Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Sám Hối Sát Sanh

14/12/201806:52(Xem: 3024)
11. Sám Hối Sát Sanh


sudoithinhmoiphapdao_11vhưu
“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”

 

Câu chuyện thứ mười một:

 

SÁM HỐI SÁT SANH

 

          

          Tối mười bốn âm lịch, sau khi hành lễ sám hối trên chánh điện, nữ cư sĩ  xin yết kiến sư thầy, thưa:

          “Con vừa sám hối xong, thấy lòng nhẹ nhõm vô cùng. Vậy có phải là tội lỗi mà con mới gây ra đã được tiêu tan hết rồi không, bạch thầy?”

          “Có thể.” Sư mỉm cười đáp.

          “Sao chỉ có thể, mà không là chắc chắn như vậy ạ?”

          “Vì còn tùy ở sự thành tâm khi sám hối. Và cũng còn tùy ở tội lỗi mình mới gây ra nặng hay nhẹ, to hay nhỏ.”

          “Dạ, con xin thề là con thành tâm cực kỳ luôn ạ. Và tội lỗi của con mới gây ra cũng chỉ là nho nhỏ, nhẹ nhàng thôi, nhưng nó lại làm cho con áy náy mấy ngày nay…”

          “Nếu vậy thì chỉ mới sám chứ chưa hối. Sám là ăn năn cái lỗi đã phạm từ trước, hoặc mới đây. Hối là xin chừa, xin nguyện không tái phạm cái lỗi đó về sau này. Mới rồi, chị chỉ mới nhận tội, còn từ bây giờ đến ngày mai, và những ngày sau này, chị có dám chắc là không tái phạm hay không? Nếu chắc, thì lúc đó mới là hối!”

          Nữ cư sĩ hiểu ra, liền xá sư thầy định cáo lui, chợt nghe sư cười khẽ, hỏi nhỏ:

         “Mới gây tội lỗi gì nho nhỏ nhẹ nhàng mà lại làm mình áy náy dữ vậy?”

         “Bạch thầy, con phạm tội sát sanh ạ!”

         “Ồ, ra vậy. Chị mới mổ gà, hay giết heo?”

         “Dạ thưa… con… con đập chết mấy con ruồi ạ!”

          Sư khẩy cười, đùa:

         “Ui chao, tội lỗi, tội lỗi. Biết đó là tội là giỏi lắm, hay lắm rồi đó. Từ nay về sau, đuổi ruồi  cho nó bay thôi, hoặc dùng những biện pháp nào đó để ruồi khỏi vô nhà, thì mình khỏi mất công đập, khỏi phạm tội sát sanh!”

         “Dạ, con cũng nghĩ vậy. Có một điều vẫn còn làm cho con ray rứt…”

         “Đó là gì? Cứ trút ra luôn cho khỏi lấn bấn!”

         “Dạ, mấy con ruồi mà bay luẩn quẩn trong bếp là con đập một cái trúng phóc dẹp lép chết tươi liền, nhưng mấy con bay vù vù đậu bâu trên bông trái bàn thờ Phật thì con lại đắn đo, lưỡng lự, muốn đập cũng phải đập lén, đập khẽ để không ai thấy biết ạ!”

         “Giết ruồi mà chị sợ ai thấy, ai biết?” Sư nhíu mày hỏi.

         “Con sợ Phật thấy… nên con xua chúng bay ra khỏi phạm vi phòng thờ, rồi mới truy sát sau ạ!”

         Nhịn cười hết nổi, Sư bật lên một tràng khanh khách, nói:

        “Phật trên bàn thờ không thấy gì đâu. Ngài chỉ là hình tướng, là pho tượng thôi. Chỉ duy nhất Phật trong Tâm của chính chị mới thấy thôi, chị không giấu được đâu!”

        “Trong Tâm con có Phật thiệt sao thầy?” Nữ cư sĩ trố mắt, mừng rỡ.

        Sư gật đầu:

         “Thiệt. Từ nay về sau, hễ mỗi lần mình có nảy ý nảy tâm sát sanh giết vật, chỉ cần trải lòng Từ Bi ra mà thương xót cho chúng sanh, chúng sanh nào cũng tham sống sợ chết, sợ đau đớn thương tật, thì lúc đó là lúc Phật trong Tâm mình hiển hiện rồi đó!”

         Nữ cư sĩ xúc động, lạy Sư:

        “Con tạ ơn thầy đã điểm giáo. Nãy giờ con thấy biết có con muỗi đang đậu hút máu của con nơi cườm tay mà con không dám động đậy gì hết đó thầy ơi!”

 

Tâm Không – Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4934)
Đến mùa vía Bà Núi Sam, Châu Đốc, hàng ngàn người lũ lượt kéo nhau về lạy Bà, cầu mua may, bán đắc, làm ăn thịnh đạt và sinh con theo ý muốn...
10/04/2013(Xem: 6709)
Trên đê Yên Phụ một buổi chiều mùa hạ. Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi ...
10/04/2013(Xem: 6610)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó. Dân trong vùng cũng đang bị nạn dịch cúm. Lúc này mọi người kéo nhau vào rừng tìm hái cỏ thuốc, và những gì có thể ăn được cho qua cơn đói lạnh ngặt nghèo.
10/04/2013(Xem: 7114)
Cánh rừng già đang trải qua một mùa đông dài khắc nghiệt. Cây cỏ xác xơ … cảnh vật chìm sâu trong lớp tuyết trắng dày đặc. Chỉ có những thân cổ thụ...
10/04/2013(Xem: 5101)
Thuở xưa, trong một thành nọ, có một ngôi chùa tên là Viên Âm, mỗi ngày có rất nhiều người đến thắp hương lễ Phật, nên chùa cũng rất hưng thịnh...
10/04/2013(Xem: 5374)
Nắng lên cao, nắng chiếu ngút ngàn quanh các triền núi hoang vu làm khô ráo mấy hạt sương mai còn đọng lại trên những ngọn cây. Càng đi lên...
10/04/2013(Xem: 5711)
Cổng Chùa hiện dần ra trên con đường đất quen thuộc. Trời trưa nắng gắt, thỉnh thoảng từng cơn gió lốc thổi đến, hất tung bụi mù và cuốn theo mấy ...
10/04/2013(Xem: 5330)
_Ồ! sen ở đây nở rộ, trông đẹp quá! Ai đi ngang qua ao sen nhà chùa cũng đều cất tiếng nói như vậy.
10/04/2013(Xem: 5519)
Mùa đông về làm cho ngọn đồi thông thêm rộng thoáng. Không một chiếc lá cây rơi rụng. Không một bóng người lui tới để nghe tiếng bước chân ...
10/04/2013(Xem: 4956)
Chú Tiểu Minh nhặt được chú chim con lúc chiều khi đang cúng thí thực. Con chim run rẩy sà xuống như chiếc lá khô rơi rụng trong buổi chiều tà. Nó cùng bầy với lũ chim được phóng sanh hồi sáng này. Nhưng lại quá kiệt sức nên không thể bay xa được. Động lòng, chú mang chim về liêu mình để chăm sóc và cho ăn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]