Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm con suối mới (Truyện thơ)

21/04/201806:53(Xem: 10084)
Tìm con suối mới (Truyện thơ)

tim con suoi moiTÌM CON SUỐI MỚI

 

Ngày xưa có một nhà buôn

Dẫn đoàn xe nọ lên đường đi xa

Đem theo hàng hóa bán ra

Lời nhiều muốn kiếm phải qua nước ngoài,

Hành trình gian khổ kéo dài

Một ngày đoàn tới ven nơi hiểm nghèo

Bãi sa mạc nóng như thiêu

Ban ngày cát mịn nóng nhiều như nung

Đi ngang qua khó vô cùng

Xe bò kéo nặng càng không dễ dàng.

Nhà buôn chợt nghĩ khôn ngoan:

"Chờ đêm mát mẻ cát vàng dịu đi

Vượt qua sa mạc khó chi

Tìm đường bằng cách hướng về chòm sao

Sao trời định hướng trên cao

Thuê người thông thạo nhìn sao dẫn đường."

*

Sau khi chuẩn bị kỹ càng

Băng ngang sa mạc cả đoàn xe đi

Vài ngày qua, vào tối kia

Sau khi ăn uống, đợi khuya mát trời

Cả đoàn tụ họp vui chơi

Chờ khi cát nguội mọi người lại đi.

Trời khuya quạnh vắng bốn bề

Anh chàng hướng dẫn ngồi xe dẫn đầu

Nhìn chòm sao ở trên cao

Vui mừng loan báo: "Sắp mau qua rồi

Còn đêm nay nữa mà thôi

Mai qua sa mạc tới nơi an toàn!"

Anh chàng khoái chí mơ màng

Thả hồn vào giấc mộng vàng nửa khuya

Ngủ quên đi chẳng biết chi

Để cho bò kéo xe đi mặc lòng,

Bò đi chệch hướng, quay vòng

Suốt đêm đi mãi cuối cùng trở lui

Quay đầu về chốn cũ rồi

Đến khi trời sáng mọi người hoảng kinh

Thế là hỏng cả lộ trình

Còn đâu đủ nước để dành nữa đây

Chắc là chết khát! Khổ thay!

Lẽ ra đoàn vượt chốn này đã xong

Mọi người than thở não lòng

Khóc thương số phận long đong kiếp người

Trách người lãnh đạo hết lời

Trách người dẫn lối bất tài, bất nhân

Cùng nhau buồn bã phàn nàn:

"Nếu không có nước chẳng làm được chi!"

Nhà buôn tự nhủ: "Thật nguy

Trăm điều khốn đốn, muôn bề gian truân!

Nếu mà ta xuống tinh thần

Xứng đâu lãnh đạo cả đoàn nữa đây

Cứ ngồi than bất hạnh này

Lầm bầm oán trách, bó tay chẳng làm

Thì hàng hóa sẽ tiêu tan

Người và súc vật lại càng lâm nguy

Tử thần sẽ đến rước đi,

Ta cần nghị lực một khi đương đầu!"

*

tim con suoi moi-2

Trưởng đoàn lui tới hồi lâu

Nghĩ suy tìm kế nhiệm mầu cứu nguy

Chợt đâu thấy ít cỏ kia

Nhô trên mặt đất, lá thì vẫn tươi

Nghĩ rằng: "Cây cỏ khắp nơi

Nếu không có nước sống thời được đâu"

Nghĩ xong ra lệnh đào sâu

Ngay nơi cỏ mọc mong sao đúng nguồn,

Đào hoài chẳng thấy nước tuôn

Đụng vào tảng đá chắn luôn mất rồi

Bà con ngừng lại kêu trời

Lại than, lại trách móc nơi trưởng đoàn:

"Đào vô ích! Phí thời gian!"

Trưởng đoàn lên tiếng khuyên can mọi người:

"Anh em chớ có buông xuôi

Nản lòng bỏ cuộc tàn đời còn chi

Cùng nhau cố gắng lên đi

Kẻo mà bỏ mạng, xa lìa vợ con!"

Nói xong nhảy xuống hố luôn

Áp tai vào đá nghe nguồn nước sâu

Chợt nghe dưới đá rì rào

Nhẹ tuôn tiếng nước thì thào vọng lên

Trưởng đoàn mừng rỡ vô biên

Gọi chàng trai trẻ đến bên dặn rằng:

"Nếu ta bỏ cuộc giữa đường

Cả đoàn đều chết thảm thương chốn này

Hãy cầm búa nặng trong tay

Nhắm vào tảng đá đập ngay xem nào!"

Chàng trai nâng búa lên cao

Tập trung sức lực bổ vào đá kia

Mọi người kinh ngạc kể chi

Khi nhìn thấy đá vỡ lìa làm đôi

Một tia nước vọt ra ngoài

Cả đoàn mừng rỡ vái trời tạ ơn

Đun nước uống, nấu đồ ăn

Đua nhau tắm rửa lòng tràn niềm vui,

Lấy thêm nước chứa đủ rồi

Chăm nom súc vật, xong xuôi lên đường.

Lo xa giúp khách thập phương

Sau này có dịp đi ngang chốn này

Dễ dàng tìm nước được ngay

Trưởng đoàn dựng tại nơi đây cột cờ,

Khách buôn dù ở tận xa

Biết đường tới giếng, thật là tiện thay!

Hành trình tiếp nối vài ngày

Cả đoàn mừng chuyến buôn đầy thành công.

*

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN
Nhà buôn trưởng đoàn là tiền thân Đức Phật.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(phỏng dịch theo bản văn xuôi
FINDING A NEW SPRING

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4833)
Thuở ấy khi vừa bước vào Thiên Đường, Bích Thảo đến đứng trước một cây kỳ lạ, cây vừa là đàn ông vừa là đàn bà. Bích Thảo cúi chào cây một cách kính cẩn và hỏi : "Chào cây, cây có phải là cây của sự sống không?" Nhưng khi có con rắn muốn thay cây trả lời cho chàng thì Bích Thảo quay lưng bỏ đi.
10/04/2013(Xem: 4397)
Làng Mã Châu của tôi là một ngôi làng nổi tiếng về nghề nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. Những ngày còn nhỏ, tôi thích đứng xem người lớn nuôi tằm. Nhìn những con tằm nhỏ li ti, bám vào những chiếc lá dâu xanh, nhả những sợi tơ trắng mong manh, cho đến khi trở thành những con nhộng cuộn tròn trong cái kén. Qua đó, tôi cảm nhận sự kỳ diệu của một quá trình sinh diệt không cùng của vạn vật.
10/04/2013(Xem: 15809)
Quý vị đang cầm trên tay quyển "Đại Đường Tây Vức Ký" được chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất lần đầu tại đây.
10/04/2013(Xem: 3013)
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa. Anh cũng không quên mang tặng chú Tâm Mãn một cuốn tự điển Pháp Việt mới xuất bản, bởi vì anh biết chú Mãn đang cần cuốn này để học thêm Pháp văn.
10/04/2013(Xem: 14626)
Tập truyện Phật giáo này, gồm trên 70 câu truyện, rút từ các kinh, luật và luận, hoặc những chuyện mắt thấy tai nghe, có liên quan đến Phật giáo, cũng đem vào. Tập truyện này viết theo ký ức, nên không nhớ nhân danh, địa danh và thời gian. Mong chự vị độc giả thông cảm cho.
10/04/2013(Xem: 16584)
Tác phẩm “ Life and Teaching of the Masters of the Far East » (1935) ”, hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953) Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”
10/04/2013(Xem: 13054)
Ngôi chùa Sắc Tứ Hưng Phước Tự nằm trên một triền đồi thoai thoải, mặt chùa quay ra hướng đông nam hướng về phía biển đông. Lưng chùa tựa sát vào vách núi. Chung quanh là những điện đường ngang dọc, xây theo lối cổ tự ngày xưa. Đây là một chùa bề thế được bao đời chúa Nguyễn sắc phong cho các vị trụ trì tiền nhiệm tại đó. Nên trong lòng ai cũng cung kính nể vì. Lý do là chùa xây dựng rất đúng với thuật phong thuỷ.
10/04/2013(Xem: 4334)
Trong mùa xuân của thời thơ dại Anselm thường thơ thẩn chạy khắp khu vườn xanh lá cây. Cậu bé yêu đặc biệt một loài hoa trong các hoa của mẹ : Hoa Huệ Kiếm
10/04/2013(Xem: 12176)
Ngay từ khi tôi còn thơ ấu, Ba vẫn thường kể câu chuyện về Kim Các Tự cho tôi nghe. Tôi ra đời trên một mũi biển hiu quạnh nhô ra ra biển Nhật Bản ở phía đông bắc Maizuru. Tuy nhiên, nguyên quán của Ba không ở đây mà ở Shiraku, miền ngoại ô phía đông thành phố Maizuru. Ba được thúc đẩy gia nhập giáo hội và trở nên tu sĩ trụ trì một ngôi chùa tên một mỏm đất xa xôi. Ba lập gia đình ở nơi này và sinh ra một đứa con trai, ấy chính là tôi vậy.
10/04/2013(Xem: 16607)
Ðạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Ðan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]