Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Trọng Trách

16/12/201808:07(Xem: 2434)
12. Trọng Trách

sudoithinhmoiphapdao_12avhưu
“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”

 

Câu chuyện thứ mười hai:

TRỌNG TRÁCH

 

             Chiều, biển không êm, mà cũng không động lắm, nên cũng có một số du khách xuống tắm bơi, đùa sóng ở khu vực gần chiếc chòi cao mái lá của Đội Cứu Hộ Bãi Biển.

            Anh nhân viên cứu hộ tướng tá vạm vỡ bất chợt nhìn thấy một người “viên đính phương y” (đầu tròn áo vuông) có vóc dáng nhỏ bé ốm yếu đang đứng bất động nơi mép nước sóng vỗ, mặt hướng ra ngoài khơi xa… Thấy bất an, nên anh ta vội rời chòi, tiến thẳng đến chỗ vị tăng, nhận ra đó là một tu sĩ cao niên, nên tằng hắng một tiếng đánh động. Vị tăng vẫn không nhúc nhích, mắt cứ đăm đăm nhìn về phía chân trời, buộc anh ta phải bước lại đứng đối diện, chắp tay, lên tiếng:

           “Nam mô A Di Đà Phật!”

           Vị tăng thở dài một hơi, rồi nhìn người “quấy rối”, chắp tay đáp lễ:

           “Nam mô Phật! Có chuyện chi vậy anh?”

           “Thầy có biết bơi không? Thầy đứng chỗ này nguy hiểm lắm, lỡ có một con sóng lớn bất ngờ ập vô bờ, nó kéo chân thầy mà lôi xuống nước, đẩy ra kia thì sao?”

          “Tôi chỉ đứng một chỗ nơi này, nơi vừa đủ đón nhận nước vỗ vào đôi bàn chân thôi, chứ không có ý định nhảy xuống dưới tắm đâu!”

          “Dạ, tại tôi thấy bất thường, do thầy cứ đứng như trời trồng, vóc người lại ốm yếu bé nhỏ, nên tôi phải quan tâm để thi hành nhiệm vụ cứu hộ của mình!”

          “Cảm ơn anh. Không sao đâu.”

          Anh nhân viên cứu hộ định chào đi, nhưng lại ngứa miệng hỏi:

          “Sao thầy xuống bãi biển mà cứ đứng đây hoài, không bơi không tắm?”

          “Tôi hòa mình vào thiên nhiên.”

          “Ồ, thầy hòa mình với thiên nhiên kiểu gì mà cứ đứng như pho tượng, nơi sóng vỗ vào bờ, gió thì lồng lộng, thấy thật bất ổn, không an toàn chút nào!”

         “Đó là anh thấy, chứ tôi đâu thấy bất ổn bất an?!”

        “Bộ thầy không thấy sóng to đó sao?”

        “Không.”

        “Sóng sờ sờ ầm ầm đó mà thầy không thấy thì thầy thấy gì?”

        “Tôi chỉ thấy Nước. Sóng và Nước chỉ là một. Phật và Tâm cũng chỉ là một. Bất Nhị!”

        “Ui chao, thầy nói cao siêu quá, tôi không hiểu nổi đâu!”

        “Vậy thôi, anh đừng hỏi chi nữa.” Vị tăng chợt chuyển giọng thân thiện vui vẻ “Anh là nhân viên cứu hộ phải không?”

        “Dạ, đúng.”

        “Mang trọng trách đó tạo được nhiều Phước lắm đa!”

         “Vậy sao, thầy?’

         “Chứ sao. Cứu một mạng người bằng xây chín bậc phù đồ mà. Hồi giờ anh cứu được bao nhiêu người, thì cứ nhân cho 9 lên là biết mình đã xây nên bao nhiêu ngôi tháp rồi!”

        “Dạ, vậy chắc là tôi gom được cả kho Phước đó thầy!”

        “Đúng vậy. Nhưng đừng để hao tổn, thất thoát cái kho Phước của mình. Người xuất gia tu hành như tôi, thọ của đàn na tín thí, mà không lo tu thì bị tổn Đức. Người xuất gia nào mà mang trọng trách hoằng pháp độ sinh mà không lo truyền bá Phật pháp, cứ lo những chuyện đâu đâu, thì cũng bị tổn Đức. Còn anh, nếu anh cứ đứng ở đây hỏi lung tung những chuyện không phải của mình, lãng quên trọng trách cứu hộ, lỡ đằng kia, đằng nọ đang có người chết đuối mà anh không cứu kịp, là anh làm tổn Phước ghê gớm lắm đó!”

         Anh nhân viên cứu hộ giật nẩy mình lên, nhìn dáo dác tứ phía, rồi bước nhanh nhanh về phía có vài du khách đang đùa với sóng, quên cả một câu chào tạm biệt với vị khách “đầu tròn áo vuông”.

 

Tâm Không – Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 2861)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 3812)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2663)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2972)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10021)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6828)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9725)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 58631)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 6997)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]