Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khôn quá hóa dại.

10/04/201312:58(Xem: 5021)
Khôn quá hóa dại.

Khôn quá hoá dại

Thiện Anh Lạc
---o0o---

Ở đời, người ta thường hay nói "ngu si hưởng thái bình” hay ”khôn quá hoá dại” là hai câu đối chọi hẳn nhau về nhân quả. Ngu đây không có nghĩa là ngu si, đần độn học đâu quên đấy, nói câu trước quên câu sau. Nghĩa bóng là an phận thủ thường, biết đủ là đủ, vui với hoàn cảnh hiện tại và những gì mình có trong tay tuy vẫn cố gắng không ngừng trong cuộc sống về mọi mặt. Chứ không có khôn ngoan đáo để, giật dọc, bon chen, trên đội dưới đạp, gian manh xảo trá mưu hại kẻ khác để được thăng quan tiến chức, vinh thân trùy gia …

Nếu đã có chút nhân duyên với đạo (Phật, Chúa, Khổng, Lão …) rồi và biết tu tập để tiến đến chân, thiện, mỹ tạo nên một cuộc sống an lạc nội tâm thì hành giả sẽ trở thành một người lội ngược dòng nước đang cuồn cuộn chảy siết, phải bơi cho đều đặn và từ từ để duởng sức. Nếu chểnh mảng để tâm chao động, phân biệt hơn thua từ ngoại cảnh thì sẽ bị những thứ ấy phăng phăng cuốn đi xa hơn điểm khởi hành, phải khởi sự tất cả lại từ đầu, có khi còn không kịp hay biết được đã quá trể.

Khôn quá hoá dại là câu chuyện bắt đầu từ hai chàng thanh niên bạn thân với nhau ở trường đại học. Tuy tính tình khác hẳn nhau nhưng không hiểu sao họ lại bảo tồn tình bạn thấm thiết đến như thế. Có lẽ vì tính tình của Hậu chịu đựng nổi Chiến nên mới tồn tại. Nếu Hậu ôn hoà, từ bi, rộng lượng và nhân hậu thì khác hẳn, Chiến đúng với tên của chàng, bách chiến bách thắng, khôn ngoan, ích kỷ, keo kiết vàchỉ muốn "ăn" (hiếp) người khác. Tình bạn tồn tại chỉ vì Hậu thương và nhường nhịn Chiến bao nhiêu năm đã thành thói quen. Nếu nhà Chiến giàu có uy quyền thì Hậu chỉ đủ sống, đôi khi còn chật vật vì phụ huynh có lúc cắt bớt giờ kèm trẻ tại gia của chàng, chàng lớn lên ở cô nhi viện. Nếu chiến khôn ngoan học giỏi khét tiếng thì Hậu chỉ vừa đủ điểm đậu để lên lớp mỗi năm. Nếu Chiến cao ráo, trắng trẽo, đẹp trai, hào hoa phong nhã thì trái lại, Hậu thấp lùn, đen đúa, xấu trai và cục mịch … Oan thay cho hai thái cực, ông trời sao mà trớ trêu thế nhỉ ? Dường như … Hậu sinh ra để mà hầu hạ Chiến đủ thứ từ khi quen biết nhau, thế mà Chiến nào có hiểu và thương Hậu đâu? Dưới mắt chàng, Hậu chỉ là "kẻ dưới cơ" chàng để chàng sai khiến, vì không có bạn nên Chiến mới "chơi đỡ" với Hậu trong lớp thôi, chứ chưa bao giờ họ đi chơi với nhau ngoài cổng trường. Biết thế nhưng không hiểu vì duyên nợ chi mà Hậu vẫn không buông được Chiến. Nếu nói là lợi dụng tiền bạc ư? Chẳng bao giờ Hậu làm chuyện này, chàng là người có tư cách, mà có muốn cũng chẳng "ăn" được của Chiến một xu nhỏ nào, vì Chiến keo kiết lắm chỉ biết xài tiền vào bản thân mình và …… cho gái.

Mỗi tuần, vào ngày thứ ba, Hậu và Chiến học nguyên ngày nên phải ở lại trường ăn trưa. Thường thường như thế thì Chiến ra ăn quà hay đi ăn với "đào" ngoài phố, còn Hậu đem theo bánh mỳ hay cơm nắm ăn với ruốc cho đỡ tốn tiền. Hôm ấy, "đào" của Chiến đi nghĩ mát ở Phú Quốc nên Chiến buồn mới rủ Hậu đi ăn phở cho vui …. nhưng giao hẹn trước là …… tiền ai nấy trả. Hậu nghe vậy tủi thân định không đi vì đã đem theo thức ăn nhưng chìu bạn nên cũng đi. Hơn nữa, mới lảnh lương dạy học nên cũng hơi thèm tô phở nóng. Đây là lần đầu tiên Chiến chở Hậu trên chiếc xe của chàng. Vừa đến hàng phở, Hậu ngạc nhiên vô cùng khi thấy ăn mày, ăn xin ở đây nhiều quá, Hậu có bao giờ đi ăn tiệm đâu mà biết được cảnh này. Phần lớn là những nạn nhân chiến tranh từ những miền quê, cộng thêm các anh thương phế binh nữa. Chàng ứa nước mắt thương xót và ước gì chàng là bồ tát ngàn mắt, ngàn tay để cứu độ, xoa dịu hết những nổi nhọc nhằn mà thế gian đang phải gánh chịu. Đang miên mang suy nghĩ như thế thì một em nhỏ chừng mười tuổi, mặt mủi sáng sủa nhưng bị cụt hết một cánh tay và một bàn chân đang cà nhắc lết theo chàng xin tiền. Rờ vào túi, chàng thấy toàn là tiền chẳn nên vỗ vai, nhỏ nhẹ nói với em bé:

"Em ở đây chờ một chút, lát nữa ăn xong, có tiền lẻ, anh sẽ cho em nhé, à anh có ổ bánh mỳ thịt này ăn đi cho đỡ đói"

Em bé cảm động nói:

"Dạ em cám ơn anh"

Chàng lại ân cần hỏi:

"À mà bố mẹ em đâu hết rồi để em phải đến thế này vậy ?"

Em bé rưng rưng hai hàng nước mắt đáp:

"Dạ nhà em bị bom nổ chết hết rồi ạ, em còn sống và phải tật nguyền"

Những em bé khác thấy thế cũng nhao nhao lên rồi chạy theo Hậu và Chiến xin tiền làm Chiến không vui và trách Hậu:

"Mày hơi đâu mà nói với thứ dân này, mày cho một đứa, lát nữa tụi nó sẽ kéo đến hàng lũ lại phá mày không ăn được đâu. Tiền đâu mà cho chúng nó hoài, mà mày cũng đâu giàu có gì mà bày đặt cho ăn xin. Tao rành thứ dân này quá rồi"

Nói xong, chàng quay lạt quát tháo:

"Chúng mày tránh ra hết cho ông ăn cho ngon, đứa nào lại gần là ông đục chúng mày cho biết tay"

Bọn nhỏ sợ lấm lét nên lẩn tránh, biết tính tình của bạn hống hách từ lâu vì là dân "con ông, cháu cha" nên Hậu chỉ im thở dài. Ban đầu, Hậu định ăn tô xe lửa thật nhiều thịt và uống một ly cà phê sữa cho thoả cơn thèm thuồng bấy lâu, nhưng bây giờ, thấy cảnh này, nghĩ lại, Hậu đành kêu một tô phở nhỏ nhất và ly trà đá cho đở tiền, còn số dư thì sẽ bù thêm rồi đổi ra tiền lẻ chia đều các em nhỏ mồ côi xấu số hơn chàng. Dù gì cũng được gói xôi Mè, củ khoai Lang, khoai Mỳ hay ổ bánh Mỳ không đỡ đói lòng ngày nào hay ngày ấy.

Aên chưa xong thì mấy đứa bé lại ùa đến, vì đói và thèm quá nên chúng nó đâm liều mạng thọc hết bàn tay dơ bẩn vào cả hai tô phở của hai người làm tên bồi bàn ngăn không kịp. Hơn nữa, trưa nào tiệm phở cũng quá đông khách, quen với cảnh này nên đuổi không hết nổi. Hậu thở dài:

"Thôi, các em mang đi đi và mai mốt đừng làm thế nữa nhé"

Còn Chiến thì nổi nóng vung tay tát cho một đứa bé khi nó giựt đi tô phở của chàng, thằng nhỏ chao đảo làm rớt tô phở đất đổ tung toé. Chàng hả hê nói:

"Tao ăn không được thì cũng không cho đứa nào ăn hết, cút đi hết cho tao"

Hậu nói với bạn:

"Sao mà mày không có từ tâm chút nào hết vậy, mày không thấy tụi nó kém phước hơn mày sao? Mày còn cha mẹ, ăn sung mặc sướng, phè phỡn, mày nhịn một chút cho tụi nó ăn, mày cũng có chết đâu, bắt quá thì kêu tô khác. Mày thấy chúng nó còn tuổi thơ mà đã phải mất gia đình, đi ăn xin đầu đường xó chợ, mày không thương xót à. Mày nên tu nhân tích đức một chút đi để lại cho con cháu mày sau này không bị cảnh khổ như chúng. Nếu tao có nhiều tiền, thật nhiều tiền, tao sẽ xây thêm cô nhi viện, trường học rồi đem hết đám cô nhi này về nuôi cho nên người. Phận tao mất cha mẹ từ nhỏ nên hiểu thấu đáo lắm"

Chiến không thèm nghe Hậu nói gì, chỉ than thân trách phận:

"Tao đã nói ba má tao là cho tao đi du học mà ổng bả không chịu chạy học bổng cho tao đi, tao chỉ thiếu điểm gia cảnh mà … tao oán ổng bả cũng không cho tao đi tự túc, ổng bả dư sức lo cho tao mà … giữ tao ở cái xứ nghèo khổ đói rách chiến tranh này làm gì chứ ? Tao sang trước rồi đón ổng bả sang sau"

Tiếng bom chát chúa từ một câu lạc bộ Mỹ bên cạnh phát ra, nổ tung lên lây đến hàng phở, Chiến, Hậu và tất cả mọi người ở đây đều tắt thở lìa cõi đời này để đi vào điạ phủ …….

Ngơ ngơ ngác ngác trước cảnh giới mới. Hậu, Chiến và các em bé mồ côi cùng những người khác chưa định thần thì gặp diêm vương. Diêm Vương mở sổ ra xem rồi phán:

"Tất cả mọi người nghe đây, bọn mi đã chết và đang ở địa phủ chờ ta xét xử, có biết chưa?"

Chiến lo sợ, hùng hổ lên la lối:

"Chết? ai dám bắt ta phải chết ? ta chưa muốn chết, ta còn nhiều thứ chưa hưởng hết trên đời, đứa nào đã giết ta chết hả, ta cho biết tay"

Diêm Vương quắc mắt nhìn Chiến rồi mắng:

"Đồ hỗn láo, câm miệng, nhà ngươi còn la lối om xòm nữa, ta kêu quỷ sứ đến cắt lưởi, bẽ gẩy hết răng và gang miệng nhà ngươi. Ở đây không còn ba má nhà ngươi để bênh vực cho nhà ngươi đâu, đừng hòng. Ta còn chưa nói đến tội nhà ngươi đó"

Thấy Diêm Vương oai phong quá độ nên Chiến sợ toát mồ hôi mà im re …

Mấy đứa bé cũng sợ quá nên chạy đến đứng gần Hậu cho yên tâm. Hậu cũng sợ vã mồ hôi hột, đứng run bần bật ....

Diêm Vương nhìn Hậu, Chiến và đám cô nhi rồi nói:

"Bọn ngươi chưa đến số chết, nhưng vì ở gần đó có mấy tên đến số chết nên phải cùng chung số phận chết như chúng nó. Tụi bay xui thì ráng mà chịu"

Hậu chắp tay cung kính hỏi:

" Dạ thưa ngài, thế thì thân phận chúng tôi ra sao ạ ?"

Diêm Vương đáp:

"Ta sẽ tìm chỗ cho chúng bay đi đầu thai lại chớ sao nữa. Này tên Chiến kia, ngươi có phước báo lớn lắm đó nghe nên kiếp trước ngươi mới được ăn sung mặc sướng như thế, mà không lo tu tâm dưởng tánh cho tốt, một khi hết phước báo, mất thân người thì khó bề trở lại lắm nghe. Lần này nhà ngươi phải làm một người tốt cho mọi người, đừng có cống cao ngã mạn nữa nghe chưa. Hãy nhớ lấy lời ta khuyên đó, còn không nghe thì ráng mà chịu"

Tuy không khuất phục nhưng Chiến vì sợ Diêm Vương nên cũng vâng dạ qua.

Diêm Vương phán tiếp:

"Bây giờ đã đến giờ ta cho hai đưá nhà ngươi đi đầu thai trước … hhưừmm … để ta xem cái đã … À đây rồi … Trên dân gian có hai chỗ trống để chúng bay chọn. Chỗ số một là nhà ngươi được người ta cho miếng ăn, chỗ ở. Còn lại chỗ số hai thì nhà ngươi phải lo cho người ta miếng ăn chỗ ở. Chúng bây chọn đi”

Dĩ nhiên là hồi nào đến giờ, Chiến khôn lanh hơn là Hậu về mọi mặt nên chàng nhanh nhẹn đáp liền không chờ Hậu quyết định. Thật ra, chàng cũng sợ Hậu dành với chàng nên đáp:

“Tôi muốn chỗ số một”

Chàng muốn thế vì suốt đời chàng, chàng có lo cho ai đâu, nên người ta cho chàng chỗ ăn ở là tốt quá rồi. Miễn sao khỏi phải lo cho người khác thì chàng vui sướng rồi. Bởi khôn lanh quánên cũng không bỏ thói dành dựt với bạn thân dù đã chết.

Diêm Vương đáp:

“Nhà ngươi được toại nguyện, còn nhà ngươi, tên Hậu kia?”

Hậu an nhiên, tự tại đáp:

“Tôi chỗ nào cũng được, miễn sao mọi người no ấm an vui hạnh phúc là tôi hạnh phúc an vui rồi. Tôi sống cho tha nhân nhiều hơn cho chính bản thân tôi. Người ta nói tôi ngu, cũng được. À, còn các em bé cô nhi này ngài tính sao ạ?”

Diêm Vương:

“Ta giao chúng nó đi theo ngươi đó, vì ngươi phải lo cho người khác mà”

Ba mươi năm sau, trên trần thế, ở một đại lộ huy hoàng sang trọng, có một công ty xuất nhập cảng do bố Hậu làm chủ và Hậu làm giám đốc trông nom công ty lớn này cho bố chàng, có nhiều chi nhánh khắp quốc gia. Các em cô nhi ngày trước đều làm dưới quyền Hậu, được ấm no đầy đủ và dốc lòng phục vụ cho Hậu. Bên kia góc đường, Chiến ngồi ăn xin giữa phố xá đông người, ông đi qua, bà đi lại thí cho vài đồng mua bát cơm bát cháo ăn qua ngày, chả phải bận tâm lo cho ai cả. Ban đêm thì xin Hậu cho ngủ trong nhà kho. Khi nào xin không đủ ăn, đói quá thì qua xin Hậu mua cho bát phở, tô mỳ hay vài cây nem nướng.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2021(Xem: 3290)
Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư, vị đại học giả, vị Luật sư, Thiền sư nổi tiếng, vị Tổng vụ trưởng xuất sắc trong việc quản lý các vấn đề hành chính Phật giáo. Ngài được ca tụng lảu thông Tam tạng giáo điển, lý sự viên dung. Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư (가산당 지관대종사, 伽山堂 智冠大宗師, 1932-2012) tục danh Lý Hải Bằng (이해붕, 李海鵬), theo tộc phả tên Chung Bằng (종붕, 鍾鵬), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 32, Phật giáo Hàn Quốc, hiệu Già Sơn đường Trí Quán Đại tông sư (가산당지관대종사, 伽山堂智冠大宗師), sinh ngày 14/6/1932 (05/11/Nhâm Thân), nguyên quán làng Cheonghae-myeon, huyện Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do, Đại Hàn. Phụ thân của Ngài là cụ ông Lý Khuê Bạch (이규백, 李圭白) và Hiền mẫu của Ngài là cụ bà Kim Tiên Y (김선이, 金先伊). Gia đình truyền thống Phật giáo lâu đời, kính tin Tam bảo.
30/11/2021(Xem: 24300)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
26/11/2021(Xem: 3263)
“‘Giống như một vị Bồ Tát’ là người mà tôi có thể mô tả về thuyền trưởng Jeon Je Young,” ông Nguyễn Hùng Cường, người tổ chức lễ tưởng niệm vị thuyền trưởng vừa qua đời, tại chùa Huệ Quang, Santa Ana, nói hôm Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Hai. Ông Cường là một trong 96 người được vị thuyền trưởng vớt trong hành trình vượt biển vào lúc 6 giờ 45 phút chiều ngày 14 Tháng Mười Một, 1985, trong lúc chiếc thuyền chở ông đang lênh đênh trên Biển Đông, bị nhiều tàu khác làm lơ trước đó. Ông Cường nói thêm: “Ông là ‘tộc trưởng’ của nhóm 96 người chúng tôi. Ông vừa ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng ông để lại biết bao yêu thương của không những 96 người, mà với cộng đồng Việt Nam.”
25/11/2021(Xem: 28752)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
23/11/2021(Xem: 14555)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
18/11/2021(Xem: 23846)
312. Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 311 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 18/11/2021 (14/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
16/11/2021(Xem: 4401)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由). Theo truyền thuyết, hai nhân vật này sống đời vua Nghiêu. Câu chuyện như sau (lời đối thoại theo "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của): Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi. Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai. Khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao. Hứa Do trả lời: "Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua." Sào Phủ bèn dắt trâu bỏ lên trên giòng nước cho uống. Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp: "Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhằm." Sào Phủ lại nói: "Anh đi đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn danh lợi." Huỳnh Tịnh Của phê rằng, "Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."
16/11/2021(Xem: 4796)
Sức mạnh của thiên nhiên rốt cuộc đáng sợ như thế nào? Thông qua những hình ảnh dưới đây, chúng ta cùng cảm nhận. Ngày nay, dưới vòng hào quang của sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, rất nhiều người đã dần quên rằng, con người thực tế chỉ là một bộ phận của thiên thiên. Thế nên con người mới sinh ra tư tưởng làm chủ thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, ‘bắt thiên nhiên’ phục vụ con người, và lầm tưởng rằng, thiên nhiên cũng chẳng qua như thế mà thôi. Con người đã đánh mất cái tâm kính úy đối với thiên nhiên. Nhưng sự thực có thực như vậy không? Trước sức mạnh tuyệt đối của thiên nhiên, tất cả những gì mà chúng ta lấy làm tự hào đều bị hủy diệt trong khoảnh khắc. Khi núi lửa Kilauea phun trào ở Hawaii, dùng nham thạch nóng chảy giống như một dòng sông của địa ngục...
16/11/2021(Xem: 6345)
Hạnh phúc luôn là “KPI” của mỗi người và mỗi quốc gia. Mỗi người hạnh phúc sẽ góp phần xây nên một một quốc gia hạnh phúc. Vậy quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Hãy cùng mayvesinhmienbac.com.vn gọi tên top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2021 nhé!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567