Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghề Đuổi Quạ

10/04/201312:47(Xem: 4758)
Nghề Đuổi Quạ

_____________________________________________________________

chutieuve_1Nghề Đuổi Quạ

Vĩnh Hảo


Theo qui chế nhà chùa, sa di, tức là danh từ gọi chung cho các chú tiểu , được chia làm hai hạng : hạng thứ nhất tuổi từ 7 đến 12 gọi là �sa di khu ô�, hạng thứ 2 tuổi từ 13 đến 19 gọi là �sa di ứng pháp� Hạng thứ 2 được coi là đã thuần thục nhờ đã trải qua một thời gian tập sự trong chùa, mặt khác vì ở trong lứa tuổi phát triễn nên có thể giúp cho chùa nhiều việc quan trọng như tưới cây, quét dọn, lau chùi, làm việc đồng án nếu chùa ở vùng quê, tụng kinh, tiếp khách khi Thầy đi vắng v..v...

Chữ �ứng pháp� có thể hiểu nghĩa đen là có khả năng thích ứng thực hiện nhiều pháp sự trong chùa. Còn hạng thứ nhất sa di khu ô thì theo nghĩa đen thật đen thì chỉ là sa di đuổi quạ, là vì ở cáituổi quá nhỉ, các chú tiểu ở hạng này không vác nỗi cái chổi cao hơn mình, không xách nỗi thùn nước nặng bằng mình, không dơ nỗi cây cuốc dài gấp đôi thân hình mình , cái gì cũng không nỗi,không xong thì chỉ còn cách chia phiên các chú đuổi quạ, đuổi chim, không cho chúng ăn thóc lúa đậu mè hoa quả của vườn chùa. Công việc duy nhất và dễ nhất cho các chú hằng ngày là như vậy, cho nên gọi các chú là sa di khu ô tức là đuổi quạ .

Các Thầy Trụ trì khi nuôi các chú tiểu ở lứa khu ô biết rằng các chú không làm được việc lớn nên phải kiếm một việc nho nhỏ nào đó mà giao cho các chú để các chú khỏi ở không ; điều đó chẳng phải là chèn ép gì các chú vì đuổi quạ cũng giống như chơi đùa chẳng mệt nhọc chi hết mà cũng là một trongnhững sự trau luyện trong thiền môn đó thôi .

Thứ nhất sự làm việc của các chú, dù là việc nhỏ, cũng được xem như những đóng góp vào việc chung của chùa để các chú khỏi mang tiếng là �ngồi không mà ăn cơm bá tánh� . Thứ hai cách chia công việc cho các chú cũng là các tập cho các chú có trách nhiệm đối với các công việc mà chùa giao phó. Cứ theo qui chế như trrên mà nói thì lẽ ra không có các chú tiểu từ 4 đến 6 mà nhỏ nhất cũng phải là 7 tuổi . Có lẽ từ xưa qui chế đó được chấp nhận có nghĩa là những chí tiểu xuất gia phải từ 7 tuổi trở lên . Còn thời nay người ta thấy ở nhiều chùa sự có mặt của các chú tiểu ở lứa dướI 7 tuổi ,điển hình là chú Hiếu ở chùa Phước Tân . Chú Hiếu mới có 5 tuổi thôi ,như vậy chí chưa đủ tiêu chuẩn để xếp vào hạng sa di đuổi quạ nữa ; nhưng Thầy Trụ Trì cũng đã cắt việc cho chú., coi chú như là hàng sa di đuổi quạ chính thức vậy . Có lẽ vì chùa cũng thếu ngườI đuổI qụạ nên Thầy mớI dành công việc đó cho chú . Được giao công việc chú thích lắm , chú cảm thấy mình được lớn, có khả năng làm việc. Công việc của chú trước đây do chú Hân đảm trách, nhưng chú Hân bây giờ đã được 13 tuổi rồi, đã qua cái tuổi đuổi quạ rồi ,vì thế chú Hiếu được bổ nhiệm sớm . Chuyện đi tu của chú Hiếu cũng là một đề tài khá ly kì . Cha mẹ chú kể rằng từ hồi mới biết ăn ,chú đã không ăn được cá thịt, cuí ddòi ăn rau cải quanh năm suốt tháng ; nhiều lúc sợ chú bị thiếu dinh dưỡng, cha mẹ chú nghiền thịt hay cá để nấu chung vớI rau cho chú , vậy mà chú cũng biết, bỏ ăn , có khi lở ăn thì ói thốc ra hết ,không chịu được mùi tanh cá thịt. Cho đến tháng Chạp năm ngoái, khi theo cha mẹ đến chùa thấy chú Hân ngồi đọc kinh dướI gốc cây chú Hiếu bèn nẩy ý xin đi tu . Chú xin nằng nặc đến độ giận lẫy, bỏ ăn ,không tắm rửa, đủ thứ chuyện ; cuối cùng cha mẹ đành phải chịu thua mang chú lên chùa. Chùa Phước tân là một chùa ở thôn quê, cái tên của chù thầy Trụ trì nói rằng nó chẳng mang một chút mùi thiền vị nào hết mà chỉ có y nghiĩa gắn bó vớI ngôi làng nhỏ này mà thôi : chùa Phước tân của làng Phước tân . Vì là chùa làng mọi sinh hoạt đều mang tính chất của làng xã địa phương ; dân trong làng làm ruộng làm vườn thì chùa cũng có ruộng có vườn để canh tác hằng ngày . Chùa có cả thảy 6 ngườI : thầy Trụ trì, thầy Tri sự , chú Hân, 2 vị vải già dướI bếp và chú Hiếu. Hẳng ngày thầy Trụ trì và thầy Tri sự cùng vác cuốc ra ruộng ; lúa cấy xong hai thầy vác cuốc ra vườn trồng rau, đậu. Ruộng vườn của chùa nhiều lắm nên hết mảnh đất này xoay qua mảnh khác hẳng biết lúc nào hai thầy mới nghỉ việc được ,ngoại trừ những ngày Viá và ngày lễ tết hoặc ngày Rằm Mồng Một . Chú Hân cũng vác cuốc đi theo hai Thầy từ ngày chú Hiếu lo việc đuổI quạ , nhưng chú Hân chẳng làm được việc gì ngoài ruộng, vườn trừ việc đem nước uống , đem bửa lở - tức là bửa ăn phát ra tận ngoài ruộng , để ăn qua loa mà làm việc tiếp- cho hai Thầy. Có khi chú giúp các Thầy trỉa đậu, trồng rau lang, những việc tương đối dễ dàng và không cần phải dùng nhiều sức . BuổI sáng sớm, sau khóa lễ khuya ,chú hân mang chỗI ra quét sân rồi vào quét tổ đường, trong khi thầy Trụ trì quét dọn chánh điện còn thầy tri sự thì tướI mấy chậu kiểng , hai vị vải già dưới bếp thì nấu ăn , quét dọn quanh bếp và vườn sau . Hai vị cũng lo việc xắc khoai lang khoai mì để phơi khô có khi các vị phơi lúa, phơi đậu ở mảnh sân xi măng bên hông chánh điện; ai cũng có nhiều việc để làm trong ngày , duy có chú Hiếu là rảnh rang nhất, chỉ làm mỗi công việc đuổi quạ mà thôi. Công việc của chú chỉ bắt dầu khi 2 vị vải khiêng bao bắp, bao luá ra sân, trút ra phơi khi nắng bắt đầu rọI đến mảnh sân đó . Chiều, khi trời sắp tắt nắng hai vị vải ra sân hốt lúa vào bao là chú hết trách nhiệm .Ao cũng cho rằng việc đuổi quạ là việc nhàn rỗi, dễ nhất . Ban đầu chú Hiếu cũng nghĩ vậy, nhưng khi bắt tay vào việc rồi chí mới thấy nó không đơn giản. Trước đây khi chú Hân còn làm việc đuổi quạ ,cứ mỗi lúc ngồi trông coi đồ phới thì mang kinh ra học , có khi đem giấy bút ra tập viết chữ Hán nữa ; còn chú Hiếu chưa biết chữ chẳng biết phải học hay làm gì cho đở chán trong suốt thờI gian ngồi trông coi bắp đậu . Ngòai ra chú Hân có cái thanh quản rất tốt, nói năng lớn tiếng như ểnh ương kêu, khi nào thấy có chim đến phá, chú Hân chỉ cần la lên một tiếng là chim bay hết. Còn chú Hiếu, giọng nhỏ xíu như con gà con mớI chui ra khỏi trứng, hét mãi mà chin cứ nhảy qua nhảy lại, tung tăng mà mổ . Nội 2 chuyện đó không đủ thấy việc đuổi quạ của chú Hiếu đã không phải là đơn giản rồi . Rất chán, chán quá, không biết làm gì chú đâm ra buồn ngủ ; chú ngồi dựa vào vách tường ngủ, rồi ngủ rất ngon . Chim chóc tha hồ đáp xuống mà mổ, mà ăn luá hao của chùa quá ! Chỉ có 2 vị vải mớI biết việc hao hụt đó . �Chẳng phải lúa bắp teo khô lại, mà thấy ít đi đâu ,tại chim ăn nhiều quá đó !� hai vị vải nói vớI thầy Tri sự như vậy khi Thầy giúp 2 vị vác các bao lúa vào kho . Thầy tri sự tuổI trẻ mà tẩn mẩn chăm chút từng thứ li ti ; có lẽ thầy Trụ trì giao cho việc tri sụ cũng vì biết cái tính ý tỉ mỉ của Thầy . Thầy tri sự không muốn làm rơi rớt bất cứ hôt thóc nào ; hẳn nhiên ở chùa xưa nay ai cũng học bài học vỡ lòng �phải biết trân quí hạt cơm như hạt ngọc� do công lao khó nhọc của nông phu làm nên ,nhưng trân quí đến cỡ thầy Tri sự này thì chữ � cơm chùa� không còn ý nghĩa nữa. Cũng bởi thầy Tri sự quá trân quí vật sản ỏ chùa ,dù là do bẩm tánh hay do tinh thàn trách nhiệm thầy không thể tha thứ cho chú Hiếu được. �Chú Hiếu, lại biểu ! � thầy tri sự nghiêm giọng gọI , chú Hiếu rón rén bước đến gần thầy, tay vân vê chéo áo và hò nâu chưa biết chuyện gì mà trông như đã muốn khóc .

- Hôm nay chú làm gì ở chùa ?

- Dạ, dạ, đuổI quạ .

- có con quạ nào không ?

- dạ không, con không biết con quạ

- con quạ cũng giống như con chim nhưng nó lớn hơn, màu đen , mỏ nó hơi dài như vầy . Ngưng một lúc thầy tiếp : không biết, không biết con quạ nào nên chú chẳng làm gì hết hả ? dì Bảy nói : chú ngồi ngủ mà ,phải không ?

- Dạ, đâu có

- Vậy chứ chú làm gì mà lúa mất đi đâu muốn hết ?

- Dạ, có mấy con chim nhỏ nhỏ như vầy nè, tụi nó ăn đó !

- Sao chú không đuổi chứ ?

- Dạ, con đuổi nó không chịu bay ! vớI lại đâu phải quạ đâu mà đuổi !

- Phật tổ ơi, quạ hay chim gì cũng đuổi hết, nhớ chưa ? còn đuổi thì nó phải bay chứ ! Chắc chú ngồi một chỗ rồi xì xì mấy tiéng có lệ thôi nên chúng không sợ chứ gì ? Chú đuổI làm sao ? chú làm lại cho tui coi thử coi !

Chú Hiếu ngập ngừng một lúc rồi vung hai tay lên la : uê uế ,

Thầy tri sự bật cười , rồi nhăn mặt than :

- Trời thần ơi, đuổi như vậy làm sao nó sợ chứ , uớ uớ như con thằn lằn chặt lưỡi vậy nè trời !

Thầy Trụ trì nghe được câu chuyện , bước ra vừa cười vừa nói :

- kiếm cho chú một cái thùng thiếc nhỏ với 2 cái dùi ,khi nào chim chóc tới thì cứ gõ rân trời lên là chúng hoảng kinh bay hết chứ lo gì ! giọng chú ấy đâu có kớnn được như giọng chú Hân mà la hét suốt ngày cũng khan cổ chết ,ai mà chịu nỗi !

- Thầy tri sự dù sao cũng là hàng đệt tử nên nghe thầyTrụ trì nói vậy cũng không bàn cãi gì thêm, liền đi tìm một cái thùng thiếc cho chú Hiếu . Chú đứng lại đó như trờI trồng, chẳng dám bước đi đâu , Thầy trụ trì thấy thương gọI chú lại :

- Con làm việc có mệt không ?

- Dạ không

- Có chán không ?

- Dạ, không chán

- Không chán ? Thiệt không nè ? Người xuất gia không được nói dối , thầy hỏi ;ại : đổi chim quạ có chán không ?

- -dạ chán

- Phải vậy chứ ! chán chứ sao không ! con chưa học nghề mà bắt đi làm thì sao không chán được ? Ở chùa, việc nào cũng có ý nghĩa riêng của nó cho nên việc nào cũng phải học hết ! Ngồi xuống đây, thầy dạy con cách đuổi quạ . A , có thùng thiếc đến cho con rồi kìa ! Tốt lắm, lại có 2 cái dùi đẹp như vầy, sướng quá ! lại dây !

Chú Hiếu bước lại gần thầy Trụ trì, thầy Tri sự cũng đứng qua môt bên để nghe thầy Trụ trì dạy chú Hiếu cách đuổi quạ ; thầy Trụ trì nói với thầy Tri sự :

- cái thùng thiếc này tốt lắm rồi nhưng nếu chú ấy phải mang đi bằng 2 tay thì không còn tay đâu mà gõ . Cho nên thầy phải đục 2 lỗ ở 2 bên miệng thùng mắc vào đây một sợi dây cho chú đeo trước bụng .Thầy tri sự cười dòn một tràng mang thùng thiếc đi ngay .Một chốc sau là Thầy ấy đã mang thùng thiếc có sợi dây làm quai trở lại . Chú Hân cũng theo thầy tri sự đến nghe thầy Trụ Trì dạy : thầy trụ trì tròng dây vào cổ mình , sửa cho chiéc thùng ằ ngay ngắn trước ngực ,ai cũng cườI , chú Hiếu chẳng dám cười , ngó thầy Trụ trì lom lom y� chừng không muốn bỏ sót động tác đuổi quạ nào mà thầy dạy cho . Thầy vừa gõ thùng vừa nói : leng keng, đuổi quạ cũng như quét rác, quét rác là quét cho sạch những phiền não, Thầy ngưng 1 lúc để tìm chữ dễ hiểu cho chú Hiếu, tức là những tính xấu ác của mình thì đuổi quạ cũng có nghĩa là đuổi đi những thứ tầm bậy tầm bạ phá hoại đờI sống tu hành của mình . Cái gì là tấm bậy tầm bạ biết không ? - là ham ăn, ham ngủ, ham chơi lười biếng học hành, lười biếng kinh kệ, ganh tị, ghen ghét ,sân si, ác độc, nói tóm tại là đủ thứ xấu xa của mình . NgườI t là một chiến sĩ anh dũng, xông ra trận chiến đãu với các thứ ma quỹ nhơ nhớp xấu xa ,đuổi cho chíng chạy, đánh cho chíng tan, không chịu thua một thứ phiền não nào hết .Quạ đâu, chim đâu ? ( tùng tùng, ) tụi bây là ma vương , phiền não, tới đây quấy phá chùa phải không ? ( tùng tùng, tùng tùng) - Có ta đây, ta đuổi bây . Mau chạy, mau bay , đừng xớ rớ đến nhiều chùa thanh tịnh của ta nữa , bay di bay di ! ( tùng tùng, tùng tùng) . Thầy Tri sự bụm miệng cười, chú hân cũng cười ngoặc ngoẽn, thầy trụ trì ngó chú Hiếu hỏi :

- Sao ? con đã học được cách đuổi quạ chưa ?

- Dạ chưa, dài quá con không nhớ hết !

- Ai bắt con học những gì thầy nói đâu mà dài với ngắn ? Khi thấy chim quạ tới, conn chỉ việc chạy u đến, vừa chạy vừa gõ thùng là được rồi ! đâu cần phải nói hay đọc cái gì ?

Mắt chú Hiếu sáng rỡ lên, chú nói :

- Dạ, vậy Thầy để con làm thử coi ! Nói rồi, chú đón cái thùng thiếc từ tay Thầy, tự tròng dây vào cổ mình vừa chạy chú vừa gõ �tùng tùng� một cách khoái chí. Chú chạy riết tới bãi phơi lúa

- chú Hân phân bì : bạch Thầy, hồi truớc con đuổi quạ Thầy đâu có dạy con như vậy ?

Thầy trầm ngâm một lúc :

Mỗi người có một tính nết , một căn cơ riêng , con sẽ giống như thầy Tri sự lau chùi, quét dọn, giữ gìn cho sạch đất chùa , tích chứa công đức không để sơ tán , làm gương mẫu giới hạnh cho đồ chúng mai sau . Chú Hân nghe Thầy dạy như vậy có vẻ thích ý lắm, tin tưởng tương lai của mình sẽ vững vàng suông sẻ như đường đi của thầy Tri sự. . Chú hỏi : Chú Hiếu không phải vậy há Thầy ? - � không� Thầy chỉ nói vậy

Lúc này chú Hiếu đã trở lại vớI mặt mày sáng rỡ. Thầy nói với chú trước khi trở vào phương trượng :

- mỗi ngày khi làm việc đuổi quạ , con hãy nghĩ rằng con là một anh hùng, một chiến sĩ chiến đấu với những điều xấu xa ác độc của cuộc đời, nhớ chưa con? vũ khí của con là cái thùng thiếc đó. Gióng nó lên để đuổi giặc như xưa đức Phật Thích Ca nói giáo lý Trung Đạo để phá tà ma ngoại đạo vậy. Không hiểu hả ? thôi đại khái là phải hết sức chiến đấu không chịu thua bao giờ hết , được chưa ? hiểu chưa nào ?

  • dạ hiểu , chú Hiếu đáp nhanh, tay không quên gõ (�tùng tùng� )

(Trích " Thiên Thần Quét Lá" của Vĩnh Hảo)

___________________

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2017(Xem: 9458)
Theunis Botha (51 tuổi), một thợ săn chuyên nghiệp người Nam Phi đã mất mạng sau khi bị con voi đè lên người trong chuyến đi săn ở Gwai, Zimbabwe. Ngày 19-5, nhóm của Theunis Botha đang đi săn ở Gwai, Zimbabwe thì bắt gặp đàn voi 4 con, các thành viên trong đoàn đã nhanh chóng rút súng ra bắn. Tuy nhiên, hành động này đã khiến đàn voi nổi giận và chúng bắt đầu đuổi theo nhóm thợ săn. Sau khi Botha bắn vào 3 con voi, con thứ 4 trong đàn đã dùng vòi nhấc Botha lên cao. Đúng lúc đó, con voi này bị một thợ săn khác bắn chết, nhưng không ngờ thi thể của nó đổ sụp xuống người Botha, đè anh thiệt mạng. Được biết con voi thứ 4 là một con voi cái.
14/06/2017(Xem: 4397)
“Hôm nay con đang ngồi trong trường thi tuyển sinh ĐH khốc liệt, rất có thể đường đời dài phía trước sẽ được viết bằng hoặc có sự thay đổi ngay dưới ngòi bút của con. Con chỉ muốn mượn dịp này muốn thưa với mẹ một câu rằng: lần này mẹ hãy để con là một người của chính con thực sự…”.
01/06/2017(Xem: 4061)
Tôi quen bác Victor trong một trường hợp thật tình cờ. Cứ mỗi năm chị em chúng tôi lại họp mặt nhau một lần, năm nay lại họp nhau lại Überlingen - một thành phố có hồ Bodensee xinh đẹp, đầy thơ mộng nằm giữa biên giới ba nước Đức, Áo và Thụy sĩ. Đến tối, vào giờ coi tin tức thì cái Tivi nhà cô bạn bị trục trặc, cũng may nhà bác Victor ở gần đó nên cô bạn đã nhờ Bác sang điều chỉnh và tôi quen Bác từ đó.
22/05/2017(Xem: 54128)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
25/04/2017(Xem: 7253)
Chữ "duyên" trong đạo Phật, nghe vô cùng dễ thương nhưng cũng cực kỳ dễ ghét. Dễ thương ở chỗ nhờ duyên người ta đến với nhau, còn dễ ghét cũng vì duyên người ta đành xa nhau. Đến cũng do duyên, mà đi cũng vì duyên. Hai người yêu nhau đến với nhau, họ bảo có duyên với nhau. Rồi khi chia tay thì bảo hết duyên. Đã vậy, "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ“. Còn „vô duyên đối diện bất tương phùng". Vô duyên cũng là duyên mà hữu duyên cũng là duyên. Cùng chữ duyên mà lắm nghĩa quá!
24/04/2017(Xem: 8942)
Dây Oan - Truyện dài của Hồ Biểu Chánh | Nghe Truyện Xưa, Tác phẩm : Dây Oan ( 1935 ) Thể loại : Truyện dài Tác giả : Hồ Biểu Chánh
19/04/2017(Xem: 4263)
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi con người và xã hội Miền Nam! Bốn mươi hai năm qua, nhiều người đã viết về sự kiện đổi đời này. Nhưng dường như có rất ít câu chuyện được viết về những đau thương, mất mát và bi thống trong chốn thiền môn của một thời điêu linh và đen tối ấy. Đặc biệt, người viết là lại là một nhà văn, một nhà nghiên cứu Phật học, một hành giả Thiền thân cận với chư tăng, ni và nhiều cư sĩ Phật tử. Đó là nhà văn Phan Tấn Hải.
13/04/2017(Xem: 3760)
Không biết các nhà khai phá cái xứ sở hoang vu, hẻo lánh ở mãi tận cực Nam quả địa cầu, cỡ như thủy thủ người Anh James Cook sống dậy, có giật mình cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất mà trước đây hơn 200 năm mình đã miệt thị gọi là xứ Down Under. Nghĩa là vùng Miệt Dưới, cỡ như loại miệt vườn của quê hương ta.
07/04/2017(Xem: 3373)
Ba mươi tháng Tư lại về! Những tưởng những năm tháng lưu đày nơi xứ người đã làm chúng ta khô cằn như sỏi đá, những tưởng những ngày tháng lao đao theo cuộc sống với tuổi đời càng chồng chất đã làm cho chúng ta quên dần những ngày tháng cũ. Nhưng không, những ngày lưu vong vẫn còn đậm nét u hoài trong lòng tôi mãi mãi.
29/03/2017(Xem: 10523)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]