Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dòng sông quê mẹ

10/04/201312:08(Xem: 6159)
Dòng sông quê mẹ

dongque3_thuymac

DÒNG SÔNG QUÊ MẸ

Lam Khê

---o0o---

Lâu lắm rồi tôi mới có dịp đi lại trên dòng sông này. Bờ bên kia là vườn cây trái xum xuê vươn thẳng tới tận cuối đường chân mây. Xa xa…. từng cánh đồng lúa xanh non trải rộng trông như tấm màn nhung giăng kín cả mặt đất, làm cho những cánh cò cứ chao nghiêng bay lượn theo hương mùi mạ mới.

Đây là lần thứ hai Tôi trở lại nơi này. Nhớ năm nào em đưa Tôi về đây để cùng thưởng thức hoa quả đầu mùa đang sai quằn ngọt lịm. Khoảng cách của mười năm mà thấy như gần lắm. Sáng sớm trở dậy tôi vẫn còn ngỡ như mới hôm nào mình từng ở trong ngôi nhà này, từng đi trên con đường đất bốc mùi âm ẩm của bùn sình hoà lẫn với hương đồng nội ngào ngạt qua hơi thở. Khi ấy em là cô nữ sinh trường tỉnh mộc mạc và chân tình còn hơn cả loài cỏ dại mọc quanh nhà. Trong chuyến đi theo đoàn từ thiện về quê, Tôi làm quen và lưu lại nhà em chơi để rồi yêu luôn mảnh đất miền nam hiền hoà mà thơm thảo nghĩa tình. Còn Diệu Anh cũng đang muốn tìm hiểu con đường chơn lý và màu y vàng của người tu sĩ. Tôi thường kể cho em nghe nhiều câu chuyện Phật Pháp cùng những gì mà mình đã được học, được kinh qua trong đời sống tu hành.

Bây giờ Diệu Anh đã chọn cho mình một hướng đi đúng với tâm nguyện của thuở ban đầu ấy. Những lời trao đổi tâm sự của hai kẻ đồng hành từ đây mang tính triết lý cao siêu hơn mà cũng thân tình gần gũi hơn. Tuy cung cách nghiêm trang ý nhị nhưng cái tính vui tươi nhí nhảnh của người con gái miền sông nước Nam bộ trong em vẫn không mất. Khi thấy Tôi tắm sông mà chỉ đứng ngâm mình trong làn nước mát lạnh. Em nhào xuống như chú Sóc rồi kéo tay tôi chạy dài ra dòng sông, bảo tôi ngập lặn trong đó, bơi lội trong đó. Em vẩy vùng trong thế giới quen thuộc của mình một cách nhanh nhẹn tài tình. Tôi đành chịu, chỉ biết mỉm cười nhìn em… mà thấy cả dòng phù sa đang ngấm dần vào trong từng mạch máu.

Một cơn gió mạnh thổi tạt qua. Trời lại chuyển mưa rồi. Tôi nghe có tiếng gió rít trong nắng ấm, tiếng xào xạt của từng chiếc lá rụng, và rõ hơn cả là tiếng sóng vỗ từ hai bên bờ đất lở. Diệu Anh ngước lên nhìn trời rồi khẻ nói:

_ Gió mạnh thế này sẽ không mưa to đâu. Đến chiều em sẽ dẫn cô qua bên cồn chơi. Trái cây chắc là rụng đầy vườn. Ngày trước em hay rủ chúng bạn đi lượm xoài chua về ăn. Mẹ cứ la con gái mà thích ăn chua là làm biếng lắm đó.

Nhắc đến mẹ đôi mắt Diệu Anh lại đượm buồn. Năm năm về trước, mẹ em qua đời trong một cơn bạo bịnh. Cả tháng sau tôi mới hay tin nên không kịp về chia sẻ với em sự mất mát lớn lao này. Viết thư cho tôi em nói:-“Mẹ mất rồi, dòng sông đời em bỗng nổi sóng ba đào. Vườn cây trái ngày nào được cô ví ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nay đã trở thành vị đắng đau thương của cuộc đời mà em đang phải nếm qua….”

Cái gia đình của em đó … chỉ vỏn vẹn có hai mẹ con. Mẹ mất, cô sinh viên khoa Dược năm thứ hai đành gác mộng sách đèn, trở về quê lo hương khói và canh tác mảnh vườn cây trái của mẹ để lại. Em sống lặng lẽ trong tâm trạng của kẻ mồ côi vừa đánh mất hết mọi thâm tình. Tôi chỉ biết gởi lời an ủi, động viên em và chờ đợi sự kỳ diệu của viên thuốc thời gian.

Mãn tang mẹ em đi xuất gia nơi một ngôi chùa gần nhà. Sau đó Tôi gởi em về Thành Phố để tiện việc đi học. Thỉnh thoảng tôi đến thăm, để được nghe em kể cho nghe những câu chuyện về dòng sông trái ngọt quê nhà. Nhìn em hồn nhiên vui tươi như cô bé nữ sinh ngày nào, Tôi biết là em đã tìm thấy niềm an lạc trong đời sống tu niệm. Ngày đám giổ Mẹ, em lại rủ tôi về quê. Được trải lòng với sông nước mênh mông, Tôi những muốn cảm thụ cùng em bao cảnh đẹp thiên nhiên và thâm tình của người dân quê chất phác. Ngôi nhà nhỏ của em không ngớt người thân cùng hàng xóm lui tới. Họ cung kính đốt nén nhang tưởng nhớ đến người đã khuất, và thăm hỏi người con gái của quê hương, bây giờ đã yên vui nơi cửa Phật bằng tất cả tấm lòng quý mến trân trọng. Mùa Vu Lan vừa đi qua mà âm vang của ngày báo hiếu, ngày xá tội vong nhân dường như vẫn còn phẳng phất nơi đây. Mọi người tìm đến nhau để được tỏ bày chút niềm tri ân và nhớ ân. Họ thật tình bày tỏ chứ không ra vẻ màu mè càng làm cho không gian và lòng người thêm trải rộng chan hoà. Nhớ hôm rằm tháng bảy khi tôi cài cho em một cánh hoa hồng màu trắng, Diệu Anh đã nói:

- Mẹ mất rồi..nhưng sông nước và cây trái quê nhà vẫn còn đó, tình người vẫn còn đó. Em đã lớn lên trên mảnh đất này, được nuôi dưỡng bằng bầu sữa ngọt ngào và tình yêu thương của mẹ, của bà con làng xóm. Khi đã chọn đời sống thoát tục, em vẫn thấy mẹ luôn hiện hữu bên mình. Mẹ luôn dõi theo từng bước chân, nung đúc cho em thêm niềm tin và sức mạnh để tiến mãi đến bến bờ an vui giải thoát.

Diệu Anh cảm nhận tình mẹ qua những dòng chảy dạt dào nơi vùng quê yên bình chơn chất. Còn Tôi thì lấy cảm xúc từ em mà dệt nên một vài áng văn chương cho đời: “Có ai đếm đủ từng chiếc lá trên cành, nếm cho trọn hết những hương vị của các loại cây trái chín mùi qua bao mùa mưa nắng sẽ thấy được công ơn của mẹ hằn sâu nơi đó… Và dòng sông kia ai uống cạn để đong cho đầy tình mẹ bao la…”

-Diệu Anh nè… em có nghe dòng sông đang nói chuyện không ?

Em bật cười khi thấy tôi bắt đầu văn vẻ. Trầm ngâm giây lát, Diệu Anh trả lời, giọng nhỏ nhẹ như đang thì thầm với dòng sông:

- Em cũng từng lắng nghe dòng sông này nói chuyện bao lần rồi… kể từ khi mẹ vắng bóng nơi cõi dương trần. Nhưng cô đã nghe sông nói những gì ?

- À ! Màhình như làsông đang hát đấy. Một điệp khúc muôn đời về tình mẹ. Những người Mẹ thế gian luôn hiện hữu bên dòng sông đời, vậy mà đôi khi con người ta lại bỏ quên đi niềm hạnh phúc thiêng liêng ấy để đuổi theo chút bọt ảnh phù phiếm trên những ao hồ bé nhỏ. Dòng sông quê mẹ đưa ta thênh thang bước đi bằng niềm tin, và cả lòng tự hào được vươn lên từ lòng đất mẹ.

Diệu Anh có vẻ ngạc nhiên khi nghe Tôi nói. Chắc em nghĩ Tôi đang diễn tập cho thông thạo để tuần tới lên thuyết giảng trên lớp. Tôi lại miên man theo từng lời của dòng sông. Câu hát về đời người đã trở thành niềm thiên thu cho cuộc sống.

“Người tìm đến với bước chân… từng cơn mưa trút lá, và dòng sông cuốn đi.

Người tìm về dòng sông.. hỏi thầm về đời mình, hoang vu dòng nước lũ.

…. Ôi hư vô phong kín… Rồi dòng sông vẫn miên man đưa người về …”

Trời bắt đầu đổ mưa, cơn mưa tháng bảy dìu dặt như lời ru buồn của mẹ. Diệu Anh đã bước lên bờ …và đang đưa vẫy tay gọi vọng xuống. Nhìn khuôn mặt ướt đẫm nước mưa của em, Tôi mường tượng thấy cả những giọt nước mắt em đã khóc trong ngày mẹ mất. Thời gian và lý tưởng đạo mầu đã giúp em xoa dịu nỗi đau mất mát mà vững vàng hơn trong mọi cách nghĩ cách nhìn. Tôi chợt hiểu vì sao em lại yêu dòng sông này đến thế. Em ra đời và lớn khôn trong vòng tay của mẹ nhưng chính dòng sông quê hương đã cho em một trái tim, một lẽ sống để biết cảm thương san sẻ cho đời mà không hề đòi hỏi cho mình bất cứ điều gì.

Có một dòng sông vừa trôi qua…dòng sông của sự tĩnh thức quay về. Trên mỗi dòng sông đều in đậm dấu chân đời lam lũ mà bao bà mẹ hiền dãi dầu khuya sớm đi về. Những đứa con trưởng thành đã như cánh chim trời bay mãi, để rồi một lúc nào đó khi chợt nhìn về giòng sông… ta thấy như có cả nguồn suối yêu thương vô tận của tình mẹ thiêng liêng không bờ bến.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2011(Xem: 21690)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
09/01/2011(Xem: 12094)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
07/01/2011(Xem: 8484)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
06/01/2011(Xem: 6617)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị. Sao kỳ vậy? Đố kỵ tài năng sao? Không phải.
06/01/2011(Xem: 4043)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi tấp nập trên đường, ai nấy cũng lăng xăng sắm sửa chuẩn bị tống tiễn năm cũ, còn dì thì cứ như bất động, muốn động đậy cũng không còn sinh lực để nhấc cử tay chân. Bây giờ có muốn lo toan đèo bòng cùng thiên hạ, sắm thứ này thứ nọ, thì dì cũng chẳng có tiền để mà đứng dậy đi ra chỗ chợ búa xôn xao trăm hàng khoe sắc. Dì cúi xuống nhìn bé Trang đang nằm ngủ thật vô tư trên manh chiếu rách nát
06/01/2011(Xem: 7257)
Sau kỳ nghỉ hè, trở vào hãng làm việc, không thấy Goga mang theo chó, tôi hỏi : - Ủa , chó của bạn đâu ? Goga, con nhỏ bạn người Nam Tư trả lời : - Chó của tôi còn bé quá, phải một tháng sau, tôi mới mang qua được. - Bạn gởi nó bằng bưu điện ? -Không, tôi sẽ trở về rước.
05/01/2011(Xem: 3031)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
05/01/2011(Xem: 3209)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
04/01/2011(Xem: 53087)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 3035)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]