Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

139. Núi Bát Quái, Lôi Trần gặp yêu đạo

20/10/201815:30(Xem: 6929)
139. Núi Bát Quái, Lôi Trần gặp yêu đạo

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 139:

Núi Bát Quái, Lôi Trần gặp yêu đạo

Quán Tam Quan, Trương Đổng bày mưu gian


Lỗ Tu Chơn bước vào phòng định kiếm Lôi Minh và Trần Lượng nhưng không thấy tung tích của họ đâu cả. Vén màn giường lên, thấy góc tường bên Đông ở dưới giường bị khoét một lỗ lớn. Cầm đèn rọi xem, trên đất bên lỗ hổng có để lại một nén vàng ròng nặng chừng năm lượng. Vào triều Tống, vàng ròng và ngọc bích rất quý, mỗi lượng có thể đổi thành 50 lượng bạc. Sau khi Lôi Minh, Trần Lượng bước qua phòng phía Nam, biết rằng hai lão đạo sĩ là người hay sanh chuyện thị phi, mà động thủ thì không phải là đối thủ của họ, trước kia ở Bạch Thủy Hồ, suýt nữa họ bị hai đạo sĩ này giết chết. Hôm nay nếu gặp lại, chắc chắn họ không để yên.

Trần Lượng nghĩ bụng: "Ba mươi sáu chước, chạy quách là hơn!". Trần Lượng nói:

- Này nhị ca! Chúng ta đi như thế này, vị lão đạo sĩ ở trong miếu đối đãi với chúng ta quá hậu, mà chúng ta lại ăn không như vậy coi sao được! Chúng ta để lại một nén vàng để chứng tỏ tấm lòng của chúng ta mới được.

Vì thế cho nên mới có một nén vàng để lại trên đất. Lỗ Tu Chơn một khi thấy không có người mà chỉ có một nén vàng để lại bèn biết rõ mọi việc, lập tức nổi giận, nói:

Hai tên nghiệt chướng này! Rõ ràng là tụi bay bày chuyện thị phi mà! Ta không phải thấy của mà tối mắt, nghĩ chắc người ta là người tốt, khi đi chẳng những đồ đạc không thiếu món chi, mà còn để lại một nén vàng để tỏ rằng không muốn ăn không bữa cơm của tạ Hai tên nghiệt chướng này thiệt là đáng giận. Nếu không nể mặt đạo huynh Lý Hàm Linh thì hai đứa bây vô cớ đến quấy rầy ta, ta đâu thể tha thứ được! Bây phải cút đi cho khuất mắt tạ Đạo đồng, hãy tống cổ bọn này ra khỏi miếu cho ta!

Hai đạo sĩ đâu dám không đi, đành phải quay mình bước ra. Đạo đồng đi theo đóng cửa. Ra đến bên ngoài, Chữ Đạo Duyên nói:

Hai tôi hôm nay nhờ tiểu sư huynh giúp đỡ chọ Bây giờ cũng khuya rồi, xin cho hai chúng tôi nán lại phòng của tiểu huynh đệ, đừng cho Tổ sư gia haỵ Vừa sáng chúng tôi sẽ đi ngay, có được không?

- Cũng được! Cho hai vị ngồi nán lại phòng chúng tôi nửa đêm, nhưng đừng nói chuyện. Tổ sư gia mà biết được, hai vị trốn không được đâu.

Trương Đạo Lăng và Chữ Đạo Duyên gật đầu ưng thuận, bèn ngồi lại trong phòng của đạo đồng nửa đêm. Trời vừa sáng, hai người lật đật cáo từ ra khỏi Tòng Âm quán. Đang đi đến trước, bỗng hai người ngước đầu lên, thấy Lôi Minh, Trần Lượng đang ngồi ở sườn núi phía Nam.

Tại sao hai người lại chưa chịu đỉ Không phải là không đi. Từ đầu hôm bước ra khỏi quán, tính đi khỏi chỗ này, đi tới đi lui cứ quanh qua lộn lại chỗ cũ. Đi quá nửa đêm mà cũng không ra khỏi Tòng Âm quán. Chính ra núi Bát Quái này đường núi quanh co khúc khuỷu rất khó đi, khi hai người bước vào cũng bị lạc lối rồi. Thấy trời đã sáng Trần Lượng nói:

- Nhị ca, Chúng mình nghỉ giây lát đã! Sao mà đi hoài không ra chỗ này vậy kìa!

Hai người đang ngồi nghỉ thì thấy cửa ngách của Tòng Âm quán mở. Chữ Đạo Duyên và Trương Đạo Lăng bước ra. Lôi Minh nói:

- Chà, Không xong rồi! Hai thằng cha lộn sòng ấy tới rồi kìa!

Chữ Đạo Duyên nhìn thấy hai người, cười ha hả, nói:

- Đạo huynh, anh xem kìa, hai thằng tiểu bối kia chưa chịu đi, chắc là chúng hết muốn sống mà!

- Để bọn đó cho ta!

Trương Đạo Lăng nói rồi rút cây Càn khôn điên đảo mê lộ kỳ ra, bước tới nói:

- Hai tên tiểu bối này, bây chạy đi đâu?

Lôi Minh nổi giận, bước lên nói:

- Lão tam, bọn ta tiến lên băm vằm hai thằng lộn giống này cho rồi.

Trần Lượng nói:

- Hay cho lão đạo! Chúng ta cùng ông trước đây không oán, gần đây không thù, sao hai ông cứ theo làm khổ bọn này thế? Bọn ta hôm nay thí mạng với hai ông cho xong.

Lão đạo sĩ cười hà hà, lấy cây cờ xổ ra, miệng đọc chú lâm râm. Lôi Minh, Trần Lượng định rút dao nhảy tới động thủ, nào ngờ thân không tự chủ, mắt thấy trời đất quay cuồng, đầu óc hôn mê té ngã trên đất. Trương Đạo Lăng đưa kiếm cho Chữ Đạo Duyên. Chữ Đạo Duyên vừa định bước tới thì thấy ở phía sau hòn đá phía Tây có người đứng sẵn, không ai xa lạ chính là Tế Điên. Tế Điên cười ha hà, nói:

- Hay cho tên lộn sòng kia! Vô duyên vô cớ lại muốn giết đồ đệ của ta hử? Chúng ta phải so tài cao thấp với các ông mới được.

Lão đạo sĩ dòm thấy không phải đến một mình mà cả Ngộ Thiền, Ngộ Chơn cũng đến nữa.

Tế Điên đang ngồi uống rượu với quan Tri phủ ở nha môn Thiệu Hưng. Ngộ Thiền sau khi cứu Lôi Minh, Trần Lượng, Vương Toàn, Lý Phúc và đốt thuyền giặc xong mới trở về nha môn quan Tri phủ, vào thư phòng gặp Tế Điên. Tế Điên nói:

- Đồ đệ về rồi à?

- Vâng, con đã về.

Ngộ Thiền đem việc cứu người thuật lại. Tế Điên nói:

- Được, hãy uống rượu đi!

Ngộ Thiền bèn ngồi cùng bàn tiệc với Tôn Đạo Toàn. Ăn uống xong xuôi, quan Tri phủ Cố Quốc Chương nói:

- Bạch Thánh Tăng, người không cần phải đi nữa. Lão nhân gia hãy ở lại đây mấy ngày đã!

- Không đi cũng không được.

Gia nhân thu dọn bàn tiệc rồi dọn trà lên. Quan Tri phủ tiếp chuyện Hòa thượng bàn luận chuyện cổ kim. Tối lại dọn thêm hai bàn tiệc. Ăn tối xong, trời đã sang canh hai. Quan Tri phủ cáo từ lui về phía sau. Tế Điên kêu:

- Ngộ Thiền, Ngộ Chơn, ngày mai trời rựng sáng, chúng ta sẽ đi thẳng lên núi Bát Quái. Sư đệ Lôi Minh, Trần Lượng của các ngươi bị nạn, ta phải đi cứu mới được.

Ngộ Thiền, Ngộ Chơn nói: - Phải đó!

Đang lúc yên giấc, trời vừa rựng sáng. Tế Điên kêu:

- Chúng ta đi nè! Ai có tài gì cứ giở ra thi thố xem người nào đến núi Bát Quái trước cho biết.

Tôn Đạo Toàn nói:

- Tôi đi chậm, chim yếu phải bay trước. Tôi đi đây.

Tế Điên viết lại cho quan Tri phủ bốn chữ: "Tạm thời cáo biệt", rồi nói:

- Ngộ Thiền, coi ai đi mau hơn nè? Thầy trò ta hãy so tài xem!

Ngộ Thiền nghĩ thầm: "Mình chắc chắn phải mau hơn sư phụ rồi". Tức thời lắc đầu một cái như làn khói biến mất, đi gấp đến núi Bát Quái, dòm thấy Tế Điên ngồi sẵn ở đó tự bao giờ. Ngộ Thiền nói:

- Sư phụ làm sao đến trước vậy?

- Đạo hạnh của con còn thấp lắm!

Tôn Đạo Toàn hãy còn chưa tới, mặc dù đã đi trước. Tôn Đạo Toàn hươ ống tay áo, vận chẩn cước phong chạy miết, chạy mãi mồ hôi ướt đẫm mới đến được núi Bát Quán sau cùng. Ba thầy trò trước sau vừa mới đến thì thấy Trương Đạo Lăng đã phất cờ cho Lôi Minh, Trần Lượng té ngã rồi. Chữ Đạo Duyên định giết hai người, nghe tiếng Tế Điên cười nên dừng lại. Trương Đạo Lăng nhìn thấy Tế Điên, nói:

- Hay cho Điên tăng, trước đây mi thi triển Ngũ hành nã di đại bạn vận trốn đi. Hôm nay dám đến trước ta đòi chết hử?

Ngộ Thiền lắc đầu biến mất làm cho hai lão đạo sĩ sợ hết hồn. Tế Điên nói:

- Tên lộn sòng kia, hôm nay chúng ta tới đây thử xem ai "mạnh sống yếu chết, thiệt còn giả mất" cho biết.

Câu đó nói chưa xong thì Ngộ Thiền đã trở về, trong tay cầm một lá cờ, nói:

- Sư phụ xem nè Con đã lấy trộm cây cờ của tên đạo sĩ lộn sòng về đây.

Trương Đạo Lăng nghe nói vói tay ra sau mò thử, thì ra sau lưng mình là một cây côn gỗ, tức giận quá hét "a…a…" mấy tiếng. Tế Điên nói:

- Họ đem cờ này bắt ta, để ta lấy cờ này bắt họ.

Lão đạo sĩ nghĩ thầm: "Cờ đó của mình, ông ta cũng không thể sử dụng được, không biết đọc chú cũng vô dụng thôi". Nào ngờ, Tế Điên cầm cờ phất qua, miệng niệm "Án ma ni bát mê hồng! Án sắc lịnh hịch!, tức thì hai đạo sĩ thấy trời đất quay cuồng, thân không tự chủ, ngã lăn ra đất không cử động được. Tế Điên bước lại cứu tỉnh Lôi Minh và Trần Lượng dậy. Hai người này ngồi dậy hành lễ cảm tạ sư phụ cứu mạng. Tế Điên nói: 

- Lôi Minh, Trần Lượng, hai lão đạo sĩ này vô cớ hà hiếp hai con, bây giờ báo ứng họ đi! Hai con đừng làm cho họ chết, cứ thích ra sao thì làm như vậy!

Trần Lượng nói:

- Này nhị ca, mình lột quần áo của hai lão đạo sĩ này cho họ mang xấu chơi, có được không?

Lôi Minh gật đầu đồng ý, lập tức lột hết quần áo của hai lão đạo đạo sĩ, cả đến quần lót cũng cởi nốt. Trần Lượng nói:

Cái đầu của Chữ Đạo Duyên này thiệt đáng ghét! Nói rồi kéo Trương Đạo Lăng nằm trên mình Chữ Đạo Duyên. Hai lão đạo sĩ bấy giờ trần truồng như nhộng. Chữ Đạo Duyên nằm ở dưới, còn Trương Đạo Lăng nằm đè ở trên. Lôi Minh, Trần Lượng lấy áo quần của hai đạo sĩ bỏ vào trong bao gói lại cẩn thận. Xong mới hỏi Tế Điên:

- Bạch sư phụ, bây giờ chúng ta đi đâu?

Tế Điên nói:

- Này Ngộ Chơn, các con có biết lai lịch sanh quán của sư phụ chưa?

- Thưa, không biết.

- Ta gốc là người thôn Vĩnh Ninh, huyện Thiên Thai, phủ Thai Châu. Ta đi lần này, một là vì bắt yêu tinh ở Bạch Thủy Hồ, hai là muốn về thăm lại cậu mợ tạ Lần này biểu huynh ta là Vương Toàn đi tìm ta chắc đã trở về nhà rồi. Hiện tại gia đình họ bị âm nhơn ám hại, tánh mạnh đang hiểm nguỵ Ta phải đưa tiểu sư huynh con là Ngộ Chơn đi tìm Khảm ly chân nhân, có chút việc cần, phải đi gặp ông ta mới được. Về sau chính ta gặp đại nạn, phải nhờ ông ta giúp đỡ mới xong. Ngộ Chơn, con hãy lại đây!

Nói xong kề tai Ngộ Chơn dặn như vầy… như vầy, và bảo:

- Con hãy dẫn Lôi Minh và Trần Lượng đi gấp đi! Con làm xong việc đó, cũng không uổng tình thầy trò của ta bấy lâu!

Tôn Đạo Toàn nói:

- Con nhớ kỹ và tuân theo lời thầy dạy.

Nói xong dẫn Lôi Minh và Trần Lượng lập tức khởi hành thẳng đến thôn Vĩnh Ninh.

Vương An Sĩ bị ai hại thế? Nhân vì Vương An Sĩ sai con là Vương Toàn đi kiếm Lý Tu Duyên, trong nhà tuy của tiền trăm vạn nhưng không có người thân tín ngoài hai vợ chồng già. Vợ Vương An Sĩ có một đứa cháu ruột tên là Trương Sĩ Phương cũng là hành tài chủ trong vùng. Nhân khi cha mẹ chết rồi, hắn mặc sức chơi bài bạc, xài phá lung tung, nên sản nghiệp lần lần tiêu sạch, cả đến cửa nhà cũng bán nốt. Tòa Tam Thánh miếu ở ngoài thôn Vĩnh Ninh có một đạo sĩ họ Đổng, tên là Thái Thanh. Trước kia có qua lại quen biết với gia đình Trương Sĩ Phương, ông ta cũng không có chỗ ở, bèn tạm ngụ trong miếu. Còn Trương Sĩ Phương cũng không có việc gì làm, sống vất vơ rày đây mai đó, thường đến nhà Vương viên ngoại xin tiền. Lúc đầu hắn được cho mỗi lần cũng vài ba trăm lượng. Nhưng đến xin mãi, số tiền cho tuột xuống còn 10 lượng, 8 lượng. Bà viên ngoại rất thương cháu ruột nên thường lén cho hắn tiền. Một ngày kia, Trương Sĩ Phương nói với Đổng lão đạo:

- Tôi nghe người ta nói đạo sĩ các ông có thể hại người được. Để tôi bàn với ông nè, ông có muốn phát tài không?

- Hại người đâu có khó, mà hại ai vậy?

- Hại dượng tôi là Vương An Sĩ. Trong nhà ông ta có cả trăm muôn, hiện tại em họ tôi là Vương Toàn đi tìm em họ nó là Lý Tu Duyên không biết mấy năm mới trở về. Nhưng nhà của Lý Tu Duyên, gia tư cũng có mấy trăm vạn đều thuộc về Vương An Sĩ cả. Nếu ông hại dượng tôi được, lúc này trong nhà không có ai, cô tôi chắc chắn sẽ kêu tôi về lo việc tang lễ. Thế nào cũng còn mấy vạn lượng, tôi chắc chắn sẽ phát tài.

- Chú phát tài, còn ta hại người không công à? Ta không xin chú nhiều, chỉ cần 500 lượng bạc thôi, ta có thể bắt ông ấy chết trong vòng bảy ngày.

- Chỉ cần dượng tôi chết, tôi chắc chắn sẽ đưa ông 500 lượng ngay.

- Khẩu thuyết vô bằng. Chú phải viết cho tôi một tờ giấy mượn nợ tôi mới chịu.

- Viết thì viết!

Lập tức Trương Sĩ Phương viết giấy nợ: Người đứng mượn là Trương Sĩ Phương, nhân thiếu tiền, có đến mượn của đạo sĩ Tam Thanh quán là Đổng Thái Thanh số bạc là 500 lượng, mỗi tháng trả lời ba phân. Sợ sau này không bằng chứng, Trương Sĩ Phương phải tự viết và lăn tay làm bằng. Viết giấy xong, Trương Sĩ Phương mới hỏi Đổng đạo nhân sẽ hại bằng cách nào. Lão đạo sĩ mới thi triển yêu thuật độc kế, hãm hại Vương viên ngoại.
 Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4507)
Trời đã sang đông. Tôi thường nghĩ vậy khi những cơn gió bấc vừa thổi qua, và nhìn lốc lịch trong năm chỉ còn lại vài chục tờ mỏng manh. Ơû cái thành phố phương nam nhộn nhịp này mà nói đến mùa đông, nghe ra chẳng mấy phù hợp. Về mặt địa hình địa lý quả là như thế. Nhưng với tâm lý chung mà hơn hết là trong dòng suy tưởng của tôi, thì mùa đông vẫn hiện hữu theo chu kỳ ở bất cứ nơi nào có sự sống. Còn nơi vùng đất vốn nổi tiếng hai mùa mưa nắng này cho đến cận ngày giáp tết, khí trời vẫn nóng bức khô khan.
10/04/2013(Xem: 4535)
Tượng Phật bằng đá không biết từ đâu lại được đặt trên chỉa ba của thân cây xoài bị cháy xém. Những ngày chiến sự tràn lan, người ta lo bồng bế nhau chạy ...
10/04/2013(Xem: 4190)
Đứng trên ban công- nơi đỉnh tháp cao nhất- có thể phóng tầm mắt nhìn khắp các dãy núi nhấp nhô mờ ảo trong đám sương mù. Nhiều buổi sáng rồi, thầy...
10/04/2013(Xem: 4796)
Thầy Minh Ký là một người lập dị khác đời. Mọi người đều nói về thầy như vậy, dù chẳng ai biết nhiều về thầy. Hai năm trước khi Hoà Thượng Viện Chủ ...
10/04/2013(Xem: 4420)
Không khí ướt đẫm, mây trắng là là giăng ngang đỉnh núi trông tợ như những tảng thiên thạch lớn thoạt ẩn thoạt hiện ra trong một buổi chiều đông giá buốt. Nhưng lúc này đang độ vào thu. Màu trời xen lẫn với màu xanh bạc của cánh rừng làm ánh lên chút sắc buồn thâm u diễm lệ. Cảnh sắc này ắt hẳn cũng từng ru hồn bao khách trần tìm đến để mong khám phá và chinh phục một cõi thiên nhiên hùng vĩ giữa đất trời.
10/04/2013(Xem: 5492)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộn thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. Sài Gòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát để cho thi nhân thả hồn mơ mộng mà tức cảnh sanh tình. Ở đây chỉ có cái nắng mưa bất chợt như lòng người vui buồn bất chợt, đến đi bất chợt. Tuy vậy, nơi mảnh đất có chiều dài lịch sử hơn ba trăm năm, đã từng sản sinh ra nhiều cái độc đáo…vừa chung mà lại vừa riêng. Đây cũng là nơi sẵn sàng quy tụ và phát huy mọi điều hay đẹp, kể cả những cái dung dị nhất, bình thường nhất. Từ đó đã tạo nên một dáng dấp Sài Gòn_ không giống ai mà cũng chẳng khác ai.
10/04/2013(Xem: 13713)
Cạnh con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy, giặc dã và trộm cướp nổi lên, dân chúng miền phụ cận đã chạy tản mác đi nơi khác, vị trụ trì trong chùa cũng bỏ trốn, chỉ để một mình ông già “ tứ cố vô thân” ở lại đèn hương sớm tối.
10/04/2013(Xem: 3366)
Chiều dần buông, khách vãn chùa lần lượt ra về, chùa Bảo Quang trở lại ninh tịnh, yên ắng. Pháp sư Trí Thông bảo đám đệ tử hồi phòng ngơi nghỉ, còn tự mình quét dọn nhà chùa, phủi sạch bụi bặm trần ai, xua tan mọi huyên náo nóng nực của cả một ngày.
10/04/2013(Xem: 6250)
Đức Phật, nàng Savitri và tôi là tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hồ Anh Thái, do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản. Tác phẩm được Công ty Văn hóa Phương Nam ấn hành với số lượng lớn, theo sự chuyển nhượng bản quyền với tác giả.
10/04/2013(Xem: 3762)
Phàm, ai lên đường cũng mang theo hành trang, nhiều hay ít, nặng hay nhẹ là do quan niệm về nhu cầu và mục đích chuyến đi. Khi gã đến bái biệt Thầy, lòng chợt rưng rưng khi chạm vào ánh mắt đầy xót thương. Chẳng lẽ chưa phải là lúc gã lên đường hay sao? Chẳng lẽ Thầy chưa thấy hết những quằn quại thôi thúc trong gã bấy lâu ư?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]