Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thức tỉnh.

10/04/201312:33(Xem: 4485)
Thức tỉnh.
<>

Thức Tỉnh
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn

Bác Lý, anh Dần và một số đông dân làng Cẩm Thành đã hai ba đêm nay rồi, họ cứ tụ nhau ở bên hàng giậu bông bụt của nhà ông đội Giai. Ông này là đội mã tà thời Pháp đã về hưu, ông có tiếng là kẻ giết người không gớm tay. Tuy ngày nay ông không làm mã tà nữa nhưng dân làng chẳng có ai thiện cảm với ông.

Dân làng, họ sở dĩ tụ nhau trước nhà ông đội Giai không phải là không có duyên cớ. Bởi vì suốt năm đêm liền nhà ông đội Giai, có những tiếng chuông ngân lúc bỗng lúc trầm và đèn nến sáng trưng.

Anh Dần hỏi :

- Bác Lý ơi ! Bộ ông ấy ổng cũng biết tu hay sao mà hổm rày nghe chuông đánh hoài vậy hỡ bác ?

- Tao cũng lấy làm lạ, không thấy ông thầy tu nào, mà không lẽ ông ta lại biết tu ! ?...

Bác Lý trả lời anh Dần mà rốt cục thành ra bác hỏi, mọi người !

Thằng Minh xen vào :

- Chắc ổng giỗ ông bà chứ gì ?

Bác Lý :

- Không phải đâu, giỗ quải thì phải có bà con nội, ngoại tới dự, chứ đâu lại vắng hoe như vậy được.

Trong khi đó thì cánh cửa ngỏ bỗng mở, và ông đội Giai đã lù lù xuất hiện. Hình như ông cũng đoán trước dân làng sẽ ngạc nhiên về sự có mặt bất thần của ông, nên ông vội lên tiếng.

- Bà con đừng ngại, tôi kính mời bà con vào trong nhà, dùng với tôi chén nước trà, rồi tôi sẽ kể vì nguyên do gì mà tôi, đội Giai ngày nay lại không phải là đội Giai ngày trước ; xin mời...

Tuy e dè lo ngại, nhưng vì tính hiếu kỳ, hơn nữa dân làng họ cũng muốn biết sự thay đổi khác lạ ở nơi ông đội Giai, nên họ đồng thanh : dạ dạ, cám ơn Thầy đội, và cùng kéo nhau vào...

Sau khi phân ngôi chủ, khách, và mọi người an tọa xong, với một giọng trầm buồn, ông độ Giai bắt đầu kể :

- Thưa bà con, cô bác, Lẽ ra thì người Pháp họ cố giữ tôi để làm việc cho họ, nhưng tôi đã thức tỉnh và cương quyết nghỉ việc. Tôi nghỉ việc không cần ăn lương hưu trí; nhưng luật lệ của họ, mình không ăn, họ cũng đòi tới để họ cấp. Thôi thì cứ nhận, đem của ấy làm cái gì hữu ích cho làng nước chẳng hơn sao, ấy vậy là lưỡng toàn cả hai việc.

Còn vì lẽ gì mà tôi có thể trở nên một con người hiền lương ? (ông nhìn mọi người rồi tiếp) tôi tự hào là tôi hiền lương thật, như bà con đã nghe thấy sự sám hối của tôi...

Ông thở dài và tiếp :

- Cách đây một năm khi tôi còn tại chức, nghĩa là tôi còn làm thầy đội mã tà. Có một lần tôi đi săn bắn thú rừng. Tôi nói một lần đó là lần cuối cùng, chứ trước đó thì cả trăm ngàn lần tôi giết hại không biết bao nhiêu là thú vật, tệ hơn nữa là tôi đã giết hại cả người đồng bào của tôi bằng cách giao nạp cho ngoại bang (thằng Tây) hoặc tự tay mình ám hại để lấy đó làm công lao dâng cho kẻ dị chủng vui lòng, hầu kiếm chút quyền tước. Thật ngày nay tôi nghĩ lại, tôi còn thua loài cầm thú !

Đến đây ông ngừng nói, đôi mắt ông u buồn, mơ màng nhìn vào xa xăm, như hồi tưởng lại khoảng đời tội lỗi của ông...

Trong khi ấy thì mọi người nghe ông tự thuật một cách chân thành và tự trách như thế, họ đều có cảm nghĩ "tha thứ và gần gũi ông hơn". Vì họ được biết mục đích chính của ông là sau năm ngày sám hối thì ông sẽ phát chẩn cứu tế cho dân nghèo.

Ông đội Giai nhìn mọi người rồi tiếp với giọng thật buồn, đượm đầy vẻ tiếc thương, hối hận, vì một nguyên nhân làm cho ông thức tỉnh :

- Thưa bà con, năm ấy, vào tiếc trời trở gió sang đông, tôi cùng với vài người lính tùy tùng, mang súng đến một vùng rừng cấm thuộc quận Nghĩa Hành để săn thú. Từ sớm mai đến xế chiều, chúng tôi dẵm nát gần hết cả khu rừng, mà chẳng được một con mồi nào. Bấy giờ gió bấc thổi mạnh, mưa bắt đầu rơi lất phất, cái lạnh đầu mùa ở trong rừng tôi cảm thấy nó thê lương làm sao, tôi tính sắp sửa quay về thì bỗng nghe tiếng hú vang dài cả rừng núi; tôi biết đó là tiếng hú của loài vượn, mà đây là vượn cái chứ không phải vượn đực, (bà con đừng cho tôi là tài, vì quá quen rồi nên nghe tiếng là tôi hiểu ngay con thú ấy đực hay cái) tôi liền nghĩ; trời lạnh, nướng thịt vượn nhậu rượu đế thì ngon tuyệt. Nghĩ như vậy, tôi vẫy tay ra hiệu cho đồng bọn và bươn bả chạy đến nơi phát ra tiếng hú, thì chao ôi ! trong đời săn bắn của tôi, tôi chưa thấy con vượn nào to đến thế, đặc biệt con vượn này trong nách nó còn ôm một con vượn con nữa. Tôi thầm mừng : "một phát súng được hai mồi"; thế là tôi nhắm vào ngực con vượn mẹ lảy cò... đoàng...

Từ trên đọt cây cao con vượn mẹ rớt xuống... Tay nó vẫn ôm chặt con nó, máu trong ngực nó tuông ra có vòi, rớt xuống lá rào rào. Còn một tay và hai chân thì nó quay tít như chong chóng, khi rớt đến tàn cây lớp dưới thì con vượn mẹ nó bỗng níu được một cành rồi nó bám cứng vào đấy . Đáng lẽ theo thường lệ, thì tôi tiếp một phát đạn nữa, nhưng không hiểu sao trong lòng tôi hồi hộp quá, cả đến mấy thằng lính cũng như tôi, tay cầm súng lăm lăm mà cứ trân ra nhìn nó. Máu con Vượn vẫn tuông, thân nó đu đưa như chực sắp rớt; toàn thân con vượn con thì đỏ lòm cả máu. Mồm con vượn mẹ thì hú lên những tràng dài liên miên bất tận, cái giọng hú này nghe nó thê thảm quá, trong đời tôi có lẽ đây là lần thứ nhất nghe giọng hú này. Nghe giọng hú này mà chúng tôi bắt xây xẩm cả mặt này, chân tôi cơ hồ như đứng không muốn vững. Từ ngạc nhiên rồi phát sinh ra sợ hãi, tôi muốn bồi cho nó một phát đạn nũa, nhưng tay run quá, thì bỗng nghe từ đàng xa có tiếng hú dài đáp lại, giọng hú rất cấp bách vội vã. Rừng cây bỗng chuyển động, vì những tiếng ào ào lẫn tiếng hú...

Như vậy là đồng thời có hai tiếng hú, một lê thê ảo nảo, một cấp bách, hoảng hốt cùng phát ra.

A?, tàng cây bên cạnh rung mạnh, bỗng trước mắt chúng tôi xuất hiện một con vượn đực to lớn dị thường. Bấy giờ con vượn cái nó hú lên giọng đứt khoảng nhưng ít ảo não hơn, nếu không nói là đượm một chút vui mừng. Tiếp đó con vượn mẹ chỉ dùng hai chân nắm chặt vào cành cây, còn hai tay ôm con nó giở bỗng lên, và dùng hết tàn lực ném mạnh con vượn con bay sang bên con vượn đực. Con vượn đực hai chân nắm cứng trong cành cây, toàn thân nó đu bỗng ra ngoài dơ hai bàn tay lông lá đở lấy con vượn con rồi ôm chặt vào lòng, mình nó rung lên từng hồi, cả cái cây nó ngồi cũng rung theo. Con vượn con nhìn về phía mẹ nó kêu lên chi chóe và vùng vẫy như muốn vượt sang qua mẹ nó. Cả ba con vượn nhìn nhau mà nước mắt chảy xuống ròng ròng. Riêng đôi mắt con vượn mẹ thì đã trắng giã, đôi tay nó rủ xuống, nó mềm nhũn, và rớt ầm xuống gốc cây...

Trong khi đó, con vượn đực nhìn tôi bằng cặp mắt cầu cứu và rất hiền hậu, chứ không phải là oán hậu !

Tôi chạy đến chỗ con vượn mẹ rớt xuống thì nó đã chết rồi, mà trong đôi tròng mắt còn chứa đầy nước mắt. Tôi quay nhìn lên con vượn đực, nó vẫn cứ nhìn tôi mà nước mắt nó vẫn cứ tuông trào...

Trước cảnh tình ấy, lòng tôi xúc động vô cùng tim tôi như bị bóp thắc lại, một cảm giác tái tê từ trong nội tạng, dâng lên tận cổ làm tôi nghẹn ngào, tôi tối sầm cả mày mặt, tôi không tự chủ được, bởi niềm đau trắc ẩn hối hận, tôi quì xuống bên xác chết của con vượn, mà nước mắt tôi tự trào ra nhỏ dài theo đôi má ! Tôi thổn thức và miên man trong dày xéo của lương tri ! Một câu nói của nhà sư Phật-Giáo mà tôi không nhớ là đã nghe ở thời gian nào, lại nổi lên trong đầu óc tôi "Tình mẫu tử cũng như lòng tham sống sợ chết của loài súc sanh không khác gì với con người". Và hôm nay, cái chết của con vượn, của một sinh linh, nó, đã thực sự thức tỉnh tôi.

- Thầy đội thầy sao thế !

- Tôi giựt mình, vì hai người lính vừa lây vai vừa gọi tôi.

- Tôi thều thào; các anh giữ giùm cái súng cho tôi.

- Thôi các anh đừng bận tâm, chúng ta về :

Bây giờ tôi mới bừng hiểu : ai giết con tôi, vợ tôi, thì chắc tôi đau đớn vô cùng ! Đằng này con vật vẫn đủ tình nghĩa cao quí như thế, thì con người : còn phải hơn nhiều mới phải. Cớ sao tôi lại vì chút đỉnh chung nỡ đi bán rẽ đồng bào chủng tộc, tôi không phải loài thú, mà chính là loài người - người Việt Nam rõ ràng, tự sao tôi lại có thể bán đứng người Việt cho ngoại bang ? Còn tôi ? Chỉ vì tiền, vì chức mà an vui trên đau khổ của mọi người. Trời ơi ! tôi là thằng khốn nạn, đáng chết, à, còn một điều lạ nữa, là những người bị oan khuất về tay tôi, họ có nhìn tôi bằng con mắt hiền hậu cầu cứu như con vượn ấy đâu ? Phải rồi, tôi hiểu rồi vì họ đúng là con người, con người có huyết thống, biết yêu nước thương nòi, biết khinh rẽ kẻ vong bản, nên họ không chịu cầu xin ở một người đã bán rẻ lương tâm như tôi ! Càng nghĩ tôi càng ăn năn khôn tả . Ông Đội Giai, quỳ trước dân làng và đưa tay lên cổ ông giựt mạnh chiếc giây chuyền bằng vàng mang hình dấu cộng bung ra khỏi cổ, ông nghiến răng : " Tại cái nầy, nó làm tôi trở nên con người mất gốc, chà đạp mẹ cha, ông bà tiên tổ, thờ theo lý thuyết thực dân của thằng tây đô hộ..." Dân làng ôm ông cùng nhỏ lệ, giòng lệ "Thức Tỉnh" đích thực con dân Việt-Nam.

Trích từ tập Báo cũ 1970.


---o0o---

Vi tính : Hải Hạnh Ngọc Dung

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2015(Xem: 5674)
Em đừng hỏi vì sao tôi cưới em Chỉ đơn giản bên em tôi thở được Đó là hai câu thơ của thầy tôi làm tặng người vợ thân yêu của mình khi thầy bị bệnh phải nhập viện.
07/05/2015(Xem: 5700)
Ngày còn đi làm, cứ mỗi lần đến ngày 13 thứ sáu, các bạn đồng nghiệp trong sở tôi kiêng cử dữ lắm, ai cũng cho đó là ngày xấu nhất trong năm. Tôi thì không tin, chỉ cười, cũng không phản đối lòng tin của bạn bè nhưng bây giờ tôi cũng đâm ra sợ ngày này vô cùng: 13 Thứ sáu - ngày Anh tôi ra đi thật quá bất ngờ và quá đau đớn!
02/05/2015(Xem: 3811)
Khi tôi gặp Thầy lần đầu tiên, tôi thật sự là một kẻ phàm phu tục tử có đầy đủ tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, đã chẳng tu mà chỉ biết hú là giỏi. Mặc dù tôi được sinh ra từ một gia đình có tiếng là theo đạo Phật lâu đời, nhưng từ khi có sự hiểu biết, tôi thấy bà và mẹ chỉ đi chùa mỗi năm vài lần vào dịp lễ lớn, cũng lạy Phật, thắp hương, khấn vái sì sụp gì đó rồi… hết. Còn tôi thì sao, tôi bị sinh ra vào những năm sau cuộc chiến, tưởng là hòa bình lập lại thì dân giàu nước mạnh, tôn giáo được tự do phát triển không ngờ mọi việc hoàn toàn ngược lại, ăn còn không đủ no nói gì đến việc đi chùa nghe Pháp, đọc kinh. Tóm lại tôi hoàn toàn mù tịt về Phật Pháp.
02/05/2015(Xem: 4671)
Tôi gặp nàng tại Đại nhạc hội Việt Nam tổ chức tại Düsseldorf vào một mùa Giáng Sinh xa xưa nhưng không bao giờ quên được dù nàng lúc đó lẫn lộn giữa rừng người đông đảo. Nàng không xinh đẹp tuyệt trần, không ăn mặt lòe loẹt nổi bật, cũng không hoạt bát ồn ào gây sự chú ý của mọi người. Nhưng đối với tôi thì nàng thật đặc biệt với dáng vẻ đoan trang thùy mỵ, với đôi mắt dịu dàng và với sự im lặng của nàng trong một góc vắng của hội trường. Nàng đứng đó, tay cầm một cuốn sách nhỏ, vừa đọc vừa... gặm bánh mì, thỉnh thoảng lại ngước mắt lên nhìn xung quanh coi có gì “lạ” không rồi lại cắm đầu vào cuốn sách, cứ y như trong đó có chỉ chỗ giấu kho vàng vậy!
01/05/2015(Xem: 15104)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
23/04/2015(Xem: 3147)
Năm nay 2015 tôi có đến ba mùa Xuân. Đó là mùa Xuân của nước Đức, mùa Xuân của nước Nhật và mùa Xuân của Hoa Kỳ. Thông thường mùa Xuân bắt đầu vào cuối tháng 3 dương lịch và kéo dài ba tháng như vậy, để thuận với lẽ tuần hoàn của vạn hữu là Xuân, Hạ, Thu, Đông; nhưng cũng có nhiều nơi mỗi năm chỉ có hai mùa như quê tôi Việt Nam, là mùa mưa và mùa nắng. Trong khi đó Âu Châu, nhất là vùng Bắc Âu, mỗi năm cũng chỉ có hai mùa. Đó là mùa lạnh kéo dài nhiều khi đến 6 hay 7 tháng và mùa ấm chỉ có chừng 3 đến 4 tháng là cùng. Dĩ nhiên là sẽ không có mùa Hè và trời vào Thu lại nhanh lắm, để đón tiếp một mùa Đông băng giá lạnh lùng.
15/04/2015(Xem: 11337)
Một sớm mai nọ, tôi không nhớ ngày ta, ngày tây, chỉ nhớ đầu năm 1984. Buổi sáng hôm ấy đầy dáng Xuân cả đất trời Nam Hà, khi tôi và hằng trăm tù nhân chính trị trên đường đến hiện trường lao động ở dải đất dài, mà hai bên toàn là núi đá vôi cao, thấp trùng trùng, điệp điệp. Người địa phương Ba Sao gọi là THUNG.
31/03/2015(Xem: 18314)
Dianne Perry, (sau này được biết đến qua pháp danh Tây Tạng của cô là Tenzin Palmo) là một vị ni cô người Anh đầu tiên, đã ẩn cư thiền định suốt 12 năm trong một hang động cao 12.300 bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách ngăn khỏi thế giới trần tục bởi những rặng núi phủ đầy tuyết trắng quanh năm. Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn; cô tự trồng lấy thực phẩm và ngủ ngồi trong cái hộp gỗ rộng cỡ 3 bộ vuông (theo truyền thống Tây Tạng, các vị tu sĩ đều tọa thiền trong một cái hộp gỗ như vậy). Cô không bao giò ngủ nằm. Mục đích của Tenzin Palmo là chứng đạo trong hình tướng một người nữ.
18/03/2015(Xem: 6305)
Tôi sinh ra ở miền sông nước Nam Bộ của xứ Việt. Nhưng thật lạ, phải gần nửa đời tôi mới bắt đầu nhận ra mình vốn yêu sông nước. Tôi yêu quê từ những miền đất lạ mà mình đi qua, và tệ nhất khi đôi lúc chỉ là những nơi chốn xa ngái mịt mù chỉ nhìn thấy trong sách vở, phim ảnh. Và kỳ chưa, đó cũng là cách tôi yêu đạo Phật. Ăn cơm chùa từ bé, nhưng phải đợi đến những giây khắc nghiệt ngã, khốc liệt nhất bình sinh, tôi mới nhìn thấy được rõ ràng nụ cười vô lượng của đức Phật bất chợt hiện lên đâu đó cuối trời thống lụy.
05/03/2015(Xem: 3215)
Có những kỷ niệm tưởng rằng sẽ mờ nhạt theo tháng ngày tất tả, trôi xuôi đến tận cùng triền dốc của cơm áo xứ người. Nhưng không, mỗi khi trời đất đổi mùa thì lòng người lại bâng khuâng, ký ức lại hiện về rõ nét, dù đó là một khoảng thời gian đã qua, một ký ức đã xa... Chỉ còn lại trong tim nhưng cũng đủ xót xa lòng khi nhớ đến! Hình ảnh bà cụ già nua ốm yếu, ngồi cô đơn trong căn chòi tranh rách nát, vào một buổi chiều âm u buồn thảm vẫn còn đậm nét trong lòng tôi, nhớ đến là bồi hồi xao xuyến cả tâm can. Buổi chiều ở Đồng tháp Mười buồn quá sức, buồn đến não nuột xót xa, một chòi tranh nằm chơ vơ bên con lạch nước đục ngầu, không người qua lại, xung quanh chỉ có tiếng ếch nhái than van!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]