Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sanh Thiên Chứng Quả (Chuyện cổ tích Ấn Độ 2.000 và 2.500 năm)

11/09/201817:25(Xem: 3846)
Sanh Thiên Chứng Quả (Chuyện cổ tích Ấn Độ 2.000 và 2.500 năm)
co tich an do

SANH THIÊN CHỨNG QUẢ
Chuyện cổ  tích Ấn Độ 2.000 và 2.500 năm
(Ứng Chơn là một biệt danh của A-La-Hớn)
Dịch Thuật Từ “Xuất Gia Công Đức Kinh”  

Sưu tập & Việt dịch từ Hán Tạng:
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn.


Phía Bắc Trung Ấn Độ, vào thời cổ xưa, hơn 2000 năm, có một vị Thủ Tướng của nước Ba-la-nại, gia sản của ông rất là giàu có, quyền tước lớn, nhưng lòng ông luôn mang một nỗi niềm đau khổ. Vì, tuổi tác càng ngày càng già, tuy nhiều vợ, nhưng không một bà nào đem về cho ông một niềm vui mà ông mãi hoài mong thao thức, đó là một đứa con trai.

Là một vì Thủ Tướng, ông không thể tin những truyền tụng bừa bãi về sự linh thiêng từ các vị thần trong các miếu thờ ở hai bên dải sông Hằng. Linh thiêng nhất là Thượng đế, chúa trời, cầu gì cũng được! Cầu giàu có, con cái, miễn đến dâng nhiều đồ cúng và thành tâm là được toại nguyện. Nghe thì như thế, nhưng trên thật tế ông chưa từng gặp một chứng minh nào để tỏ rõ một sự thật. Ông cũng muốn đi cầu nhưng rất sợ mang tiếng là con người mê tín thì xấu hổ biết bao! Có lúc ông thầm nghĩ: “Nhưng biết đâu, lại có một sự thật trong các huyền thoại vô lý đó! Thôi đành phải đi cầu nguyện, và cầu nguyện trong một điều kiện đặc biệt hiếm có là có được một tấm màn che kín thị phi!”.

   Đầy đủ lễ phẩm, lễ nghi, ông Thủ Tướng trịnh trọng, thành kính khấn: “Kính Thần linh, Thượng Đế! Vì gia sự, tôi phải làm một việc mà tôi không nên làm theo vị thế của tôi. Do đó, tôi cầu khẩn Thần linh, Thượng đế chỉ trong một năm kể từ ngay bây giờ, Thần linh phải cho tôi một đứa con trai, đúng như ý nguyện, tôi sẽ làm mới đền đài, thếp vàng hình tượng, Qua khỏi năm một ngày mà tôi không có con, coi như không linh hiển, và Thần linh cũng chỉ là bịa đặt,  tôi sẽ ra lịnh phá bỏ tất cả các miếu, và mọi cách thờ cúng trên hai bờ dòng sông Hằng”. Khấn xong, ông lên kiệu ra về không quay mặt nhìn lại.

   Đây, nói về các Thần trong giới Thần linh, xôn xao hoảng loạn, không biết làm cách nào để giải quyết việc khó khăn tai họa, vì chỉ là chuyện đồn đãi của người đời, chứ xưa nay chưa có Thần linh nào làm được! Vì thần thì có, còn linh là sự thổi phồng gặp may của thế gian mà thôi.

   Nhưng cũng lạ, việc khấn vái cầu con và hăm dọa của ông Thủ Tướng lại thấu đến tai của Vua Trời “Đức Thích Đề Hoàn Nhơn”. Tiên giới, và cả trần gian, ai cũng biết, Ngài là Vua Trời, đệ Tử của Phật Tổ Thích Ca Như Lai.

Câu chuyện có vẻ ly kỳ, vì cách đây hơn hai ngàn năm, bấy giờ trong Giáo-lý của Phật-đà nói đến công đức, thì công đức siêu hơn cả thì chỉ có “Xuất Gia” mới là công đức tuyệt vời tối thắng mà thôi.

Như Kinh Nhân Duyên nói: “Xuất gia đầy đủ phạm hạnh, trong một ngày một đêm thì trải qua 20 kiếp, không đọa vào ba đường ác đạo”.

Trong Luật Tăng Kỳ cũng nói: “Chí thành phạm hạnh đầy đủ, Xuất gia trong một ngày một đêm, thì được 6 triệu, 6 trăm ngàn năm, tránh xa bóng dáng của ba đường dữ. Tuyệt vời như thế! Ai không ham xuất gia? Nếu ngược lại, tội báo với tâm giả đối sẽ cũng vô lượng!

Trở lại vấn đề trên, Đức Thiên Đế mời thỉnh các Thiên nhân (người trời) hợp bàn, tìm cách giúp đỡ cho các Thần ở hai bên sông Hằng khỏi nạn, và cũng phúc đức cho Thượng đế luôn.

 
Trong cuộc họp đó, Thượng đế đã khởi đầu câu hỏi:   
“Các khanh có diệu lý gì, có một “Thiên nhân” nào muốn xuống làm con trai của vị Thủ Tướng đó không?

Tâu Thiên Đế: “Làm sao tìm được Thiên nhân nào muốn xuống hạ giới” .

Tâu TĐ: “Cho người đi hỏi hết 33 cung trời thử xem” !.

-Các Khanh: “Trẫm có cách để biết người nào có thể  đi” Tái sanh!

Tâu TĐ: “Mình nên chọn Thiên nhân nào chịu đi vận động?”

-TĐ: “Trẫm mời tất cả các khanh có mặt đi hết được không”.

 - Tâu TĐ: Chúng thần tùy thuận!

-TĐ: “Vậy tốt lắm, luật trời có “Ngũ suy tướng hiện”, các khanh đi đến các cung thấy Thiên nhân nào hoa trên đầu héo, nách có mồ hôi, áo quần hôi dơ, ngồi đứng không yên, thân thể hôi thối, thì mời vị đó xuống trần. Các khanh nghĩ sao?  Một Thiên nhân Tâu:

-Theo thần, nói thì dễ, sự việc không mấy dễ, vì cõi Trời là phụng sự cho “Thiện Nghiệp” Thiên đế đã theo pháp lành của Phật mà nhúng tay vào việc của “Nghiệp Trần”, cho nên sợ khó thi hành. Hơn nữa, làm việc không dựa vào Nhân Quả, dù Thiên giới có thần thông hay cầu xin nương tựa vào Phật lực của Phật Tổ. Nếu Phật Tổ quở. Thần sợ, có gì sai trái chăng?

   Thực ra, uyên nguyên của vấn đề là từ hai chữ “Xuất Gia”, một tin tức quan trọng quá lớn trong Đạo Phật, Thiên nhân, cũng như phàm nhân ai cũng trăn trở không ít, đó là cái tin tức “Xuất gia” khỏi vào “ba đường dữ” tới 20 kiếp.

Với cái tin nầy, các Thiên nhân đều muốn “Xuất gia”. Chỉ có 1 Ngày 1 đêm, mang thân trong sạch, người Thiên nhân còn mong thay, huống gì phàm nhân ai lại không thích, ngoại trừ bọn tà đạo ngu si! Tuy nhiên thiện nghiệp không có thì lấy đâu ra bàn tay thiện pháp để mở cửa vào đạo? Vào phàm thân cũng đâu phải dễ, nhất là vào nhà vương gia quí tộc dễ gì họ cho con xuất gia? Bởi thế, nên tìm người trời tái sanh xuống làm phàm nhân khá khó khăn cho Thượng đế lắm vậy.

Còn tìm người “Trần gian” thì Thiên đế làm gì có quyền hạn đó, nhờ Sư Phụ Thích Ca Mâu Ni, Sư Phụ là đấng chí công, tất bắt phải tìm cho ra ai đó đủ phước đức của Chánh Báo và đủ phước đức của Y báo. Hơn nữa tiền kiếp phải tu dưỡng 10 điều lành, không gian tham, trộm cướp, tà dâm, háo dâm, không tin theo Trời, Thần, Quỷ vật, không dị đoan, mê tín, phải tu Lục Độ…Thiên đế tìm đâu ra các bậc siêu nhân đó để cho tái sanh vào làm con ôngThủ Tướng  hay các loại nhân chủng khác?

Sông Hằng đã qua chín mùa mưa nắng, dòng nước vẫn lững lờ trôi, xác chết nhẹ nhàng xuôi  về phương Đông còn vô định, người vẫn cứ tắm, ai thích uống cứ tự do, lời nguyện cầu có con trai của ông Thủ Tướng vẫn theo dòng năm tháng…giờ ra sao? Chưa ai biết.

Nhưng rồi, để theo dòng Nhân Quả, Thượng Đế có can thiệp giúp cùng chan hòa an vui trong tiến trình đạo lý, thì cũng gió mùa Thu heo may như mùa Thu nào năm trước.

Thượng Đế đã đích thân tìm gặp một Thiên nhân có xuất hiện tướng ngũ suy và đề nghị phương cách tái sanh vào gia đình ông Thủ tướng, nhưng Thiên nhân không thỏa thuận vì lòng mong muốn xuất gia sẽ bị trở ngại. Dù Thiên đế bảo đảm bằng cách nào Thiên nhân cũng không đồng ý! Phương pháp cuối cùng mà Thiên nhân vui vẻ chấp thuận là vị chúa trời trực tiếp đưa Thiên nhân gặp mặt đấng Thế Tôn.


    Sau mùa An Cư lần thứ 17 (565BC), ánh trăng ngời sáng, sấm động rền vang như báo một điềm lành hiếm có, thì gia đình của ông Thủ tướng ở Thành Ba-la-nại có buổi tiệc mừng báo hỷ chàng trai mang tên Hằng-Già-Đạt ra đời.

Mười năm sau, lần Tự-tứ thứ 27, (555BC) Pháp hội Vu-Lan có chuyện hiếm có xảy ra, Pháp hội như dài ra, tưng bừng hoan lạc, dân chúng mừng vui nhộn nhịp rao truyền… Trên cung trời Đao-Lợi và hoàng cung Ba-la-nại người người như mơ thấy có chiếc cầu nhiều màu sắc đang giao tiếp nhau (?) Chuyện gì xảy ra (!)…Thì ra, lại là câu chuyện “Xuất Gia” !.? Giữa Thiên Đế và Đức Thế Tôn Thích Ca “đang” có gì liên hệ (?). 

    Sau mùa mưa rét, giờ đây nắng đã reo vui, pháp hội hiếu ân kẻ vui cười, người rơi lệ, vui vì được nâng niu đôi tay đấng sanh thành khỏe mạnh trong lễ khấn cầu an! Giọt lệ mừng, vì giao cảm thấm nồng trong dòng ngân vang của tiếng chuông từ bi siêu độ! Muôn ngàn tia sáng tỏa ra từ ngàn vạn mảnh áo cà sa, Thích Ca Vô Thượng Phật Đà. Một lễ xuất gia.

 

Trên không trung có Phật, Bồ Tát, các Phạm Vương, các cõi Trời, các Thánh chúng, dưới cõi trần các vua quan thần dân đông đủ, có Đức Thiên Đế chủ cõi Trời Đao Lợi, Vua A-Xà-Thế, và gồm đủ 2,250 Tỳ Khưu A-La-Hớn.

co tich an do-2

Bấy giờ Vua Trời Kiều Thi Ca bước ra quỳ lạy Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật; Vua A-Xà-Thế cũng ra quỳ lạy Đức Phật và đồng thời đưa ra một thanh niên bị trói chặt tay chân, trông tiều tụy lam lũ… Vua Trời liền bạch:

Bạch Từ Phụ Thế Tôn, thanh niên nầy tên hiện giờ là Hằng Già Đạt, cách đây hơn 10 mùa lá vàng thu rơi rụng, là một Thiên nhân sắp đến ngày ngũ-suy, nên con can thiệp cho vào nhà ông Thủ Tướng mong mượn thân “Người” để “Xuất Gia” thành đạo. Nhưng không được toại nguyện, trốn ra khỏi nhà, quyết cầu tử vong, mấy phen không chết, nay phạm phép vua, sẽ bị hành hình, việc nầy do Vua A-Xà-Thế quyết định, cầu mong Thế Tôn chỉdạy. Đức Phật lặng thinh.

Vua A-Xà-Thế liền bạch: Bạch Thế Tôn, con đem Hằng- Già- Đạt đến đây con nghĩ Thế Tôn đã rõ biết, con chỉ muốn nghe lời dạy của Thế-Tôn, vì Thế Tôn là bậc Thầy Tam giới sư là Sư Phụ của con mà.

Bỗng trong dám đông có người ăn mặc sang trọng bước ra quỳ mọp, gương mặt sưng đỏ, nước mắt dầm đìa, cúi đầu lạy Phật.

Đức Phật đưa tay dạy rằng: “ Này Đại vương, chuyện đời lặp đi lặp lại, quá khứ hơn một ngàn năm cũng tại quốc độ nầy, có Phạm-Ma-Đạt lòng tha thiết muốn cầu xuất gia thành Phật, để độ chúng sanh, nhưng vì cha mẹ không cho, nên y lên núi cao nhảy xuống tự sát, chẳng hề hấn gì, tức mình y nhảy xuống sông thì nổi không chìm, y uống thuốc độc thật nhiều để cầu mau chết, nhưng uống vô nhiều thì chảy ra nhiều, y đau khổ bức rức, không làm sao để chết được. Sau có người bày cho y vào chọc phá triều đình sẽ bị được xử tử khó mà không chết. Cuối cùng y  chết và được tái sanh lên cõi trời Đao Lợi. Đó là Thiên nhân Phạm-Ma Đạt, sống trên cõi trời Đao Lợi, hơn 2000 năm. Thiên nhân Phạm-Ma-Đạt, nay là Hằng-Già-Đạt, con của ông Thủ Tướng,  người đàn ông sang trọng đang khóc đó.

Đức Phật liền hỏi tiếp Vua A-Xà-Thế:

Đại vương A-Xà-Thế, sự việc của Đại Vương liên quan thế nào?

Vua A-Xà-Thế bạch: Bạch Thế Tôn, Con và các quân thần, cung nữ đang vui vẻ tắm mát trong hồ ao, thì quân lính bắt thanh niên nầy, y thu trộm hết y phục của cung nữ và đang chạy trốn.

Đệ tử cho hành hình y, bắn 3 phát tên, 3 phát tên đều bay quay về chỗ cũ, nên đệ tử biết y có duyên với Phật pháp nên mang y về đây cho Thế Tôn tùy duyên xử dụng. Tiếng reo hò vang dậy: Lành thay! Lành thay! 

Vua Trời, Thượng Đế cung Đao Lợi bước ra quỳ bạch:

Bạch Thế Tôn: Thật lòng cầu đạo của Thiên nhân Phạm-Ma-Đạt quả đáng trân trọng, nếu không giúp cho Thiên nhân nầy thành tựu thì “nhân quả” biết nói sao cho phải lẽ!

Đức Thế Tôn mỉm cười, Ngài gọi ông Thủ Tướng và bảo: Đã qua bao phen sanh tử, cũng đã mấy ngàn năm rồi, ông và Thiên nhân Phạm-Ma-Đạt, nay là “Hằng-Già-Đạt đã hai lần làm con của ông, ngàn năm trước, nhảy núi không chết, nhảy sông không chìm, uống thuốc độc như uống nước lạnh, lần nầy con ông cũng mấy phen tự giết mình giống như nghìn năm trước, vậy mà cũng không chết, còn bị thêm ba mũi tên thần của Vua A-Xà-Thế, cũng không thiệt hại gì, chỉ vì cầu xuất gia, cầu độ chúng sanh, ông còn đòi gì nữa đây?  Sao ông nỡ đành không cho con viên thành đạo nghiệp, cứu độ sanh linh? Ông có thể tìm ra một “Người Phật” như thế trong thế gian nầy nữa sao?

Ông Thủ Tướng bước ra lạy Phật, và khóc rống lên trong niềm tha thiết mến yêu, đứa con Thánh nhân trong cõi đời ác trược, bằng cõi lòng rung cảm, hoan hỷ phụng hành.

Thiên nhân Hằng Già Đạt đến quỳ lạy Phật, được Phật vuốt tóc cho xuất gia và nghe pháp, ngay trong ngày hôm đó, được Phật gọi là Ứng Chơn Độc Giác.

Một ánh quang sáng vút thẳng lên không trung, một Phật Độc Giác về nơi an trụ chờ cơ duyên xuất thế. Ngàn muôn vạn tiếng niệm vang rền: Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Như Lai.

  ___________________________________________________________________                                                                                        
hoasen1                                             



Lời phụ: Bạn nào muốn vì sự giác ngộ của mình mà xuất gia, cũng như muốn độ bao khổ ách của người đời mà xuất gia thì nên gìn giữ Khẩu nghiệp, Thân và Ý Cho thật trong sạch, để được:

-Ra khỏi nhà thế tục! 

-Ra khỏi nhà phiền não!

-Ra khỏi luôn nhà 3 cõi. Bạn  nhé!

Mến chào bạn! Mời bạn cùng đọc với bài:

"Cực Tịnh Sanh Động"

“Câu chuyện thuở xưa của hai Ngài, Hàn Sơn và Thập Đắc.”

90 kiếp mới gặp lại con”.

Tìm xem trên Trang Nhà Quảng Đức và Phật Quang.

Mong bạn Giác ngộ, ra khỏi bao thị phi đã lầm lỗi khóa kín trong lòng bạn.

-Một vị Phật trong đời hiện thế. Như Ứng Chơn trong Sanh Thiên Chứng Quả.    











 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 7499)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12645)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6710)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5596)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7616)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5789)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10350)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6390)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3647)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
17/11/2011(Xem: 4349)
Tôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: "Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]