vái chào vị đại đức rồi quay gót.

Bạn ơi,
Trên đời này, một sự vật nhưng có vạn cách nhìn bởi nhãn quan, ước muốn, trình độ hiểu biết và tình cảm thương-ghét khác nhau. Nói theo thuật ngữ nhà Phật đó là do cái Tâm sai biệt.
-Đối với vị triết gia, quả thật ba cô người mẫu đẹp hấp dẫn kia chỉ là ba cái nhà tù, nhà tù chung thân.
 
Bạn cứ thử kết hôn và về sống với họ xem sao.
Đức Phật đã dạy rằng, nữ sắc là sợi giây cột buộc con người ghê gớm nhất.
Chính cái lòng ngưỡng mộ, mê đắm sắc đẹp, đã biến bạn thành tù nhân của con người đó.
Không những là tù nhân mà bạn còn trở thành nô lệ cho sắc đẹp ấy.
Sắc đẹp đó sẽ sai khiến bạn làm bất cứ chuyện gì trên cõi đời này.
Sự kiện cho thấy ông triết gia đã sống bằng sự thực cay đắng của cuộc đời chứ không bằng lý tưởng.
Sắc đẹp là cạm bẫy, là viên thuốc đắng bọc đường, là trái bom nổ chậm, là chiếc lồng son của con chim.
-Còn ông chủ hãng xe kia đã sống với kinh nghiệm thực tế của cuộc sống.
Chiếc xe còn để trong phòng trưng bày, nó là xe mới. Vừa kéo ra khỏi hãng nó đã là xe cũ. Và chỉ hai năm sau, giá của nó chỉ còn phân nửa.
Đó là Luật Vô Thường. Không có giá trị nào vĩnh cửu, không có vẻ đẹp nào vững bền muôn đời.
Ở tuổi hai mươi, sắc đẹp còn mơn mởn.
Vào tuổi ba mươi, da không còn bóng bẩy, ngón tay không còn búp măng, tóc không còn óng mượt, thân hình béo mập thêm ra, “Trai ba mươi tuổi đang soan. Gái ba mươi tuổi đã toan về già.”
Muốn níu kéo thì phải dùng rất nhiều kem, son phấn và thủ thuật bơm, hút, căng, kéo…nhưng cũng không thể níu kéo được khi đã vào tuổi, 40, 50.
-Còn cậu thanh niên “khí huyết còn phương cương” kia, cậu đã sống đúng với đam mê của tuổi trẻ, không có gì chê trách.
Thế nhưng trong cơn mê, chúng ta khó lòng nhìn thấy thực tại.
Chỉ khi nào tán gia bại sản, thân bại danh liệt hoặc đưa nhau ra tòa ly dị, ghen tuông, mắng chửi đánh đập nhau hoặc lao đầu xuống sông, nhảy lầu tự tử…chúng ta mới thấy sắc đẹp mà chúng ta có thời mê đắm chính là thảm họa.
Nhưng đời là thế, định mệnh, số phận con người là thế.
Nghiệp lực từ vô thủy của con người là thế.

Khi thế giới còn tổ chức thi hoa hậu thì lòng mê đắm sắc đẹp càng tăng thêm và tham-dục của con người khó lòng kiềm hãm.
Và còn rất nhiều chuyện nhố nhăng trên cõi đời này.
-Còn vị đại đức kia, ông đã thấy rõ luật Thành-Trụ-Hoại-Diệt.
Trong hàng tỷ nấm mồ nơi các nghĩa trang rải khắp thế giới này, biết bao nhiêu bộ xương nằm đó vốn là công nương, hoàng tử, hoa khôi, hoa hậu, người đẹp diễm kiều, người đẹp “khuynh quốc khuynh thành” đã có thời náo động cả thế giới.

Bạn ơi,
Đứng về mặt lý luận mà nói, dù coi ba cô gái kia chỉ là ba cái nhà tù.
Thế nhưng bao nhiêu người, biết đó là nhà tù nhưng vẫn lao vào?
Dù coi ba cô gái kia chỉ là chiếc xe mới vài năm sau đã trở thành xe cũ.
Thế nhưng biết bao người vẫn chuộng đồ cũ theo quan niệm “cũ người mới ta.”
Dù biết đau thương là khổ ải, nhưng người ta vẫn muốn nếm thử thú đau thương.
Để rồi sau đó làm thơ sầu thảm,
Viết văn hay sáng tác nhạc Bolero ủy mị đầy nước mắt,
Hát thâu đêm suốt sáng ở các phòng trà.
Riêng vị đại đức kia đã trừ được tham dục.
Chắc chắn ông  là một vị La Hán.
Đã chặt đứt được lòng ái nhiễm sắc đẹp.
Bởi vì chẳng có ai chuộng và ôm ấp mấy bộ xương khô.

Bạn ơi,
Muốn thoát khỏi sự mê đắm rồi chui vào ngục tù của sắc đẹp,
Dù nam hay nữ.
Bạn hãy quán chiếu như sự quán chiếu của vị đại đức kia.
Ngày hôm nay nó là “thiên kiều bá mị”.
Nhưng ngày mai nó chỉ là bộ xương khô.
Chỉ có cách quán chiếu như thế,
Bạn mới xa lìa được sắc dục.
Còn  quán chiếu bất cứ kiểu nào,
Thì bạn cũng sẽ đau khổ.
 

Đào Văn Bình
(California ngày 20/3/2 019)


Mời xem bài cùng tác giả
dao van binh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2014(Xem: 13065)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
28/11/2014(Xem: 4251)
Tôi và cả vợ tôi nữa, hình như mấy ngày hôm nay, lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc vô cùng! Chuyện chẳng có gì to tát lắm đâu mà sao chúng tôi vui mừng đến vậy. Tối thứ bảy vừa qua, sau khi tắt đèn, mở cửa phòng đi tìm nước uống chuẩn bị đi ngủ, tôi phát hiện ngay trước cửa phòng một túi quà nhỏ, món quà nhỏ bé của các con tôi, với một tờ giấy võn vẹn sáu chữ "Happy 40th year from your children". Chỉ với sáu chữ võn vẹn đó...đã khiến vợ chồng tôi ngẩn ngơ, quên đi hai chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trên tay vợ tôi! Vợ tôi thì xúc động lắm, còn tôi, miệng thì luôn hỏi sao tụi nó lại nhớ đến ngày cưới của mình, nhưng lòng lại mơ màng nghĩ về những ngày này của 40 năm trước...Tôi cưới vợ!
16/11/2014(Xem: 5017)
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
15/11/2014(Xem: 10253)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
14/11/2014(Xem: 4755)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.
08/11/2014(Xem: 6111)
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
07/11/2014(Xem: 7545)
Tại sao lại là những bài học bình dị? Vì những câu truyện ở đây sẽ chỉ ra cho các em thấy được những bài học đạo đức rất gần gũi trong cuộc sống...
07/11/2014(Xem: 32012)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
01/11/2014(Xem: 5450)
Trước 1975, tôi là một phi công Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi qua Mỹ từ ngày mất nước, khi tuổi đời vừa mới 25. Mang tiếng pilot bay bướm nhưng tôi không có lấy một mảnh tình, bởi vì tôi không có tài tán gái. Thời đó mặc dù phụ nữ Việt nam cao giá, mấy thằng bạn không quân lanh lẹ vẫn vớt được một cô vợ Việt. Tôi khù khờ, vài năm sau đành yên bề gia thất với một thiếu nữ Mỹ tuổi đôi mươi. Hồi mới cưới, cuối tuần tôi thường dẫn Carrol hội họp bạn bè, nhưng nàng cảm thấy lạc lõng giữa đám người Việt bất đồng ngôn ngữ và từ chối những buổi họp mặt. Xuất giá tòng thê, mất liên lạc với đám bạn cũ, tôi hoàn toàn hội nhập vào đời sống Mỹ. Khi đứa con gái lên 5, chẳng may Carrol bị bịnh thận. Căn bịnh quái ác kéo dài hành hạ nàng hơn 20 năm và nàng qua đời vào thời gian đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi. Gần 2 năm qua, nỗi buồn mất người vợ Mỹ tuy đã nguôi ngoai nhưng tôi vẫn giữ thói quen sống không bè bạn, vẫn âm thầm cô đơn chiếc bóng.
22/10/2014(Xem: 4702)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]