Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Phỉ Báng

29/11/201816:16(Xem: 3180)
07. Phỉ Báng


phibang_vhưu7 phi bang_Cu Si Vinh Huu
“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”

 

Câu chuyện thứ bảy:

PHỈ BÁNG

 

            Một trung niên trí thức, vốn là học viên lâu năm của “Lớp Giáo Lý Phật Pháp dành cho Cư Sĩ Áo Lam”, thường có thói quen biểu hiện sự học rộng hiểu sâu của mình bằng những câu tham vấn hóc búa, lắt léo vào gần cuối giờ học để các vị giáo thọ, giảng sư phải mất thời gian giải đáp, giải thích…

           Buổi học tối hôm đó, thầy giáo thọ nọ lâm bệnh đột ngột, phải nhờ thầy khác khác là huynh đệ đồng môn đứng lớp thay. Vì lần đầu tiếp xúc với Phật tử của lớp giáo lý ban đêm, nên vị thầy trẻ dạy thế thấy lạ lẫm, có đôi chút lúng túng, ngượng ngùng. Thầy không theo giáo án soạn sẵn nào, cũng không giảng dạy tiếp phần dở dang của thầy giáo thọ trước, mà chủ động dùng hai giờ của buổi học để pháp thoại, học viên thắc mắc, hay mù mờ chưa thông vấn đề gì thì cứ thoải mái giơ tay phát biểu. Vậy là “trúng đài” vị trung niên cư sĩ, xin tham vấn ngay:

        “Tại sao đức Phật dạy: Tin ta mà không hiểu ta tức là đang phỉ báng ta?”

        “Tại không hiểu mà tin.”

        “Vì hiểu rồi mới tin, chứ đâu phải tin trước hiểu sau?”

        “Hiểu rồi thì còn hỏi làm gì?”

        “Không hỏi thì sao hiểu hết trọn vẹn rốt ráo?”

        “Nếu chưa hiểu rốt ráo trọn vẹn thì hãy khoan tin!”

       “Nếu khoan tin thì cứ mãi hoài nghi, mãi hoài nghi thì làm sao hiểu rốt ráo để tin?”

        “Khoan tin để dành thời gian phá vỡ hoài nghi, muốn phá vỡ hoài nghi phải tìm hiểu, muốn hiểu thì phải thực hành, thực hành là để tự mình kiểm chứng trải nghiệm đúng sai đen trắng tà chánh tốt xấu, chứng nghiệm rồi là ngộ, ngộ rồi thì mới tin, chưa ngộ khoan hãy tin!”

      “Sao phải ngộ rồi mới tin? Chưa ngộ mà tin trước rồi ngộ sau có được không?”

        “Anh hỏi luẩn quẩn vòng vo Tam Quốc diễn nghĩa quá, anh đang không tin tôi, không hiểu lời tôi kiến giải, là phỉ báng tôi nãy giờ đó!”

       Trung niên cư sĩ trố mắt, ngơ ngác. Thầy giáo thọ tiếp:

      “Về nhà mà thực hành tất cả những lý thuyết, kiến thức mà anh thu thập được bao năm qua đi. Thực hành xong hết từng pháp, áp dụng vào đời sống thực tế hằng ngày của mình, anh sẽ chứng nghiệm và không còn hoài nghi gì nữa, và cũng sẽ không còn đặt một câu hỏi vòng vo lắt léo nào ở lớp giáo lý này nữa!”

         Trung niên cư sĩ chưa kịp có động thái gì, đã nghe tiêng thầy giáo thọ vang rền như tiếng chuông dộng vào tai:

           “Tin tôi đi!”

           Lật đật đứng dậy, trung niên cư sĩ khum lưng xá dài, xúc động thưa:

           “Nam mô Phật! Dạ, con tin chắc luôn ạ!"

 

Tâm Không – Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 19875)
Ngày xửa, ngày xưa, có một cô công chúa Út con gái yêu của hoàng đế La Mã - một ông hoàng giàu sang độc tài và rất hung bạo.
08/04/2013(Xem: 13549)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 13966)
Cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, tại miền trung nước Ấn Độ, Bồ tát Hộ Minh đã giáng trần, qua hiện thân thái tử Sĩ - Đạt – Ta, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Ngài đã vì lòng từ bi, . . .
08/04/2013(Xem: 10475)
Nhân sinh nhật lần thứ 57 (kể theo tuổi ta) của tôi năm nay (28.6.2005) có một Phật Tử Việt Nam tại New York, Mỹ Quốc, gởi tặng cho tôi một bộ kinh Kim Cang rất quý, có xuất xứ từ đời nhà Thanh (Trung Hoa) và chính do vua Khang Hi (1666-1722) viết, được phục chế lại. Quả là một món quà vô giá.
08/04/2013(Xem: 11401)
Hương bối ngàn xưa gió thoảng về mái chèo Thập Ðộ vượt sông mê Gương soi vằng vặc, Tâm Bồ tát Thánh Hạnh, trăng sao rạng bốn bề!
08/04/2013(Xem: 16521)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), kinh thành Xá Vệ, thuộc vương quốc Kosala (Kiều Tát La). Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành.
08/04/2013(Xem: 14088)
Trong cuốn Xứ Trầm Hương, nhà thơ Quách Tấn khi viết về chùa chiền ở Khánh Hòa đã có những nhận xét là Khánh Hòa có lẽ là tỉnh nhiều chùa hơn tất cả các tỉnh Miền Nam Trung Việt và chùa có mặt hầu hết trên khắp xã phường trong tỉnh. Các tổ khai sơn đều là người Việt, phần nhiều có sự nghiệp để lại cho đời.
08/04/2013(Xem: 15536)
Toàn thể câu chuyện, cũng như mỗi tình tiết nhỏ nêu ra đều được nung nấu trong mối tư lường của một thánh tính đạt tới cõi lô hỏa thuần thanh, siêu thần nhập hóa. Không thể nào nói đó là bút pháp tài tình, kỹ thuật điêu luyện,chỉ có thể nói rằng đó là một cuộc kết tinh huyền nhiệm của lịch sử Đông phương giữa một triều sóng rộng dâng lên cùng với bao nhiêu ngọn gió ở bốn chân trời lổ đổ thổi lạ
08/04/2013(Xem: 13969)
Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu.
08/04/2013(Xem: 13388)
Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]