Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cánh Sen Mùa Hạ

10/04/201312:19(Xem: 5621)
Cánh Sen Mùa Hạ

lotus_8

Cánh sen mùa hạ

Lam Khê

Cổng Chùa hiện dần ra trên con đường đất quen thuộc. Trời trưa nắng gắt, thỉnh thoảng từng cơn gió lốc thổi đến, hất tung bụi mù và cuốn theo mấy chiếc lá vàng bay tung túe. Dừng chân trước lối rẽ vào chùa, Tôi ngước nhìn cánh đồng lúa vừa cắt xong chỉ còn trơ gốc rạ phơi mình trong nắng hạ. Vài cánh cò bay lượn qua lại tạo nên những vệt trắng lờ mờ giữa bầu trời mênh mông vạt nắng. Có tiếng hò ru em dìu dặt chân quê. Có lời ca vọng cổ phát ra từ chiếc máy thu thanh bên ngôi nhà hàng xóm. Một khung cảnh làng quê yên bình mộc mạc, tạo ra chút cảm giác bồi hồi cho người vừa trở về nhưng lại sắp sửa đi xa.

Sân chùa vắng lặng vì đang là giờ chỉ tịnh trưa. Tôi bước nhẹ qua mái hiên, đến cạnh bờ ao ngồi nghỉ mệt. Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà Tôi mang tận từ Thành Phố về đây. Tôi đang trở về ngôi chùa của tổ đình, để chuẩn bị cho một chuyến đi xa, nên mỗi khoảnh khắc nơi đây bỗng trở nên gần gũi đến thân tình.

Thuở mới xuất gia còn theo học văn hoá bên ngoài, cứ mỗi kỳ nghỉ hè Thầy cho tôi về quê để hầu Sư Ông và nhờ người dạy bảo. Đối với Tôi lúc ấy mùa hạ là một chuyến đi chơi dài ngày thật thích thú. Sư Ông không quá nghiêm khắc như Tôi nghĩ. Bao mùa hạ Tôi có tiếng là hầu Sư Ông nhưng thực ra chẳng làm gì nhiều. Vì người sống giản dị theo cung cách an bần lạc đạo, không câu thúc nhiều vào nghi lễ. Người có dáng tôn nghiêm đạo mạo của bực tôn túc, nhưng lại hài hoà dễ dãi của người vui với thú điền viên cây cỏ. Mỗi ngày Ngưòi bỏ ra vài giờ dạy cho Tôi và chú tiểu Tịnh Minh ( đệ tử của sư chú Hải Nghiêm) học Tỳ Ni nhật dụng và tập viết chữ nho. Còn thì những buổi sáng sớm và chiều tối, Tôi thường theo Sư Ông ra vườn dạo cảnh xem hoa. Ao sen khi ấy vừa mới hình thành nên chỉ sơ sài vài cây sen bé xíu. Có một lần Tôi rủ Tịnh Minh trốn ngủ trưa ra ao sen chơi. Tịnh Minh vốn kính phục Tôi là huynh trưởng, lại cho Tôi là dân thành phố hiểu biết nhiều, vì thế mà Tôi cũng hay ra oai với chú.

Chỉ một khắc sau thì tôi và Tịnh Minh đã yên vị trên chiếc xuồng ba lá chèo ra giữa ao. Tịnh Minh là dân miệt vườn nên bơi lội chèo ghe rất cừ. Còn Tôi là chú tiểu thư sinh, dù luôn tỏ ra đạo hạnh nghiêm trang, nhưng tâm tư đôi lúc cũng ưa bay nhảy trong chốn phàm tình. Tôi hay xem văn chương thi phú, biết người xưa từng chèo xuồng hái hoa sen với bao ý thú thanh nhàn, nên cũng đèo bồng muốn bắt chước. Khi Tịnh Minh cho chiếc xuồng nhỏ lách qua một bụi sen trắng đang nở hoa, Tôi đưa tay định hái búp sen thì Tịnh Minh vội ngăn lại:

_ Đừng Sư Huynh! Sư Ông quý mấy bông sen đó lắm. Mỗi chiều người thường chống gậy đi dạo quanh hồ để ngắm sen nở. Quý thầy còn không dám hái đem vào cúng Phật nữa là….

Tôi hơi phật ý, nhưng biết Tịnh Minh nói đúng…đành phải im lặng. Thôi thì hãy để cho mấy cánh sen trắng trong tinh khiết kia được tự tại đứng giữa ao đầm mà nghiêng mình đón nhận ngàn tia nắng mặt trời chiếu rọi. Như vậy vẫn còn hơn là hái xuống, dù có đem cắm vào những nơi trang trọng tôn nghiêm cũng làm cho hoa chóng tàn rũ; huống chi Tôi chỉ có ý định hái hoa để nhìn ngắm chơi thôi.

Tịnh Minh sợ Tôi giận nên vội kiếm chuyện khác nói:

_ Sư huyngh đọc thơ cho em nghe đi… Có bài thơ gì hay lắm mà có lần em nghe sư huynh đọc đó. Hình như là bài” Cô Gái hái sen” thì phải.

Tôi đang mãi nhìn con nước lăn tăn theo nhịp chèo khua vang động. Tôi rất thích chèo ghe, nhưng tập bao nhiêu lần rồi mà khi đưa mái chèo thì chiếc xuống cứ tròng trành xoay tròn chứ không chịu tiến bước. Khi nghe Tịnh Minh nói Tôi chỉ ậm ự :

_ Ờ ….nhưng mà chúng ta là những chú tiểu đi ngắm sen chứ đâu được hái. Vậy thì để Sư Huynh sáng tác ra bài thơ khác lấy chủ đề là “ chú tiểu ngắm sen” nhé?

_ Ồ hay lắm! Sư huynh làm liền đi.

Tôi bèn cười khoả lấp:_ Nói chơi chứ sư huynh không có hứng làm thơ lúc này đâu. Thôi để lần khác…. huynh sẽ làm tặng đệ một bài thật hay.

Tịnh Minh im lặng đưa mái chèo lướt nhanh hơn rồi dừng lại dưới táng cây dừa cạnh bờ bên kia để trú nắng. Ao không rộng lắm lại đang thả sen, nên không thể thoải mái cho ghe qua lại. Tôi không rủ Tịnh Minh ra sông lớn vì biết cậu ta dù có nể mặt Sư Huynh đến mấy cũng không dám. Chẳng là khi mới về quê lần đầu, Tôi bảo chú ra sông tập cho mình chèo ghe. Tịnh Minh ngồi đằng lái, Tôi ngồi đằng mũi chỉ việc đẩy nhẹ mái chèo lướt theo. Có lẽ vì mãi mê ngắm sông nước hữu tình và Tôi đang cao hứng đọc thơ nên cả hai đã không chú ý đến chiếc Tàu lớn đang chạy đến gần với tốc độ nhanh. Lúc Tịnh Minh nhìn thấy thì không còn kịp nữa. Chiếc ghe nhỏ bị sóng đánh lật nhào. Tôi không biết bơi…chới với theo dòng nước xoáy một lúc thì Tịnh Minh nắm được, rồi chú vừa ôm lấy Tôi vừa bơi một tay vào bờ. Tôi thoát chết lần ấy. Nhưng Tịnh Minh bị quỳ hương Quá Đường suốt một tuần lễ và Sư Ông cấm không cho Tôi ra sông nữa.

Mỗi lần về quê, Tôi và Tịnh Minh đều có những kỷ niệm khó quên. Chúng Tôi trạc tuổi nhau, lại xuất gia một lần ( tôi được Thầy đưa về quê cho Sư Ông xuống tóc), chỉ vì thầy Tôi là huynh trưởng của sư chú Hải Nghiêm nên đương nhiên Tôi cũng là sư huynh của Tịnh Minh. Được làm sư huynh nên Tôi hay tỏ vẻ người lớn hơn. Mà cũng bởi chú nhỏ quá hiền lành chơn thật, cứ xem Tôi là thần tượng. Dưới mắt chú, Tôi là người học rộng hiểu nhiều. Tôi hay nói ra nhiều thứ, kể cả những chuyện không đâu vào đâu, vậy mà Tịnh Minh cũng hoàn toàn tin tưởng và lắng nghe. Chú rất thích Tôi kể chuyện và đọc thơ. Tôi kể thế nào chú cũng khen hay, đọc thơ kiểu gì chú cũng thán phục. Vì chú là người ham hiểu biết mà lại lười đọc sách báo, nên bỗng nhiên Tôi trở thành người vẻ vời lắm chuyện. Tịnh Minh rất siêng làm lại chuyên tu mà ít chú trọng vào việc học hành, nhiều lần sư chú Hải Nghiêm cứ than phiền :

_ Tịnh Minh chỉ ham làm vườn trồng trọt mà chẳng chịu học. Nó không có chí như con. Học hết cơ bản trên Tỉnh thì nằng nặc đòi về quê, không chịu học lên nữa.

_ Vậy thì chú gởi Tịnh Minh về Thành Phố ở với con đi. Có con kèm cặp Tịnh Minh ắt sẽ học khá hơn.

Tôi nói vậy vì tin chắc Tịnh Minh sẽ nghe theo, không ngờ chú lắc đấu phản đối:

_ Không đâu. Em không thích về Thành Phố và cũng chẳng muốn học nữa. Em ở Chùa phụ công việc với Thầy, lại có Sư Ông dạy học kinh bộ cũng đủ tu rồi. Hơn nữa em học dốt lắm…

_ Sư đệ đừng nghĩ như vậy. Đệ chẳng nghe Sư Ông dạy là “ Tu mà không học là tu mù” đó sao. Dù ở Chùa đệ vẫn học kinh luật, nhưng đến trường lớp mình sẽ học được bao điều hay đẹp của thầy bạn, sau này có nhiều cơ hội phục vụ cho đạo pháp chúng sinh…

Tôi cố thuyết phục màTịnh Minh vẫn giữ nguyên lập trường :

_ Em không có hứng thú lắm về chuyện học hành Sư Huynh ạ! Thì thôi đệ xin làm Bàn Đặc… hiểu bao nhiêu thì tu bấy nhiêu. Không phải là em mặc cảm hay tự ti gì đâu. Biển học mênh mông còn em chỉ là con thuyền nhỏ, sức chỉ bơi được chừng đó thôi. Sư Ông, quý Sư Chú Sư Bác đều kỳ vọng vào Sư Huynh. Còn em dù.. suy nghĩa cạn cợt đơn giản và học hành không tới đâu, nhưng cũng tin tưởng sư huynh sẽ là cây đại thọ vững chắc cho ngôi nhà Phật Pháp mai sau...

Chà! Sư đệ bây giờ nói chuyện nghe cũng văn vẻ quá- Tôi thầm kêu lên và cũng phục Tịnh Minh đã nói lên những ý tưởng dù chơn chất, làm cho Tôi phải suy nghĩ nhiều về con đuờng tu học của mình. Hoa trong khu vườn Đaọ luôn toả ra nhiều hương sắc, nhưng mỗi loài lại tôn vị cho cuộc đời bằng những giá trị riêng. Có lắm khi Tôi vì quá đề cao việc học mà quên đi bao tâm nguyện từ thuở ban đầu…

_ Kìa! Chú Tịnh Văn về bao giờ mà không vào trong chùa lại ngồi đây? Ăn cơm chưa, chị dọn cho nghen?

Tôi quay lại cười với Chị Hai _ Người làm công quả nấu cơm trong chùa_ :

_ Dạ em về vào giờ chỉ tịnh nên không dám vào. Đi từ sáng sớm, xe nổ lốp đến giờ mới tới. Sư Ông còn nghỉ hả chị?

_ Sư Ông dậy rồi và đang ngồi niệm Phật trên nhà Tổ. Em dùng cơm xong lên chào Người cũng được.

…. Ngôi nhà Tổ hơi tối vì cửa sổ cửa lớn luôn đóng kín. Sư Ông ngồi tịnh niệm lần tràng hạt trên chiếc tràng kỷ. Hình như người nghe bước chân đi lên nên quay lại. Tôi ngập ngừng lên tiếng:_ Bạch Sư Ông…

_Tịnh Văn phải không? Con về chơi hay có chuyện gì? Việc học hành và nhập hạ của con ra sao rồi?

_ Dạ bạch Sư Ông…Con về đảnh lễ Sư Ông …và xin thưa về việc tuần sau con phải sang Ấn Độ du học.

Sư Ông khẻ ho lên một tiếng, tay vẫn lần chổi hạt trong tư thế nhàn nhã khoan thai, nhưng giọng nói bỗng trở nên nghiêm nghị:

_ Đang trong hạ mà con lại bỏ đi du học xa? Gấp rút như vậy sao?.

_ Bạch Sư Ông…Vì trường bên đó Người ta đang mở khoá mới vào mùa hạ nầy. Con đã thưa với Thầy và chỉ xin tùng hạ thôi.

_ Vậy à! Chuyện học hành thì cần thiết thực. Nhưng người tu hành quan trọng ở nơi tuổi hạ. Việc nhập hạ từ bao đời nay đã trở thành truyền thống của người tu Phật, là một nếp sống Tăng đoàn hoà hợp mang ý thanh cao giải thoát, mình không thể xem thường được con à.

_ Dạ… con cũng biết vậy, nên cứ lưỡng lự phân vân. Nhưng giấy tờ nhập học và hộ chiếu đã xong xuôi, nếu hoãn lại e là sẽ bỏ qua cơ hội.

Sư Ông đứng dậy chỉ tay vào cánh cửa:_ Con mở cửa để Sư Ông ra bên ngoài hóng mát một chút.

Tôi mở cửa rồi dìu Sư Ông ra ngồi trên băng đá dười mái hiên. Nhìn ra mặt nước hồ sen trong ánh nắng hanh chiều, nghe thoang thoảng có mùi hương sen theo làn gió nhẹ.

_ Tịnh Văn, con thấy sen mùa hạ nở có đẹp không?

_ Da…ï thưa đẹp lắm. Tôi ngập ngừng trả lời mà không hiểu Sư Ông định nói gì.

_ Ừ! Sen vốn là loài hoa tinh khiết, lại chỉ ra hoa kết nụ vào mùa hạ. Mùa của muôn loại côn trùng sinh sôi nảy nở và cây trái sum suê. Lúc này trời đất giao hoà giữa cái nắng gắt và những cơn mưa tầm tả của vùng nhiệt đới, Sen đã sanh trưởng ra và tạo nên một dáng vẻ riêng, không thể xen lẫn vào bất cứ loại cây trái nào được. Do đó mà Sen được ví cho mọi sự sống vươn lên trong chốn bùn lầy nước đọng. Sen trong mùa hạ càng rực rỡ và tươi xinh hơn mấy mùa khác.

Tôi thích thú nghe Sư Ông bình phẩm về hoa Sen. Người hiểu rõ về tính chất của hoa và đã diễn tả bằng tất cả sự cảm xúc của cõi lòng. Nhưng Tôi biết Người đang mượn chuyện hoa Sen để dạy bảo mình.

- Nay mai Con phải đi học xa rồi_ Sư Ông chậm rãi nói tiếp_ Việc học hành không thể trì hoãn được thì thôi cũng tuỳ duyên… Ngày trước Sư Chú Hải Nghiêm của con cũng đi du học vào mùa hạ. Giáo pháp Phật có muôn ngàn, cốt sao cho người tu cảm thấy an lạc để lựa chọn một pháp tu ứng dụng thiết thực là được.. Sư Ông nói đến hoa Sen là cũng có ý khuyên con mấy điều. Mỗi mùa hạ lạp là dịp để cho người tu hành chúng ta thúc liễm thân tâm trao dồi giới hạnh. Suốt cả năm mình thường dễ dãi buông lung theo chuyện học hành, phật sự này nọ. Chỉ có ba tháng tịnh tu dù không trọn vẹn, nhưng con phải luôn nghĩ là mình đang nhập hạ. Ơû xứ người mọi sinh hoạt tu niệm đều khác, ngoài việc nỗ lực học tập, con cũng phải sống cho thanh cao trong sáng. Mình hoà nhập mà vẫn gĩữ tâm thanh tịnh chánh niệm, như loài Sen bất nhiễm…

_ A! Sư huynh về từ bao giờ vậy. Chúng mình ra ao hái sen đi.

Tịnh Minh từ hậu liêu bất ngờ chạy ra nói lớn, rồi thục vào ngay khi nhìn thấy Sư Ông. Sư Ông chỉ cười trách nhẹ:_ Chú Tiểu này lúc nào cũng trông Sư huynh về để cùng chơi đùa. Học hành thì lơ đễnh, suốt mấy ngày chẳng thuộc nổi một bài kinh ngắn. Nói vậy chứ chú cũng có hạnh lắm. Thôi thì mỗi cây mỗi hoa, mỗi vườn mỗi cảnh. ……Con ra chơi với sư đệ một lát. Sáng sớm mai Sư Ông bảo chú Hải Nghiêm đưa về Thành Phố và mua cho ít đồ chi dụng để đi học.

Tôi đi ra bờ ao. Tịnh Minh đang ở bên dưới cười nói với lên :_ Sen mùa này nở nhiều lắm rồi, để em hái cho Sư Huynh mấy bông đem về Thành Phố nhé.

_ Không cần nữa đệ à! Nhìn sen trong đầm lầy như vậy mới thú vị hơn. Sư Huynh muốn giữ mãi hình ảnh của những bông sen này để làm hành trang cho chuyến đi xa ngày mai.

Mắt Tịnh Minh bỗng đăm chiêu nhìn Tôi: _ Sư huynh sắp đi du học rồi…em chẳng có gì để gởi tặng cả. Nhưng Sư huynh còn nợ em một bài thơ đấy. Bài thơ chú tiểu ngắm sen mà sư huynh hứa làm năm nào đó.

_ Được rồi huynh sẽ làm cho đệ. Nhưng để xem sen nở trước đã.

Ôi! Những cánh sen tươi thắm rực rỡ trong những ngày tháng hạ… Những lời giáo huấn chân tình đạo vị của Sư Ông và hình ảnh chú Tiểu ngắm sen ở chốn Quê nhà, chắc chắn rồi đây sẽ mãi theo Tôi trên mỗi chặng đường du phương cầu học ở xứ Người.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2020(Xem: 7693)
Thân phụ Ngài là một nhà Nho, nên Ngài đã được thụ giáo từ khi mới lên 5 tuổi. Đến 7 tuổi Ngài được vào học trường huyện. Nhờ bẩm chất thông minh, Ngài luôn chiếm ưu hạng. Sau một thời gian Ngài được chuyển lên học trường tỉnh. Đây là nơi Ngài có thể sôi kinh nấu sử để mai sau danh chiếm bảng vàng, làm rạng rỡ tông đường. Ngờ đâu ngày 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) kinh đô Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi phải xuất bôn, và xuống chiếu Cần Vương. Vừa lúc đó có kỳ thi Hương tại trường thi Bình Định, các sĩ tử cùng nhau bãi thi, phá trường, hô hào tham gia phong trào Cần Vương, chống Pháp cứu nước. Ngài cũng xếp bút nghiên, gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Bình Định của các Ông Mai Xuân Thưởng, Bùi Điều.
14/08/2020(Xem: 5393)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 3260)
Chuyện đọc kinh sách (do cư sĩ Tường Dinh sưu tầm và diễn đọc)
10/08/2020(Xem: 4235)
Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn có một vương quốc trù phú tên gọi Thắng Man. Dù là một vương quốc giàu mạnh nhưng lòng người ở đây không thành thật, sống trên những giá trị giả dối, phù phiếm. Tại ngôi chợ bên ngoài hoàng thành có một người đàn ông sống bằng nghề bán mũ. Mũ của anh chàng này rất đẹp nhưng không hiểu sao hàng ế ẩm nên anh chàng toan tính bỏ nghề, tìm nghề khác sinh sống. Trên đỉnh núi quanh năm tuyết phủ có một nhà tiên tri, theo lời đồn có lẽ tu hành cả trăm năm và đã thành tiên. Nhân vương quốc cho mở đại hội để người dân vui chơi, ăn uống thỏa thích, nhà tiên tri chống gậy xuống núi để quan sát nhân tình, nhân đó tiên đoán vận mệnh của vương quốc. Trong dòng người hỗn độn, đủ thứ trò vui chơi vô cùng náo nhiệt, nhà tiên tri dừng lại bên cửa hàng bán mũ. Thấy một người đàn ông đang ngồi ủ rũ, nhà tiên tri hỏi:
09/08/2020(Xem: 7351)
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới. Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
02/08/2020(Xem: 11680)
Ấn Độ Một Hung tin Đẫm lệ Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã Viên tịch trong cơn Đại dịch Covid 19
27/07/2020(Xem: 10632)
Lương Hoàng Sám Pháp (Thi Hóa của Thích Linh Như)
27/07/2020(Xem: 2895)
Nhắc đến thuyết nhân duyên "trùng trùng duyên khởi" của nhà Phật. Trong cái này lại cài đặt liên kết với cái kia, nếu không quen cô bạn đạo Chúc Hảo, làm sao có cuộc đi chơi kiểu "Dế mèn phiêu lưu ký" mãi tận đến Orlando của xứ biển Florida, làm sao quen được những thiện hữu tri thức chủ nhân của ngôi nhà Thiền với hồ bơi được tôi đặt cho một cái tên thật ấn tượng: Hồ “Trường Lưu Thủy". Câu chuyện bắt đầu từ cú điện thoại của Chúc Hảo vào đầu năm: - Năm nay trường Nữ Trung Học Nha Trang của tụi mình tổ chức họp mặt tại Orlando, cũng có thể là lần cuối vì các Thầy Cô già yếu và rơi rụng hết cả rồi. Vậy mi có đi không? Vợ chồng con cháu đại gia của tao có nhà tại bãi biển sẽ cho tụi mình tá túc tha hồ tắm biển.
23/07/2020(Xem: 3008)
Giáo lý của Đức Phật rất cao siêu thâm thúy, nhưng người học có số hiểu giống nhau, có số hiểu khác nhau. Và thực hành thì mỗi người áp dụng càng khác nhau nữa, cố sao theo cái hiểu của mình để tâm an lạc. Riêng tôi, tôi cũng hiểu và áp dụng theo cách riêng của tôi. Và trong đạo Phật, Lý Nhân Quả tôi đặt làm trọng tâm tin tưởng tuyệt đối xem như kim chỉ nam hướng dẫn tôi suốt cuộc đời. Tôi không rõ lắm từ lúc nào, lý nhân quả đã thấm nhuần vào tâm trí tôi. Cũng có thể bắt nguồn từ khi tôi còn bé lúc tôi được mẹ và các chị đưa tôi vào sinh hoạt ngành Oanh vũ, ngành dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi của Gia Đình Phật Tử. Lý nhân quả thấm đượm hồn tôi rất sâu sắc từ bé đến bây giờ.
15/07/2020(Xem: 3844)
Người phụ nữ da đen ăn trộm 5 quả trứng, viên cảnh sát Mỹ không bắt mà xử trí đầy bất ngờ Cách đây 6 năm, ở Mỹ đã diễn ra một câu chuyện vô cùng cảm động giữa viên cảnh sát William Stacy và một người mẹ da đen Helen Johnson. Khi ấy là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vọng của người phụ nữ này, nhưng vị cảnh sát đã cứu sống cuộc đời cô. Đó là vào một ngày thứ 7, khi Helen bị bắt gặp đang ăn trộm 5 quả trứng trong siêu thị. Cô đã rất hoang mang khi cảnh sát đến. Tuy nhiên, thay vì bắt giữ cô về đồn cảnh sát, viên cảnh sát đã dành tặng cô một bất ngờ thú vị. Hàng tuần, Johnson đều phải nuôi nấng hai cô con gái và hai đứa cháu mới lên 1 và 3 tuổi, trong khi phúc lợi xã hội của cô chỉ có 120 USD một tháng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]