Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân Duyên, Nhân Quả

25/02/201913:53(Xem: 3801)
Nhân Duyên, Nhân Quả
phatvahoasen
Nhân Duyên, Nhân Quả
Trần Thị Nhật Hưng

   Sau thời gian dài hơn nửa đời người mon men đến chùa thân cận với thiện hữu tri thức và nghe Pháp, tôi quen thuộc đến hai chữ “Nhân Duyên, Nhân Quả“ rồi nhìn lại cuộc sống, chiêm nghiệm, mới nhận rõ rằng hai điều đó luôn hiện hữu trong đời sống chúng ta.

  Gặp nhau là do nhân duyên. Đến hay đi, còn hay mất, biệt ly hay sum họp, tốt hay xấu, thành hay bại cũng đều do nhân duyên và nhân quả. Tôi xin trình bày điều đó từ chính cuộc đời văn chương của tôi.

   Ngày tôi đặt chân đến Thụy Sĩ năm 1982, sau khi ổn định cuộc sống, trong nỗi buồn vừa cô đơn lẫn cô độc, vì đấng lang quân còn đang miệt mài theo đuổi “Đại Học Máu“ (Từ của nhà văn Hà Thúc Sinh ví các trại lao tù cộng sản Việt Nam thời đó) tôi tìm vui trong sách báo.

   Một ngày, tình cờ thấy tờ báo Phụ Nữ Diễn Đàn khi đến chơi nhà một người bạn, tôi âm thầm lấy giấy bút ghi địa chỉ tòa soạn tận mãi bên Mỹ rồi về nhà gởi tập trung thiên tiểu thuyết „Tuổi Hồng Con Gái“ tôi viết thời còn ở Việt Nam rồi vượt biên mang theo (sau này chỉnh sửa lại thành truyện dài đã phát hành năm 2012). Gởi đi xong, tôi nhận thư tòa soạn trả lời, báo hải ngoại một tháng phát hành một lần, cần truyện ngắn hơn truyện dài.

   Truyện ngắn ư, hơi lạ lẫm với tôi, mới cầm bút mà, tôi không rõ viết thế nào, sắp xếp cốt truyện ra sao cho đủ ngắn theo đúng yêu cầu, thế là tôi mon men nghiên cứu các truyện ngắn đã đăng trong sách, báo.

   Giai đoạn từ năm 1983 trở đi, sau khi ổn định đời sống, sinh hoạt báo chí hải ngoại bắt đầu rộn ràng, nhiều cây bút mới nam cũng như nữ, tuy mới xuất hiện đã gây tiếng vang xôn xao khắp nơi. Tôi đặt mua hết các sách họ phát hành để học cái hay, cái mới từ họ.

   Tục ngữ Việt có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim„ hoặc “Có chí thì nên“, sau một thời gian dài chịu thương chịu khó tìm tòi học hỏi, tôi viết được vài bài thử gởi đi. Cốt truyện thì, sau sáu năm dưới chế độ cộng sản, vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân, rồi thêm một thân một mình bôn ba lưu lạc xứ người, đương đầu với mọi khó khăn, gian khổ cùng cực trong cuộc sống, thiếu gì điều để viết, đời tôi biến thành những trang tiểu thuyết đẫm lệ, tôi tha hồ trải lòng mình như một cách giải tỏa nỗi niềm để quên đi những tháng ngày cô đơn buồn tẻ nơi xứ lạ.

   Lần đầu tiên, bài gởi đi được đăng là mừng lắm, lắm rồi, còn có thêm nhuận bút, điều không mơ, không đòi mà được, cứ một trang A4 là 20 US đô la. Một truyện ngắn thường 3 hay 4 đôi khi 5 trang. Thừa thắng xông lên, tôi miệt mài và thích thú chuyện cầm bút. Ngoài thời gian cho hãng xưỡng, lo cơm nước bản thân, thời gian còn lại, tôi dành cho đọc và viết lách. Không phải vì nhuận bút tôi mới viết, tôi gởi bài đến cả những báo không trả nhuận bút do các bạn văn giới thiệu như Lửa Việt tại Canada, Việt Nam Tự Do và Đẹp tại Hoa Kỳ . Thời gian sau đó, một vài truyện ngắn của tôi được đài phát thanh Hoa kỳ lẫn cả nước Úc xa xôi, nơi mà tôi không liên hệ gì về báo chí chọn đọc cho mọi người nghe, còn niềm vui và an ủi nào hơn thế nữa cho tôi?!

   Cuộc sống cứ thế tiếp diễn, cho đến một ngày khoảng năm 1990, nhân duyên mới đến với tôi, cũng tình cờ đọc được tờ báo Viên Giác tại nhà một người bạn. Đó là tờ báo đạo xuất bản tại Đức do Thầy Thích Như Điển thành lập và làm chủ nhiệm. Đọc qua, tôi thấy nội dung dễ thương, và là tại Âu Châu nơi mình định cư, tôi mon men làm quen với...Hòa Thượng Thích Như Điển lúc đó mới đang là Đại Đức trong dịp lễ kỷ niệm 10 năm tị nạn do chính phủ Thụy Sĩ tổ chức. Tôi đến chào Thầy với một chút tịnh tài cúng dường Tam Bảo đặt trong bao thư ghi rõ địa chỉ của tôi, thế là từ đó tôi nhận được báo Viên Giác. Đọc không chưa đủ, tôi gởi bài và được đăng.

   Cái duyên Viên Giác bắt đầu từ đó và càng gắn bó hơn cho đến ngày tôi được trúng giải nhất và hai giải khuyến khích “Viết Về Âu Châu“ do chính Hòa Thượng và chùa Viên Giác tổ chức.

   Hôm lãnh giải xong, Thầy Thích Tịnh Phước tại Thụy Điển đến nói với nhà tôi (đấng lang quân của tôi thời gian này đã sum họp cùng tôi sau hơn 13 năm xa cách): “Chị nhà là Phật tử, lại có khiếu viết văn, anh về nói chị nghiên cứu kinh điển và giáo lý Phật Đà để chuyển tải giáo lý nhà Phật. Phật tử mà viết theo cái hiểu của Phật tử thì dễ đi vào lòng người hơn“. Nghe nhắn lại, tôi nghe để mà nghe chứ giáo lý của Phật tôi vẫn biết mênh mông, cao siêu, đọc và học đến bao nhiêu kiếp mới hết, với lại hồi đó đời sống và tâm hồn tôi còn đầy trần tục, mang tiếng là con nhà Phật vì cha mẹ theo đạo Phật nhưng trong tôi, ngoài câu niệm Phật thông thường « Nam Mô A Di Đà Phật », tôi hoàn toàn không biết gì thêm, làm sao tôi dám hứa hẹn hay nhận lời. Tùy duyên thôi. Nhưng lời nhắn nhủ ấy, tôi vẫn ghi sâu trong lòng và xem đó như sự gởi gắm của Thầy Tịnh Phước đến tôi. Rồi cũng nhờ thông tin từ báo Viên Giác, một nhân duyên hy hữu, tôi ghi tên tham dự các khóa giáo lý Âu Châu do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức. Biết tôi cầm bút viết được văn, lần nào Hòa Thượng Thích Như Điển gặp tôi cũng nói: « Chị về viết cho bài tường thuật khóa tu nhé ». Tôi « dạ » nho nhỏ, nhưng không dám hứa gì. Rồi thì khi về đến nhà, phần quí kính Hòa Thượng, phần nghĩ Hòa Thượng tin tưởng gởi gắm mình mà nói như thế, nên tôi cố gắng ngồi viết.

    Khóa Tu Học Âu Châu, viết riết, quanh đi quẩn lại cũng chỉ bấy nhiêu. Ngày ba thời: Ba thời học, ba thời ăn, ba thời tụng kinh, liệt kê số lượng tham dự, nơi tổ chức,…còn gì để viết nữa đâu, bấy giờ tôi mới sực nhớ đến lời nhắn nhủ của Thầy Thích Tịnh Phước, rồi chợt nghĩ, sao không kể lại, viết ra những giáo lý theo cái hiểu của mình do quí Thầy giảng. Mà muốn viết thì phải lắng nghe, lắng nghe một cách  chăm chú, và ghi chép nữa. Sau này tôi mua được máy thâu, thâu xong về nhà nghe lại lần hai…lượm lặt ghi chép những ý chính rồi viết thành bài. Cứ như thế với thời gian, giáo lý nhà Phật thâm nhập vào tôi lúc nào không hay, để tôi nhận ra, giáo lý của Ngài quá hay, quá thực tế từng giúp tôi giải tỏa những nỗi khổ niềm đau, không nuối tiếc những mất mác, giải quyết nhiều vấn đề khó khăn nan giải để lòng được thanh thản, từ đó tín tâm tăng trưởng cho tôi niềm tin tuyệt đối về giáo lý nhà Phật, rồi tôi tiếc cho nhiều Phật tử mang danh là Phật tử như tôi trước đây, đến chùa mà chưa có nhân duyên để quan tâm về giáo lý nhà Phật.

  Tìm ra và vạch cho mình một hướng đi, tôi xem đó là lý tưởng sống cho quãng đời còn lại của tôi, và tôi thích thú khi nghe giáo lý quí Thầy giảng để rồi viết lại theo cái hiểu của mình chuyển tải đến người khác như lời Thầy Tịnh Phước gởi gắm ngày nào, được chút nào hay chút nấy.

   Trở lại việc báo chí. Những tờ báo đời (nghe hai chữ « báo đời » đã thấy đi liền với…báo hại rồi). Chơi chữ cho vui vậy thôi, báo nào cũng là báo, là nghệ thuật văn chương giúp cho đời thêm vui, nhất là về đời sống tinh thần.

   Lúc đó, song song cộng tác với báo đời, tôi vẫn viết cho báo đạo Viên Giác vì đó là niềm đam mê văn chương.

   Như trên tôi đã nói, mọi sự trên đời đều do Nhân Duyên, tồn tại lâu hay mau, mất hay còn cũng do nhân duyên rồi ra Nhân Quả. Có cái này sẽ sinh cái kia. Những tờ báo đời hồi đó hầu hết đều bán hoặc sống nhờ quảng cáo. Một vài tờ chỉ tồn tại thời gian ngắn vì nội dung tờ báo hay đem những tranh chấp, cãi nhau, thậm chí đem chuyện riêng tư gia đình tam đời tứ đại của đối phương ra mà chửi. Không ai muốn đọc những bài như thế nên tờ báo tự diệt thôi. Rồi hằng loạt các báo đời đóng cửa khi công nghệ thông tin Internet ra đời. Nền văn minh công nghệ hiện đại, tạo ra một mạng lưới quá thuận lợi để độc giả tha hồ đọc báo trên mạng khỏi mất tiền mua và khỏi cất giữ sách báo cho chật nhà đã khiến hàng loạt các nhà xuất bản rụng như sung rụng. Thế nhưng, cho đến bây giờ đã 40 năm, tờ Viên Giác vẫn tồn tại lâu dài nhất thế giới, vững mạnh cho đến  ngày kỷ niệm hôm nay. Tại sao?

   Câu hỏi tại sao, và câu trả lời, đương nhiên tùy theo cái nhìn và suy nghĩ của mỗi người, riêng tôi, tôi cũng nghĩ theo cách riêng của tôi.

Là Phật tử, tôi tin nhân duyên và nhân quả. Vậy trong trường hợp này nhân duyên và nhân quả ở đâu. Thay cho câu trả lời, tôi chỉ đặt lại câu hỏi, nếu Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác không là bậc chân tu, không yêu văn chương, không miệt mài dịch kinh in sách, và anh chủ bút Phù Vân cùng ban biên tập, ban kỹ thuật báo Viên Giác không sốt sắng chăm lo tờ báo đóng góp thời gian và công sức trong tinh thần vô vụ lợi, đặc biệt nhất là sự ủng hộ hết mình của độc giả khắp nơi về mọi phương diện tinh thần lẫn vật chất thì tờ báo sau 40 năm có vượt qua nổi mọi giai đoạn khó khăn thử thách để tồn tại đến bây giờ không ?!

  Mọi sự đều kết tập từ nhiều nhân duyên giữa người này với người kia, việc này với việc khác, cộng thêm tinh thần đoàn kết bằng tấm lòng chân thành của mọi người giành cho văn học Việt Nam, cho Phật Giáo, cho chùa Viên Giác, cho Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển và cho cả niềm vui của chính mình mới có thành quả, nhân quả như hôm nay.

   Mong sao tờ báo Viên Giác sống mãi qua các Nhân DuyênNhân Quả như vừa trình bày trên.

 Trần Thị Nhật Hưng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2014(Xem: 4761)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 10082)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10631)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4769)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13619)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6891)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8159)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16415)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 5027)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
09/04/2014(Xem: 4926)
Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]