Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đứa Con Trai Hoàn Hảo

29/08/201706:50(Xem: 5178)
Đứa Con Trai Hoàn Hảo
“A Perfect Son”, Sharon Drew Morgan

Đứa Con Trai Hoàn Hảo

 Nguyên tác: Sharon Drew Morgan
Việt dịch: Quảng Tịnh Kim Phương


Khi tôi 26 tuổi, tôi hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. George có mái tóc đen, mắt xanh và cặp lông nheo dài tôi chưa bao giờ thấy ai có được như vậy. Cu cậu bắt đầu nói khi được chín tháng, đi được khi được mười tháng và có thể bay nhảy khi được hai tuổi. Cậu bé là niềm vui của tôi, và tôi yêu thương thằng bé hơn cả tình thương mà tôi có.

Như tất cả các người mẹ, tôi hằng mơ ước George sẽ trưởng thành như thế nào. Có thể là một kỹ sư. Một người chơi trượt tuyết, chắc chắn như thế rồi. Thằng bé quá thông minh đến nỗi đã được nhận vào học trường dành cho những đứa trẻ thiên tài. Một ngày nọ, sau khi tôi kể một trong “những câu chuyện của các bà mẹ” cho một người bạn, cô ta bảo tôi: “Thật là tốt khi George là một đứa bé hoàn hảo. Thế thì bạn có có còn yêu thằng bé cũng như thế nếu như nó không được như vậy?” Sau khi tôi trả lời những gì mình suy nghĩ, tôi quên đi – mãi cho đến một năm sau.

Vào một ngày khi George được 8 tuổi, thằng bé thức dậy với bàn chân chỉa thẳng lên, thằng bé chỉ có thể đi bằng gót chân. Chúng tôi bắt đầu đi gặp các bác sĩ để kiểm tra trong khi thằng bé một chân thì cong lên còn chân kia thì quặn xuống. Sau nhiều lần được chẩn đoán, chúng tôi biết rằng nó bị bệnh Rối Loạn Trương Lực Cơ (Dystonia), một căn bệnh tương tự như bệnh liệt não. Thằng bé nếu sống được, nó sẽ mất khả năng đi lại, nếu không thì cũng mất kiểm soát hầu hết các cơ bắp qua việc bị đau chuột rút không tự chủ được.

Lòng tôi tràn đầy chán ghét:  vào Thượng Đế, vì Người hiển nhiên đã có lỗi khi ban cho tôi một đứa con tật nguyền; vào chính tôi vì lý do di truyền nào đó gây nên cho con tôi bị như vậy; vào George vì bị cong quẹo như thế.

Tôi cảm thấy xấu hổ khi chúng tôi đi ra đường cùng nhau. Mọi người nhìn chằm chằm vào chúng tôi hoặc liếc nhanh rồi quay đi hoặc đưa nhanh ánh mắt nhìn thương hại. Thỉnh thoảng tôi cũng không dám nhìn thằng bé bởi vì nó trông quá xấu xí và biến dạng. Tôi còn la mắng thằng bé bảo đi cho thẳng để tôi đừng thấy nó bị cong quẹo như thế nào. Thằng bé luôn cười và bảo: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng.”

Thằng bé không còn đẹp trai đối với tôi nữa, thay vào đó tôi lại để ý vào đôi chân , cánh tay, lưng và những ngón tay cong quẹo của nó. Tôi không còn yêu thương nó nữa bởi vì tôi sợ tôi có thể sẽ mất thằng bé. Tôi không còn mơ tưởng đến thằng bé lớn lên sẽ như thế nào, tôi lo lắng nó sẽ không còn sống đến lúc trưởng thành.  Một ý tưởng thường xảy ra trong đầu là tôi sẽ không thể nhảy với con trai tôi trong ngày đám cưới của thằng bé.

Một ngày nọ tim tôi tan nát khi nhìn George cố lê đôi bàn chân cong quẹo để trên ván trượt tuyết yêu thích của mình. Tôi lấy nó cất đi vào trong tủ, tôi bảo thằng bé: “Để sau này đi con”.

Mỗi đêm khi chúng tôi ngồi đọc truyện trên giường trước khi đi ngủ, George luôn hỏi tôi cùng một câu: “Nếu chúng ta tha thiết cầu nguyện, Mẹ có nghĩ có một ngày khi con thức dậy, con có thể đi được không Mẹ?”

“Không đâu con, nhưng bất luận như thế nào Mẹ nghĩ chúng ta cũng nên cầu nguyện con à.”

“Nhưng Mẹ ơi, mấy đứa trẻ cứ gọi con là ‘đồ tàn tật’ và chúng không chơi với con nữa. Con không có bạn. Con ghét chúng lắm. Con ghét cả chính mình.”

Chúng tôi đã thử mọi loại thuốc, chế độ ăn uống và gặp tất cả các bác sĩ nếu có thể. Tôi đã đến Bộ Nghiên Cứu Bệnh Rối Loạn Trương Lực và tìm thấy Hội Bệnh Rối Loạn Trương Lực ở Anh. Cuộc sống của tôi đã được định hướng để giúp đỡ tìm kiếm cách chữa trị cho căn bệnh này. Tôi muốn con trai tôi được trở lại bình thường.

Sự an ủi của George với căn bệnh của mình từ từ đã dạy cho tôi tha thứ, nhưng sự sợ hãi đã làm cho tôi gần như tê dại. Một ngày nọ, một người bạn đã lôi kéo tôi vào nhóm thiền. Sau khi thực hành mỗi ngày, tôi bắt đầu nhận ra cảm giác thật bình an. Mãi cho tới lúc đó, tôi chỉ có cảm giác như thế khi cuộc sống dễ chịu; hiện tại, tình thương dường như lớn hơn tất cả những gì mà tôi có thể cảm nhận. Tôi nhận ra George là thầy của tôi; tình thương chính là bài học.

Tôi biết rằng George đã và luôn luôn sẽ là George – hơi bị cong quẹo, hơi bị khác thường đối với các trẻ khác – nhưng vẫn là con trai tôi. Tôi không còn cảm thấy xấu hổ với thân hình không được thẳng thớm. Tôi chấp nhận rằng nó sẽ không thể khôn lớn và có cùng triển vọng như những người khác. Nhưng thằng bé sẽ lớn lên kiên nhẫn nhiều hơn, nhiều hoài bão, nhiều can đảm hơn bất cứ người nào mà tôi biết.

Dần dần, thuốc men giúp ổn định bệnh của George và đôi bàn tay và miệng có thể hoạt động bình thường. Đôi chân chưa thể tự đi được và vẫn cần cặp nạn trợ giúp đi lại. Nhưng thằng bé vẫn không bao giờ ngừng trượt tuyết. Thằng bé xử dụng cây trượt tuyết như là cặp nạn của mình, nó tăng tốc trượt xuống những ngọn núi với một nổ lực không ngừng nghỉ và đã được nhận vào Đội Tuyển Trượt Tuyết Olympic Mỹ dành cho trẻ khuyết tật. không đi được nhưng chắc chắn là có thể trượt tuyết được.

Khi George mười tám tuổi, thằng bé đã có thể duỗi thẳng một chân. Nó giục bỏ một cây nạn. Tháng kế đó, nó bỏ cây còn lại.. Dáng đi của thằng bé còn khập khiểng nhưng nó tự đi mà không cần giúp đỡ. Con trai sau đó đến thăm tôi. Tôi đứng ở cửa và nhìn người thanh niên cao lớn đẹp trai bước về phía tôi.

“Thưa Mẹ, Mẹ có muốn nhảy không?”

Vào dịp họp mặt trường trung học gần đây, tôi lắng nghe mọi người chúc mừng sự thành công của con cái của mình.

“Con trai tôi là một nhạc sĩ.”

“Con gái tôi là một bác sĩ.”

Cuối cùng, khi đến lượt tôi, tôi là người mẹ hãnh diện nhất:

“Con trai tôi đi được. Và con trai tôi thật hoàn hảo.”

 

A Perfect Son”, Sharon Drew Morgan, Chicken Soup for the Woman’s Soul, 1996, Jack Canfield, Mark Victor Hansen, Jennifer Read Hawthorne and Marci Shimoff, Health Communications, Florida, USA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2010(Xem: 51076)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 5582)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 2527)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
02/09/2010(Xem: 2550)
“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi.
02/09/2010(Xem: 2431)
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó.
01/09/2010(Xem: 4405)
Dù dòng thời gian đã xoá nhòa những hình ảnh quý gíá xa xưa, dù dấu chân của các Ngài đã rêu phong phủ kín. Nhưng những dấu chân ấy đã đi vào lịch sử nhân gian, dù tiếng nói các Ngài đã hòa vào không gian tĩnh lặng. Nhưng đâu đây vẫn còn vang vọng pháp âm của các Ngài, làm chấn động tâm tư huyết mạch của bao người con Phật. Trong quyển “Những Vị Phật ở Miền Tây Nam Việt Nam” này. Chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép trung thực theo lời thuật của các vị Trưởng Lão uy tín; hay các vị trí thức trung hậu; hoặc trích trong các tài liệu giá tri được mọi người tin tưởng.
28/08/2010(Xem: 52835)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3519)
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mồng Một Tết vẫn ăn Tết sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
28/08/2010(Xem: 51950)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567