Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiếc áo nhiều đầu

10/04/201313:10(Xem: 2815)
Chiếc áo nhiều đầu

 

CHIẾC ÁO NHIỀU ĐẦU

MINH MẪN

---o0o---

Linh mục Phero Chấn ra biển rất sớm, thói quen từ ngày cha về dưỡng lão tại trại của dòng Đa Minh, tuy nhiên,nơi đây, các LM triều vẫn được an dưỡng khi về hưu.

Những tia sáng vọt lên bầu trời trong xanh ở hướng Đông; Một ngáy mới bắt đầu, nhưng cha vẫn suy tư buồn chán từ ngày cha về thăm bà con và giáo phận tại thành phố cảng !

Dấu chân của cha bị thủy triều xóa sạch mỗi lần đi qua. bàn chân già nua nhưng no đầy mỗi ngày đều ngâm vào nước biển như một thói quen dể chịu, những tảng đá vẫn trơ lỳ và cảnh sinh hoạt của ngư dân vẫn không thay đổi; chiếc áo chùng đen cha để trên phòng, chiếc áo thun và cái quần cụt trông cha có vẻ như một ông lão bình thường như cái bình thường của vết nhăn và nét đăm chiêu trên khóe mắt kéo dài tháng năm chiêm nghiệm tĩnh tâm hướng về chúa - thuở còn là chủng sinh, cha đã được LM bề trên dạy biết cách hiến dâng,cả tâm hồn lẫn thể xác; Ngày chịu chức, cha sẳn sàng khấn nguyện không do dự về đức vâng lời, đức tinh khiết, và đức nghèo khó, đó là những đức tính cao đẹp của một linh mục lý tưởng mà cha hằng ao ước. Cái thời 60 năm về trước, các LM lớp của cha không được trang bị kiến thức nhiều, nhưng đức tin về chúa rất kiên cố; Một vinh dự to lớn cho gia đình khi cha trở thành tôi tớ của chúa, từ đó song thân của ngài cũng được giáo dân kính nể, họ tôn xưng là ông bà cố,lòng cha mãn nguyện như loại cây quý hợp với đất mầu mở, uy tín của cha và gia đình mỗi ngày mỗi dâng cao, đời sống vật chất từ đó cũng khá hẳn so với ngày di cư vào Nam !

- Chào cha !

LM già ngẩng đầu nhìn khuôn mặt bầu bỉnh, cặp mắt đen láy của người phụ nữ đối diện, có lẽ cô ta đi dạo biển - LM thầm nghĩ - ôi lạy chúa, lại một ma quỷ đầy cám dổ ! thân hình tròn trịa của người phụ nữ gói gọn trong bộ đồ tắm màu sặc sỡ, từng chùm hoa đỏ ối trên nền vải làm nổi bật làn da trắng mịn và sáng; gượng giọng, cha đáp:

- Chào con !

- Về đây cha có thích hơn ở thành phố ?

- Ừ, cám ơn con, không khí tốt lắm nhưng....( cha thầm nghĩ – những người như con rãi đầy bãi biển gần chổ các cha thì không tốt lắm ! )

- Nhưng thế nào hở cha ?

- Ừ, thì cái nào cũng có tốt và xấu !

LM già muốn tiếp tục rão bước, tránh cái nhìn lạnh da từ người khác phái ấy, nhưng cô ta cứ cản bước, đôi lúc sánh vai với cha để trò chuyện.

- Ý cha nói thế nào ?

- Bây giờ cuộc sống tiến bộ quá mức, tuổi trẻ sa đọa trước cám dổ, thuở niên thiếu của cha xưa kia không như ngày nay !

- Nhưng thưa cha một số LM trẻ bây giờ cũng vậy, kể cả các Tổng Giám mục !

- Vậy là thế nào ? cha nôn nóng hỏi,

-Dạ, họ cũng đi nhảy, cũng nhậu nhẹt như bao thanh niên ngoài đời vậy, có vài vị bị treo chén, thế mà họ tỉnh bơ !

- Con tận mắt thấy hay nghe nói ?

- Thưa cha, đó là LM chánh xứ vừa đổi về giáo phận của con chưa đầy ba tháng, LM giáo xứ kế cận bị giáo dân chụp hình đang chở gái đi chơi !

- Ôi lạy chúa nhân từ, có thật thế chứ ?

- Con phải tội nếu đổ vạ cho các cha !

- Con nghĩ sao về các cha đó ?

- Người phàm mà cha!, con thường nghe các cha giảng - Đạo vào Đời để đem Đời vào Đạo, nhờ vậy giáo hội của ta tăng thêm dân số thuần chủng từ các cha trẻ đấy cha ạ!

- Các cha già cũng vậy sao ?

- Bẩm cha, một số lạm dụng tình dục trẻ con và chủng sinh mà báo đài đã nói !

LM Chấn cảm thấy nghèn nghẹn cay cay thế nào , đành ậm ừ cười gượng cho qua, nhưng cha tranh thủ tìm hiểu thêm những bí ẩn sau cây thánh giá; Người phụ nữ chân thật đó giúp cha hiểu rõ nếp sinh hoạt của cộng đồng tu sĩ ngày nay mà cha chỉ loáng thoáng mù mờ suốt thời gian về dưỡng lão nơi đây

- Ngoài những việc ấy, con còn thấy các cha đem đạo vào đời bằng cách nào nữa ?

- Thưa cha ,sau Cô.ng đồng Vano II,như cha đã rõ, giáo dân ta được thắp nhang, ăn đồ cúng,giữ tập tục địa phương mà trước kia giáo hội cấm ngặt, thậm chí đập đổ bàn thờ ông bà của họ!

- Ừ, cũng thất bại thật!, nên đạo ta tiến về châu Á có chậm hơn, nhưng đó là chuyện đã trên nửa thế kỷ rồi,bây giờ có tiến thêm bước nào ?

- Thưa cha, Thánh ca cũng không còn ca Thánh mà sặc mùi trần tục giống nhạc vàng mấy quán cà phê vậõy, nhưng tuổi trẻ thích lắm cha ạ! Một số vị chủ trương cho nữ sinh làm quen với tu sĩ PG, cũng kết quả khả quan lắm, vì họ thiếu tổ chức chặc chẽ như ta, vì vậy có mấy thầy đã cải đạo !

Pherô Chấn gật đầu nghĩ ngợi,bốn bàn chân thong thả in dấu trên cát mịn như đang bềnh bồng cỏi mây.

- Thế còn giáo sử mà các sử gia kết tội chúng ta theo gót chân xâm lượt thì sao ?

- Thưa cha, dòng tên có một số LM tiến sĩ sử học đang nghiêng cứu bối cảnh thế kỷ 17, 18 để khai quang vấn đề đó. Dân ngoại bảo là ma đưa lối quỷ dắt đường để giáo hội ta đặït chân lên miền viễn Đông và các quốc gia thuộc địa, nói theo ngôn ngữ chính trị là giáo hội xử dụng cây gậy và củ cà rốt.

- Con nghĩ thế nào về hội thánh của chúng ta?

- Thưa cha, đó là thánh ý của chúa !

- Đúng, đó là thánh ý của chúa, cộng lông, sợi tóc trên đầu rơi xuống không ngoài ý muốn của thượng đế; Chúng ta không có tội, thế mà đức thánh cha đương nhiệm lại phải thú tội với nhân loại !

- Ấy, thưa cha, đó chỉ là chiến thuật thôi ạ ! cha không thấy ta đã mất dần thế đứng ở Tây phương sao ! các tà thần ma bụt đang xâm lăng lãnh thổ chúng ta ngày một mạnh...

LM Chấn thở ra nặng nề, đôi chân như cột phải chì, ngài bảo:

- Chúng ta tìm chổ ngồi trao đổi tiếp nhé!

- Vâng, nếu cha muốn.

- Có phải chúa đã đưa con đến đây để cho cha biết thêm tình hình gh mà lâu nay cha chỉ biết trong bốn bức tường nhà nguyện.

- Thưa cha, đó là ý muốn của chúa.

- Nghe đâu một ít tu sĩ trẻ đã theo ngoại giáo, thậm chí các cha rao giảng dùng toàn ngôn từ của thần bụt, có đúng vậy không ? và đức thánh cha đã phủ nhận cả thiên đường lẫn địa ngục, như thế hóa ra giáo lý của chúng ta bị lay chuyển tận gốc, kể cả thuyết Darwin cũng được hội thánh ca ngợi ?

- Thưa cha, con không dám lạm bàn việc làm của đấng bề trên, nhưng nếu ta phủ nhận học thuỵết của ta thì ta là cái gì ! con nghĩ có lẽ cũng chỉ là giáo thuật, mọi phương tiện đều tốt để đạt được mục đích cuối cùng,lùi để tiến vững hơn; Dùng lời lẽ học thuyết của tà giáo để đánh lận con đen đối với khối quần chúng mê muội có gì là sai quấy, như đạo Bụt đã thờ thần tài thổ địa, ông táo mà đạo họ phát triển vững mạnh trong lòng dân !

- Nếu vậy, chúng ta chỉ uyển chuyển để được lòng dân, còn các tà giáo ngoại đạo thì sao?

- Thưa cha, đó là bổn phận của giới trí thức, sử gia, chính luận của ta tấn công họ trên nhiều mặt trận.

- Người xưa từng nói – đi với Bụt mặc áo ca sa, đi với ma mặc áo giấy, cũng phải đấy
!

Mặt trời lên hơn sào tây, tia nắng đầu ngày như hâm nóng da thịt của LM Chấn, và làm ửng đỏ làn da nỏn nà của người phụ nữ, chiếc áo tắm đã khô,còn lấp lánh vài hạt cát biển trên người, bông hoa sặc sở trên vải áo cũng sậm lại; Pherô Chấn nhìn mặt trời, nhìn ra khơi rồi quây lại người phụ nữ:

- Chúng ta tạm chia tay, hẹn ngày mai sẽ tiếp tục, cha còn nhiều vấn đề để trao đổi, nhưng cha quên hỏi con từ đâu đến, hiện làm gì mà rành rẻ việc hội thánh vậy?

- Thưa cha, con từ thành phố ra nghĩ hè, nhà giáo và là thành viên trong hội truyền bá đức tin !

- Cám ơn con có cuộc gặp hôm nay.

Người phụ nữ quây tấm lưng đầy đặn đi dọc mép biển, LM già rủ rượi lê đôi chân tiến lên bờ,lẩm nhẩm nghĩ ngợi : - Chúa từng từ chối sự cám dổ của quỷ Satan, từng đánh đuổi không nhân nhượng bọn con buôn trong đền thờ, từng công khai chấp nhận hình phạt cùa bọn Pha ri sêu tại tổng Phi la tô, chưa vì nhân danh cha cả sáng mà luồn cúi trần gian, nhưng hội thánh đã đi ngược lại thánh cách ấy!

Trên phòng ăn,các LM hưu làm dấu thánh cho bửa điểm tâm, Pherô Chấn ngồi vào bàn, cuộc sống lý tưởng trong quá khứ mờ nhạt dần bởi nếp xô bồ mà cha chứng kiến tại thành phố cảng, một thực tại hư ảo, bổng cha nhớ lại bức tranh biếm họa đã gặp đâu đó, người họa sĩ vẽ chiếc đầu lâu, đầu thú và nhiều cái đầu chưa định hình trên tấm thân phủ chiếc áo chùng đen dang tay làm dấu thánh ban phép lành cho nhân loại !

Vulan 2547

MINH MẪN

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2021(Xem: 6486)
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước t
09/12/2021(Xem: 17603)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
08/12/2021(Xem: 3474)
Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư, vị đại học giả, vị Luật sư, Thiền sư nổi tiếng, vị Tổng vụ trưởng xuất sắc trong việc quản lý các vấn đề hành chính Phật giáo. Ngài được ca tụng lảu thông Tam tạng giáo điển, lý sự viên dung. Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư (가산당 지관대종사, 伽山堂 智冠大宗師, 1932-2012) tục danh Lý Hải Bằng (이해붕, 李海鵬), theo tộc phả tên Chung Bằng (종붕, 鍾鵬), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 32, Phật giáo Hàn Quốc, hiệu Già Sơn đường Trí Quán Đại tông sư (가산당지관대종사, 伽山堂智冠大宗師), sinh ngày 14/6/1932 (05/11/Nhâm Thân), nguyên quán làng Cheonghae-myeon, huyện Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do, Đại Hàn. Phụ thân của Ngài là cụ ông Lý Khuê Bạch (이규백, 李圭白) và Hiền mẫu của Ngài là cụ bà Kim Tiên Y (김선이, 金先伊). Gia đình truyền thống Phật giáo lâu đời, kính tin Tam bảo.
30/11/2021(Xem: 24742)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
26/11/2021(Xem: 3410)
“‘Giống như một vị Bồ Tát’ là người mà tôi có thể mô tả về thuyền trưởng Jeon Je Young,” ông Nguyễn Hùng Cường, người tổ chức lễ tưởng niệm vị thuyền trưởng vừa qua đời, tại chùa Huệ Quang, Santa Ana, nói hôm Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Hai. Ông Cường là một trong 96 người được vị thuyền trưởng vớt trong hành trình vượt biển vào lúc 6 giờ 45 phút chiều ngày 14 Tháng Mười Một, 1985, trong lúc chiếc thuyền chở ông đang lênh đênh trên Biển Đông, bị nhiều tàu khác làm lơ trước đó. Ông Cường nói thêm: “Ông là ‘tộc trưởng’ của nhóm 96 người chúng tôi. Ông vừa ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng ông để lại biết bao yêu thương của không những 96 người, mà với cộng đồng Việt Nam.”
25/11/2021(Xem: 29261)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
23/11/2021(Xem: 14780)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
18/11/2021(Xem: 24383)
312. Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 311 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 18/11/2021 (14/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
16/11/2021(Xem: 4656)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由). Theo truyền thuyết, hai nhân vật này sống đời vua Nghiêu. Câu chuyện như sau (lời đối thoại theo "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của): Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi. Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai. Khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao. Hứa Do trả lời: "Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua." Sào Phủ bèn dắt trâu bỏ lên trên giòng nước cho uống. Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp: "Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhằm." Sào Phủ lại nói: "Anh đi đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn danh lợi." Huỳnh Tịnh Của phê rằng, "Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567