Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá rụng về đâu?

10/04/201312:57(Xem: 5699)
Lá rụng về đâu?

labode_1 

Lá rụng về đâu?

Thu Nguyệt

“Đợi gió!” - Tôi suýt trả lời như thế với câu hỏi bất ngờ cất lên phía sau:

- Con đang đợi ai à?”

- Dạ thưa thầy, không ạ! - Tôi kính cẩn chắp tay chào thầy trụ trì - Con đang suy nghĩ để hoàn tất bức tranh này thôi. Thầy xem, những chiếc lá này con phải vẽ chúng rơi vào khoảng nào là đẹp nhất ạ?

Tôi mở cho thầy xem bức tranh tôi vẽ đường đi của gió, có mấy chiếc lá bồ đề đang bay lơ lững chưa rõ hướng rơi. Thầy cười hiền lành, chân tín:

- Thì lá rụng về cội chớ về đâu con !

Tôi cuốn bức tranh lại, nói như với chính mình

- Giá mà được như vậy ! Nhưng không biết ...

Tôi bỏ lửng câu nói và thầy mỉm cười, nhẹ nhàng đi vào trong.

Năm ngoái, tôi đến ngôi chùa này để vẽ. “Chùa trong thành phố” là đề tài mà tôi ấp ủ. Những ngôi chùa cổ kính, rêu phong, nằm tách biệt với đô thị ồn ào đã đi vào tác phẩm của biết bao bậc đàn anh, tôi biết khả năng mình không chen vào lối mòn ấy được, nên cố tự tìm cho mình một lối đi khác. Tĩnh lặng trong sự ồn ào, đó là điều không dễ. Cuộc sống công nghiệp gấp gáp, một làn khói nhang quyện lẫn vào trong khói xe có làm cho người ta vài phút giây lắng lại ?

Chùa nằm trong vòng vây của đủ loại tiếng ồn. Những âm thanh hòa trộn vào nhau tạo ra một cái gọi là “âm thanh phố thị”, mà khi đã quen, ta như không còn nghe thấy nó nữa. Khoảng sân rộng vuông vắn, ngay ngắn những hàng cây kiểng được chăm sóc kỹ càng. Giữa sân là một cây bồ đề cổ thụ rợp bóng. May mà người ta không thể chăm sóc nó theo kiểu chăm sóc những cây kiểng nhỏ kia. Nó tha hồ vươn ra, xòa xuống những tán lá vàng, xanh, rách, lành... lẫn lộn, để khi có những cơn gió dạo qua thì còn có cái để mà rụng rơi.

Buổi trưa hôm ấy thật là vắng vẻ. Bất chấp những âm thanh của phố ong ong ngoài kia, tiếng chim trong vòm lá trong trẻo cất lên làm cho ta có cái cảm giác yên ắng thật tuyệt vời. Chùa cũng là một cơ sở phật học cho nhiều tăng ni về đây học tập nên rất đông người, chỉ có buổi trưa thì đôi lúc còn được yên tĩnh. Tôi đang sung sướng tận hưởng những giây phút hiếm hoi, lắng nghe tiếng gió, tiếng chim, thả rộng tầm mắt mà không vấp bóng người... thì lại thấy thấp thoáng dưới cội cây bồ đề dáng một chiếc áo lam. Một vị tu sĩ trẻ khỏang 20 -25 tuổi đang cúi lượm những chiếc lá trên sân. Tôi thầm chán nản nghĩ: Lại một sự chăm sóc quá đáng! Mảnh sân đã quá sạch sẽ rồi, có mấy chiếc lá rơi để coi chơi mà cũng đi nhặt sạch! Nhưng hay kìa! Vị ấy chỉ nhặt qua loa vài chiếc lá bỏ vào gốc cây rồi đi vô. Tôi thầm cám ơn sự lười biếng, cẩu thả ấy. Thế nhưng hôm sau, rồi hôm sau nữa, đúng vào giờ ấy, vị tu sĩ kia lại đi ra và lập lại công việc như hôm trước. Tôi quan sát kỹ thì thấy vị ấy nhặt lá một cách rất trang nghiêm, và hình như chỉ vừa đúng 8 chiếc lá, không hơn không kém.Cúi nhặt, nhìn ngắm, rồi cẩn thận xếp vào gốc...

Đến ngày thứ sáu thì tôi không nén nổi tò mò. Sau vài ngày làm quen và tìm hiểu, tôi được biết:

Đạo Trí - pháp danh của vị ấy - vào chùa từ năm 6 tuổi. Được thầy hết lòng thương yêu vì tính tình ôn hòa, kiên nhẫn, chịu khó. Suốt mười hai năm ở trong thiền viện, Đạo Trí là niềm hy vọng của thầy, của các huynh đệ, bởi đạo hạnh và công phu tu.

Năm ấy, thiền viện mở khoá tập tu cho tăng ni sinh một số chùa. Dịp này Đạo Trí đã quen với Tâm Nhân. Hai người nhanh chóng trở thành bạn thân với nhau bởi Tâm Nhân tỏ ra gần gũi và rất đồng điệu với Đạo Trí. Tuổi mới lớn, ở thiền viện lâu năm, chung quanh là thầy và các huynh trưởng, dẫu yêu thương nhưng luôn nghiêm khắc, Đạo Trí không có dịp bày tỏ những suy nghĩ vu vơ lãng mạn của mình. Như một trái gòn, ém trong mình một số lượng bông mà chính nó cũng không thể rõ hết, nay được nứt võ, trở mình, nó nghĩ rằng nếu được sổ tung ra, thì chắc nó sẽ nặng hơn trọng lượng mà nó có. Tuổi mười tám dễ dàng kết thân và trở thành bạn tâm đầu ý hợp với những ai tỏ ra ra quí phục, biết lắng nghe và tỏ ra đồng điệu với mình. Tâm Nhân đã mang đến cho Đạo Trí những điều mà ở thiền viện mọi người không có. Tất cả những nỗi lòng, tâm sự, ước mơ...(mà trước đây Đạo Trí không nghĩ rằng mình cũng có những điều như thế) được trút ra. Một cây bút chì khi nằm trong tay đứa học trò lớp vỡ lòng, nó chỉ viết ra được những chữ cái, đến khi gặp một kiến trúc sư thì nó tưởng rằng mình có thể làm nên những ngôi nhà! (Mà quên rằng trên đầu mình còn có một cục tẩy và bên cạnh còn có sẵn một cái dao gọt viết.!)

Thế rồi Đạo Trí trốn thầy “ xuống núi” theo Tâm Nhân về ngôi chùa này để đi học.

“Phải học hành đàng hoàng trước đã, đó là điều chắc chắn đúng trong thời đại ngày nay, người tu sĩ cần phải có một trình độ học vấn uyên thâm mới mong đem đạo pháp đến gần với cuộc sống hiện đại, công việc hoằng pháp mới thuận lợi được; thầy đang còn trẻ và với khả năng của mình, nếu được học hành đến nơi đến chốn sẽ tiến rất xa...” đó là lời khuyên của Tâm Nhân.

Không biết Đạo Trí sẽ tiến xa đến đâu, nhưng trước mắt là cách sống và suy nghĩ của Đạo Trí đã phải khác trước. Bước đầu là hình thức bên ngoài: Cũng vẫn ba màu áo ấy nhưng chất liệu vải nay đã khác; cũng vẫn chỉ đôi dép đỡ chân nhưng nay phải êm hơn; từ chiếc xe đạp cà tàng để đến trường, nay vì thời gian gấp gáp, phải thay bằng chiếc xe máy mới theo kịp giờ giấc học tập từ lớp Phật học đến các môn học bên ngoài: Anh văn, Hán văn, vi tính, ..v..v... Có gì quan trọng đâu, đó chỉ là phương tiện, chấp làm gì! Tỏ ra kham khổ quá mà chi, mình phải hòa đồng với mọi người xung quanh chớ.

Đạo Trí đã bước đầu thành công, học hành rất tốt. Vậy mà... mỗi khi có dịp gặp lại các huynh đệ cũ, nghe những lời phân tích, trách cứ... Đạo Trí lại cảm thấy buồn, thấy hình như mình đã sai, đã chạy theo vọng tưởng nhiều quá. Khổ tâm nhất là khi gặp lại thầy, thầy không nói gì cả, không trách mắng cũng không khuyến khích, vẫn điềm đạm từ bi nhìn Đạo Trí như ngày nào; nhưng không hiểu sao Đạo Trí không thể yên tâm được! Những câu nói của mọi người cứ như một cuộn băng cứ quay đi quay lại rối tinh trong đầu: “Đã được Hoà Thượng tự thân tận tình chỉ dạy, đường thẳng không đi lại đi đường vòng.” ... “Học viện đã nhiều hơn tu viện, người của tu viện lại chạy ra học viện!” ... “Liệu đã đủ bản lĩnh để vừa học vừa tu?”... “Trường lớp như một cái tiệm uốn tóc, người có tóc vào đó, khi bước ra chưa chắc ai cũng được một mái tóc đẹp, huống chi mình là người đã cạo trọc đầu !” ... “Con đường nào cũng được, miễn về đích là tốt, hãy đi đúng con đường mà mình đã chọn, đừng nhảy lung tung”....

Nghiệp phước khó đoán! Thôi thì tùy duyên vậy. Để tự nhắc nhở mình, Đạo Trí quyết định làm một việc: Mỗi trưa, sau giờ quả đường, khi mọi người đã đi nghỉ cả, Đạo Trí lại ra gốc bồ đề, nhặt lấy tám chiếc lá gom vào gốc cây...thể hiện lòng mong mỏi, triết lý sống của mình.

Không biết công việc ấy Đạo Trí thực hiện được bao lâu, bởi sau đó tôi phải đi công tác xa một năm. Tôi ấp ủ bức tranh và mong ngày trở lại chùa. Và giờ đây tôi đang đứng chờ... Đã quá cái giờ mà Đạo Trí đi ra nhặt lá, vẫn chưa thấy bóng người đâu. Đạo Trí đã trở về thiền viện? Đạo Trí đã đi học xa? Đạo Trí đã đủ vững, không còn cần đến cái việc tự nhắc nhở mình một cách lãng mạn, giáo điều như vậy nữa. Hay là Đạo Trí đã... chính điều này làm tôi không dám hỏi thăm về Đạo Trí. Tôi sợ...

Vài cơn gió thoảng qua, những chiếc lá bồ đề lại rơi một cách nhẹ nhàng thanh thản. Khi đã chắc chắn rằng không còn có Đạo Trí ra nhặt lá nữa, tôi đứng tần ngần thầm gởi ước mong vào những cơn gió. Cơn gió nào sẽ đưa những chiếc lá kia về cội, cơn gió nào sẽ thổi chúng bay xa ? ...

Và có lẽ bức tranh của tôi sẽ là bức tranh với những chiếc lá đang bay lơ lững chưa biết sẽ về đâu.

Rời chùa ra về, khi bước qua cội bồ đề, tự dưng tôi cúi xuống nhặt lấy tám chiếc lá. Chưa biết vì sao và để làm gì.

--- o0o ---

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/05/2021(Xem: 21301)
Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế, đến Việt Nam truyền giáo vào cuối thế kỷ 17, đệ tử nối pháp của Ngài là Thiền Sư Thiệt Diệu Liễu Quán, Sơ Tổ của Phái Lâm Tế Liễu Quán tại Việt Nam. Thời Pháp Thoại thứ 240 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/05/2021 (18/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ “Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?) “ (Câu Thoại Đầu của Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung trao cho đệ tử Thiệt Diệu Liễu Quán tham cứu trong 8 năm ròng rã) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thí
03/05/2021(Xem: 4569)
Sư Giác Phổ định lấy vé cho tại hạ về Huế, nhưng ông bạn “nhong nhong”, buộc phải lên Daklak đi xe với anh em, đâu được ưu tiên biệt đãi thế! 6g chiều vừa xuống sân bay, sư đã đón tại sảnh; Tịnh xá Ngọc Quang lẳng lặng trong màn đêm; đại hồng chung tiễn nhân sinh vào cõi mộng.Bận rộn bao việc để chuẩn bị mai lên đường, thế mà đích thân sư bê lên ly bột.
14/04/2021(Xem: 10689)
Đã hơn 45 năm kể từ 1975, nhắc lại chuyện vượt biên quả là xưa như trái đất, xưa quá rồi diễm, nhiều người chẳng muốn nghe, đôi khi còn trách, chuyện qua rồi hãy cho vào dĩ vãng nhắc lại làm gì cho thêm buồn, “quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy nghĩ và sống với hiện tại”. Thế nhưng đâu ai hiểu cho rằng, hiện tại của tôi bây giờ chính là phải viết bài cho ngày 30/4 để đăng báo, mà 30/4 vấn đề tuy cũ kỹ nhưng muôn thuở vẫn luôn có giá trị vì đó là lịch sử và chuyện vượt biên cũng đóng góp trong phần lịch sử đó. Luẩn quẩn là như thế. Và biết đâu, giữa khi mọi người đã quên thì tôi nhắc lại cho mọi người nhớ, và biết đâu giúp các thế hệ sinh sau đẻ muộn hiểu chút ít về lịch sử nước nhà trong giai đoạn đau thương của đất nước, thống nhất lãnh thổ nhưng không thống nhất lòng người đã để lại hận thù, chia cách không biết khi nào mới hàn gắn được và là nguyên nhân tại sao cha mẹ ông bà chúng lại lưu lạc xứ người và ra đi làm sao. Cây có cội, nước có nguồn, là con người ai cũng muốn biết c
03/02/2021(Xem: 4154)
Sinh ra tại Edinburgh (Scotland) nhưng Scott Neeson đã chuyển tới Australia định cư khi mới 5 tuổi. Ông là con trai của một lao công và một quân nhân. Năm 17 tuổi, Scott quyết định bỏ học và sống dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp. Nhờ chương trình hỗ trợ của chính phủ, ông được nhận vào vào một rạp chiếu phim là nhân viên kỹ thuật phòng chiếu. Câu chuyện nhẽ ra sẽ kết thúc tại đây nếu không phải Scott là người khá tham vọng và tràn đầy nhiệt huyết. Người đàn ông này kiên trì leo lên từng bậc thang trong ngành điện ảnh, từ một nhân viên phát hành phim đến nhân viên kinh doanh phim. Cuối cùng, mọi công sức của Scott cũng được đền đáp khi ông được bổ nhiệm là Giám đốc Chi nhánh Australia của hãng 20th Century Fox (nay là 20th Century Studios thuộc Disney).
30/01/2021(Xem: 6126)
Thời gian gần đây có khá nhiều nhà văn quay về với đề tài lịch sử. Sự đi sâu vào nghiên cứu cùng những trang viết ấy, họ đã tái hiện lại một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử với góc độ, cái nhìn của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng thành công với đề tài này. Gần đây ta có thể thấy, Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết: Tám triều nhà Lý, và Bão táp triều Trần, hay Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh…Và cách nay mấy năm, nhân kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Báo Viên Giác (Đức quốc) Hòa thượng Thích Như Điển đã trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Thật ra, đây là cuốn (tiểu thuyết) phân tích, lời bàn về lịch sử thì chính xác hơn.
28/01/2021(Xem: 7265)
Hòa thượng họ Hồ, húy Đắc Kế, Pháp danh Nguyên Công, tự Đức Niệm, bút hiệu Thiền Đức, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ bốn mươi bốn, sinh năm Đinh Sửu (1937) tại làng Thanh Lương, phủ Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ túc duyên tiền kiếp, nên mặc dù không ai khích lệ thúc đẩy, Ngài vẫn một mình cố công tìm đường hướng về với đạo lý giác ngộ. Khởi đầu, Ngài xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Đạo tại chùa Long Quang, Phan Rí năm 13 tuổi. Sau đó, trên đường tầm sư học đạo, Ngài cầu học với Hòa thượng Trí Thắng chùa Thiên Hưng và Hòa Thượng Viện chủ chùa Trùng Khánh ở Phan Rang, Hòa Thượng Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang, Sàigòn, và Hòa Thượng Trí Thủ ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang. Vào năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang Sàigòn. Song song với Phật học, Ngài cũng c
27/01/2021(Xem: 14730)
Đức Đa Bảo Như Lai 🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 17/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 26/ ĐỨC ĐA BẢO NHƯ LAI Nhất thiết vô niết bàn Vô hữu niết bàn Phật Vô hữu Phật niết bàn Viễn ly giác sở giác Nhược hữu nhược vô hữu Thị nhị tắc câu ly. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ cửu viễn thành Phật Đa Bảo Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
25/01/2021(Xem: 28600)
Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 23, đảnh lễ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na, trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 14/07/2020 (24/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 23/ĐỨC PHẬT PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA Chơn tánh hữu vi không Duyên sanh cố như huyễn Vô vi, vô khởi diệt Bất thật như không hoa. Nhất tâm đảnh lễ Thường tịch quang độ thanh tịnh diệu pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nơi thể tánh chân như, Pháp hữu vi không thật, Duyên sinh, nên như huyễn; Vô vi không sinh diệt, Cũng không phải thật pháp, Như hoa đốm hư không. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Lô Giá Na, Pháp Thân thanh tịnh nhiệm mầu, cõi Thường-tịch-quang. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thí
20/01/2021(Xem: 7379)
Bồ Tát Hộ Minh khi ở trên cung trời Đâu Suất, đã quan sát thấy nơi dục giới cõi Ta bà, nhất là nơi Ấn Độ với rất nhiều mối Đạo, phân chia giai cấp trầm trọng, để hòng nô dịch, bóc lột và cai trị người dân, họ chạy theo Ngũ Dục (Tài, sắc, danh, ăn, ngủ) khiến con người bị thiêu đốt bởi lục dục thất tình tiêu cực của chính bản thân mình. Vì vậy, lòng bi mẫn vô lượng thúc giục Bồ Tát Hộ Minh đản sinh vào hoàng tộc Tịnh Phạn vương (trở thành Thái Tử Tất Đạt Đa). Với cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, nhưng rồi cũng vì lòng Từ bi khi thấy, biết được “sanh. già, bệnh, chết” đang hoành hành gây khổ đau cho thế gian này, nhưng chưa ai giải cứu được, cả vua cha cũng đành bất lực. Ngài đành giả từ hoàng cung, để vào rừng sâu “tìm chân lý”. Mục đích đặc biệt là để “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” tức là “Mở bày cho mọi người sáng tỏ được tri kiến Phật”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]