Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

149. Yêu phụ hiến mình thức tỉnh Văn Mỹ

20/10/201815:44(Xem: 6881)
149. Yêu phụ hiến mình thức tỉnh Văn Mỹ

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 149:
Yêu phụ hiến mình thức tỉnh Văn Mỹ

Chơn nhơn tặng thuốc cứu tỉnh Tu Duyên



Vương An Sĩ vừa mới nằm ngủ bỗng thấy bốn bề lửa cháy, sợ đến hồn bất phụ thể! Lại sợ con và cháu bị kẹt trong lửa mới lật đật kêu:

- Vương Toàn, Lý Tu Duyên mau chạy theo ta!

Vương Toàn và Lý Tu Duyên cùng chạy theo Vương An Sĩ. Đương chạy tới trước bỗng thấy sau lưng một con mãnh hỗ lắc đầu đập đuôi, hả miệng lớn như chậu máu đuổi gấp theo sau. Ba người chạy riết, bỗng thấy trước mặt có con sông nhỏ cắt đường mà không có thuyền bè chi hết. Vương An Sĩ nghĩ thầm: "Điệu này chắc không xong! Mãnh hổ rượt tới chỉ có chết mà thôi!". Đang lúc quá gấp rút, bỗng thấy dưới sông vang lên một tiếng, từ dưới nước nhô lên một đài sen, ngồi trên đài sen là một vị lão tăng, mình mặc tăng y màu đồng xưa, trên cổ đeo xâu chuỗi 108 hạt, đang ngồi xếp bằng, hai tay để trên lòng. Vương An Sĩ nhìn thấy vội kêu:

- Xin Thánh tăng cứu mạng cho!

Vị Hòa thượng miệng niệm:

- Nam mô A Di Đà Phật! Thiện tai, thiện tai. Biển khổ không bờ, ngoài đầu là bến!

Nói xong, vị lão tăng ngắt một đóa sen thả trên mặt nước, lập tức đóa sen biến thành một chiếc thuyền. Vị Hòa thượng nói: 

- Vương thiện nhân, các người hãy lên thuyền đi!

Vương An Sĩ muốn bước lên thuyền lại sợ mãnh hổ chạy đến ăn thịt con và cháu đi, mới vội kêu lên:

- Tu Duyên mau lên thuyền! Con ơi mau lên thuyền!

Vương Toàn và Lý Tu Duyên gật đầu, vừa bước lên thuyền thì mãnh hổ cũng vừa chạy tới nhăn nanh múa vuốt há miệng chực táp. Vương viên ngoại còn chưa kịp lên thuyền, sợ quá "a" lên một tiếng, giật mình tỉnh dậy. Mở mắt ra mình mẩy ướt đẫm mồ hôi vì sợ, té ra là một giấc giấc Nam Kha! Vương An Sĩ nghe trống ngực còn đập thình thịch, kế nghe Lý Tu Duyên la ú ớ:

- Cậu ơi, cậu, không xong rồi!

Vương An Sĩ hỏi:

- Tu Duyên, con la cái gì thế?

- Con nằm mộng ghê quá! Con thấy nhà chúng ta bị cháy, cậu lôi hai con chạy đi, lại bị con hổ rượt phía sau. Chúng ta đang chạy gặp phải con song chán ngang không qua được. Bỗng nhiên có một vị lão tăng ngồi trên đài sen, ngắn một đóa sen thả xuống mặt nước biển ra một chiếc thuyền. Vị lão tăng nói: "Biển khổ không bờ, ngoái đầu là bến!". Con với anh con vừa lên thuyền, thấy con cọp chạy đến táp cậu làm con sợ quá la lên tỉnh giấc.

Vương viên ngoại nói:

- Thiệt là kỳ lạ! Ta cũng vừa nằm mộng thấy y như vậy.

Lý Tu Duyên nói:

- Thưa cậu, theo con nghĩ, nên xuất gia là hơn! Con thấy xuất gia rảnh rang hơn tại gia nhiều. Người ta sống đến một trăm một tuổi rồi cũng phải chết đi, chi bằng tu phước gieo đức vẫn hơn, không tu kiếp này kiếp sau tu, để ra khỏi một thân oan nghiệt. Giống như cậu, mấy năm nay chịu nhiều cay đắng càng nên xuất gia mới phải!

- Cái thằng nhỏ này! Điên điên khùng khùng mới nói đến chuyện xuất gia đó. Ta ở trong nhà này nhất hô bá ứng, xuất gia có gì đẹp đâu nào? Con không nhớ sao, mấy năm nay con ra đi xuất gia chịu không biết bao nhiêu cảnh khổ sở nhọc nhằn, gió táp mưa sa ư! Còn về dòng dõi họ Lý chỉ có một mình con độc nhất, không có anh em chi cả, làm sao rạng rỡ tổ tông hiển đạt môn đình, phong thê ấm tử để tiếp nối lửa hương cho được! Mạnh tử nói: "Bất hiếu có ba, không con nối dõi là lớn nhất". Con đã đọc sách Khổng Mạnh, chắc rành lễ Châu Công. Nói như thế phải chăng là con đã quến hết rồi ư?

- Cậu nói lời đó sai rồi! Cậu há không biết "Một con đắc đạo, cửu huyền thăng thiên" hay sao?

Viên ngoại tằng hắng một tiếng, tức giận không nói nữa. Lại cảm thấy buồn ngủ, mộng thấy như trước. Ba lần như vậy. Đó là Tế Điên muốn độ thoát cho Vương An Sĩ ra khỏi biển khổ nhưng ba lần được nằm mộng cảnh giác mà ông không chịu tỉnh ngộ! Nghe bên ngoài trống đã sang canh ba, Vương viên ngoại nghĩ tới nghĩ lui một hồi rồi tiếp tục ngủ lại. Trời sáng ra, lão viên ngoại, Vương Toàn, Lý Tu Duyên đều thức dậy, gia nhân chuẩn bị nước rửa mặt, uống trà điểm tâm. Tế Điên hỏi:

- Thưa cậu, đại ca Hàn Văn Mỹ của con sao không thấy đến?

- Hàn đại ca của con hiện đang bị bịnh.

- Chúng ta nên đi thăm anh ấy đi! Mấy năm nay con không gặp mặt.

Vương viên ngoại nói:

- Được, chúng ta cùng đi đến đó.

Vương Toàn cũng đi theo. Ba người đến cổng nhà Hàn viên ngoại kêu cửa. Gia nhân bên trong đi ra thấy nói:

- Lão viên ngoại mới đến à?

- Ngươi vào bên trong thưa lại, có cháu ta là Lý Tu Duyên mới về nhà, đặc biệt đến thăm Hàn công tử.

Gia nhân đi vào trong, giây lát trở lại nói:

- Thưa viên ngoại, công tử chúng tôi xin mời. 

Vương An Sĩ mới dẫn Lý Tu Duyên đi thẳng vào trong, đến phòng ngủ của Hàn Văn Mỹ đã thấy Hàn Thành có mặt ở đó rồi. Hai bên cùng chào hỏi nhau xong, Tế Điên thấy Hàn Văn Mỹ đối với Lý Tu Duyên không phải là người ngoài, hôm nay gặp nhau sau mấy năm xa cách, nên lật đật nói:

- Lý hiền đệ, Mấy năm nay đi đâu?

- Tôi ra bên ngoài hóa chút duyên.

- Hiền đệ hóa chút duyên mà có khá không?

- Hóa chút duyên cũng không lấy gì làm khá mà cũng chẳng không. Gặp đâu ăn đó thôi. Hàn đại ca! Anh sao không uống thuốc?

- Uống thuốc đã nhiều rồi mà cũng không thấy khá.

- Sẵn đây có một viên thuốc, tôi cho anh uống nhé!

- Thuốc gì vậy?

- Thân thối trừng nhãn hoàn.

- Này chú, chú đừng giỡn chơi chớ! Cho tôi uống thuốc gì mà duỗi chân (thân thối) trợn mắt (trừng nhãn) chớ?

- Tại anh không biết thôi, thuốc này uống vào duỗi chân trợn mắt là bệnh hết ngaỵ Thuốc này có thể trị bá chứng được! Viên thuốc không phải của tôi đâu, mà là tôi lấy trộm của Tế Điên Hòa thượng đấy.

Vương viên ngoại trợn mắt ngó Tế Điên một cái nhưng Tế Điên vẫn nói:

- Thuốc này thiệt là của tôi lấy trộm đấy, bất luận nam phụ lão ấu, bị tạp chứng gì hễ uống vào là khỏi ngay.

Hàn Văn Mỹ uống ngay viên thuốc, quả nhiên cảm thấy thần thanh khí sảnhg tức thì. Tế Điên hỏi:

- Bệnh của anh là bệnh gì, anh có biết không?

- Tôi không biết.

- Tôi biết bệnh của anh là hư lao.

- Này chú, chú đừng nên nói hồ đồ nghe.

- Chẳng những anh mắc bênh hư lao mà trong người anh còn có mang yêu khí nữa. Anh hay bị hoa mắt phải không?

- Chú nói điên khùng gì vậy?

- Tôi không điên chút nào! Hàn đại tẩu ở đâu cho tôi gặp một chút.

Ở phòng chái phía Tây ấy.

- Để tôi đi gặp chị ấy.

Tế Điên nói rồi bước đi, mọi người cùng đi theo. Tế Điên đến bên phòng chái phía Tây nhìn xem rồi nói:

- Phải chăng là nó? Đúng là yêu tinh. 

Hàn Văn Mỹ nói:

- Chú này điên thiệt rồi. Chị dâu của chú sao bảo là yêu tinh? Đây là chỗ anh em, nếu là người khác nói bậy nói bạ như thế, tôi lập tức tống ra khỏi cửa ngay.

Tế Điên không trả lời, cứ đi xăm xăm về phía vợ của Hàn Văn Mỹ, đánh thêm một bạt tai. Hàn Văn Mỹ thấy vậy sửa soạn làm dữ, thì thấy vợ hắn há miệng phun ngay Tế Điên một luồng khí đen. Tế Điên lập tức ngã té trên mặt đất, bất tỉnh nhân sự, giống như người chết. Yêu tinh hiện ra nguyên hình là một con hương chương giống như con la nhỏ, cỡi gió chạy mất. Hàn Văn Mỹ rất ngạc nhiên, giờ mới rõ ràng: "Lâu nay mình ấp yêu con hương chương này, ngày ngày cùng nó chung chăn gối, cho đến bây giờ mình mới biết rõ!

Xưa nay ân ái, bây giờ thành không,

Ngày xưa phong lưu, hiện nay đâu còn?".

Chẳng lạ gì người ta nói: "Phù dung mặc ngọc chỉ là xương khô mang ngọc, Hồng nhan đẹp đẽ đều là dao bén giết người. " Bấy giờ Hàn Văn Mỹ mới chịu tỉnh ngộ. Lúc đó, Vương viên ngoại thấy cháu mình bị yêu tinh phun té, gấp quá kêu lia lịa:

- Tu Duyên ơi, tỉnh lại con!

Kêu liên tiếp mấy tiếng không thấy ừ hử, Vương viên ngoại dậm chân, nói:

- Bây giờ phải làm sao đây?

Ông ta dòm tới dòm lui, giống như trông cháu trở về vậy. Tuy thấy nó chết mà kể như còn sống. Vương Toàn cũng lo lắng không kém! Vương viên ngoại nghĩ: "Nếu Lý Tu Duyên lần này chết thiệt, ta đem một phần gia nghiệp của nó để lo việc tang ma". Còn đương ngơ ngơ ngẩn ngẩn như người mất trí thì từ bên ngoài một gia nhân đi vào báo:

- Thưa viên ngoại, hiện giờ bên ngoài cửa mới đến một lão đạo sĩ, đó là Mai hoa chân nhân. Ông ta nói biết Lý công tử bị yêu phun độc khí nên có ý đến cứu trị. Ông ta có tiên đơn diệu dược có thể khởi tử hồi sinh được.

Vương viên ngoại nghe nói vội cho người ra mời vào. Vương viên ngoại thấy lão đạo sĩ từ bên ngoài đi vào bèn nói:

- Thưa tiên trưởng, xin lão nhân gia từ bi chữa trị cho.

Lão đạo sĩ móc ra một viên thuốc, bảo người lấy nước âm dương hòa tan để cho Lý Tu Duyên uống. Qua nhiên giây lát nghe trong bụng Lý công tử sôi ột ột mấy tiếng. Công tử mở mắt ra và lồm cồm ngồi dậy như thường. Tế Điên giả bộ như không quen biết Tôn Đạo Toàn. Vương viên ngoạn thấy Tôn Đạo Toàn cứu tỉnh Lý Tu Duyên mới nói:

- Thưa tiên trưởng, lão nhân gia đừng có đi. Trước đây người đã cứu mạng tôi, bây giờ lại cứu tánh mạng của cháu tôi nữa, tôi thật cảm ơn vô vàn! Trước hết xin mời tiên trưởng về nhà tôi, tôi có chút lễ mọn kính tặng tiên trưởng.

Hàn Thành lúc đó cũng biết dâu mình quả là yêu tinh, trước đây đánh lão đạo sĩ đuổi ra khỏi nhà thật là xấu hổ, vội bước lên xin lỗi:

- Trước đây tôi thiệt lỗ mãng, xúc phạm đến chân nhân, hôm nay xin chân nhân hỷ xả cho.

Lão đạo sĩ cười hà hà, nói:

- Thưa hai vị viên ngoại, chúng ta sau này có lúc sẽ gặp lại. Tôi còn có công vụ phải làm, tạm thời xin cáo từ.

Nói rồi Tôn Đạo Toàn vận chẩn cước phong bỏ đi.

Lão đạo sĩ vâng lệnh Tế Điên đi thẳng lên Thượng Thanh cung đưa tin cho Thái Duyệt lạo tiên ông. Vương viên ngoại thấy lão đạo sĩ đi rồi bèn dẫn Vương Toàn, Lý Tu Duyên trở về nhà mình, vừa bảo dọn rượu thì thấy Trương Sĩ Phương từ ngoài đi vào. Tên tiểu tử này từ khi Tam Thanh quán bị cháy, hắn đem 400 lượng bạc mà Vương thái thái giao cho đặt nhà đám nhà đồ đi đánh bạc thua sạch. Hắn tự nghĩ: "như vầy hãy còn thua ít". Lại nghe nói Vương Toàn và Lý Tu Duyên đã về, hắn thầm nghĩ: "Hai tên này mà về nhà thì cô ta đâu có để ta muốn làm gì thì làm được. Hai đứa này thiệt là phổng tay trên mình mà! Mình há không muốn tài sản đó thuộc về mình sao. Tại sao mình lại không phổng tay trên tụi nó?". Tên tiểu tử Trương Sĩ Phương thật là lòng lang dạ chó rất độc ác. Hắn ta nghĩ rằng hai người này một khi trở về thì cô hắn không còn cho tiền hắn nữa, chi bằng tìm cách hại họ đi, tương lai Vương An Sĩ chết rồi thì gia tài trăm vạn này sẽ về tay hắn. Nghĩ rồi hắn đến tiệm mua một trăm tiền thạch tín, một trăm tiền hồng phàn (phèn đỏ). Tiệm thuốc hỏi:

- Chú mua thứ thuốc độc này để làm gì?

Hắn đáp:

- Để làm thuốc diệt chuột.

Thuốc trộn xong, hắn cầm đi thẳng đến nhà Vương An Sĩ, muốn lén bỏ thuốc độc ngầm hại Vương Toàn và Lý Tu Duyên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 2867)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 3839)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2668)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2976)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10054)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6840)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9743)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 58732)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7012)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]