Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

71. Vâng Lệnh Thầy, Anh Hùng Xu Cát Tỵ Hung

17/10/201821:06(Xem: 7209)
71. Vâng Lệnh Thầy, Anh Hùng Xu Cát Tỵ Hung

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 71:
Vâng Lệnh Thầy, Anh Hùng Xu Cát Tỵ Hung
Hoa Vân Long Ném Phiêu Cố Hại Ba Bạn



Vâng Lệnh Thầy, Anh Hùng Xu Cát Tỵ Hung Hoa Vân Long Ném Phiêu Cố Hại Ba Bạn
Tại sao Tế Điên níu quan tài lại không cho đỉ Nhân vì chưởng quỹ của trại hòm lòng dạ không ngay thẳng. Người đi mua quan tài chính là lão họ Lý, người đi cùng với Lưu Vương thị xin tiền mua quan tài bữa trước. Khi được Lôi Minh, Trần Lượng giúp tiền rồi mà chồng của Lưu Vương thị bị ghẻ hành không đi được mới phiền tới lão Lý đi mua quam tài giùm. Lão Lý cũng không rành mua bèn tới bên ngoài cửa Đông, vào tiệm Đồng Phong thấy có cỗ quan tài kích thước vừa tầm, bên ngoài sơn đen bóng bèn hỏi chưởng quỹ:

- Cỗ quan tài này bao nhiêu tiền?

- Có 15 lượng bạc thôi!

Nguyên cỗ quan tài này không phải là cây đặc mà là hai lớp ván ghép lại, độn mạt cưa ở giữa, bên ngoài sơn bóng giống như hòm bằng gỗ tốt, thật ra là ván mục ghép thành. Trị gía chỉ có 5 lượng thôi. Chưởng quỹ có ý gạt người mới đòi Lý lão tiền quan tài là 15 lượng, luôn cả tiền chôn cất là 20 lượng. Lý lão chẳng biết giá cả bao nhiêu bèn ưng thuận. Chưởng quỹ nghĩ bụng: "Bán chiếc quan tài này xong, mình lời được mười mấy lượng, đủ ăn tiêu một tháng". Bèn sai bốn tên phổ ky khiêng quan tài đi liệm xác. Nào dè mới đi tới cửa Đông bị Ông Hòa thượng níu lại rồi đòi vào nằm thử. Chưởng quỹ không chịu cho, Hòa thượng phóng vào quan tài một cước, lớp ván mỏng bị bể toạc, mạt cưa bên trong đổ ra tùm lum. Lý lão thấy vậy nói:

- Tôi không chịu lấy cái này đâu! Tôi nói lấy cái quan tài bằng gỗ dày, nào dè cái này bên trong toàn mạt cưa không hà. Tôi không lấy đâu!

Chưởng quỹ nghĩ bụng: "Tiền đã vào tay, rủi gặp ông Hòa thượng phá bĩnh, tức thiệt". Bèn nổi giận thét phổ ky:

- Tụi bay ráp lại nện ông cho ta.

Bốn tên phổ ky áp lại định tóm Tế Điên. Tế Điên lấy tay chỉ một cái, miệng niệm lục tự chơn ngôn: "Án ma ni bát me hồng. Án sắc lịnh hích!". Bốn tên phổ ky hoa mắt thấy tên chưởng quỹ của họ chính là Hòa thượng. Bốn tên áp tới nắm chưởng quỹ thoi lia lịa. Chưởng quỹ vội la lên:

- Đừng đánh! Ta đây mà!

Bọn phổ ky nói:

- Đánh cho mi biết tay, cho hết phá bĩnh việc buôn bán của người ta!

Chưởng quỹ lại la lên:

- Ta là Vương chưởng quỹ đây.

Bốn tên phổ ky nghe la, nhìn kỹ lại, té ra mình đánh nhầm chưởng quỹ. Bốn tên tính chạy rượt đánh Hòa thượng. Ngay lúc đó, Lôi Minh, Trần Lượng cũng vừa tới. Trần Lượng la:

- Đừng đánh có chuyện gì thế!

Chưởng quỹ dòm lại thấy hai người có dáng vẻ tráng sĩ, tướng mạo khác thường, nói:

- Hai vị đại gia đừng để ý tới, tôi gây gổ xích mích riệng với vị Hòa thượng này thôi.

Lý lão nhìn ra chính là hai ân công bữa nọ. Trần Lượng hỏi:

- Tại sao thế?

Lý lão trượng đáp:

- Thưa hai vị ân công, vì nhà Lưu Vương thị không có ai mới nhờ tôi mua quan tài giùm. Tôi già rồi nhìn thấy không rõ nên mới mua nhằm cỗ quan tài này. Tôi thấy nó dầy 4 - 5 tấc, nào ngờ là bằng ván ghép đổ mạt cưa ở giữa.

Trần Lượng nghe rồi bèn nói:

- Chưởng quỹ này! Ông thật là có điều không đúng đó! Ông tính mua gian bán lận hả? Mau cho người mang về đổi chiếc quan tài khác đi. Nếu không nghe thì đừng có trách ta đấy nhé!

Chưởng quỹ cũng không biết Lôi Minh, Trần Lượng có thế lực lớn nhỏ ra sao, chỉ dám giận mà không dám nói. Tế Điên móc ra một cục thuốc, nói:

- Lý lão này, ông cầm cục thuốc này đem về đưa cho Lưu Phước thoa lên mụn ghẻ của hắn. Thoa tới đâu ghẻ lành tới đó ngay hà!

Lý lão trượng nói:

- Thưa đại sư phó, danh hiệu Ngài là chi?

Trần Lượng nói:

- Đây là Tế Công trưởng lão của chùa Linh Ẩn đấy!

Lý lão cầm cục thuốc theo chưởng quỹ về tiệm đổi cỗ quan tài khác, khiêng về nhà Lưu Phước. Nhờ cục thuốc của Tế Điên, Lưu Phước thoa tới đâu, ghẻ lành tới đó, bèn đứng ra chôn cất mẹ già hoàn tất. Cả nhà cảm đức Tề Điên.

Tế Điên gặp Lôi Minh và Trần Lượng hỏi:

- Hai con từ đâu đến đây thế?

Trần Lượng đáp:

- Thôi sư phó đừng nhắc làm chi, hai đứa con không bao giờ để ý tới việc của Hoa vân long nữa.

- Ừ phải thôi chúng ta đi uống rượu đi!

Ba người cùng trở vào thành, tìm một quán rượu, đi thẳng vào trong kêu rượu thịt ăn uống. Uống được một lát, Tế Điên thở dài, ho lên một tiếng. Trần Lượng hỏi:

- Sao hôm nay sư phó thở dài thườn thượt thế?

- Ta buồn vì thấy hai con mắc họa thê thảm lắm!

- Thưa sư phó, thê thảm là thế nào?

- Bây giờ là mấy giờ rồi?

- Trời vừa mới sáng, còn sớm lắm.

- Trời đúng ngọ này, hai con chắc phải chết.

Trần Lượng nghe nói cả kinh, biết Tế Điên là vị bốc tiên tri, nói đâu đúng đó, bèn hỏi:

- Thưa sư phó, đã biết trước tụi con mắc đại nạn liệu có thể nào tránh được không?

- Hai con muốn xu cát tị hung thì đúng ngọ hôm nay phải ra khỏi địa giới huyện Long du mới được!

Trần Lượng cũng không biết huyện Long Du bao lớn bèn hỏi người dọn bàn:

- Này chú, giao giới huyện Long Du cách đây bao xa?

- Đi về phía Tây phải hơn 30 mươi dặm, đi về phía Đông phải mất 50 - 60 mươi dặm, đi về hướng Nam hay Bắc đều mất 70 - 80 mươi dặm.

Trần Lượng nghe nói đi về phía Tây gần, mới nói:

- Thưa sư phó, bây giờ hai con đi lánh nạn đây!

- Ừ, hai con đi đi. Nên nhớ là đúng ngọ bằng mọi cách phải ra khỏi ranh giới đấy nhé!

Lôi, Trần hai người đều nói: - Xin vâng!

Đoạn tính tiền rượu rồi ra khỏi quán rượu, đi thẳng về hướng Tây. Vừa đi ra khỏi cửa Tây, Lôi Minh nói:

- Lão tam ơi, ta mệt quá, đi hết nổi rồi. Suốt đêm không ngủ, mắt hướng hết lên, cặp giò cũng nặng như đeo đá đây này.

Trần Lượng nói:

- Nhị ca ơi, chúng ta phải đi mau mới được, lời sư phí nói không sai đâu!

Nói rồi lại đi tới nữa. Trước mặt là một khu rừng liễu. Lôi Minh nói:

- Ta thiệt là đi hết nổi rồi!

- Anh không đi, bộ không sợ chết sao?

Lôi Minh nói:

- Ở đây không có ai, mình vô đây vào nghỉ một lát đã.

Trần Lượng tâm thần không an, đâu dám ngủ, chỉ ngồi một bên canh chừng. Một lát sau, một người từ hướng Đông đi lại. Người ấy chính là Hoa Vân Long.

Hoa Vân Long sau khi chạy ra khỏi nhà họ Triệu cùng hai tên giặc kia trở về khách điếm. Hoa Vân Long có ý giận Hồn Phi và Hàn Tú: "Nếu không có hai người này thì mình đâu có nhúng tay vào việc nguy hiểm đó". Hồn Phi nói:,

- Anh đừng có giận tôi, việc này anh cũng có ý muốn tham gia mà! Bây giờ bọn tôi muốn đi Lâm An chơi, anh cứ lo việc của anh đi.

Sáng hôm đó, hai người ra đi sớm. Hoa Vân Long trong lòng buồn bực, đi ra ngoài dạo chơi thơ thẩn. Đi đến rừng liễu thì gặp Lôi Minh và Trần Lượng. Hoa Vân Long trong bụng nhớ lại: "Hồi hôm người đánh với mình, sao giống Lôi Minh quá. Chắc hắn chứ không ai!". Trần Lượng là người nhạy ý, thấy Hoa Vân Long lật đật đứng dậy, nói:

- Hoa nhị ca, mấy ngày nay anh mạnh giỏi không? Anh ở đâu lại đây? Sao chưa chạy đi?

Hoa Vân Long hỏi:

- Hai chú ở đâu đến đây?

- Bọn tôi ở Tiểu Nguyệt Đồn đến đây.

Nói tới đó, Lôi Minh thức dậy, nhướng mắt nói:

- Hoa nhị ca, xin chúc mừng anh, đại hỷ, đại hỷ nhé!

- Có gì đâu mà đại hỷ?

Lôi Minh là người trực tính, nghĩ gì nói nấy:

- Việc anh hái hoa ở Triệu gia không phải đại hỷ là gì?

- Làm sao chú biết?

- Muốn người không biết trừ phi mình không làm!

- A, hôm qua chính mi, tên tiểu tử này động thủ với ta đây mà!

Lôi Minh nghe nói trợn mắt:

- A, thằng chó này, sao dám mắng ta là tiểu tử chứ, ta cho mi một dao mới được.

Nói rồi lấy dao chém liền. Hoa Vân Long rút dao chống trả. Hai người đâm chém túi bụi. Trần lượng lật đật bảo:

- Hoa nhị ca, Lôi nhị ca! Thôi đừng đánh nhau nữa! Mới nói mấy câu mà đã trở mặt rồi. Mình là anh em mà làm như vậy thì họ cười cho chết!

Lôi Minh đời nào nghe, cứ chém lia lịa, quyết băm xác Hoa Vân Long mới hả dạ. Võ nghệ của Hoa Vân Long cao hơn Lôi Minh một bậc, cố ý đánh cầm chừng làm cho Lôi Minh xuất hạn cùng mình. Trần Lượng thấy vậy rút dao nhảy vào nói:

- Lôi nhị ca, anh tránh ra đi.

Lôi Minh lật đật nhảy ra ngoài. Trần Lượng nói:

- Hoa nhị ca, anh cũng bỏ qua đi! Chúng mình là tình anh em mà! Hai người đánh nhau như vậy tôi biết tính binh ai bây giờ? Hoa nhị ca cứ lo việc của anh đi.

Lôi Minh nghỉ mệt một lát rồi lại rút dao ra đánh nữa. Một lát lâu ngó bộ không ổn, Trần Lượng nhảy vào căn ngăn:

- Hoa nhị ca, anh là người lớn, thôi anh đừng chấp nhất làm gì! Khác họ còn có tình khác họ, đồng bào lại quên nghĩa đồng bào sao?

Lôi Minh nghỉ mệt một lát rồi cầm dao xốc tới đánh nữa. Trần Lượng lại nhảy vào căn ngăn. Như vậy tới ba lần. Hoa Vân Long tức giận nói:

- À hà, hai đứa bây áp dụng xa luân chiến đây à! Nó đuối sức, mi nhảy vào can ra, để nó nghỉ khoẻ nhảy vào đánh tiếp. Chấp hai tiểu bối chúng mày cầm dao nhảy vào một lượt, Hoa nhị thái gia có thèm kể vào đâu!

Đang lúc đánh nhau, bỗng Hoa Vân Long quay đầu bỏ chạy. Lôi Minh tức tốc rượt theo. Họ Hoa ngoái đầu hô lớn:

- Phiêu này!

Theo cái vẫy tay, một độc phiêu bay xẹt đến. Lôi Minh nghe độc phiêu lật đật tràn mình né tránh, nhưng không kịp, mũi độc phiêu ghim nhằm huyệt hoa cái, ngã người té ngang, nửa người tê buốt, tự biết hết phương cứu chữa!

Trần Lượng gấp rút chạy tới hỏi:

- Nhị ca làm sao vậy?

- Hết cứu rồi! Ta bị trúng độc phiêu, trong 12 giờ nữa đi đứt rồi. Hiền đệ Ơi, em hãy đi đi! Nếu em có nghĩ đến tình anh em thì hãy đến Phụng Hoàng Lãnh ở huyện Ngọc Sơn, tìm Oai trấn bát phương Dương Minh, nói cho đại ca hay việc Hoa Vân Long dùng độc phiêu hại tạ Dương đại ca nếu nghĩ đến tình giao hảo anh em thì hãy phát thiếp lục lâm, mời các anh hùng lục lâm bày trận Tứ vọng bắt Hoa Vân Long. Chừng đó em hãy lấy tim Hoa Vân Long tế trước vong linh tạ Đó mới trọn nghĩa tình huynh đệ.

Trần Lượng nghe nói những lời ấy đau thấu tâm can, khác nào dao xuyên buồng ngực, tên bắn ngay tim! Biết chắc độc phiêu do Hoa Vân Long bắn ra là học của Dương Minh, không có thuốc nào giải được, chắc chắn rằng Lôi Minh thế nào cũng phải chết! Hoa Vân Long đứng gần đó nghe những lời Lôi Minh dặn Trần Lượng, bèn nghĩ: "Không xong, kiểu này mạng mình cũng đi đứt thôi! Chi bằng nhổ cỏ phải nhổ tận gốc mới được!". Nghĩ rồi bèn nhắm ngay lưng Trần Lượng vẫy tới một phiêu. Trần Lượng cười ha hả nói:

- Họ Hoa kia ơi, anh chu toàn cho tôi thật là cám ơn anh quá! Trong giới lục lâm ai cũng đều biết, ở đâu có Lôi Minh thì ở đó có Trần Lượng. Hai ta sống làm người thì cùng ở một nơi, chết cũng làm quỷ một chỗ, thật còn gì bằng! Lôi Minh chết rồi, Trần Lượng ta sống một mình sao được!

Nói rồi tới đó thuốc ngấm, Lôi Minh, Trần Lượng ngã lăn lộn không ngớt. Hoa Vân Long thấy vậy bèn nghĩ: "Ta với hai người này là anh em kết nghĩa, nay để họ lăn lộn khổ sở như vậy sao đành, chi bằng cho mỗi người một dao kết thúc tánh mạng của họ sớm hay hơn". Nghĩ vậy rồi, đưa tay rút dao định kết thúc tính mạng của Lôi Minh và Trần Lượng.
 Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2010(Xem: 3509)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
02/09/2010(Xem: 3712)
“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi.
02/09/2010(Xem: 3575)
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó.
01/09/2010(Xem: 5547)
Dù dòng thời gian đã xoá nhòa những hình ảnh quý gíá xa xưa, dù dấu chân của các Ngài đã rêu phong phủ kín. Nhưng những dấu chân ấy đã đi vào lịch sử nhân gian, dù tiếng nói các Ngài đã hòa vào không gian tĩnh lặng. Nhưng đâu đây vẫn còn vang vọng pháp âm của các Ngài, làm chấn động tâm tư huyết mạch của bao người con Phật. Trong quyển “Những Vị Phật ở Miền Tây Nam Việt Nam” này. Chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép trung thực theo lời thuật của các vị Trưởng Lão uy tín; hay các vị trí thức trung hậu; hoặc trích trong các tài liệu giá tri được mọi người tin tưởng.
28/08/2010(Xem: 61532)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 4404)
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mồng Một Tết vẫn ăn Tết sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
28/08/2010(Xem: 58320)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
19/08/2010(Xem: 8628)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
04/08/2010(Xem: 4498)
Tác-giả Thiện Xuân Malkhanova là một con người thật đặc-biệt. Còn nhớ năm 2000 khi chị Trương Anh Thụy và tôi đi sang họp Đại-hội Văn-bút Thế-giới ở Mạc-tư-khoa, chúng tôi đã để ý đến chuyện đi đường, gặp con sâu róm ở dưới đất, chị đã ân cần lấy một cái lá nâng nó lên rồi đặt nó lên một cành cây gần đó. Một con người từ-bi đến với cả cỏ cây, đất đá! Chị bảo đó là điều chị đã học được từ đạo Phật.
04/08/2010(Xem: 4014)
Không biết từ lúc nào, mà ngôi tịnh thất vô danh thấp thoáng dưới tàn cây huỳnh đàn rậm lá trên đỉnh núi Ông cheo leo mây mù đong đưa bao phủ quanh năm, đã được dân quê dưới chân núi ưu ái gọi là am Mây Ngàn thay thế cho cái tên “chòi đạo Ân” mà họ hùa nhau ám chỉ túp lều lá của sư Từ Ân ngày trước. Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh... lặng lẽ lên tận đỉnh, khai phá được một khoảnh đất nhỏ làm rẫy. Sư bắt đầu trồng các loại rau đậu, khoai, bắp, cà dưa... để sớm gặt hái hoa lợi,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]