Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Buông Xả, Buông Bỏ

02/12/201807:26(Xem: 2762)
08. Buông Xả, Buông Bỏ
buongxa_vhưu

“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”

 

Câu chuyện thứ tám:

BUÔNG XẢ, BUÔNG BỎ

 

           Nhà văn thưa với nhà sư:

           “Con có một người bạn thân, chơi với nhau được 20 năm, con coi như em của mình, giúp đỡ hỗ trợ cả hai mặt vật chất và tinh thần rất nhiều, nhưng bây giờ người này lại quên hết tình nghĩa, lên diễn đàn trên mạng thóa mạ, chửi bới, chê bai con không biết bao nhiêu điều xấu xa xấu xí mà kể… Giờ con phải làm sao, bạch thầy?”

          “Người đó chửi rủa chê bai những gì?” Sư trầm ngâm, rồi hỏi.

           “Dạ thưa… con cũng không biết nữa. Chửi trên diễn đàn báo chí – văn học mà con có tham gia, con không hề đọc được chữ nào ạ.”

         “Trời đất, không đọc được là sướng rồi, không đọc thì không biết, không biết thì coi như không phiền não. Vậy sao lại biết là mình bị đàm tiếu hạ nhục làm chi cho khổ vậy?”

         “Khổ vậy, thưa thầy. Con không hề biết, nhưng các bằng hữu khác lại nhắn tin thắc mắc thực hư, điện thoại méc kể… làm con không biết cũng phải bị biết!”

         “Ưm, tội nghiệp. Vậy thì mình cứ im lặng đi, không một lời phản bác, không một tiếng phân bua, người ta chửi miết rồi cũng sẽ mỏi mệt, chán chường. Những gì người khác mắng nhiếc chửi bới, vu oan giá họa cho mình, cũng như thứ vũ khí boomerang của thổ dân Úc vậy, nó bay đi rồi sẽ trở về ngay nơi nó xuất phát. Sự im lặng của mình chính là sự buông xả!”

         “Dạ, Con đúng là đã buông xả, không hề giận dỗi, chớ hề đáp trả biện hộ, nhưng con nghe các bạn khác méc lại là người đó vẫn đang tiếp tục thóa mạ chửi rủa con, ngày càng dữ dằn độc địa hơn ạ!”

         “Ồ, đó là do Buông mà chưa Bỏ. Phải bỏ chuyện đó đi!”

         “Con bỏ rồi mà thầy. Con đâu có ghim gút để bụng?”

      “Chưa bỏ. Nếu không ghim gút để bụng thì đâu có chuyện gì mang đến đây để hỏi này vấn kia? Chuyện phiền não đó đang theo đến đây, ngay bây giờ vẫn còn đang hiện hữu đó. Bỏ là bỏ chỗ nào?”

          Nhà văn đờ người ra, gật gù thưa:

         “Dạ, thầy dạy phải. Con hiều rồi. Con sẽ buông xả cho đúng buông xả ạ!”

        “Hãy quên chuyện đó di. Không nổi giận, không đáp trả là giỏi lắm rồi đó. Một khi mình thật tâm buông xả, tha thứ khoan dung cho người xúc phạm mình, nghĩa là mình cũng đã giải bỏ được cái nghiệp xấu mà người đó sẽ phải trả. Mọi sự đều sẽ tan biến như mây khói vào hư không tịch mịch!”

         Nhà văn chắp tay bái lạy tạ từ sư thầy.

         Một năm sau, dịp lễ Tết, nhà văn trở lại chùa hầu thăm thầy. Sư hỏi:

         “Chuyện đó sao rồi?”

         “Dạ… chuyện gì ạ?” Nhà văn ngơ ngác hỏi.

         “Chuyện đó đó, cái chuyện hồi đó đó!”

          “Bạch thầy… thầy hỏi chuyện gì con không biết ạ?”

          Sư bật cười khanh khách, vỗ đùi cái bốp, tán thán:

          “Giỏi. Vậy mới là buông xả!”

Cư sĩ Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2018(Xem: 8182)
Cực tịnh sanh động (Truyện tích của HT Thích Huyền Tôn kể, do Phật tử Quảng Tịnh diễn đọc) Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học.
26/09/2018(Xem: 3758)
Một anh chàng thanh niên lái xe mô tô rất là tài giỏi. Không cờ bạc, không hút sách, không rượu chè, anh ta có một thú đam mê duy nhất : lái xe mô tô. Đúng là một đức tính rất tốt cho các luật lệ giao thông rất nghiêm khắt ở xứ sở Kangaroo này. Thế nên bao năm qua vượt nhanh cũng nhiều, lạng lách cũng lắm, chưa bao giờ anh gây ra tai nạn nào, mà cũng chưa hề một lần phạm luật bị phạt vi cảnh.
26/09/2018(Xem: 6961)
Truyện kể rằng, ngày xưa có gia đình ông Trương Công Nghệ, họ hàng sống với nhau chín đời : cố, ông, bà, con, cháu, chắt, chít ... tính sơ sơ trên dưới trăm người, lúc nào cũng rất mực yêu thương, rất mực thuận hòa, vui vẻ và êm ấm, chẳng bao giờ thấy họ gây gỗ, ganh đua hoặc lục đục chia lìa và xa cách nhau.
24/09/2018(Xem: 9367)
Audio Truyện Cổ Tích: Chín Mươi Ba Kiếp Mới Gặp Lại Con; Việt dịch: HT Thích Huyền Tôn; diễn đọc: TT Thích Nguyên Tạng -- Vào khoảng thời gian hai mươi năm sau Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, Từ thành Tỳ-Xá-Ly hướng về phía Bắc Thành Ca-Tỳ-La-Vệ. Có một đoàn Tăng lữ gồm 17 vị, họ bước những bước chân nhịp nhàng và đều đặn, tuy không phát ra tiếng động của nhiều bàn chân cùng nện xuống mặt đất bột khô dưới sức nóng của mùa hè oi bức, nhưng không sao tránh khỏi lớp bụi bủn tung tỏa dưới sức dẫm của 34 cái bàn chân, tạo nên một đám mây cuồn cuộn; từ xa, tưởng chừng như các tiên nhân vừa từ trên không đằng vân vừa đáp xuống. Mây bụi vẫn cuộn trôi về phía sau lưng của họ, mặt trời càng rực đỏ và nghiêng hẳn về hướng tây, đến ngã rẽ, trước mặt họ là rừng cây khô trụi lá, một con quạ cô đơn ngoác mỏ kêu: Quạ! Quạ! Quạ!
11/09/2018(Xem: 3822)
Phía Bắc Trung Ấn Độ, vào thời cổ xưa, hơn 2000 năm, có một vị Thủ Tướng của nước Ba-la-nại, gia sản của ông rất là giàu có, quyền tước lớn, nhưng lòng ông luôn mang một nỗi niềm đau khổ. Vì, tuổi tác càng ngày càng già, tuy nhiều vợ, nhưng không một bà nào đem về cho ông một niềm vui mà ông mãi hoài mong thao thức, đó là một đứa con trai.
01/09/2018(Xem: 2990)
Có những niềm vui
24/08/2018(Xem: 5436)
Kịch : Tôn Giả Vô Não Biên soạn và đạo diễn: Trần Thị Nhật Hưng Hai màn Diễn viên: Sư phụ, sư mẫu,Vô Não và vai Đức Phật. Lời giới thiệu: Kính thưa Quí vị Là Phật tử, hẳn chúng ta đã từng nghe về nhân vật cắt 1000 ngón tay, xâu đeo vào cổ. Đó là chuyện tích Phật giáo nói về ngài Vô Não mà Đức Phật đã chuyển hóa thành một người tốt và trở thành đệ tử của Phật, về sau còn đắc quả A La Hán nữa. Hôm nay trên sân khấu này, chuyện tích đó sẽ được kể lại dưới ngòi bút của Trần Thị Nhật Hưng qua sự diễn xuất một cách sống thực của... Kính mời Quí vị theo dõi. Đây màn kịch Vô Não xin bắt đầu.
21/08/2018(Xem: 11433)
Mục Kiền Liên vốn xuất thân Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang Ông cha tu rất đàng hoàng Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên, Nhưng bà mẹ thời luân phiên Làm điều ác đức cho nên trong đời Gây nhiều nghiệp nặng tày trời Kiếp sau quả báo vào nơi đọa đày. Riêng Mục Liên nổi tiếng thay Thông minh, hiếu thảo lại đầy lòng nhân Can trường, cương nghị, lạc quan Thấy điều bất chính là can thiệp liền.
16/08/2018(Xem: 7850)
Trong nhiều bài kinh từ Hán tạng cho đến Pali tạng, Đức Phật tán thán hạnh hiếu dưỡng cha mẹ vì công ơn mang nặng đẻ đau và dưỡng dục của cha mẹ là vô ngần, không thể tính kể. Cho nên trong Tăng Chi Bộ, Thế Tôn gọi Cha Mẹ là Phạm Thiên, và những con cháu trong gia đình nào mà kính dưỡng cha mẹ được xem ngang bằng với Phạm Thiên: “Những gia đình nào, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên, được chấp nhận là đáng được cúng dường”
13/08/2018(Xem: 6706)
Từ ngày vào chùa ở với sư cụ, chú Nhị Bảo ít khi được về thăm gia đình, mặc dù từ chùa về nhà không xa lắm, chỉ băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo là đến con đường lớn dẫn thẳng về nhà. Nếu đi bộ, chú phải mất hơn mấy tiếng đồng hồ. Công việc của chú hằng ngày tuy đơn giản nhưng thời khóa cũng khít khao. Sau những giờ hầu sư cụ, chú học kinh, viết chữ nho và thỉnh kệ chuông U Minh buổi tối. Mỗi ngày, chú còn phải đến lớp để tiếp tục chương trình phổ thông cơ sở. Chú học giỏi lại có hạnh kiểm tốt, đặc biệt gương mặt trong vắt ngây thơ và thánh thiện của chú khiến mọi người ai cũng mến yêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]