Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

238. Hoa thái tuế ham vui bị ác báo

02/11/201816:57(Xem: 7509)
238. Hoa thái tuế ham vui bị ác báo

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 238:
Hoa thái tuế ham vui bị ác báo

Độc Giác Giao đêm thăm Quỳ hoa trang




Sau khi ra lệnh đánh Vương Thắng Tiên xong, quan Tri phủ nói:

- Đáng lẽ ta phạt ngươi nặng hơn nữa, nhưng thương tình ta thả ngươi ra. Lần sau không chịu an phận, gặp phải bản phủ, quyết sẽ trị tội nặng không tha.

Nói xong truyền An Thiên Thọ nhổ neo đưa tiểu thơ đi. Quan Tri phủ cũng ngồi kiệu về dinh. Vương Thắng Tiên đau đớn nghiến răng ken két, nghĩ lại không ngờ hôm nay mình bị khổ như thế này, tức giận đến nước mắt chảy ròng ròng, nói:

- Hay cho tên Tri phủ Trấn Giang! Ta không lấy được mạng ngươi, ta chưa báo được thù này của ta!

Nghĩ rằng mình không thể đến được chùa Kim Sơn, Vương Thắng Tiên ra lệnh nhổ neo quay thuyền về. Cách đó 40 dặm là Quỳnh Hoa trang, chính là nhà cũ của Tần Thừa tướng. Tần Thừa tướng có một đứa con trai tên là Tần Khôi biệt hiệu là Lam diện thiên vương, cũng là tay không kiêng điều ác, hay cướp đoạt thiếu phụ trưởng nữ nhà người. Vương Thắng Tiên nhớ lại, mình phải tìm thằng cháu này để thương lượng, tìm cách báo thù rửa hận mới được. Phần An Thiên Thọ cùng cô nương đến chùa Kim Sơn dâng hương. Hôm mở thiện hội, người đến dâng hương rất nhiều. Trước đây Tế Điên ra ngoài trị bịnh cứu người mà không nhận tạ lễ, họ coi như là nợ Ơn Tế Điên, hôm nay thiện hội trùng tu chùa Kim Sơn lại là một việc thiện nên mọi người rủ nhau tới, cúng vào ít nhất cũng 100 hay 50 lượng bạc. Những người quen thân với Tế Điên đều có mặt đủ cả. Cúng rồi họ chưa chịu về còn hỏi Tế Điên:

- Tiền cúng vào có đủ chi dùng không? Nếu chưa đủ, chúng tôi cúng thêm cho đủ.

- Các vị đừng lo, giàu có dư dả mà.

An Thiên Thọ cùng tiểu thơ giao 500 lượng bạc cúng, đốt hương xong, ăn một bữa cơm chay rồi mới cáo từ. Khi ngồi thuyền trở về đi ngang qua Qùy Hoa trang, bỗng nhiên có một trận quái phong thổi mù mịt, đối mặt không thấy nhau, cơ hồ muốn lật thuyền, khi trận gió đi qua, nhìn lại thấy a hoàn vú em đều bị giết, tiểu thơ bị điệu lên bờ. An Thiên Thọ trong lòng gấp quá:

- Ở đây chắc có giang tặc, tại sao chẳng thấy bóng dáng ai cả. Việc này phải làm sao đây? Trở về gặp lão gia phải nói như thế nào?

Có một vị lão gia, cũng là người ở lâu năm trong nhà họ Trương tên là Trương Phước, nói:

- An đô đầu không nên nóng vội, hãy hỏi thăm các vùng phụ cận xem sao? Nếu dò được thì thôi, còn dò hỏi không được thì chúng ta trở lại chùa Kim Sơn kiếm Tế Công nhờ lão nhân gia tìm tiểu thơ giùm tạ Nếu tìm không được tiểu thơ thì chúng ta không thể trở về nhà được nữa.

An Thiên Thọ không còn cách nào hơn là đậu thuyền lại, bỏ thuyền lên bờ. Đi theo bờ sông không xa thấy có một chiếc thuyền câu nhỏ, An Thiên Thọ hỏi:

- Bác lái thuyền ơi, xin hỏi, thôn trang phía trước mặt tên là gì thế?

- Tên là Qùy Hoa trang.

- Người ở trong đó thường làm gì?

- Chú không phải là người ở làng này nên không biết cũng phải. Đó là nhà của đại thiếu gia Tần Khôi, con của Tần Thừa tướng đương triều đấy.

An Thiên Thọ nghe nói trong lòng bắt rúng động, bèn hỏi:

- Vị Tần Khôi này thường là người tốt hay người xấu?

- Thôi đừng nhắc tới, đừng nhắc tới! Chú là người làng khác nên không biết. Để ta nói cho chú nghe: Vị công tử Tần Khôi này ở địa phương chúng tôi ỷ vào quyền thế hiếp đáp người, thường hay cướp đoạt thiếu phụ trưởng nữ nhà lành mà cả địa phương này không ai dám động tới.

An Thiên Thọ tự nói:

- Sao ta không vào thôn trang thám dọ thử xem? Việc này xảy ra thật là kỳ quái, khiến người khó lường!

Nói xong An Thiên Thọ đi ngay vào thôn trang thám dọ. Thấy phía trước đường có một cổng lớn hình chữ Bát, bên ngoài đặt mấy con ngựa đá, có bốn cây hòe Long trảo với mấy con lừa ngựa cột ở đó. An Thiên Thọ nhìn thấy độ chừng đây là phủ Thừa tướng nên có nhà cửa phòng xá rất nhiều. Phía Nam đường có một tòa quán nhỏ, treo cái bầu rượu, trên viết: "Nghe hương xuống ngựa", "Biết vị ngừng xe". An Thiên Thọ lớn bước đi thẳng vào, bên trong cũng không có mấy bàn rượu. An Thiên Thọ tìm một chiếc bàn ngồi xuống, phổ ky chạy lại hỏi:

- Đại gia cần mấy bầu rượu?

- Đem cho ta hai bầu rượu và hai đĩa đồ nhắm.

Phổ ky lau dọn bàn ghế, đem rượu và đồ nhắm ra. Bên ngoài trời cũng đã tối, trong nhà đã lên đèn. An Thiên Thọ lòng bứt rứt như bị dao đâm, uống rượu cũng không vộ Đang lúc trong lòng buồn bực bỗng thấy bên ngoài có hai người bước vào đều khoảng 30 tuổi, mặc áo hoa tía, quần chẽn, mặt có bướu thịt vằn vện, dáng điệu rất hung ác. Hai người ăn nói huyên thuyên, lưỡi muốn ríu lại vì quá chén. Một người nói:

- Này nhị ca, trang chủ chúng ta chẳng nói sao? Mỗi người được thưởng hai lượng bạc mà sao không thấy thưởng?


Người kia nói:

- Trang chủ nói không chắc đâu, nói rồi quên rồi! Cũng có thể ngày mai sẽ thưởng, hôm nay chỉ cho uống rượu mừng mà thôi.

Chưởng quỹ ở kế bên hỏi:

- Trang chủ của các anh có việc gì mà vui thế?

- Hôm nay chú của trang chủ chúng tôi là Vương Thắng Tiên đến, nhắc lại việc lên chùa Kim Sơn dâng hương, chỉ vì một người đẹp mà bị quan Tri phủ Trấn Giang đánh cho 40 hèo, ông ta đến tìm trang chủ chúng tôi, phái người đi bắt cô nương ấy về, hôm nay kể như là ngày vui.

- Lão nhị, người kia nói, chú đừng nói nữa! Việc này không thể nói ra được.

- Không hề gì, ở địa phương này ai dám phá việc của trang chủ chúng mình chứ?

Nào ngờ An Thiên Thọ Ở kế bên nghe rõ cả, bèn nghĩ thầm: "Bọn họ dùng yêu thuật tà pháp gì mà bắt tiểu thơ nhà ta kìa? Ta phải đến nhà họ thám dọ rồi sẽ tính". Nghĩ rồi, trả tiền cơm rượu ra đi, vòng lên phía Tây bắc, ngoái nhìn bốn phía không có ai bèn phóng mình nhảy lên tường, thấy bên trong tối om om, không cả tiếng người nói, chó sủa. An Thiên Thọ đập tường vượt nóc như đi trên đất bằng. Thám tới dọ lui một hồi ra tiền sảnh. Viện này là bốn đại hợp phòng, Bắc thượng phòng năm gian, Nam thượng phòng năm gian, Đông Tây phối phòng đều ba gian. Nơi Bắc thượng phòng có ánh đèn lấp lánh. An Thiên Thọ Ở trong tối nhìn ra thấy bên trong ngồi ngay ghế trên ở giữa là một người mặt vàng, đầu đội khăn bốn góc, mình mặc đại hồng bào tay rộng cổ trắng, chính là Vương Thắng Tiên. Bên tay phải, một vị công tử có vẻ lãng đãng, chính là Phong nguyệt công tử Mã Minh, lại có một vị mặt lam, hai đạo chân mày đỏ lòm, một đôi mắt tròng vàng lấp lánh, lòi ra ngoài khuôn mặt, đầu đội khăn tiêu diêu bốn góc, thòng hai dãi thêu, mình mặc đại hồng bào tay rộng, người này chính là Lam diện thiên vương Tần Khôi. Bên dưới còn có một vị lão đạo sĩ đầu đội khăn đạo sĩ cửu lương bằng đoạn màu xanh, mình mặc đạo bào bằng màu lam với cổ áo màu xanh, vớ trắng vân hài, mặt như gừng vàng, mày rậm mắt to, râu quai nón bạc trắng. Mọi người đang cùng nhau uống rượu. An Thiên Thọ đứng rình hồi lâu, kế nghe lão đạo sĩ nói:

- Vương đại nhân, theo tôi thấy, hôm nay ngài đừng động phòng với cô ta vội, hãy bảo vú em khuyên giải từ từ, để cô ấy ưng thuận mới tốt. Hơn nữa, việc này phải làm cho kín đáo, đừng để tiết lộ ra ngoài. Theo tôi nghĩ bọn họ thế nào cũng đi tìm kiếm Tế Điên. Gạt ai được chớ gạt Tế Điên không được đâu! Đại khái họ không để yên vụ này đâu. Nhưng tôi cũng không sợ Tế Điên, chắc gì ông ta là đối thủ của sơn nhân. Chỉ sợ việc này đồn tùm lum ra mình khó giải quyết thôi. Trên thuyền của họ có một người có tài nghệ, nếu hắn đến đây dọ thám thì càng hay, tôi sẽ bắt hắn, trảm thảo trừ căn luôn.

Vương Thắng Tiên nói;

- Tế Điên có đến cũng hề chi! Ông ấy phải nói chuyện tử tế thôi. Ông ta là thế tăng của anh ta, đáng lẽ ông ta không nên xen vào chuyện của ta mà giúp đỡ người ngoài mới phải? Còn ông ấy không biết điều ư? Đạo gia cứ bắt ông ấy lại giết quách đi, có chuyện gì ta sẽ gánh hết! Chỉ đáng giận là tên Triệu Hàng Chương, Tri phủ Trấn Giang, hắn dám sai người đánh ta 40 hèo, thù này không trả không được!

An Thiên Thọ trong tối nghe rõ hết, tự nghĩ thầm: "Mình cần phải giải cứu cho tiểu thơ nhà ta trước, thảng như tiểu thơ có điều gì luống cuống, mình còn mặt mũi nào gặp lão gia nữa?". Nghĩ rồi dùng thuật phi thiềm tẩu bích nhảy lên nóc nhà tìm kiếm khắp nơi. Tìm đến nhà chái phía Đông, viện này Bắc thượng phòng ba gian, Nam phòng ba gian, Đông Tây phối phòng đều ba gian. Gian phía Đông của Bắc thượng phòng có ánh đèn sáng trưng, bóng người lay động. An Thiên Thọ nhảy xuống thấm nước miếng soi lỗ nhìn qua cửa sổ. Trong nhà sát vách tường trong kê một chiếc giường, phía trước có mấy cái ghế. Người ngồi trên giường chính là tiểu thơ Kim Nương. Dưới đất có bốn người vú em đều trên 30 tuổi, người nào cũng miệng lưỡi lanh lợi. Một người nói:

- Cô nương ơi, thôi đừng khóc nữa, cũng đừng nghĩ quẩn lôi thôi! Cô đã tới đây rồi, muốn đi cũng không được đâu! Đây không phải là địa ngục mà kể như cô nương đã đến thiên đường đấy. Cô chỉ cần thuận theo ý đại nhân chúng tôi thì hưởng phú quý vinh hoa bất tận, nhất hô bá ứng ngay thôi. Còn cô không chịu nghe theo, chọc đại nhân chúng tôi giận, ngài sẽ lất dây trói cô lại đánh đòn, không đánh chết ngay đâu, đánh đến chừng nào cô chịu nghe theo ý ngài, ngài mới không đánh nữa. Chừng đó cô ăn năn thì đã muộn rồi.

Người vú em ấy nói xong, người kia lại tiếp tục:

- Cô nương đừng khóc nữa, tôi nói cho cô biết, trai lớn phải lấy vợ, gái lớn phải lấy chồng, sớm muộn gì cô cũng lấy chồng thôi, mà có chắc là lấy ai đâu, không biết chừng lại khổ vì chồng con cũng có. Cỏn như đại nhân của chúng tôi là em của Thừa tướng đương triều, đương giữ chức Đại lý tự chánh khanh, cô ưng ngài sẽ làm phu nhân ngaỵ Đàn bà con gái ai mà không nghĩ đến cái ăn cái mặc, được người chồng như vậy, tìm chũng không chắc được thì cô khóc làm gì? Thôi, nghe lời tôi, cô rửa mặt chải tóc trang điểm, thay đổi xiêm y, làm vừa lòng đại nhân đi thì muốn một có mười ngay.

Người này nói xong, người khác nói tiếp, đều là giọng lanh lợi. An Thiên Thọ bên ngoài nghe thấy, tức giận tràn hông, muốn vào giết quách họ cho rồi, nhưng lại sợ kinh động tiểu thợ Chi bằng kêu họ ra giết êm hơn. Nghĩ rồi bèn nói:

- Các chị ra đây! Trang chủ kêu tôi đến hỏi, các chị khuyên dỗ thế nào rồi?

Các vú em hỏi:

- Ai đó?

- Tôi, An Thiên Thọ đáp.

Nói xong từ bên trong bước ra bầu ngực em, bị An Thiên Thọ mỗi người một dao chết tốt. Hai người vú em bên trong nghe tiếng lụi đụi, hỏi

- Chị Vương, chị làm sao té thế?

An Thiên Thọ nói:

- Các chị ra mà xem!

Hai người này bước ra cũng bị An Thiên Thọ giết nốt.

An Thiên Thọ bước vào phòng cứu tiểu thơ, nhưng nhìn lại tung tích tiểu thơ đâu không thấy. An Thiên Thọ sợ hết cả hồn vía. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2016(Xem: 3684)
Một đại văn hào người Pháp đã viết câu “Con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Dòng sông Tịnh Độ của tôi không phải là “Dòng sông định mệnh“ của Quỳnh Dao, nên đã chan hòa đến lần thứ 11 tại chùa Linh Thứu rồi mà vị giải thoát vẫn ngời ngợi tỏa sáng. Vâng, khóa Huân Tu Tịnh Độ kỳ 11 từ ngày 14 đến 20 tháng 3 năm 2016 đã có khoảng 180 Phật Tử đa số từ phương xa và 20 Chư Tăng Ni đến tham dự. Đặc biệt vẫn là HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển đến khai mạc và giảng Pháp, để phần hướng dẫn khóa tu cho Thầy Hạnh Giới một chuyên gia hay nói đúng hơn là một Hành Giả chỉ dẫn chúng ta con đường ngắn nhất và nhanh nhất đến gặp Đức Phật A Di Đà.
10/03/2016(Xem: 10087)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10120)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
01/02/2016(Xem: 15173)
“Đế Minh” là cháu ba đời Vua“Thần Nông”tuần thú, chuyển dời phương nam Đến núi Ngũ Lĩnh, (Hồ Nam) (1) Gặp nàng “Tiêngiới” lấy làm hân hoan Kết duyên chồng vợ vẹn toàn Sinh con: “Lộc Tục” hiền ngoan nhất đời “Đế Minh” quyết định truyền ngôi
31/01/2016(Xem: 3416)
Dì Trang là em của má tôi. Nếu không kể bên phía má, tôi có thể gọi dì bằng vai thấp hơn. Đơn giản, ba tôi là chú của chồng dì Trang. Khi ba tôi rời Hà Tĩnh để vào Nam, vào một thời xưa lắm, nghĩa là nói kiểu dân gian là năm một ngàn chín trăm gì đó, có dẫn theo một người cháu.
31/01/2016(Xem: 2891)
Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Hơn 30 năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của thời mới lớn! Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm vào mùa mưa lụt, dù đã mấy mươi năm qua cũng chẳng rộng lớn, sửa sang gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên càng hiu hắt buồn. Niềm vui rộn ràng chỉ bừng lên khi thấy một số bạn cũ đã đứng chờ sẵn bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau trong tay với bao niềm cảm xúc, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng!
30/01/2016(Xem: 6097)
Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện nên bệnh nhân phải đi từ sáng sớm đến bệnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.
20/01/2016(Xem: 4501)
Xin có vài dòng tâm tư nơi đây. Truyện này có một tựa đề rát là phim bộ Hàn Quốc. Tác giả đã nghĩ tới các tựa đề khác cho nhẹ nghiệp tình -- thí dụ như “Tay Ai Chưa Nắm Một Lần” hay “Dây Chuông Ai Níu Bên Trời” – thì lại rất là cải lương, và chẳng hấp dẫn tí nào. Truyện này có thể có vài dị bản khác nhau. Nguyên khởi là viết cho Báo Xuân Việt Báo theo nhu cầu phải có chất lãng mạn thế gian. Cùng lúc, gửi cho nhà thơ Kinh Bắc để đăng trên ấn bản xuân tạp chí Suối Nguồn (của Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang), với lời dặn dò rằng xin nhà chùa tùy nghi sửa đổi, cắt bớt, hay thêm vào sao cho phù hợp với chánh pháp.
15/01/2016(Xem: 12051)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
13/01/2016(Xem: 13896)
Việt nam nước tôi có chiều dài lịch sử thăng trầm trãi qua nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm để giữ vững và mở rộng biên cương tổ quốc. Rồi qua hơn ba thập niên kể từ năm 1945 đến năm 1975 của thời hiện đại lại thêm một lần nữa Tổ quốc ngập chìm trong khói lửa chiến tranh tương tàn mà cho đến tận ngày nay vết thương vẫn chưa chữa lành bởi vì người ta nhân danh chủ nghĩa này lý thuyết nọ là những ý thức hệ ngoại lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]