Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Dạy pháp thuật, Tế Điên đùa đạo sĩ

13/10/201809:28(Xem: 7553)
08. Dạy pháp thuật, Tế Điên đùa đạo sĩ

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 8:
Dạy pháp thuật, Tế Điên đùa đạo sĩ

Mất linh phù, Quốc Nguyên vội tìm thầy


Có thơ rằng: 
Đêm thanh gió mát trăng trong

Có người thiếu nữ bên sông mỉm cười

Nắn dây mượn phím gởi người

Ai tri âm đó đã mười năm quạ

Ra khỏi quán rượu, định đi đến Tam Thanh tìm Lưu Thái Chơn, thấy khí ngất trời, Tế Điên vội án linh quang xem rồi vỗ tay ba cái, gật gật đầu, nói:

- Hay quá! Hay quá! Ta đâu bỏ đi được!

Vừa đi vừa lẩm bẩm cho tới Tam Thanh quán.

Đến nơi thấy tấm bảng đề bắt yêu trị bệnh đã bỏ, lạnh tanh lạnh ngắt. Lão đạo sĩ từ khi bắt yêu ở nhà Châu viên ngoại trở về, đem bạc chuộc đồ vật lại, bảo đạo đồng gỡ bỏ bảng bắt yêu xuống và dặn:

- Nếu có ai mời ta đi bắt yêu, ngươi nói là ta vào núi hái thuốc rồi nhé.

Tiểu đồng vâng dạ, lão đạo sĩ ngày ngày xem sách đỡ buồn!

Hôm nay tiểu đồng đang chơi đùa trong viện bỗng nghe có tiếng gõ cửa, tiểu đồng chạy ra xem thì thấy một vị Hòa thượng kiếc đang đứng đó. Tiểu đồng hỏi:

- Ông tìm ai?

Tế Điên nói:

- Tìm Lưu đạo gia của nhà ngươi, mời đến nhà ta bắt yêu, lui quỷ trị bệnh.

- Không được đâu. Thầy tôi đã vào núi hái thuốc rồi, không biết ngày nào mới về.

- Ngươi vào nói với lão đạo sĩ đang xem sách ở nhà trong là có ta là lão nhân gia đến, ông ấy sẽ ra gặp ta ngay!

Tiểu đồng nghe nói ngạc nhiên nghĩ thầm: "Chà! Sao ông ấy biết thầy mình đang xem sách kìa?".

Lật đật nói:

- Xin Hòa thượng chờ cho một chút.

Rồi chạy vào trong thưa:

- Bạch sư phụ, bên ngoài có ông Hòa thượng kiếc nói mời sư phụ đi bắt yêu an trạch. Tôi nói sư phụ đi hái thuốc rồi. Ông ấy bảo tôi vào bên trong nói với lão đạo sĩ đang xem sách rằng có ông ấy đến là sư phụ sẽ ra ngay.

Lão đạo sĩ nghe, ngạc nhiên nói:

- Hay là ông ấy, lão nhân gia đến chăng?

Tiểu đồng nói:

- Đúng rồi, ông Hòa thượng cũng có xưng là lão nhân gia nữa đấy.

Lão đạo sĩ vội chạy ra nhìn xem, quả nhiên là Tế Điên, vội nói:

- Bạch Thánh tăng, lão nhân gia từ đâu đến? Đệ tử ở đây xin kính lễ Ngài.

Tế Điên nói:

- Được, được, ông hãy đi trước dẫn đường, ta vào miếu ông ngồi đã. Ta hỏi ông chuyện này nhé. Ông bây giờ không bắt yêu trị bệnh nữa rồi thầy trò ông lấy gì để sống chớ?

Lão đạo sĩ nói:

- Bạch sư phụ, chúng tôi ở đây thường chỉ nhờ vào việc bắt quỷ trị bệnh để có chén cơm qua ngày. Từ ngày hôm ở nhà Châu viên ngoại trở về, tôi sợ quá đâu dám bắt yêu nữa. Trong miếu hiện cũng không có chút lợi tức nào. Xin lão nhân gia chỉ điểm cho một phương cách để có thể sống qua ngày.

Tế Điên nói:

- Ta sẽ dạy phương pháp chuyển vận. Nếu ngươi học được, khi muốn có vàng bạc niệm câu chú này sẽ có ngay; muốn có quần áo, thức ăn ngon, hễ nghĩ đến là có ngay.

Lão đạo sĩ nói:

- Thế thì tôi xin học phép đó, còn cái khác thì không học đâu. Xin sư phụ lão nhân gia dạy tôi luyện đi.

Tế Điên nói:

- Ngươi luyện chưa được đâu. Muốn luyện phép này trước hết phải dập đầu một ngàn cái, dập đủ bốn mươi chín ngày và nhận ta làm thầy mới được. Ngươi quỳ trên đất niệm "Vô lượng Phật", dập đầu một cái rồi đứng dậy niệm "A Di Đà Phật". Như thế mới kể là một lần.

Lão đạo sĩ nói:

- Tôi chịu luyện. Mỗi ngày dập đầu một ngàn cái, chỉ cần 49 ngày là xong, muốn gì có nấy, tôi quyết ý tập luyện.

Tế Điên nói:

- Còn chưa được, Hòa thượng ta uống rượu ai đi mua đây?

- Đệ tử bảo đạo đồng đi mua.

- Mỗi bửa cơm ta muốn ăn thịt ai đi mua đây?

- Đệ tử đi mua, sớm tối hai lần điểm tâm, hai bửa cơm toàn do đệ tử lo cả.

- Thế thì sáng sớm ngày mai bắt đầu luyện tập nhé. Ngươi trước hết bảo đạo đồng đi đong rượu mua thức ăn đi, ta uống rượu trước.

Lão đạo sĩ bảo đạo đồng đi mua thức ăn. Ngày kế, Tế Điên đề nghị dùng hai cái bình pha lê và mua một ngàn hạt đậu vàng. Hòa thượng ngồi trên bồ đoàn, lão đạo sĩ niệm một tiếng "Vô lượng Phật", rồi dập đầu một cái, niệm "A Di Đà Phật". Đoạn lấy một hạt đậu từ bình pha lê vàng bỏ qua bình pha lê đỏ, để đỡ phải ghi nhớ.

Lão đạo sĩ dập đầu được mấy mươi cái cảm thấy lưng ê đùi nhức. Dập được hai trăm cái, thấy Tế Điên nhắm mắt lim dim, lão đạo sĩ nghĩ thầm: "Mình hốt đại một nắm bỏ qua sẽ ít dập đầu một số". Thấy Tế Điên ngủ say, lão đạo sĩ hốt vội một nắm đậu bỏ qua bình pha lê đỏ. Tế Điên mở mắt ra hỏi:

- Cái gì vậy? Luyện phép thuật mà còn gian dối à? Phải luyện lại.

Rồi đem số đậu trút vào bình pha lê kia lại! Thế là toi đi hơn ba trăm lần dập đầu trước. Lão đạo sĩ dập đầu được năm sáu ngày, số bạc còn lại đã tiêu sạch hết. Tế Điên bảo đong rượu mua thịt, lão đạo sĩ bảo đạo đồng đem đạo bào đi thế, trâm vàng đem đi cầm, đợi khi luyện pháp chuyển vận xong sẽ chuộc lại. Đạo đồng đem đồ vật đi cầm, ăn được năm sáu ngày lại hết nhẵn. Lão đạo sĩ đem cầm mấy tấm tiền bàn, lần lượt các bàn ghế ở đại điện cũng bán hết. Cho đến khi luyện được một tháng sáu ngày, lão đạo sĩ chỉ còn lại một chiếc quần đang mặc, bốn tên đạo đồng đều trần truồng như nhộng. Lão đạo sĩ nói:

- Bạch sư phụ, đệ tử thiệt bây giờ hết nhẵn tiền rồi, sư phụ dạy phép chuyển vận, vậy xin chuyển vận vật thực đến để ăn chớ.

- Nếu ta biết phép chuyển vận, tại sao còn bảo ông mua rượu làm chi!

- Đúng là sư phụ hại đệ tử rồi, bây giờ phải làm sao đây?

- Ông không tiền, Hòa thượng ta đi nhé! 

- Thánh tăng mà đi ra rồi, thầy trò đệ tử treo cổ chết cho xong.

- Ta dạy ngươi niệm chú, ngươi có niệm không?

- Thưa chú gì vậy?

- Án ma ni bát mê hồng.

Lão đạo sĩ nghe không rõ, nói: Bát nì (ông) hoáng.

Tế Điên nói:

- Đúng đó.

Dạy liên tiếp ba lần, lão đạo sĩ đã học thuộc. Tế Điên bảo ông ta quỳ trong điện niệm chú. Lão đạo sĩ vừa niệm: "Án ma ni bát mê hồng", Tế Điên ở phía sau lấy tay chỉ xuống đất, tức thì một cục gạch nhỏ từ dưới đất bay lên trúng đầu lão đạo sĩ một cái "cốc" u lên một cục. Lão đạo sĩ hỏi:

- Thưa sư phụ, sao kỳ vậy?

Tế Điên nói:

- Ông niệm chú mà gạch ngói muốn phang ông thì ông niệm làm chi?

- Thế thì đệ tử không niệm nữa.

- Không hề chi, để ta dạy ngươi mấy câu này, ngươi gặp gạch ngói thì nói:

Ông gạch ngói ơi,

Con xin lạy ông,

Con không niệm chú,

Ông đừng phang con.

- Bạch sư phụ, thế thì con phải làm sao đây?

- Ông lấy tăng bào của ta mặc vào, tăng mạo của ta ông đội lên, rồi ta sẽ dạy ông mấy câu, ông đi lên Tô Đê của Tây Hồ ở cửa Tiền Đường, gặp Lãnh Tuyền đình sẽ đứng lại và nói lớn:

Lý Quốc Nguyên, Lý Quốc Nguyên!

Khỏi phải lên chùa tìm Tế Điên

Mười lạng bạc ròng đưa ta đu? 

Trong lưng còn đúng 360 tiền.

Lão đạo sĩ muốn không đi, ngặt nổi trong miếu một đồng cũng không có, còn đi thì thật là khó coi. Mọi khi đạo sĩ đi ra ngoài áo quần chải chuốt lắm, hôm nay không còn cách nào khác hơn được đành phải mặc áo rách nát của Tế Điên vào rồi nói:

- Bạch sư phụ, con đến đó nói như vậy ba lần, rồi sẽ có việc gì xảy ra?

- Ông chỉ cần đi đến đó nói ba lần như vậy rồi sẽ có ngưòi đến hỏi. Hòa thượng ta thuyết pháp hóa chút duyên nhỏ sẽ đủ cho thầy trò ông chi dùng.

Lão đạo sĩ không còn cách nào khác để làm, đành phải ra khỏi Tam Thanh quán, mặt cúi gầm xuống sợ gặp phải người quen. Hai bên đường người quen biết với đạo sĩ không phải là ít. Có người nhìn thấy ông, nói:

- Ai như là Lưu đạo gia ở Tam Thanh quán vậy cà? Sao mà ra nông nổi thế? Bình thường ông ta có tiền lắm mà!

Có người nói:

- Chắc là nướng sạch rồi, đạo gia đó chớ ai. Thiệt là người mê bạc!

Lão đạo sĩ nghe thấy hết, nhưng không dám trả lời, cứ cắm đầu đi thẳng về phía Lãnh Tuyền đình ở Tô Đề nơi Tây Hồ. Khúc này là con đường lớn, người qua lại nhộn nhịp, lão đạo sĩ đứng tại Lãnh Tuyền đình la lớn:

Lý Quốc Nguyên, Lý Quốc Nguyên!

Khỏi phải lên chùa tìm Tế Điên

Mười lạng bạc ròng đưa ta đu?

Trong lưng còn đúng 360 tiền.

Lão đạo sĩ hô to ba lần như vậy, người ta bu lại khá đông, ai nấy bàn bạc lăng xăng, có người cho ông ta là thằng điên, có người đoán chắc là muốn tìm Lý Quốc Nguyên. Đang lúc mọi người bàn tán thì có hai người đi lại. Người kia nói:

- Này hiền đệ, ta nói Tế Công là bậc tiên tri mà.

Hai người đi lại gần, lão đạo sĩ nhìn thấy, người đi trước ăn mặc theo lối phú ông, còn người đi sau phục sức ra dáng nam sinh công tử. Khi hai người đến trước lão đạo sĩ, vị viên ngoại nói:

- Ông đạo sĩ này chắc hại Tế Công rồi mới lấy quần áo của người mặc vào đây chứ gì?

Lão đạo sĩ nói:

- Tôi đâu có hại Tế Công, trái lại Tế Công hại tôi thì có, ông ấy ăn uống sạch hết gia tài tôi, bây giờ tôi chỉ còn mỗi cái quần! Xin hỏi hai vị quý danh là chi?

Nguyên vị nam sinh công tử tên là Lý Quốc Nguyên, nhà ở Thanh Trúc Lâm nơi An Lâm, kế ngã tư Hồ Đồng. Anh ta vốn là một nhà giàu, mới vừa đậu tú tài, cưới vợ là Lan thị rất là hiền thục. Bỗng nhiên Lan thị mắc bệnh điên, rước nhiều thầy chữa trị vẫn không khỏi. Lý Quốc Nguyên vì thế rất lo rầu, anh ta có một người bạn tên là Lý Xuân Sơn đang dạy học ở nhà quan họ Đỗ.

Một ngày kia, Lý Quốc Nguyên đi tìm Lý Xuân Sơn than thở việc vợ mình mắc bệnh điên uống thuốc nhiều thầy không hết.

Lý Xuân Sơn nói:

- Trong từ đường của Đỗ đại nhân của ta có một lá Ngũ lôi bát quái thiên sư phù. Đó là món báu vật trấn gia. Ta hỏi mượn chắc ông ấy không cho, để ta lén lấy cho hiền đệ mượn treo ở trong nhà, hễ có yêu quái gì cũng bị xua đuổi đi hết.

- Phải đó, thẳng như mượn được trị bệnh cho vợ tiểu đệ xong sẽ hoàn trả lại cho anh ngay.

Lý Xuân Sơn bèn vào từ đường mở rương lấy Thiên sư phù đem ra. Đó là chiếc hộp chạm trổ rất khéo.

Lý Xuân Sơn nói:

- Đây là bảo vật truyền gia của Đỗ đại nhân, ta lén mượn cho hiền đệ, ngàn muôn lần phải nên cẩn thận nhé! Hiền đệ đem về treo khoảng hai tiếng đồng hồ, tà ma đi rồi nên mau mau đem trả lại cho ta.

- Ngày mai tôi sẽ đưa lại.

Lý Quốc Nguyên nói xong, cáo từ đi vừa nghĩ: "A, sáng giờ mình chưa ăn gì hết định đến rủ anh Lý Xuân Sơn đi ăn sáng, nào dè mắc nói chuyện linh phù mà cơm nước gì quên ráo. Bây giờ phải kiếm cái gì ăn đã". Nghĩ rồi ghé quán rượu trước mặt bên đường. Bên trong quả nhiên bạn hữu ngồi đầy. Ai nấy đều đứng dậy mời gọi:

- Lý tiên sanh, xin lại ngồi cùng bàn uống cho vui.

Lý Quốc Nguyên nói:

- Xin cảm ơn hai vị, tôi còn phải nói chuyện riêng với người bạn nữa.

Nói rồi vào bên trong tìm một cái bàn trống ngồi xuống kêu rượu. Uống được vài chén lại nghĩ: "Người ta đã mời mình, mình không mời lại người ta, vậy đâu phải lẽ". Nghĩ thế bèn đứng dậy đi đến các bàn quen mời rượu. Mời xong trở lại bàn thì bỗng nhiên đứng đờ ra đó: Ngũ lôi thiên sư phù không cánh mà bay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2018(Xem: 8298)
Cực tịnh sanh động (Truyện tích của HT Thích Huyền Tôn kể, do Phật tử Quảng Tịnh diễn đọc) Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học.
26/09/2018(Xem: 3897)
Một anh chàng thanh niên lái xe mô tô rất là tài giỏi. Không cờ bạc, không hút sách, không rượu chè, anh ta có một thú đam mê duy nhất : lái xe mô tô. Đúng là một đức tính rất tốt cho các luật lệ giao thông rất nghiêm khắt ở xứ sở Kangaroo này. Thế nên bao năm qua vượt nhanh cũng nhiều, lạng lách cũng lắm, chưa bao giờ anh gây ra tai nạn nào, mà cũng chưa hề một lần phạm luật bị phạt vi cảnh.
26/09/2018(Xem: 7126)
Truyện kể rằng, ngày xưa có gia đình ông Trương Công Nghệ, họ hàng sống với nhau chín đời : cố, ông, bà, con, cháu, chắt, chít ... tính sơ sơ trên dưới trăm người, lúc nào cũng rất mực yêu thương, rất mực thuận hòa, vui vẻ và êm ấm, chẳng bao giờ thấy họ gây gỗ, ganh đua hoặc lục đục chia lìa và xa cách nhau.
24/09/2018(Xem: 9495)
Audio Truyện Cổ Tích: Chín Mươi Ba Kiếp Mới Gặp Lại Con; Việt dịch: HT Thích Huyền Tôn; diễn đọc: TT Thích Nguyên Tạng -- Vào khoảng thời gian hai mươi năm sau Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, Từ thành Tỳ-Xá-Ly hướng về phía Bắc Thành Ca-Tỳ-La-Vệ. Có một đoàn Tăng lữ gồm 17 vị, họ bước những bước chân nhịp nhàng và đều đặn, tuy không phát ra tiếng động của nhiều bàn chân cùng nện xuống mặt đất bột khô dưới sức nóng của mùa hè oi bức, nhưng không sao tránh khỏi lớp bụi bủn tung tỏa dưới sức dẫm của 34 cái bàn chân, tạo nên một đám mây cuồn cuộn; từ xa, tưởng chừng như các tiên nhân vừa từ trên không đằng vân vừa đáp xuống. Mây bụi vẫn cuộn trôi về phía sau lưng của họ, mặt trời càng rực đỏ và nghiêng hẳn về hướng tây, đến ngã rẽ, trước mặt họ là rừng cây khô trụi lá, một con quạ cô đơn ngoác mỏ kêu: Quạ! Quạ! Quạ!
11/09/2018(Xem: 3920)
Phía Bắc Trung Ấn Độ, vào thời cổ xưa, hơn 2000 năm, có một vị Thủ Tướng của nước Ba-la-nại, gia sản của ông rất là giàu có, quyền tước lớn, nhưng lòng ông luôn mang một nỗi niềm đau khổ. Vì, tuổi tác càng ngày càng già, tuy nhiều vợ, nhưng không một bà nào đem về cho ông một niềm vui mà ông mãi hoài mong thao thức, đó là một đứa con trai.
01/09/2018(Xem: 3074)
Có những niềm vui
24/08/2018(Xem: 5532)
Kịch : Tôn Giả Vô Não Biên soạn và đạo diễn: Trần Thị Nhật Hưng Hai màn Diễn viên: Sư phụ, sư mẫu,Vô Não và vai Đức Phật. Lời giới thiệu: Kính thưa Quí vị Là Phật tử, hẳn chúng ta đã từng nghe về nhân vật cắt 1000 ngón tay, xâu đeo vào cổ. Đó là chuyện tích Phật giáo nói về ngài Vô Não mà Đức Phật đã chuyển hóa thành một người tốt và trở thành đệ tử của Phật, về sau còn đắc quả A La Hán nữa. Hôm nay trên sân khấu này, chuyện tích đó sẽ được kể lại dưới ngòi bút của Trần Thị Nhật Hưng qua sự diễn xuất một cách sống thực của... Kính mời Quí vị theo dõi. Đây màn kịch Vô Não xin bắt đầu.
21/08/2018(Xem: 11969)
Mục Kiền Liên vốn xuất thân Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang Ông cha tu rất đàng hoàng Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên, Nhưng bà mẹ thời luân phiên Làm điều ác đức cho nên trong đời Gây nhiều nghiệp nặng tày trời Kiếp sau quả báo vào nơi đọa đày. Riêng Mục Liên nổi tiếng thay Thông minh, hiếu thảo lại đầy lòng nhân Can trường, cương nghị, lạc quan Thấy điều bất chính là can thiệp liền.
16/08/2018(Xem: 8099)
Trong nhiều bài kinh từ Hán tạng cho đến Pali tạng, Đức Phật tán thán hạnh hiếu dưỡng cha mẹ vì công ơn mang nặng đẻ đau và dưỡng dục của cha mẹ là vô ngần, không thể tính kể. Cho nên trong Tăng Chi Bộ, Thế Tôn gọi Cha Mẹ là Phạm Thiên, và những con cháu trong gia đình nào mà kính dưỡng cha mẹ được xem ngang bằng với Phạm Thiên: “Những gia đình nào, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên, được chấp nhận là đáng được cúng dường”
13/08/2018(Xem: 6897)
Từ ngày vào chùa ở với sư cụ, chú Nhị Bảo ít khi được về thăm gia đình, mặc dù từ chùa về nhà không xa lắm, chỉ băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo là đến con đường lớn dẫn thẳng về nhà. Nếu đi bộ, chú phải mất hơn mấy tiếng đồng hồ. Công việc của chú hằng ngày tuy đơn giản nhưng thời khóa cũng khít khao. Sau những giờ hầu sư cụ, chú học kinh, viết chữ nho và thỉnh kệ chuông U Minh buổi tối. Mỗi ngày, chú còn phải đến lớp để tiếp tục chương trình phổ thông cơ sở. Chú học giỏi lại có hạnh kiểm tốt, đặc biệt gương mặt trong vắt ngây thơ và thánh thiện của chú khiến mọi người ai cũng mến yêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]