Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hữu thân hữu khổ

10/04/201313:00(Xem: 4312)
Hữu thân hữu khổ

Hữu Thân Hữu Khổ
Võ Hồng




Sau một buổi cày vất vả, Trâu được tháo ách cho đứng gặm cỏ. Nhưng mệt quá, nhai nuốt không vô, bèn cất tiếng than : - Mẹ sinh chi tuổi Sửu, làm thân trâu cho cực dường này. Ruộng sâu, ruộng sình, ruộng lùm, ruộng lún… kéo cho bật được lưỡi cày, tưởng đứt cái cổ, tưởng đứt hơi luôn. Tưởng gãy lìa cái chân, tưởng ngã gục xuống bùn. Vậy mà thằng chủ cứ giáng thẳng roi mây… khích lệ. Đỉa bám hút máu, ruồi châm hút máu, mưa xối thên lưng, nắng đốt da mông. Đền bù lại là một bó cỏ khô, quanh năm chỉ những cỏ khô!

Nhìn thấy con chó mực đang nằm khoanh ngủ, vừa ngủ vừa ngáy, Trâu huơ chân huých cho một cái. Chó mở mắt, ngáp dài, hỏi:

- Cái gì?

- Mày sướng hơn tao.

Chó ngơ ngác không hiểu. Nhìn bộ mặt mgốc ngếch của Chó, Trâu cười sằng sặc.

- Tao đang suy nghĩ về cảnh khổ của tao, cả ngày kéo cày. Còn mày thì nằm khoanh mà ngủ.

- Lầm to. Lầm to. Chó cười khẩy. Ngủ ngày là vì phải thức suốt đêm coi nhà. Sục sạo đầu dưới, rược sủa đầu trên.. mà đâu phải chỉ coi nhà, còn coi cả khu vườn rộng cho chủ. Bữa ăn hả? Chỉ toàn xương, xương nhá hết nổi, họ mới ném cho. Con của chủ nhà nghịch ngợm, kéo đuôi, cưỡi lưng, mình gừ một tiếng phản đối thì chủ nhà nạt nộ, đánh đá. Tội thân mình, nói năng đâu có được, trời ban cho chỉ độc có tiếng "gừ". Ngoài thiếng sủa.

- Ừ, coi bộ mày cũng khổ. Trâu chép miệng.

- Chỉ cái việc sủa, sủa sao cho đúng cũng không dễ. Gặp người mà chủ nhà khinh thì sủa ít cũng không được. Gặp người mà chủ nhà trọng thì sủa nhiều không cho. Trong việc bảo tồn nòi giống của mình cũng có cái khổ. Loài người thậm chí ích kỷ, xin chó con để nuôi thì toàn xin chó đực, chó cái không ai chịu rước. Mà không có chó cái thì ai đẻ ra chó đực cho chúng nó xin nữa không biết.

- Thôi được, tao thấy mày khổ rồi. Khỏi cần nói nữa.

Nhưng chó như được khơi lòng tâm sự, không chịu ngừng.

- Thêm cái nạn "mộc tồn". Nuôi thấy mập mập là rủ nhau năm bảy tên bợm nhậu, góp riềng góp sả mà "hạ cờ tây".

- Thôi đủ. Thôi đủ. – Trâu la to – Để hỏi coi thằng Ngựa kia. Ngó bộ nó phong lưu mã thượng.

Sau khi nghe Trâu trình bày lý do, Ngựa nhìn Trâu, khẽ lắc đầu, vẻ thương hại : - Hồi nãy mình nghe cụ Trâu dùng danh từ "mã thượng" . Chà, chữ nho gì mà thông thái vậy cụ ? Thằng k� sĩ nó mới phong lưu mã thượng chớ mình thì thượng chỗ nào . Nó ngồi trên lưng mình, thúc gót giày vào hông mình, giật cương cứa hàm mình bắt mình chạy hụt hơi, chạy sùi bọt mép. Vậy không khổ hả ? Vậy là sướng hả ?

Trâu lý nhí : - Mình thấy cậu đẹp mã, có nệm thêu hoa trải trên lưng, có yên da bóng loáng khuy đồng, có lục lạc reo rủng rẻng.

- Thế cậu có thấy những hồi mình phải kéo xe, mình phải thồ lúa, mình phải chở gỗ không ? Nhẹ nhàng lắm chắc ? Hễ hở việc này, con người nó bắt qua việc khác, có bao giờ để yên ? Cái máy bằng sắt thép còn chịu không thấu, nó bắt chạy suốt hăm bốn trên hăm bốn.

- Bù lại cậu được tạc thành tượng, tượng đồng uy nghi, tượng đá lẫm liệt, tượng những vị anh hùng ngồi trên lưng ngựa.

- Đừng thấy mà ham. Xông lên đột phá, con người tranh đoạt quyền lợi với nhau chớ Ngựa có dính líu gì vào đó ? Vậy mà Ngựa phải trải qua biết bao gian lao nhọc nhằn, biết bao nguy hiểm, phơi xác sa trường. So lại thử đi, Ngựa khổ hay Trâu khổ, hay Chó khổ ?

- Chà… chà… Trâu lý nhí.

Chó thì lanh miệng hơn, biết bắt chước người, biết nói nịnh : - Dạ em thấy anh khổ hơn em.

Giã từ Ngựa và Chó, Trâu bước lững thững

vừa ngẫm nghĩ. Hỏi hai đứ�a thì cả hai đều than khổ. Mình nữa là ba. Tại sao vậy cà ? Tại… ? Tại… ?

Đang trầm ngâm suy nghĩ, chợt có một con Chìa vôi vụt hót lên sát tai làm Trâu giật mình. Con chim đang đậu ở một cành mù-u mọc chìa ra đường. Nhìn con Chìa vôi, trí thông minh của Trâu chợt lóe.

- Này chị Chìa vôi, như Chó, Ngựa, và tôi đều khổ là do chúng tôi có tới bốn chân và chân đi giậm đất. Chị có hai cánh bay thì chắc là chị không khổ.

Chìa vôi liến thoắng trả lời liền : - Ờ mình không có khổ. Mình có hai vạch trắng dọc theo cái đuôi đây này. Đẹp không ? Ủ�a, mà "khổ" là cái gì vậy ?

Trâu bật cười không giữ được.

- Khổ nghĩa là… mình đói, mình khát, mình kéo cày nặng nhọc… mình bị chủ đánh, mình nằm chuồng dột…

Chìa vôi gật gật đầu : - À, vậy là hiểu rồi. Mình có đói. Mấy bữa trời mưa dầm, mưa thúi đất, mưa suốt ngày đêm, mình nằm trong ổ đói phờ râu, đói mờ con mắt, đói muốn mửa mật xanh mật vàng. Mình không có nằm chuồng dột, chỉ cái ổ của mình mưa to nước xối vô như thác đổ, ướt lóp ngóp lạnh run. Cha lũ nhỏ chết năm ngoái cũng vì bị mưa ướt, sưng phổi cấp tính, điều trị không kịp.

Trâu gật gật đầu, nói chậm rải : - Vậy là cũng có… khổ…

Chìa vôi vội cướp lời liền : - Khổ rõ ràng đi chớ. Đang đứng cất tiếng hát cho vui, thằng Người ta lén núp trong bụi, gài một hòn đá vào cái ná cao su, gài một mũi tên lên giây cung, nhắm nhía, rồi thả tay, vậy là mình ngã nhào chết không kịp kêu. Khổ rõ ràng đi chớ, khổ nhất trần gian. Bà má mình năm xưa chết cũng vì mũi tên hòn đạn.

Đồng ý là Chìa vôi nó cũng khổ, nhưng Trâu không tin hết những điều nó nói xoen xoét. Cái gì mà chết nước, gia đình nó cũng có góp phần, mà chết đạn cũng có.

Trên đường về, Trâu tạt lại cái mương con uống nước. Trí óc suy nghĩ đâu đâu. Trâu hụt chân đánh "ùm" một tiếng, nước văng tung tóe. May không lộn nhào, hú hồn. Một con cá rô suýt bị giậm, thoát chết, miệng the thé : - Đi cái kiểu gì ? Con mắt để đâu ? Chút xíu nữa. Đương rình con Nhện nước, sửa soạn búng tới chụp thì gặp trúng đồ cô hồn. Mình đói mấy bữa bay đây. Đồ đui.

- Xin chị bỏ lỗi. Con mắt tôi bị vảy cá…

Chết chết ! – Trâu thầm nghĩ – Lại kêu nhằm tên tộc của nó : Cá ! Nó thưởng mình muốn nói xỏ xiên.

- … Dạ, xin chị bỏ lỗi. Mà sao chị bị bỏ đói vậy ?

- Thằng Người ta nó chận mương, đắp bờ, tát nước để bắt tụi tao, không thấy sao ? Bà con họ hàng tao chết vô số kể. May tao nhỏ người núp trong bụi lác, tu6I nó không thấy. Thoát chết. Ba ngày cứ núp trong bụi lác, đâu có dám mò ra kiếm mồi.

- Ổ, khổ thân cho chị.

- Lũ nó đang kho, đang nướng, đang chiên, đang um, đang nấu canh chua bà con tao.

- Ờ, cả họ hàng chị đang khổ, còn lũ Người thì đang sướng.

- Tụi tao khổ đủ cách. Chúng nó móc mồi ngồi câu, chúng nó câu cắm khỏi mất công ngồi, chúng nó đánh lưới, chúng nó thả lờ, chúng nó ụp nơm, chúng nó đứng nhá, chúng nó thả chà, chúng nó thuốc bằng nhựa cây độc, chúng nó ném thuốc nổ, chúng nó đâm bằng cây lao… ôi chao, kể sao cho hết.

Trâu chép miệng : - Đích thực là khổ. Khổ còn cãi vào đâu được. Khổ nhất trần gian.

Buồn bã, Trâu không còn muốn hỏi ai nữa. Cái gì mà bốn chân đạp đất cũng khổ, hai cánh bay trên trời cũng khổ, mà có vây lội dưới nước cũng khổ. Rốt cuộc, chỉ có lũ Người là sướng. Loài nào cũng bị nó ăn hiếp. Trâu lặng lẽ về chuồng nằm. Bầy muỗi vo ve ào tới đốt, nó cũng không buồn lấy đuôi xua nữa. Đèn ở nhà trên tắt đã từ lâu. Đêm tối om. Ô�ng chủ bà chủ chắc đã ngủ say. Những người sung sướng thường dễ ngủ. Tiếng con Mực "khổ" sủa đổng một nơi bờ rào. Rồi im lặng. Đêm lặng thinh.

Chợt từ nhà trên tiếng ông chủ vang xuống, nghe rõ mồn một : - Bà làm khổ tôi vừa vừa chớ. Hồi tôi cưới bà, nhà còn nghèo, bà bắt tôi làm lụng đầu tắt mặt tối. Khi khá lên, bà mè nheo bắt tôi chạy kiếm cho được cái chức cái tước. Chức nhỏ, bà bắt chạy cho được chức to. Chữ nghĩa tôi không mấy hột thì ai chịu giao chức to cho ? Vậy là ngày này qua ngày khác, năm này qua năm kia bà cứ chê bai, dằn vặt tôi. Họ xa nhà tôi có thằng buôn lậu ở tù, bà cũng đem tôi ra sỉ vả. Họ mẹ tôi có con nhỏ chửa hoang, bà cũng xách tôi ra mà dạy luân lý, đạo đức. Bỏ cái này, chụp cái khác, cả ngày làm việc quần quật, vậy mà có đêm nào bà cho tôi ngủ được yên đâu ? Con trâu, con ngựa, kéo cày kéo xe ban ngày, nhưng ban đêm chúng nó được nằm nghỉ ( nghe nhắc đến tên mình, Trâu giật mình ). Tôi thì không. Bà hành hạ tôi mỗi giờ. Nói thiệt với bà, con trâu con ngựa, thậm chí con chó còn sướng hơn tôi.

Nghe ông chủ phân bì với mình, Trâu bỗng bật cười không giữ được. Cười ngả nghiêng, bò lê ra đất mà cười. Miệng đang nhai rơm mà cười quá mạnh, một cọng rơm chạy ra lỗ mũi.

( Trích "Chúng tôi có mặt")



- o0o -


Vi tính : Hải Hạnh Ngọc Dung

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 3840)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2671)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2984)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10094)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6848)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9748)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 58826)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7021)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 3529)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]