Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện ngắn PG, một trận địa còn bỏ ngỏ.

10/04/201312:29(Xem: 5433)
Truyện ngắn PG, một trận địa còn bỏ ngỏ.


NGHĨ VỀ VHNT PHẬT GIÁO

TRUYỆN NGẮN

Một trận địa còn bỏ ngõ

Dương Kinh Thành

---o0o---

Nếu không muốn nói rằng chúng ta chưa thật sự quan tâm đến lãnh vực này trong sự nghiệp truyền bá chánh pháp, thì còn lại là hiện trạng tre đã dần tàn mà chưa có một chồi măng nào nhủ mọc. Trong khi đó, cùng một lãnh vực nạy, từ bên ngoài xã hội đã tỏ ra sung sức, vươn ngòi bút đến tận ngưỡng cửa tam quan nhaf chùa! Nhưng ngòi bút ấy dù với nét mực đậm nhạt khác nhau, vô tình hay hữu ý, vẫn làm chúng ta nhức nhối và không khỏi băn khoan, tự nhìn lại mình để suy nghĩ.

Phần sau bài này chúng ta sẽ thử cùng nhau đưa ra các sự so sánh giữa thiện ý và và chưa thiện ý từ những ngòi bút bên ngoài cổng tam quan đó. Ở đây, trước hết, tạm thời chúng ta nên chấp nhận sự thật như một sự thế hòa quyện, để từ đó chọn ra hai tiêu biểu trái ngược nhau hầu định hình, gợi mở lên trách nhiệm trên mặt trận địa còn bỏ ngỏ này trong giai đoạn Phật giáo phát triển, giữa thời đại bùng nổ thông tin. Nói như vậy vì lẽ trong vô số những tác phẩm (bài viết này chỉ xin nói ở khía cạnh truyện ngăn) tuy chưa thật sự nhuần nhuyễn, đúng Phật giáo, vẫn chấp nhận được ở cấp độ có thiện ý. Còn lại hoặc chuyên sâu hơn đó là trách nhiệm của các nhà hoạt động văn hóa Phật giáo.

TỪ MỘT TRUYỆN NGẮN CHẤP NHẬN ÐƯỢC

Ðó là “Lúa Hát” của tác giả Võ Thị Thu Hà (1). Ðức Phật trong truyện ngắn này đúng là vị Phật sẵn có ở mỗi con người, người đọc cảm thấy được Ngài rất gần gũi giữa chốn đời thường, đan xen và bật lên từ chính nghiệp thân cá nhân. Sự gần gũi đó như một người thân tín, không hề có ấn tượng sợ hãi hay nô lệ chờ ban phước lành. Bởi thế, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi nhân vật chính trong truyện “dám” đem Ngài xuống ngồi cạnh bên mình để trò chuyện và gởi gấm bao uẩn khúc trong lòng, như thế ngoài Ngài ra (kể cả cha mẹ – chồng con) không thể còn ai để thố lộ một cách tin cẩn được. Xin được tóm lược ngắn gọn như sau:

Truyện kể về một phụ nữ chân quê, thật thà, giỏi chịu đựng và chịu thương chịu khó, tất cả chỉ vì chồng con. Xã hội nông thôn đó đây hãy còn cảnh chồng chúa vợ tôi, phu xướng phụ tùy, đã làm bộc lộ nên một phụ nữ như thế; tuy tác giả không hề đưa ra điều đó nhưng người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận được qua lời đối thoại giữa chị và anh tài xế xe khách, đặc biệt với Phật nơi ngôi chùa chị ghé vào. Vậy thì tác giả chỉ cần cho anh chồng xuất hiện với một câu nói ngái ngủ khi chị chuẩn bị bước ra giữa trời sương sớm: “Nhờ mua diêm và muối đấy”, rất vô tư lự và quyền lực.

Trong quá nữa truyện ngắn là cuộc đối thoại giữa chị và anh tài xế xe khách mà theo mô tả là một người từng trải, nhưng tốt và có suy nghĩ. Chị say sưa kể về lúa – phân – cần – giống và tục lệ nước muối ở làng mình trước khi về làm dâu xứ này, suốt ngày mãi mê với lúa, hai bàn tay đã chai thô.

“...Cô kể tiếp đi – người lái xe nhắc – Chồng cô... chẳng hạn.

- Ôi! Chồng tôi có gì mà kể? Suốt ngày cứ đánh trâu ra đồng, còn tối thì cánh đàn ông tụ tập nhau hút thuốc rê với nốc rượu. Lúc anh ấy tức lên thì rút vào tôi và thằng Cu Lim một trận tím người. Nhưng anh ấy tốt lắm cơ. Chẳng bao giờ bỏ tôi đi với người khác. Ðàn ông các anh bây giờ...

“Cô nghe tiếng thở dài nơi lồng ngực người đàn ông.

“Khi xuống xe, người tài xế từ chối nhận tiền và biếu chị chiếc bậc lửa” vì không còn cần đến nó nữa – anh ta nói” và còn nhờ chị vào chùa thắp hộ nén hương. Chị ngây thơ đáp: “Trong chùa người ta có lửa mà? “...”

Chiếc bật lữa, biểu thị sự quan tâm mà chị vẫn cô tình bằng sự chơn chất hồn nhiên. Hình như chi tiết này tác giả muốn đánh đố người đọc so sánh giữa chồng cô và anh tài xế ấy và đây là lời nguyện cầu, hay nói đúng hơn là lời thì thầm, trò chuyện với Phật. Ðây là cốt lõi chuyện ngắn LÚA HÁT, là cánh cửa hé mở cho người đọc nhìn xuyên thấu cuộc đời của chị. Chúng ta đọc tiếp:

“...Cô bước vào chùa... những đốm lửa lập lòe phả khói trong những am thờ. Cô xoay chiếc bật lửa trong tay và xòe lửa. Cô cắm hương rồi quỳ xuống chắp tay vái ba vái:

- Lạy Ðức Phật từ bi, con đầu xanh tuổi trẻ, thắp nén hương này lạy Ngài phù hộ độ trì cho chúng con là...

“Cô cúi lạy thành kính và bỏ vào thùng công đức một đồng tiền lẻ. Xong đâu đó cô bật lửa châm tiếp ba nén hương nữa. Lòng thầm nghĩ đến đứa con trai đang tha thẩn chơi trên hè đất.

- Con trai con còn dại lắm. Vắng con một ngày là nó bẩn như bùn. Lúa nhà con đang làm cỏ. Cỏ làm xước hết tay con. Người thành phố bàn tay sao nõn nà thế, họ còn bày những cái máy giặt đầy đường. Nhà quê chúng con thì... Ngày xưa chưa đi lấy chồng con cũng được mẹ cho đi chơi trên này và may cho con một cái áo dài. Nhưng đến lúc cưới thì con không được mặc – cô mĩm cười khi nghĩ đến người mẹ – Mẹ con là người lành hiền, suốt ngày bị ba con chửi. Thỉnh thoảng ông túm tóc mẹ con quật xuống đất. Chúng con khóc xin cha tha cho mẹ nhưng ông không tha. Ông bảo giống đàn bà chúng con là giống hư hỏng bẩn thỉu. Lúc đó Phật ở đâu hở Phật? Mới hôm vừa rồi chồng con đem hết tiền đi đánh bạc. Con khóc thì hắn cũng khóc. Tại sao thế hở Phật? Ðáng lẽ con không khóc mới phải, con không chịu được nước mắt của chồng. Ngày xưa mẹ dạy con đàn bà không được khóc, đàn bà là linh hồn con cái. Ðàn bà phải luôn mĩm cười...

- Nếu Phật gặp cha mẹ con ở đâu đó thì nhắn hộ con là con nhớ hai người lắm và nhắn là con bây giờ biết làm đủ thứ, con biết nghe lúa thở, chúng còn biết hát nữa. Ðôi khi con vỗ về chúng, thế là chúng xanh mướt. Con biết nếm vị của đất, con yêu mãnh đất của con. Lúc rỗi thì con nặn bi cho Cu Lim chơi. Nhưng thằng Lim rồi chắc cũng giống như cha nó thôi. Xin Ðức Phật từ bi sữa lỗi cho nó... Ôi! suýt nữa thì con quên. Có người nhờ con thắp hộ nén hương anh ta dâng Phật...

.....

Tính chân thật đến vậy là cùng. Người đọc vừa thương vừa giận pha lẫn nỗi rưng rức đến chạnh lòng. Nỗi khổ đau trên đời vốn muôn hình muôn vẻ mà con người cố tình hoặc ngây dại lãng quên. Ðiều đó bằng những dòng cuối truyện ngắn LÚA HÁT tác giả đã bộc lộ rõ ràng bằng hình ảnh cô nôn nao sung sướng được về đến làng; dọc đường khoe những thứ mua sắm được nơi thành phố. “Ðặc biệt hơn “ Cô cũng chẳng còn nhớ đến anh lái xe sáng nay, chẳng cần biết anh trôi giạt phương nào, bởi anh không phải là cuộc đời cô. Nhưng có một điều là luôn luôn cô phải nhớ đến, đo là sự có mặt của chiếc bậc lửa. Sớm trưa chiều tối, ngọn lửa từ sợi bấc nhỏ ấy sẽ hiện diện và sưởi ấm nếp nhà đôi vợ chồng trẻ và đứa con trai cả họ.

“Nhưng cả đồng lúa của họ, cả bầu trời và Ðức Phật của họ (2), và cả họ nữa, sẽ chẳng bao giờ biết rằng có một mối tình đã tan vỡ...”

Ðó cũng là những dòng kết của truyện ngắn LÚA HÁT, cũng bằng ba dấu chấm lửa ấy. Như vậy, bằng phương pháp hoán dụ, tác giả đã đem đến cho người đọc sự vừa lòng, an hưởng hạnh phúc, dù thứ hạnh phúc ấy với riêng mình là đau khổ (chồng chúa vợ tôi, con dại cái mang, đồng lúa, chai sạm...) – nói theo ngôn ngữ nhà Phật là TRI TÚC – VỪA ÐỦ, khi anh tài xế kia với niềm hạnh phúc tan vỡ, thêm một mái ấm gia đình, tối thiểu như cô ta mà sự hiện diện chiếc bậc lửa là lời nhắn nhủ sâu kín nhất. Vì vậy, khá khen cho cách dùng từ “Ðức Phật của họ”, của tác giả trong trường hợp này rất chuẩn. LÚA HÁT! Tức là lời hát mộc mạc, bình dị mà êm ả của một khung nền hạnh phúc trong tầm tay, với phường châm Phật học “Hãy bằng lòng với hiện tại, nuối tiếc quá khứ là hèn nhát, vọng tưởng tương lai là mê muội”. Tất nhiên, đây không phải là “Truyện Phật giáo”, viết cho Phật giáo hay viết đúng theo Phật giáo và nó nằm ngoài các cuộc thi viết truyện ngắn Phật giáo xưa nay. Chính vì thế, khả năng xác suất – cho dẫu là vô tình của tác giả – cũng rất đáng cac ngợi. Nếu văn học chưa phát triển và tỏa rộng được, hoặc có hoặc rất ít như xưa nay, thì hãy chấp nhận như thế; xem như chân lý Phật giáo vốn sẵn hòa quyện với đất, với người muôn màu muôn vẽ vậy.

Dĩ nhiên, khi đọc những truyện có liên quan ít nhiều đến Phật giáo như vậy, chúng ta luôn có tâm trạng hồi hộp, lo lắng; sợ người ta viết không đúng về Phật giáo trước công chúng. Ðiều đố sẽ xác đáng hơn nếu chúng ta vượt thòara được thực trạng hiện nay là chỉ đóng vai trò chờ đợi – lắng nghe (xem) – cần phân thiệt lợi để rồi sau cùng... phản ánh, kiến nghị như vừa qua đã không ít lần xảy ra. Ðó là tín hiệu không có gì lạc quan cho lắm. Vì vậy nên truyện ngắn LÚA HÁT ra làm dẫn dụ cho ý nghĩa tích cực để nêu bật được trách nhiệm, đồng thời định vị về mặt luận cứ để thử so sánh những truyện ngược lại (vô tình hay cố ý công kích Phật giáo) sẽ thấy được tác hại vô cùng to lớn. Vấn đề Phật pháp hòa quyện vào đời sống cộng đồng dân tộc đã là chuyện hiển nhiên sự thật, nhưng cũng chớ quá xu xoa cho rằng “hiểu thế nào cũng ra Phật giáo” bằng kiến giải chủ quan, bởi tư tưởng đó chỉ đúng ở một phạm ngạch Phật học nhất định, còn lại và rộng khắp là cả một biển trời mù mịt với đủ đầy giai tầng trí thức trong cộng đồng xã hội.

Chúng ta đã có lần nào tổ chức cuộc thi truyện ngắn Phật giáo chưa? Nếu có nó thành công ở mức độ nào và có truyện nào tương xứng như LÚA HÁT đã dẫn trên không? Theo thiển ý người viết bài này có lẽ là chưa. Sự yên ả, bình lặng hiện nay đủ để làm luận cứ xác minh câu hỏi đó. Nói như vậy để rồi chúng ta thử nhìn xa thêm một bước bằng hai truyện ngắn được thí dụ nữa với rất nhiều điều thú vị. Ðó là hai truyện ngắn được viết từ điển tích Phật giáo đàng hoàng (chén sữa nàng STA và KHÚC GỖ NÀNG GINCA); được in trang trọng trong hai số báo trang trọng (Xuân 94 và Kỷ niệm 200 số Báo) và lại ở một tờ báo chuyên ngành (báo Sân Khấu TP.HCM) rất nghiêm túc. Làm sao tranh khỏi những vấp váp sai sót khi nó nằm ngoài trách nhiệm và kiểm soát của Phật giáo! Cái thế CHẲNG – ÐẶNG – ÐỪNG đôi khi buộc chúng ta phải thầm cảm ơn những truyện ngắn đại loại, vì nó đã “thay mặt” được Phật giáo chúng ta trên văn đàn! Sự “lấn sân” đó cũng đủ cảnh tỉnh tư tưởng ỷ lại và thiếu quan tâm. Có vị còn có thái độ “phớt tỉnh Ăng-lê” mà cho rằng: sống và hãy để người khác sống (live and leltive). Tinh thần hoán đổi lạ lẫm đó thật ra không ổn vì “sau khi sống ở nhà các vua chúa, tôi tự lên ngôi vua ở nhà tôi” (Voltaire) được chăng? Ở đây không có đất sống cho tư tưởng “dĩ hòa vi quý” mà chỉ có trách nhiệm và không trách nhiệm, mà càng không thể giải mã bằng cách ẩn dụ thiền ngữ để khỏa lấp đi sự thiếu sót của chúng ta trên bước đường nhập thế tuyệt vời của Phật giáo hằng bao nhiêu thế kỷ qua. Thời đại phát triển mọi mặt như vũ bảo hiên nay, rất cần có những bước đột phá cần thiết, dựa trên nền tảng bất biến chân lý Phật giáo, hầu mới mong kịp hòa nhập sâu sắc hơn nữa vào trực diện thế giới mới, vượt xa sự tụt hậu và đi bên trên sự dị ứng với khoa học và vài tôn giáo thế giới hiện nay đang lâm vào thế đối kháng. Phật giáo có thế mạnh ổn là không bận tâm vào việc sửa sai chân lý, cải đổi phương pháp tu học, còn lại là ý chí tiến thủ, không ngại va đập để trưởng thành, điều này Phật giáo chúng ta còn cần phải mạnh dạn đặt vấn đề và để từ đó luôn không ngừng học hỏi. Một bối cảnh có thật là các tầng lớp Tăng Ni trẻ ngày nay có đầy đủ kiến thức, lại luôn là điều đối kháng, quan ngại nơi các thành trì bê tông cứng nhắc với đầy đủ nhãn hiệu, xem ra tư thế bất khả xâm phạm; vô tình biến nó trở thành những lá bùa trấn yểm không hơn không kém.

Trở lên, văn học Phật giáo cũng chung cùng số phận hẫm hiu tội nghiệp như người bạn Nghệ thuật sân khấu Phật giáo. Bỏ ngõ vườn không nhà trống cho cơn lốc xã hội tự do tung hoành, được không hay chớ.

ÐẾN MỘT TRUYỆN NGẮN KHÔNG CHẤP NHẬN ÐƯỢC.

Ðó là “Ðường Tăng” của tác giả T.Q.D. (3). Nhắc lại sự kiện này không phải vì tư tưởng hẹp hòi “Thua – Thắng” hoặc trách cứ hay lên án một ai. Công tâm mà nói, những vị có liên quan và cả tác giả “Ðường Tăng” không ai muốn có chủ tâm công kích, bôi nhọ Phật giáo hoặc tạo ra một thế đối kháng mà kết quả chẳng ai là người có lợi. Ở đây, “Ðường Tăng” được đem ra nhắc lại để dãn dụ minh giải điển hình cho một khía cạnh Phật giáo thiếu quan tâm; có lỗi chăng chính là phía chúng ta. Thử đặt câu hỏi: Tại sao người ta viết không đúng về Phật giáo. Phải chăng từ làn gió chấn hưng Phật giáo chỉ là một điểm tập kết đủ để cho chùa sạch – tượng đẹp – Tăng sĩ ung dung hơn đôi chút so với thời phú – lang – sa đô hộ, đẩy lùi Phật giáo vào tận thâm sơn cùng cốc, biến tầng lớp tăng sĩ thành những “ông thầy chùa làng” với “sớm mõ chiều kinh – dưa muỗi nâu sòng”; mà không đủ sức sống của một tôn giáo dân tộc (4) với tinh thần chân lý vốn thực tiễn sinh động? nếu như vậy rõ là chính chúng ta phủ nhận công lao khó nhọc chư việt Tổ sư thời chấn hưng rực rỡ ấy sao? Bằng ngược lại, đúng là lỗi nơi hàng hậu sinh chúng ta đấy thôi. Trách chi T.Q.D. đã vẽ nên hình ảnh một “Ðường Tăng” hết sực bi quan, chán chường, mệt mõi và tệ hại nhất là nuối tiếc công lao bao năm trường theo tu học nơi cửa Phật!

“Ðường Tăng” là một truyện ngắn đoạt giải cuộc thi, do vậy nó trở nên quan trọng ở nhiều ý nghĩa tich cực lẫn tiêu cực, giữa hay và không hay so với các truỵên ngắn bình thường khác. Cái sai lầm của tác giả “Ðường Tăng” chỉ ở chổ mượn nhân vật Ðường Huyền Trang để nói về một chủ thể nhất định trong đời sống nhưng lại quên “nhân vật” ấy có thật trong lịch sử là một vị Thánh tăng của Phật giáo Trung Quốc. Lại còn mạnh ngòi bút diễn bày cả nội tâm nhân vật ấy thì chỉ có thể là một cụ Ngô Thừa Ân tái thế! Nếu là một nhân vật hư cấu nào khác thì những lời nhận định của Ban Giám Khảo hoàn toàn hợp lý, chấp nhận được. Thí dụ “Ðường Tăng” không phải là chuyện về sự lựa chọn giữa Phật và Ðời, giữa tâm linh và vô thần, duy vật. Tác giả chỉ mượn cốt truyện xưa để gửi vào đó một điều mình suy nghĩ vì vậy Phật ở đây chỉ có ý nghĩa như một điển tích, một hình ảnh cái hay là người viết đã tạo ra một tác phẩm vừa đầy chất ngụ ý, tượng trưng, vừa đầy âm điệu tình cảm. Ðặc biệt là nhân vật Ðường Tăng. Ðó là sáng tạo độc đáo của tác giả. Khác trong “Tây Du Ký” ở đây Ðường Tăng người hơn, đời hơn và dễ thương hơn (...) Ðường Tăng “Ngộ” ra không phải cái thuộc về đạo mà là cái thuộc về đời – cái chân lý về giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của sụ hy sinh và con đường “cứu vớt mọi người (...). những gì cho là thiêng liêng, đẹp đẽ bao nhiêu mà xa lạ với con người thì cũng đều vô ích...” Cũng “Ðường Tăng” Ban Tổ chức nhận xét “... lời thoại rất ngắn của từng nhân vật gan ruột oàn quại, tự vấn, tự thanh minh, tự thú... muôn mằn. Lối viết cố ý khô khan càng khiến cho vấn đề đặt ra, vừa nhân sinh, vừa xã hội, càng thêm mạnh dù: hãy đau khổ “tầm thường” như con người để được làm người. Ðể hiển Thánh mà quên mất con người thì không có hay gì? (...)” (5). Chúng ta thấy, hình ảnh Phật giáo, hay nói đúng hơn chân lý Phật học hãy vẫn còn là hình ảnh mơ hồ, xa rời thực tế để người ta nhìn nó cũng bằng ánh mắt – kiến thức ngần ấy, và nó cũng tùy theo từng cấp độ kiến thức mà lớn dần theo. Như vậy nếu không hài lòng về họ thì điều đó cũng chính chúng ta chứ không ai khác phải tự trách mình trước, bởi đâu phải ai ai cũng đều mù tịt về chân lý Phật học để viết sai đâu. Một nhà văn trong cuộc đã nói đến điều này như sau: “Như ta biết, trong nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật truyện ngắn có một nghịch lý: để viết được ngắn, thì phải biết rất nhiều, rất dài (chúng tôi nhấn mạnh –NT – GÐ). Bởi truyện ngắn là chưng cất, truyện ngắn càng chưng cất tinh túy hơn”. Do đó cho rằng người ta không biết đến Phật học rõ là chúng ta saivà người ta đúngnhư thế nào, xin nhường câu trả lời cho những ai quan thiết tha đến Phật giáo qua lãnh vực này. Dẫu rằng hệ quả của sự kiện “Ðường Tăng” đã đưa đến chung cuộc tất yếu )5), chỉ có điều, từ sự kiện đó vẫn chưa là một dấu hiệu để nội tại văn học Phật giáo chuyển mình, hoặc thấp nhất có được nền móng ban đầu cho văn học – nghệ thuật Phật có mặt.

Vì sao thể loại truyện ngắn luôn chiếm vị trí quan trong so với truyện dài, văn xuôi và tiểu thuyết, và được nhiều nơi mở ra nhiều cuộc thi tương tự? Ðơn giản chỉ vì nó chuyển tải được các sự kiện xã hội một cách nhanh gọn; trở nên cập nhật thường xuyên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế người ta luôn chọn nghệ thuật này làm phương tiện cổ xúy lý tưởng nhiều mặt là điều dễ hiểu.

Trong tiếng Pháp, truyện ngắn được xác lập bởi thuật ngữ Contes; còn mẫu chuyện văn học thì được gọi là Morcesaux Litéraires. Vì vậy khi sự bùng nổ truyện ngắn lan tràn, trở nên bội thực thì lại có các Morceaux xuất hiện. Các cuộc thi cũng rầm rộ mở ra. Các nhà văn của thể loại truyện ngắn được xem là điệu nghệ nhất cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay như S.Mom (Anh), A-ka-tu-ga-va (Nhật), C. Pau-tốp-xki, A. Tsê-khốp, I. Bu-nhin (Nga), G. Mô-pat-xăng (Pháp). Ở Việt Nam , qua quyển “HỒI KÝ VĂN HỌC” chúng ta thấy Nguyễn Công Hoan là người hiếm hoi thành công nhất ở thể loại này, bởi ông thừa nhận chịu sự ảnh hưởng không nhỏ ở G. Mô-pat-xăng. Cái cốt lõi của truyện ngắn được đậu trên nền tảng sự chất chứa chặt chẽ một khối lượng từ ngữ nhất định, và cố gắng từ đó phát triển cốt truyện liên tục bằng trạng thái tâm thể được nhận ra bởi tính cách riêng của con người này(tức: Tác giả – chữ dùng của Hegel).

Xem thế mới biết LÚA HÁT trong vô vàn những LÚA HÁT khác nó hay đến mức nào; ngược lại một “Ðường Tăng” trong vô vàn “Ðường Tăng” khác, nó độc địa đến ngần nào. Thế mới là vai trò của nghệ thuật viết truyện ngắn. Cũng cùng chung nghĩa đó nếu Phật giáo tự ý thức được rằng mình vẫn có một viên bảo châu, mạnh dạn cầm nó trên tay và đừng ngại nhọc công, năng lau chùi hằng ngày thì cái độc địa kia sẽ được thay bằng ánh sáng tuyệt vời của chân lý Phật giáo. Nhưng ý thức mà không ỷ lại; phải biết sử dụng nó để không biến thành thứ gia bảo vô dụng – có của mà để bụng đói- sẽ thêm đắc tội với chư Tổ sư xưa.

Trên chỉ là hai truyện ngắn được chọn làm tiêu biểu cho hai vế tích và tiêu cực, trong vô số truyện ngắn khác hằng bao lâu nay mà khuôn khổ bài viết không cho phép liệt kê đầy đủ hết được. Do đó rất có thể sẽ có ý kiến cho rằng phiến diện hoặc không đầy đủ cơ sở nhận định. Tuy nhiên, dù ở góc độ nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận được điều: đã có không ít cái nhìn méo mó, sai lệch về Phật giáo mà phần đúng lại chiếm một tỉ lệ không đáng kể.

VÀ ÐỌNG LẠI NHỮNG NỖI NIỀM

Rằng: Ừ thì tu; tu để giải thoát; tu để sớm nhận thưc được lẽ thường hằng trong sinh diệt – vô thường hầu kiến tạo mãnh đời thực tại không uổng phí một kiếp thọ nghiệp duyên sinh.

Rằng: Ừ, tất cả chỉ là trợ duyên, không gì hơn tu! Có gì mà ầm ĩ!

Nhưng xin thưa: Trước khi người ta nhận thức được chữ tu thì họ là cái gì? Vai trò hoằng pháp tức thì được sinh ra và từ vai trò hoằng pháp đó chúng ta sẽ có câu hỏi: chúng ta đang thuyết giảng cho thời đại nào nghe đây?

Nếu trước thời kỳ chấn hưng Phật giáo đặt vấn đề ngoại điển cho Tăng – Ni sinh; hoặc các giảng sư hoằng pháp thuyết giảng bằng ngoại ngữ Anh, Pháp, Ðức.v.v...thì y như rằng đó là hình ảnh của ”Ma vương đội lớp Chánh pháp”,phá hoại Chánh pháp. Hoặc còn có ý nghĩ “Hữu xạ tự nhiên hướng – lo gì”. Nhưng đó là một thực thể của giai đoạn Phật giáo đứng trước thế lực ngoại bang. Sự ỷ lại và tự mãn quá đáng đó đã làm nhọc công biết bao thế hệ, mà những thế hệ này lớn lên, khi trèo lên đỉnh dốc Phật học ở cấp độ nhất định, luôn bị lâm và thế chới với. Họ muốn đóng góp cho Phật giáo bằng khả năng và nhận thức riêng họ những hình như chúng ta muốn khuyên họ “như thế đủ rồi” và chiếc áo tràng, bằng phái Quy – y là “kết quả” được hưởng!

Từ ngày đất nước thống nhất (30.4.1975) đến nay, điều kiện hoằng pháp có phần khác hẳn và mang nặng thêm trên đôi vai trách nhiệm to lớn hơn. Trong khi đó – nhất là thời gian đổi mới – Nhà nước đã có nhiều cánh cửa rộng thoáng để Phật giáo phát huy mặt tích cực của mình; luôn tạo mọi điều kiện và bảo vệ tinh thần Phật giáo. Nhưng nhân lực, nhất là nguồn nhân lực được đào tạo chính quy từ các ngôi trường Phật học trước kia đã dần mai một, phải đợi đến nhiều năm nữa các vị được xuất thân từ trường Cao cấp Phật học (Học Viện Phật giáo Việt Nam) hiện nay mới có thể trưởng thành.

Và như vậy, tất cả, lúc nào cũng chỉ là bước khởi đầu.

Thời gian đã có tên gọi: Vô thường! Uổng phí quá nhiều thế hệ. Hơn ai hết, người con Phật không hề lo sợ tử sinh, nhưng với hoài bão, được sống và cống hiến cho Phật đạo, thì vô thường quả đáng lo ngại. Chưa nói đến khía cạnh sử dụng nhân tài “chiêu hiền đãi sĩ” để giúp mở rộng thêm phạm vi hoằng pháp. Chúng ta đã đối xử với nhau đó đây vẫn còn tệ bạc, lấy đâu ra nguồn nhân lực có tài để phát triển các mặt. Như vậy đặt vấn đề Văn học – nghệ thuật Phật giáo làm chương trình bổ sung hoằng pháp e rằng lạc đề hơn là phải lo củng cố một khung kệ nào đó. Vấn đề xem ra có vẽ “Ðời” quá, vì thế hiếm ai bỏ thời giờ ra xem dài, đọc báo với một tinh thần trách nhiệm cao ưu tư cho văn hóa Phật giáo, nên không biết đời có những truyện như LÚA HÁT và “Ðường Tăng T.Q.D”, để mà mừng, để mà đau cho văn học Phật giáo.

Lịch sử vốn luôn khắc nghiệt trước mọi sự hờ hững!

Hằng ngày, bánh xe đạp chúng tôi lăn lóc khắp ngã đường, vui buồn sướng khổ đau xen. Một cú sốc, một vũng nước từ đọng... đến gọi lên nhiều ẩn số nhân duyên – vô thường đã được học từ tấm bé nơi khoa học tàng vô tận Phật học. Huống hồ những lý giải, hay hiện tượng xã hội trong lãnh vực văn học nghệ thuật. Hiểu con đường Trung đạo của Phật là hiểu theo lớp thượng tầng khí quyển cao vọi, chính không ô nhiễm tạp trần do chính những chất thải của nền văn minh công nghiệp hiện đại. Nhưng những chất thải này lại luôn hòa quyện vào lớp không khí xung quanh, gần bên ta nhất, và ta sống, hít thở chỉ nhờ vào nó.

Hãy cất sang một bên phiền muộn, lo sợ, được mất bản thân, dành tất cả những thứ đó, kể cả vui buồn sướng khổ cho sự nghiệp chánh pháp – trong đó có văn học – nghệ thuật Phật giáo, để “Làm sao khi từ giả thế giới ta không chỉ nằm xuống như một người lương thiện” (Berrtolt Breeht – 1898 – 1956)

(1) chương trình “Ðọc truyện đêm khuya” của Ðài Tiếng nói Việt Nam, Hệ AM2, lúc 22 giờ 27.7.1994

Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật – TP.HCM số 16/94 đăng lại.

(2) Tác giả dùng cụm từ “Ðức Phật của họ”, bỏ qua một bên những kiến giải lệch lạc, thiên kiến, còn lại là từ phía Phật giáo chúng ta, như vậy cách dùng từ ấy quả tài tình. Ðức Phật của nghiệp dĩ tự thân, của cộng nghiệp. Chỉ có Phật giáo mới có phạm trù lớn rộng như vậy, văn học nhờ thế cũng dễ đi vào mà không phải lo sợ “phạm thượng”.

(3) Giải nhất cuộc thi “Truyện ngắn” do Hội Nhà văn và Tạp chí Thế Giới Mới tổ chức năm 1994

(4) “Tôn giáo của dân tộc” H.T. Thích Tâm Tịch dùng trong Thông Ðiệp Phật Ðản 2544 (từ khi du nhập Phật giáo đã trở thành tôn giáo của dân tộc)

(5) Những lời phát biểu của các vị Tiến sĩ – Nhà văn liên quan trong Ban Giám Khảo và Ban Tổ Chức cuộc thi “Truyện ngắn”, đăng trong tuyển tập “40 truyện rất ngắn” nhận xét về truyện ngắn “Ðường Tăng”
.

(6) Qua sai phạm của truyện ngắn “Ðường Tăng”, một số giáo sư, học giả và đặc biệt hội Phật giáo Việt Nam đã sớm có ý kiến. Sau đó bằng văn thư kiến nghị của Thành Hội Phật giáo TP.HCM mang số 480/VT/THPG ngày 6.10.1994 do T.T Thích Trí Quảng ký, trong đó nêu rõ nhận định của Phật giáo về sự việc, có đoạn “xúc phạm đến Phật giáo – xúc phạm đến Ngài Huyền Trang là một Thánh Tăng của Phật giáo...” và kiến nghị hình thức xử lý. Sau đó bằng quyết định số 2681 ngày 4.10.1994 do Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa Trần Hoàn ký; đồng thời liền sau đó là tiếp theo Quyết định của UBND TP.HCM số 3344 ngày 7.10.1994 do Phó Chủ Tịch Trang Văn Qúy ký, cả hai cấp có thẩm quyền này đều có yêu cầu đình chỉ, niêm phong và cấm lưu hành tuyển tập “40 Truyện rất ngắn” đồng thời cáo thị sự việc trên đã vi phạm Luật xuất bản (điều 22). Ðặc biệt hơn, quyết định còn nhấn mạnh khía cạnh “Vi phạm chính sách đại đoàn kết dân tộc của Ðảng và Nhà nước ta, xúc phạm đến Phật giáo coi thường giới thưởng thức văn học, gây xôn xao dư luận, tạo điều kiện phát sinh bất ổn trong xã hội, qua đó, kẻ xấu có cơ hội lợi dụng, xuyên tạc chính sách của Ðảng và Nhà nước, dẫn đến những hậu quả không lường được” như điều 3 trong văn thư TH.PG TP.HCM

Quyển “40 truyện rất ngắn” do Hội Nhà văn và tạp chí Thế Giới Mới ấn hành năm 1994 với số lượng 3.000 cuốn. Nộp lưu chiếu tháng 7.1994. Giấy phép XB cấp ngày 17.6.1994. Ðây là quyển sách tập hợp các truyện trúng giải và đặc sắc của cuộc thi.


---o0o---


Vi tính: Nguyên Trang

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 35138)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
09/12/2013(Xem: 7214)
Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm rùng rợn về tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 75 thì chắc chắn những tờ nhật báo tha hồ khai thác
07/12/2013(Xem: 21894)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
27/11/2013(Xem: 49993)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
16/11/2013(Xem: 27467)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
10/11/2013(Xem: 43299)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
09/11/2013(Xem: 14539)
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
05/11/2013(Xem: 5687)
Mẹ tôi là hình ảnh lớn nhất, là nhân vật vĩ đại nhất, là người đàn bà số một trong cuộc đời tôi. Ấy chết! Hãy thận trọng nếu là con trai, vì người đàn bà khác bên cạnh sẽ bắt bẻ ngay. Thật ra người con nào cũng có thể viết về mẹ của mình những dòng chữ ấy, chẳng thấy sai một tí nào. Nhất là khi người mẹ của họ đã không còn có mặt trên thế gian này nữa.
26/10/2013(Xem: 62685)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
14/10/2013(Xem: 19248)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]