Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Đề Nhí

13/11/201813:57(Xem: 3088)
Bồ Đề Nhí

Chu Tieu Nhat Tam (3)
BỒ ĐỀ NHÍ

Như thường lệ, sau giờ điểm tâm sáng, tiểu Ngọc đều ra khoảng sân rộng trước đài Quan Âm đọc truyện tranh Phật Giáo.Ngọc chọn một chỗ lý tưởng cho mình rồi nhẹ nhàng ngồi xuống với tư thế hoa sen, hít vào thật sâu và thở ra thật chậm rãi,3 lần trước khi bắt đầu đọc sách.Làm như vậygiúp lưu thông khí huyếtdẫn lên não bộ để tiếp nhận thông tin tốt nhất.Đây là công việc hàng ngày củaNgọc vì là chú tiểu nhỏ nhất chùa nên không phải chấp tác. Trời trong xanh, gió xuân hiu hiu thổi, tiểu Ngọc bắt đầu lật từng trang sách dưới gốc cây hoa Anh Đào. Đang chăm chú đọc từng dòng kinh, kệ thì một cơn gió nhẹ lướt qua thổi rơi cánh hoa trên cành,vô tình rơi trúng vào quyển sách trên tay của Ngọc, cảm giác tò mò trỗi dậy, tiểu Ngọc tự hỏi; wow.. cánh hoa thật đẹp, màu hồng phấn củacánh hoathật tuyệt lại có mùi thơm nhẹ nữa chứ.Cơ màcánh hoa này từ đâu bay đến đậy vậy nhỉ? Đoạn, Ngọc ngó xung quanh rồi ngẩn mặt nhìn lên trời. À, thì ra là cánh hoacủa cây hoa Anh Đào rụng. Rồi tiểu Ngọc lại tự hỏi: Sao cánh hoa này lại bị rụng trong khi những cánh hoa khác vẫn còn ở trên cành. Rất nhiêu câu hỏi tại sao được đặt ra trong tâm trí của tiểu Ngọc. Rồicúi mặt nhìn xuống quyển sách thì vô tình tiểu Ngọc lại lật trúng trang kinh Vô Thường. Đọc từ đầu đến đoạn viết “Vạn vật trên thế gian này là vô thường, là biến hoại”. Ngọc ngồi bứt bứt vànhtai,nghiêng nghiêng cái đầu trầm tư mặc tưởng hồi lâu mà vẫn chưa thể nghiệm được câu kinh, bèn chạy vào trong chánh điện hỏi Sư phụ

-         Sư Phụ à! Sư Phụ uuuuu.

-         Sư phụ cũng đang tọa thiền, nghe tiểu Ngọc gọi thì từ từ mở mắt đáp. Con đọc hết quyển sách chưa mà sao ồn ào thế?

-         Dạ chưa, nhưng Sư phụ à! Con có điều thắc mắc:Sao cánh hoa này lại rơi chỉ vì một làn gió nhẹ thổi qua vậy?

-         Cánh hoa đó đã đến đúng thời điểm phải rụng thôi con.

-         Vậy sao các cánh hoa khác không rụng theo ạ?

-         Mỗi cánh hoa đều có sứ mạng riêng của nó, không có cánh hoa nào giống cánh hoa nào hết, mặc dù toàn bộ cánh hoa đều mọc ra từ một thân cây, nhưng nghiệp duyên của mỗi cánh hoa là khác nhau và cũng rơi rụng ở những thời điểm khác nhau đó con.

-         Hả? tiểu Ngọc hả thật to..Cánh hoa mà cũng có nghiệp duyên nữa sao?

-         Có chứ con. Vạn vật trên thế gian này từ con người đến ngọn cỏ lá cây đều có nghiệp và duyên như nhau.Và tất cả cũng chịu sự biến hoại như nhau, đến thời cơ chín mùi thì con người sẽ hoại và cây cỏ cũng vậy.

-         A..con biết rồi . Đó là định luật vô Thường phải không Sư phụ?

-         Đúng rồi đó con.

-         Con vừa mới xem qua mà không hiểu nên thỉnh sự chỉ dạy của Người đó. Trong kinh dạy: “Đời sống luôn luôn biến chuyển và bị hủy diệt bởi vô thường” á Sư phụ.Sao lạ vậy Sư phụ? Triết lý này cao siêu quá, con không hiểu.

-         Không phải triết lý cao sâu mà là con còn quá nhỏ để hiểu vả thể nghiệm thôi.

Với giọng nói ngọt nhẹ và trầm bổng đầy uy lực của Sư phụ, tiểu Ngọc ngay ngắn ngồi lắng nghe.Cũng giống Ta và con vậy, hiện giờ con vẫn còn là chú tiểu 7 tuổi thì sự biến đổi ở cơ thể con là bắt đâu phát triển lớn dần dần đến ngưỡnggiới hạn nhất định. Khi tứ chi, lục phủ ngũ tạng của con đã đạt đỉnh rồi thì nó sẽ trụ ở đó một thời gian rồi quay đầu đi ngược lại, giống như con lắc đồng hồ vậy. Con xem Sư phụđây, cơ thể vật lý Ta đang vay mượn để sử dụng này được mấy mươi năm rồi và cũng chỉ được nhiêu đó thôi. Nó đang hủy hoại từng chút một qua mỗi sát na đồng hồ. Da dẻ của con đang căng tràn, mịn màng, hồng hào đầy sức sống nhưng của Ta thì đã lão hóa, nhăn nheo, khô cằn và thiếu đi sức sống, sự đàn hồi.Mắt của con đang tinh tường nhìn xa trông rõ ràng như gương nhưng mắt của Ta thì mờ nhòe khi nhìn, phải nhờ đến sự giúp đỡ của cặp kính lão. Tai của con thì trong suốt khi nghe kinh nhưng Tai của Ta thì không còn nghe rõ nưa. Con mỗi ngày tung tăng chạy nhảy nhưng Ta thì phải bước từng bước chậm chạp, cơ thể con đang lớn dần mỗi ngày với sự dài ra của tứ chi nhưng cơ thể Ta thì các khớp xương đau nhức, cơ tay cơ chân đang tep tóp,co dần, vân vân và vân vân.

Tiểu Ngọc ngồi chăm chú nghe Sư phụ giảng dạy, khẽ liếc nhìn lên khuôn mặt chai sạm bởi định luật vô thường của Người rồi gãi gãi cái chóp tóc mấy sợi lưa thưa. Tiểu Ngọc chưa hiểu lắm sự thay đổi vi diệu của Thành, Trụ, Hoại, Không. Chốc chốc lại thay đổi tư thế ngồi rồi lật lật trang sách như là đang chăm chỉ học hành lắm vậy. Chợt như nhận ra điều gì, vậy nhăn nheo, mắt mờ, bước đi chậm chạp rồi thì sao hở sư Phụ? Có bị rơi xuống đất như cánh hoa kia không?

-         Có chứ con. Phải như vậy thôi. Nhưng con người thì rơi theo kiểu khác. Tất cả chúng ta, ai ai rồi cũng phải về lòng đất mẹ thôi con, vì chúng ta cũng từ đất, nước, lửa, gió hợp lại mà thành nên khi bốn yếu tố chính đó hết duyên liên kết với nhau thì thân mạng này cũng sẽ trả về nơi sản xuất thôi.

-         Hai má phúng phính, mếu máo nủng nịu: Không được, con không muốn sư Phụ rơi đâu, con không muốn sư Phụ rời xa con, con muốn được ở bên cạnh mãi mãi cơ. Vừa nói tiểu Ngọc vừa nắm tay áo của sư phụ lay lay trông đáng yêu lắm.

-         Không được như vậy con à. Tất cả chúng sanh đều phải già, bệnh tật, và chết đi cũng giống như cánh hoa này vậy. Nó được sanh ra, già cỗi, hết chất dinh dưỡng, héo khô dần và rơi xuống trở vể cát bụi thôi.

-         Lại nữa, kinh Tăng Chị Bộ đức Phật dạy những điều bất khả thi đó là: 1. Không ai tránh được tuổi già; 2. Không ai tránh được bệnh tật; 3. Không ai có thể tránh được cái chết; 4. Không ai tránh được sự mất mát này nọ; 5. Cái gì cũng phải có lúc kết thúc, mình tránh không được. Đây là định luật bất di bất dịch, con phải hiểu biết và quán triệt rõ ràng để thể nghiệm trong đời sống hàng ngày của con. Mỗi giây phút trôi qua đều có sự sinh diệt.

-         Tiều Ngọc ngồi với vẻ mặt buồn tìu ngỉu. Nếu sinh ra mà phải chết như thế thì sinh làm gì hở Sư phụ?

-         Là nhân là duyên của mỗi chúng sanh con ạ. Ta cũng vậy, con cũng vậy, không tránh được. Tất cả đều do nghiệp lực từ nhiều kiếp trước con đã tạo mà có tiểu Ngọc như hôm nay.

-         Vậy là ai già rồi cũng phải chết hết…buồn nhỉ!

-         Cũng không hẳn như vậy đâu con. Có một số người chết giàtheo lẽ tự nhiên, số khác lại chết trẻ, khi còn thanh niên trai tráng, số khác nữa thì chết non nghĩa là chết ở trong bụng mẹ hoặc vừa sinh ra đã chết vì những nghiệp duyên khác nhau. Tất cả đều phải theo nghiệp riêng của họ đã tạo thôi.

-         Vậy thì khi nào con sẽ chết hở Sư phụ?

-         Ta không biết, khi nào hết duyên hết nghiệp thì con sẽ phải trở về cát bụi thôi. đừng lo và cũng đừng sợ gì cả. Con chỉ cần hành trì đúng giáo pháp của đức Phật thôi vì giáo pháp chính là người thầy cao thượng nhất, và là ngưởi duy nhất bảo hộ, che chở cho con đến hơi thở cuối cùng mà không sợ bị đọa lạc.

-         Sư Phụ ngồi, có vẻ trầm ngâm hỏi. Con biết tại sao Ta gọi con là tiểu Ngọc không? Nó có ý nghĩa to lớn dối với con đó

-         Dạ không ạ!

Chu Tieu An Lac (2)
Chu Tieu Nhat Tam (19)
Chu Tieu Jordan Ngo Dai Hung (15)

Ngọc là tượng trưng cho sự trong veo, dịu mát như nước suối thượng nguồn, là thanh khiết, và sáng suốt cả thân lẫn tâm. Thân hành đúng pháp, tâm sáng như gương để quán chiếu thân. Ngọc càng tôi luyện thì càng sáng và sắc. Con phải biết nương nhờ sự tồn tại của tâm thức trên cái thân vật lý này để đãi bỏ những thói hư tật xấu của thế gian, mài giũa ngày đêm bằng giới luật và trau giồi trí tuệ bằng sự tinh tấn cẩn mật trong từng sát na, biết rõ vạn pháp như thật. Phải luôn luôn ghi nhớ và quán chiếu 32 thứ bất tịnh trên thân và trong thân một cách nghiêm mật cho đến khi toàn thân con trở thành viên ngọc quý. Những lời dạy này con vẫn chưa hiểu ngay được, Sư phụ hy vọng con luôn ghi nhớ ý nghĩa tên của con để duy trì sự tu hành cho mai sau. Vậy nên, con không nên sợ sự chết mà bi quan mất phương hướng, ngược lại conphải vui vẻ tiến tới vì nhờ nó là mục tiêu chính để có thêm động lực cố gắng tu tập.

-         Mô Phật thưa sư phụ con có hiểu chút chút rồi ạ. Khi trưởng thành giống như Người con sẽ noi gương Người, luôn luôn tinh tấn tu hành để viên ngọc của con mãi mãi sáng.

-         Sư phụ mỉm cười xoa xoa vuốt nhẹ chõm tóc trên vầng trán cao vuông vức của tiểu Ngọc rồi; Uhm! Thôi được rồi, khi trưởng thành con sẽ tự mình nghiệm ra nhiều đạo lý hơn bằng sự trải nghiệm của chính con nhé.

-         Dạaaa. Tiểu Ngọc ngoan ngoãn như con mèo nằm gọn lỏn trong lòng Sư phụ với cảm giác thật ấm áp.

Bầu trời hôm nay thật đẹp, gần 7 giờ sáng rồi mà nắng vẫn chưa chiếu rọi đến hiên chùa, gió xuân cứ hiu hiu thổi. Hai thầy trò tiêu Ngọc vẫn miệt mài ngồi quán sát hơi thở, hít vào- thở ra đều đặn, quan sátsự biến đổi tinh tế của dòng tâm thức và của từng tế bào trên cơ thể. Nhận biết một cách rõ ràng mọi sự biến đổi của đất, nước, lửa, gió và an vui tự tại trong từng khoảnh khắc.

 

Mộc Nhiên - Liên Nguyệt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 3812)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2663)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2972)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10025)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6834)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9736)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 58692)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7006)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 3500)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]