Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ai quậy hơn ai?

10/04/201313:21(Xem: 6692)
Ai quậy hơn ai?

giadinhphattu_1

AI “QUẬY” HƠN AI!

Dương Kinh Thành

---o0o---

Truyện ngắn thời sinh hoạt áo lam

Đúng vậy, vấn đề là nên “quậy” như thế nào cho phải đạo! “Quậy” mà trên không khiển trách, dưới chẳng dám xem thường khi tính khí “quậy” vốn là máu nóng của tuổi trẻ, nhưng ở đây là Phật tử ? (cứ “quậy”)!

Chuyện xãy ra hồi một ngàn chín trăm... lâu lắm! Khi người viết bài này hãy còn là một cậu bé oanh vũ coi biệt trong một nhóm đoàn sinh oanh vũ cũng cá biệt – nói theo bây giờ – Do đó một anh huynh trưởng (hỏng dám cũng cá biệt đâu) được đặt cách theo dõi – quan tâm – giúp đỡ chúng tôi. Thật thế, anh có thân hình hộ pháp (cở đàn em Lý Đức bây giờ) cũng đủ hốt hồn “bọn trẻ” nói chi đến ra tay thì phải biết. Ác một nỗi lần ra mắt “làm quen” nhau anh lại trắc nghiệm giáo lý mà thầy giáo Hạnh đã dạy cho bọn tôi thời gian qua. Đó là lịch sử Phật Thích Ca. Như chưa biết rõ chỉ số thông minh bọn tôi đều phải dựa vào những cú “tác động” (nạt nộ – la lối – dọa quỳ hương ... chẳng hạn) nên anh ta mào đầu sau tiếng tằng hắng đầy uy... huynh trưởng:

- E hèm! Các tụi bây – ủa quên – các em cho anh biết Đức Phật sinh ra ở Vườn gì?

Cả bọn nháo nhác nhìn nhau, đứa gải đầu đứa bức tóc nhăn nhó một cách khổ sở không kém trạng thái chúng tôi khi bán ế. Chả là “nghề nghiệp” bọn tôi: đứa bán vé số, đứa bưng mâm bánh cam, đứa phụ má bán sari ở phà Cát Lái, đứa bán “bánh mì nóng dòn” ... vv... Nói chung nghề chúng tôi chẳng kém kẻ bụi đời rão bước khắp nơi, có mặt “phục vụ” khắp chốn (tiếp thị bây giờ còn thua xa)

Sau nhiều lần lập lại câu hỏi mà câu hỏi kế tiếp luôn được nâng “ton”, như thể anh ta kéo hồn vía Lý Đức nhập vào mình cho đủ đô. Anh đâu biết như thế bọn chúng tôi như thế bọn chúng tôi càng thêm sợ! Càng sợ thì bộ nhớ càng lưu vong mất tiêu!

Anh ta nạt lớn!

- Học rồi mà cũng không nhớ – Rồi chỉ mặt từng đứa anh tiếp – Tao – Ủa anh nhắc lần này ráng nhớ nhe – nhe không!

Chúng tôi xanh mặt riu ríu “Dạ” không nên tiếng – Anh ta hằn học tiếp:

- Đức Phật sanh ra trong VƯỜN TAO ĐÀN; Lớn lên trong THÀNH TUY HẠ; Xuất gia bên SÔNG ĐỒNG NAI; Thành đạo bên SÔNG SÀI GÒN; Nhập Niết bàn trên NÚI CHAÂU THỚI.

Anh ta nói một lèo rồi thở. Bọn tôi thêm “nể” anh ta đến nổi cùng nhau khóc òa, trong khi một góc sân chùa các anh chị huynh trưởng khác có cả bác gia trưởng đều cười nức nẻ!. Theo cách hiểu non nớt của tôi lúc này, có lẽ anh ta “quê” nên nắm tay tôi kéo sang chổ các anh chị huynh trưởng và hỏi:

- Anh “dạy” vậy có đúng không ?

Tôi không cần ái ngại đáp:

- Dạ đúng ạ, bọn em nguyện lần sau sẽ nhớ mãi.

Anh ta nói với các anh chị ấy đầy vẽ tự hào:

- Thằng này – ủa em này thông minh nhất trong nhóm cá biệt – Rồi anh hỏi tôi:

- “Vợ” của Đức Phật tên gì em?

Tôi ngẩng lên

- Anh sai rồi! Đức Phật nào có vợ?

- Đức Phật Thích Ca! Vợ Ngài là Da – Du – Đà – La! Anh bổ sung.

Tôi thật thà:

- Càng sai! Da – Du – Đà – La là vợ của Thái tử Tất – Đạt – Đa!

Anh ta quỳ một chân xuống trước tôi nói nhanh:

- Sư phụ!

Rồi tất cả cùng cười lên thỏa mãn. Anh công kênh tôi lên vai chạy mấy vòng sân chùa vào một buổi chiều chủ nhật se lạnh mùa thành đạo đáng nhớ ấy.


---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2010(Xem: 7027)
"Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
28/11/2010(Xem: 2557)
"Thao lược" cũng gọi là "Lục thao, Tam lược". Đây là hai bộ sách thuộc về binh pháp cổ Trung Hoa.
25/11/2010(Xem: 2661)
Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu con ngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa.
22/11/2010(Xem: 2728)
Ở núi Xuân Đài, xã Thọ Vực, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có động Hồ công. Phía trước động ngoảnh về sông Mã.
22/11/2010(Xem: 3096)
Thái Diễm cũng gọi là Thái Văn Cơ, một nữ sĩ tài hoa đời Tam Quốc (220-264). Cha nàng là Thái Ung, có tài thẩm âm vào bực nhứt cổ kim.
22/11/2010(Xem: 2935)
Bá Nha, người đời nhà Tấn, làm quan Thượng Đại Phu. Một hôm đi sứ nước Sở trở về, đến sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu trăng thanh gió mát...
16/11/2010(Xem: 4654)
Tôi lên chùa Túy Vân hai lần. Lần thứ nhất bằng đường biển, từ thuyền Đá Bạc thẳng vào. Đó là năm 1987, đất nước còn quá nghèo, chùa hoang phế, cây mọc ngang nhiên cả trên cổng chùa, xoi bể gạch đá. Vào bên trong, ôi thôi, tàn tích thê thảm, mái nát, tượng hai hàng câm nín trong u tịch, vườn loang lổ vết tích chiến tranh. Buồn lòng, tôi đi vòng ra sau chùa, leo dốc, nhìn xuống biển tìm cửa Tư Hiền, nhìn lên cao vơ vẩn tìm một con chim bay có lông biếc như mây trời Túy Vân.
16/11/2010(Xem: 2803)
Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời; bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn.
14/11/2010(Xem: 2695)
Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc...
14/11/2010(Xem: 9127)
Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương, người ở Bắc Kinh. Nàng yêu kiều diễm lệ, có một thái độ phong lưu, tính thích hào hoa, thích âm luật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]