Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

93. Núi Cổ Thiên, Hoa Thanh Phong luyện kiếm

18/10/201820:44(Xem: 7390)
93. Núi Cổ Thiên, Hoa Thanh Phong luyện kiếm

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 93:

Núi Cổ Thiên, Hoa Thanh Phong luyện kiếm

Chùa Thiết Phật, Tế Thiền sư cứu người


Nơi chùa Cổ Phật, Tế Điên rượt theo Hoa Vân Long một đỗi, rồi quay trở lại lấy ba viên thuốc trị lành vết thương cho ba người: Phi thiên hỏa tổ Trần Nguyên Lượng, Lập địa ôn thần Mã Diêu Hùng, Thiên lý thối Dương Thuận xong. Ba người làm lễ tạ Tế Điên rồi nói:

- Đa tạ Ơn cứu mạng chúng tôi, nhưng chưa biết quý tánh đại danh của sư phụ là gì?

Tế Điên thông tên họ. Ba người nói:

- Sư phụ cứu mạng chúng tôi khác nào sanh lại lần nữa, bọn tôi khắc cốt ghi lòng! Núi xanh không đổi, nước chảy tuôn dòng; năm tháng qua mau, sẽ có kỳ gặp mặt. Chúng tôi nguyện khắc dạ báo đền!

Tế Điên nói:

- Ba người hãy đi đi, Hòa thượng ta còn chút việc bận.

Ba người muôn vàn cảm tạ, cáo từ ra đi. Tế Điên trở vào trong chùa cắt dây thả Lưu Tứ ra, bảo đưa Lý Lưu thị cùng về nhà. Sau khi hai chị em họ đi rồi, Tế Điên kêu quan địa phương báo với quan trên đem chùa sung vào quỹ chung và mời một vị trụ trì khác. Xong xuôi, Tế Điên trở lại chùa Thiết Phật. Đến nơi, Tế Điên thấy mọi người vẫn còn tụ tập ở đó và đang lên tiếng ta thán:

- Nếu không có ông Hòa thượng chém chết mãng xà, ai nấy dù có mất tiền mà còn trị được bệnh cổ trướng! Còn bây giờ, bệnh thì quá nhiều, làm sao trị được đây!

Tế Điên vào chùa Thiết Phật, nghe dân chúng ca cẩm như thế bèn hô lớn:

- Xin các vị đừng oán trách nữa, tôi sẽ cho quý vị thánh dược khác, không phải mất tiền. Ai có bệnh, chắc chắn sẽ khỏi ngay!

Nói xong, Tế Điên bảo người gánh mấy đôi nước đổ vào 10 lu lớn, rồi móc ra 10 viên thuốc thả vào trong các lu ấy. Mọi người nghe trong nước tỏa ra một mùi hương nhẹ. Mọi

người kháo nhau: "Hòa thượng đang cho nước thánh", quả nhiên bị bệnh cổ trướng uống vào thì hết ngaỵ Chẳng những cổ trướng trị hết mà bách bệnh cũng tiêu trừ. Toàn thể nhân dân huyện Khai Hóa đều vô vàn cám đức. Hôm sau Tế Điên nói:

- Ta không thể ở đây coi thí thuốc được, ta có việc phải đi đây!

Nói rồi, Tế Điên trở về Tuần kiểm ty, kêu bốn vị Ban đầu đưa Phùng Ngươn Chí đến huyện Khai Hóa.

Khi đến huyện nha, Tri huyện là Trịnh Nguyên Long lập tức bước ra nghinh tiếp, mời vào thư phòng. Tri huyện nói:

- Đội ơn Thánh tăng ra tay cứu dân lành địa phương, bản huyện thật vô vàn cảm kích!

- Chuyện nhỏ thôi mà!

- Thánh tăng từ đâu đến? Còn tên giặc này, lai lịch như thế nào?

Đây là tên giặc trộm tờ công văn đó. Hiện ở huyện Long Du còn một tên giặc nữa, tên là Tiểu thần phi Từ Phái, hợp với tên này mới xử được vụ án. Hai vị Ban đầu Dương Quốc Đống và Y Sĩ Hùng nguyên là Ban đầu của huyện Long Du sai đi biện án. Xin quan huyện làm một văn thư, phái mấy quan cùng áp tải tên giặc về huyện Long Du cho xong vụ án.

Quan huyện Trịnh Nguyên Long gật đầu đồng ý. Phùng Ngươn Chí ở một bên nghe được, trong bụng mừng thầm: "Nếu mình được giải đi thì không còn lo nữa. Khắp nơi anh em lục lâm đều là bạn bè cả. Mình gặp được họ thế nào cũng được cứu thoát".

Hắn nói thầm trong bụng, nhưng Tế Điên nói ngay ra:

- A, cái đồ chết tiệt này! Đừng vội mừng! Bộ mi tính giải đi sẽ có người chặn đường cướp tù giải cứu cho mi đó hử. Hòa thượng ta có chủ ý đối trị mi đây! Thưa lão gia, xin Ngài sai người lấy bùn đất hòa với nước trét bít mặt mày đầu cổ nó lại, chỉ chừa đôi mắt, hai mũi và cái miệng để nó thở thôi. Làm như vậy khỏi ai nhận biết!

Quan huyện viết một văn thư, sai bốn tên sai dịch cùng Dương Quốc Đống, Y Sĩ Hùng áp tải tên giặc về Long Dụ Tế Điên cùng hai vị Ban đầu Sài, Đỗ cũng cáo từ. Quan huyện đưa ra tận cửa nha môn, chắp tay tiễn biệt.

Sài, Đỗ nói:

- Sư phụ, lão nhân gia từ Lâm An dẫn hai đứa tôi theo bắt Hoa Vân Long. Cứ lần lữa mãi, hôm nay nói đi bắt hắn, ngày mai cũng nói đi bắt hắn, bắt được đâu. Trong nhà chúng tôi trên có cha mẹ già, dưới có con thơ dại, chỉ trông cậy vào công việc sai dịch của chúng tôi sống qua ngày. Bao nhiêu lâu nay, dầm sương dãi nắng, rốt cuộc chỉ là công không!

- Hai vị đừng có nóng. Tế Điên nói. Cứ đi theo ta, chắc chắn bắt được Hoa Vân Long mà!

Hai vị Ban đầu không biết làm sao, đành phải theo Tế Điên đi nữa. Đang đi, Tế Điên bỗng nói:

- Ái chà chà, không xong, không xong, trong mình ta rận quá nhiều, nó cắn ta ngứa quá đi!

Nói rồi thò tay vào mình bắt ra một con rận. Bắt ở phía trước bỏ ra phía sau, bắt ở phía sau bỏ ra phía trước. Sài đầu nói:

- Sư phụ, sao không ném quách mấy con rận đi, còn thả trên mình lại làm chỉ Làm vậy cũng như không!

- Tại chú không biết đấy! Ta dời nhà nó, nó không hợp thủy thổ phải chết ngay hè.

- Sư phụ Ơi, đừng có giả đi ngộ! Chỉ ở một thân người thôi chớ phải đâu xa mà hạp với không hạp thủy thổ? Thôi, nghe lời tôi, liệng quách chúng đi!

- Chà, mấy con rận này đòi uống nước đây!

Nói tới đó, mấy người tới bờ sông. Tế Điên chạy lại định nhào xuống sông. Sài đầu biết Tế Điên muốn đi, lật đật nói:

- Sư phụ lại muốn đi rồi! Chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu?

- Chúng ta sẽ gặp nhau ở Thường Sơn.

Tế Điên nói rồi sử dụng nghiệm pháp, Sài, Đỗ không còn thấy nữa, đành ấm ức ra đi. Thấy hai người đi rồi, Tế Điên mới từ dưới sông bò lên, đi về hướng núi Cổ Thiên. Đang đi, Tế Điên thấy trước mặt mình có một người ăn mày vai vác tấm bảng đề:

Ngày ăn cơm ngàn nhà

Đêm ngủ ở miếu ca

Không làm gì phạm pháp

Cóc sợ gặp vương giạ

Tế Điên hỏi: - Chú định xin cơm ở đâu?

- Tôi đi chúc mừng cho nhà người ta.

- Vậy hai ta cùng đi nhé.

- Hòa thượng, ông đi chúc mừng sao được?

- Ta cũng đọc lời ca chúc mừng người ta vậy.

- Người ta đang có việc vui, gặp ông là Hòa thượng người ta không bằng lòng đâu!

- Không hề chi! Hòa thượng ta khéo nói giống như người nhà vậy mà!

Hai người vừa đi vừa nói chuyện, một lát tới chân núi Cổ Thiên, thấy Lục Thông đang dòm đống bánh bao, miệng nói lảm nhảm, Tế Điên nói:

- Lục Thông, sao không đi kiếm đi, Dương đại ca của chú bị người ta hại tyrên miếu kia kìa.

- Thiệt không đó?

- Thiệt mà!

Lục Thông giựt áo anh hùng chạy đi, mấy cái bánh bao lăn kềnh ra đất. Tế Điên nói với người ăn xin:

- Này chú, lượm số bánh bao này lên đi!

- Hòa thượng không lấy à?

- Ta không lấy đâu, chú cứ lấy hết ăn đi.

Tế Điên kêu người ăn xin tới là vì sợ số bánh bao bị bỏ lỏng chỏng dưới chân núi không ai dùng, phí đi. Tế Điên bỏ đi lên núi, vừa đến Lăng Tiêu quán, nghe tiếng Lục Thông kêu:

- Sư phụ Ơi, mau cứu con!

- Có ta đây.

Đáp xong, Tế Điên lấy tay sờ lên thiên linh cái, bịt kín Phật quang, linh quang và kim quang lại, rồi nhảy vào trong. Hoa Thanh Phong lúc đó đang sửa soạn châm lửa đốt Lục Thông, Tế Điên hét:

- Hay cho lão đạo lộn sòng này! Mi dám vô cớ hại người hử? Ta đến bắt mi đây.

Hoa Thanh Phong tức giận nghiến răng ken két, thét hỏi:

- Mi là ai?

- Ta là Tây Hồ Linh Ẩn Tế Điên tăng đây. Mi là người xuất gia, môn đồ của Tam Thanh giáo, đánh nhẽ các giới sát đạo dâm vọng tửu phải giữ, chớ đâu vô cớ sát hại người như thế? Hoà thượng ta đâu có thể tha cho mi được.

Hoa Thanh Phong nghe biết là Tế Điên bèn ngước mặt xem thử, té ra trước mắt mình là một ông Tănglèng xèng: thân hình tầm thước, mặt mày bùn đất lấm lem, tóc để dài hơn hai tấc, tăng bào rách nát, tay ngắn sứt bâu, lưng thắt dây nhung, khật khà khật khưỡng, lam lũ quá mức. Đúng là một thầy ăn xin! Hoa Thanh Phong nghĩ thầm: "Nghe tên không bằng thấy mặt, thấy mặt chắc chắn hơn nghe tên. Ta nghe đồn Tế Điên là La Hán mà La Hán phải có kim quang chớ, còn nếu là Đại Lộ Kim Tiên thì trên đầu phải có bạch quang mới phải, nếu là yêu tinh, chắc chắn có khí đen rồi. Xem ra trên đầu hắn thứ nhất không có kim quang, thứ nhì không có ánh sáng trắng thì đích thị hắn là phàm phu tục tử là cái chắc. "Ông ta đâu ngờ Tế Điên đã ém mất tam quang rồi nên giở giọng:

- Này Tế Điên, mi làm tức chết ta đi thôi!

- Ta chọc ông tức chết, thì cứ chết đi có sao đâu!

Tế Điên, mi thật là to gan lớn mật! Mấy lần khi ta quá lắm! Đồ đệ ta là Trương Diệu Hưng ở Tường Vân quán trên núi Ngũ Tiên bị mi đốt chết. Mi lại vô cớ quấy rối chùa Thiết Phật, Thường đạo hữu thác mộng cho ta rằng: mi đánh ông ấy mất đi 500 năm đạo hạnh; mi lại bứt râu Khương Thiên Thoại đồ đệ ta rồi trói lại, khiến hắn không còn mặt mũi nào ở lại đó nữa; mi theo bắt cháu ta là Hoa Vân Long rồi hôm nay còn dám thò mặt đến đây xía vào việc của ta nữa à? Làm việc này khác nào bướm nhảy vào đèn, đem mình chui vào chỗ chết hay sao? Nếu mi biết thời vụ, chịu quỳ xuống trước mặt sơn nhân ta, dập đầu ba cái kêu ba tiếng Tổ sư gia, thì sơn nhân đây lập đức hiếu sinh tha cho mạng kiến cỏ của mi.

Tế Điên cười hà hà, nói:

- Hay cho lão đạo sĩ này, nói láp dáp toàn chuyện bậy bạ không thôi! Ông có quỳ xuống dập đầu trước mặt Hòa thượng ta, kêu ta ba tiếng Tổ tông gia, Hòa thượng ta cũng không tha chết cho ông được!

Hoa Thanh Phong nghe nói, nộ khí xung thiên, rút xoẹt bảo kiếm nhắm ngay đầu Hòa thượng chém một nhát. Tế Điên tràn qua tránh khỏi, né ra sau lưng lão đạo véo một cái. Lão đạo quay lại nhắm ngay tim Tế Điên đâm tới, Tế Điên né qua tay trái níu lại, tay mặt giáng cho lão đạo một bạt tai xiểng niểng. Lão đạo tức giận hò hét luôn mồm. Thân hình Tế Điên lúc ấy rất linh hoạt, chợt Đông chợt tây, lúc trước lúc sau, xô, kéo, đẩy, tát liên hồi mà bảo kiếm lão đạo sĩ như rơi vào hư không, không hề trúng Hòa thượng. Hoa Thanh Phong tức quá nhảy ra ngoài vòng, quát:

- Hay cho Tế Điên! tại mi muốn chết, đừng trách sơn nhân ác độc! Hãy coi pháp bửu của ta đây, để biết Tổ sư gia lợi hại tới bực nào!

Nói rồi thò tay vào túi lấy pháp bửu ra thảy trên đất, miệng niệm lâm râm, lấy tay chỉ một cái, hô:

- Thái thượng lão quân! Cấp cấp như luật lịnh! Sắc!

Chớp mắt, đất bằng bỗng nổi trận quái phong. Có thơ rằng:

Hình cũng không, bóng cũng không

Xoắt tít lá dương, Tây sang Đông

Nước cuộn sôi, thuyền nghiêng nga?

Lá vàng múa lộng giữa từng không

Xô mây trắng, vượt núi xa

Vườn rừng tơi tả, cánh hoa cong

Vút rừng tòng, rít khe cửa

Đuốc đèn mờ tỏ, có như không.

Tế Điên nhìn ra thấy vô số dã thú, nào chồn cheo, nai thỏ, hạc, chó, xô đến chực cắn. Tế Điên lấy tay chỉ một cái, miệng niệm chơn ngôn: "Án ma ni bát mê hồng". Bọn dã thú hóa đạo hoàng quang hiện ra nguyên hình toàn giấy. Lão đạo sĩ thấy vậy, tức giận hét:

- Hay cho Hòa thượng! Cả gan dám phá pháp bửu của ta!

Nói xong trong miệng niệm chú, tay nắm chặt kiếm quyết. Tế Điên nhìn thấy trước mặt mình vô số độc xà, quái mãng xô đến chực mổ. Tế Điên cười hà hà, lấy tay chỉ một cái, niệm: "Án ma ni bát mê hồng". Lũ độc xà quái mãng hóa thành đạo hoàng quang tiêu mất. Lão đạo sĩ thấy Tế Điên phá liên tiếp hết hai bửu pháp của mình, lòng gấp như lửa đốt, muốn hạ độc thũ. Ngay lúc ấy củi đang ngún lửa, lão đạo sĩ dùng chú ngữ thôi thúc, trong phút chốc lửa bốc cao nghệu, hợp với tam muội chân hỏa vây Tế Điên vào giữa.
 Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4614)
Lời giới thiệu : Khi nói về đạo Phật, người ta thường liên tuởng tới những triết lý thâm sâu và khô khan. Tuy nhiên, đôi khi các Thầy cũng có tính nói ...
10/04/2013(Xem: 4174)
Vinh bực mình về ông già "chùa" hết sức, lúc không cần ý kiến ổng thì ở đâu ổng nhẩy vô, lúc cần ý kiến ổng thì ổng lại thối thác: "chuyện này tôi vô ý ...
10/04/2013(Xem: 4341)
(Lời giới thiệu : Thượng tọa Tuệ Sỹ còn là một thi sĩ, một học giả, một nhà văn. Trước 1975, ông là Khoa trưởng Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh, tác giả nhiều cuốn sách biên thảo đặc sắc về Văn học và Triết học Trung Hoa; thơ Tô Đông Pha, một số thơ, truyện và thơ dịch đã đăng liên tiếp trên nhiều Tạp chí Văn học tại Sài Gòn, trong đó đa số đăng trên tờ Thời Tập
10/04/2013(Xem: 3705)
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ
10/04/2013(Xem: 4689)
Pháp Sư Tự Lập, người huyện Thái, tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật học viện Thượng Hải, từng gần gũi với Pháp sư Từ Hàng, được pháp sư nhận làm ...
10/04/2013(Xem: 5636)
Vở kịch Dạ cổ hoài lang đã làm rung động trái tim cũng như bài hát Dạ cổ hoài lang đã làm “rụng rún” biết bao người! Tim và rún không nằm xa nhau ...
10/04/2013(Xem: 4523)
Vào khoảng trước hay sau năm 1945 gì đó, nay không nhớ rõ; phải nói thực rằng đấy là thời gian đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong ...
10/04/2013(Xem: 5493)
Ma Ca là bút danh của Pháp Sư Tinh Vân. Sư người Giang Đô, Tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật Học Viện Tiêu Sơn, học viện Luật Thê Hà, từng trụ trì ...
10/04/2013(Xem: 4453)
Hôm nay Chủ nhật, ngày 14 tháng 10 năm 1990 tức là ngày 26 tháng tám năm Canh ngọ; tôi trang hoàng một bàn thờ đơn giản trước chánh điện để ...
10/04/2013(Xem: 9352)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]