Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dấu chân mùa Phật Đản

10/04/201312:05(Xem: 4729)
Dấu chân mùa Phật Đản

Dấu chân mùa Phật đản

Lam Khê

Dừng chân bên khu vườn rợp bóng mát của những táng cây cổ thụ, Người lữ khách đặt nhẹ chiếc ba lô xuống, rồi ngồi thư giản trên một tảng đá trong tư thế toạ thiền đếm hơi thở. Dù từng đi đây đó nhiều, cảm thụ biết bao kỳ quan dị cảnh cuả đất trời, nhưng chàng vẫn bị thu hút trước vẻ đẹp huyền ảo của buổi ban mai rực vàng bóng nắng. Nhiều người khác cũng lần lượt kéo tới, không gian bao trùm trong sự chiêm bái thành kính mà yên lặng tôn nghiêm. Đến với miền đất Phật xa xôi này, Du Tử chợt nghe lòng thoáng chút nhẹ nhàng thanh thản an vui.

Khu rừng Lâm Tỳ Ni đang bước những ngày hạ nắng gắt. Từng đoàn người hành hương trên khắp các châu lục kéo về nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca đản sanh. Dòng người cứ đông dần lên trong tuần lễ cuối khi trăng rằm tháng tư vừa đến. Những nén hương, những đoá hoa đủ sắc đủ màu được bày biện cắm đầy xung quanh trụ đá, mà Vua A Dục đã cẩn thận ghi dấu lại để cho người đời sau biết được nơi Phật đã ra đời. Du Tử- những người quen biết đều gọi Chàng bằng cái tên đó với nhiều ngụ ý, đến đây từ rất sớm. Chàng ngồi yên lặng hằng giờ để ngắm cảnh vật và dòng người qua lại. Chàng có lối hành hương không giống ai. Không nghiêng về màu sắc tín ngưỡng, cũng không mang tính chất tham khảo nghiên cứu. Nói chung là chàng chỉ nhìn và suy nghiệm mọi thứ theo lăng kính và suy tưởng riêng cuả mình. Khu vườn này Du Tử từng tham quan vào các mùa khác. Hôm nay, Chàng đến với tâm trạng của người mong tìm lại dấu chân xưa. Bước đường thiên lý đã đưa chàng đi khắp nơi, chiêm bái hầu hết các Thánh tích Phật Giáo. Mỗi chuyến đi là mỗi lần cảm thụ sâu hơn về cảnh sắc qua tâm ý thức trở về. Nhưng thường cứ khơi dậy trong chàng sự ưa thiách tìm cầu khám phá.

Từ buổi khởi đầu cho bước đường du phương lãng tử, Du Tử chưa có một khái niệm gì rõ rệt. Chẳng qua vì tánh hiếu kỳ của tuổi trẻ, ưa thích làm kẻ độc hành dong ruổi cho thoả chí bình sinh. Dù không mang phong cách của người mộ đạo chơn chánh. Nhưng Chàng cũng tìm đọc kinh điển Phật để biết thêm về những nơi mình đến, tham khảo với các vị tu hành đạo hạnh. Càng tìm hiểu chàng càng thích thú vui mừng như đứa con đi xa được trở về với ngôi nhà cũ. Chàng tự ví mình như gã Cùng Tử mà Phật dẫn dụ trong kinh Pháp Hoa, đã tìm ra được đấng cha lành sau bao năm xa cách. Người con vốn mang mặc cảm tội lỗi thấp hèn nên không bao giờ dám nghĩ là sẽ có ngày mình được thừa hưởng cả một kho tàng phật pháp cao siêu vô giá.

- Này Ông! Sao không đi chiêm lễ quanh trụ đá mà lại ngồi đây. Ông không nhìn thấy là mình làm cản trở bao người khác, khi ai cũng phải bước vòng để tránh đó sao?.

Một người phụ nữ đến bên nói nhỏ làm Du Tử giật mình vội đứng dậy tránh đường:_ Xin lỗi …Tôi đã không để ý.

_ Tôi nói vì nghĩ là Ông mãi chiêm bái nên quên, chứ không có ý gì. Xin đừng phiền. Chắc Ông mới đến đây lần đầu chứ gì?

Du Tử mỉm cười không đáp. Lạ thật, trời đã xế chiều; Từng đoàn người đến hành lễ rồi đi, vậy mà Chàng cứ ngồi đây không biết đến mọi khoảnh khắc trôi qua của thời gian. Phải rồi! Chàng đang bận chiêm bái Thánh tích và suy tưởng lại một thời đại xa xôi từng hiện hữu trên mảnh đất mang đầy sự tích huyền thoại về cuộc đời của Đức Phật. Thái Tử Tất Đạt Đa đản sanh đúng vào thời điểm nầy của hơn hai ngàn năm trước. Nơi đây, cây Vô Ưu một ngàn năm bỗng trổ ra những sắc hoa rực rỡ, cùng bảy búp sen hồng vươn lên từ lòng đất để đón lấy bước chân của bậc Đại Giác vừa xuất hiện ở đời. Vàø Người đã thốt lên một câu nói để trở thành di ngôn bất diệt cho muôn đời sau.“ Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” ( trên trời dưới đất chỉ có mình ta là tôn quý ). Có vẻ thần tượng hoá về sự kiện ra đời của Phật, nhưng thời gian đã mặc nhiên công nhận dòng lịch sử ấy, và niềm tin cứ len lỏi dần vào tâm tư của bao thế hệ người đi qua.

Quãy chiếc ba lô lên vai, Du Tử từ từ tiến sâu vào rừng. Những người hành hương thường qua đêm bên mấy ngôi khách sạn nằm ngoài khu vườn. Có người trải bạt, giăng lều xung quanh trụ đá hay đền thờ Ma Da phu nhân để nghỉ lại. Du Tử nghe nói sâu trong khu rừng có nhiều hang động mà từ thuở xa xưa, hay bây giờ thỉnh thoảng có mấy vị Đạo sĩ vào đó nhập thiền. Vốn tánh thích mạo hiểm, cũng như ưa sự yên tịnh vắng lặng, Du Tử muốn tìm chỗ nghỉ ngơi trong hang động nào đó. Sáng sớm mai Chàng sẽ trở ra tham bái trụ đá Phật đản sanh một lần nữa. ( Nếu như đêm nay không bị thú rừng hỏi thăm ).

Khi màn đêm buông xuống, Du Tử vẫn còn len lỏi trong rừng. Ánh trăng rằm thoắt ẩn thoắt hiện vì bị những tàng cây cao che khuất, nhưng cũng soi tỏ con đường mòn đầy cỏ dại và gai góc để Chàng đi tới. Có tiếng Cú rừng kêu văng vẳng, tiếng gió đập mạnh vào các khe đá vang lên một thứ âm thanh rờn rợn nghe như tiếng thú rừng vẫy chết trong những chiếc bẫy vô hình, càng làm cho không gian chìm trong nỗi hãi hùng ghê rợn. Du Tử không cảm thấy lo lắng hay sợ sệt. Chàng đã từng trải qua nhiều khu rừng vắng, lang thang trên những con đường ít người lui tới, nhưng chưa bao giờ đi trong bóng đêm tịch mịch như thế này.

Xuyên qua cánh rừng và bóng trăng, chàng trai đến bên một triền núi thấp. Khi leo lên mấy bè đá, tìm được nơi bằng phẳng để ngồi nghỉ, Du Tử nghe có tiếng suối chảy róc rách qua màn sương đêm mờ ảo. Dòng suối từ nên dốc cao đổ xuống, hình thành một khe nước trong vắt như mang cả cảnh sắc và bầu trời đêm soi tỏ vào nơi sâu thẳm của dòng chảy. Chàng đứng lên hít thở thật sâu, rồi kêu lên khe khẻ:_ Ồ nơi đây thật là tuyệt dịu. Ta sẽ ngồi tĩnh tâm nơi tảng đá này để ngắm trăng suốt đêm. Các Tổ Sư ngày trước chắc cũng có vị từng đến đây tu tập thiền định.

Du Tử để túi xách sang bên rồi lần xuống suối tắm rửa một chút cho sảng khoái. Vừa ngâm mình trong làn nước mát lạnh, Du Tử vừa đưa mắt nhìn quanh. Dường như mọi cảnh quan của núi rừng đều kết tụ nơi đây. Chàng muốn thu hết mọi thứ vào trong tầm mắt của mình, để cùng thấm lạnh với sương đêm, để nghe rõ mọi thinh âm của đất trời trong đêm tịch diệu. Tắm xong, chàng theo ngách đá phía bên kia đi lên và bất ngờ nhìn thấy một hang động. Nương theo ánh trăng, chàng đi vào hang. Bên trong không rộng, lại thông với hóc núi khác. Du Tử lần bước sang bên đó. Cả một cánh rừng hoa và cây trái xanh tươi rậm rạp bỗng nhiên hiện bày ra. Đá núi chập chùng, mây trời thấp thoáng khi gần khi xa. Cũng có ánh trăng soi sáng và dòng suối trong xanh uốn khúc, mà sao phong cảnh nơi đây như chốn thần tiên cõi mộng. Chàng thoáng thấy một bóng người ngồi khuất sau một hóc đá. Hơi e ngại nhưng Du Tử vẫn bước tới. Vị Đạo sĩ có râu tóc dài bạc phơ và trang phục như người tiền sử đang tĩnh toạ, chợt mở mắt ra nhìn Chàng. Giây lâu sau khi xả thiền, Ẩn sĩ cất tiếng hỏi Du Tử …nãy giờ vẫn đứng yên:

_ Ngươi là ai? sao lại đến được nơi này?

_Chính con muốn hỏi Ngài là ai mà lại ngồi ở đây trong đêm hôm khuya khoắc?

_A! cái gã du phương lãng Tử, Ngươi đã đến đây mà còn cao giọng như thế à! Ta ngồi đây suốt hai ngàn năm rồi, chưa từng thấy một bóng người lai vãng. Nay ngươi là người đầu tiên gặp được ta, có thể gọi là nhân duyên hội ngộ.

_ Ngài nói sao? Ngài ngồi đây đã hai ngàn năm rồi. Vậy ra ngài là Tôn giả Ca Diếp. Nhưng Tôn giả đang bận thiền định tại núi Kỳ xà Quật chờ dự hội Long Hoa của Phật Di Lặc chứ đâu có ngồi ở chốn này.

_Ngươi có vẻ thuộc sử Phật Giáo lắm. Nhưng Ta chẳng phải là Tôn giả Ca Diếp. Ta là ai ngươi chớ tìm hiểu làm gì. Vì ngươi đã có duyên gặp ta ở đây, nên Ta cũng muốn nói mấy lời. Nếu Ngươi cứ mãi làm kẻ cùng tử lang thang như thế này thì bao giờ bước vào được ngôi nhà chánh pháp của Như Lai. Phật diệt độ đã hơn hai ngàn năm rồi. Thời kỳ chánh pháp tượng pháp đã qua, còn mạt pháp thì đang tới. Tất cả mọi sự kiện hưng suy dời đổi cùng những chuyển biến xáo trộn trong cuộc đời, đã tạo ra nhiều bước ngoặc cho Đạo Phật tồn tại và lan rộng khắp năm châu bốn bể. Con người thời nay ưa tìm cầu nắm bắt những cái hư ảo bên ngoài, nên ra sức nghiên cứu đào xới lại bao dấu vết của người xưa. Nhưng Họ không chịu hiểu là đạo pháp sâu xa vi diệu nằm ngay trong tâm mình. Mỗi người đều có hột minh châu quý giá cột nơi chéo áo, vậy mà cứ mãi chịu cực khổ tìm kiếm xa xôi….

_ Ồ! Ngài nói y như một diễn giả đang thuyết pháp. Nhưng Ngài là người của thời đại xa xưa, lại ở trong chốn hang động như thế này, làm sao biết rõ từng diễn biến của cuộc đời. Như lời Phật nói chúng sanh thời mạt Pháp nghiệp chướng sâu dày khó tu khó độ. Còn ngài đại diện cho thời kỳ chánh pháp, chắc hẳn đã nhận di ngôn của Phật mà lưu lại xác thân cho đến ngày nay để làm công việc truyền thừa chánh pháp tiếp độ chúng sanh. Vậy sao ngài vẫn ở mãi nơi này, một mình vui với Pháp thiền duyệt Đạo mầu, mà bỏ quên hết bao tiếng kêu thống khổ của nhân sinh. Như vậy thật trái với lòng từ bi và bổn nguyện của người tu sĩ. Lại nữa, thời đại văn minh cần có sự chứng thực rõ ràng về nơi đản sanh, hành đạo của vị đã sáng tạo ra chơn lý Đạo Phật, như vậy con người mới có đủ niềm tin để xác định phương hướng. Cũng như con đây, từ chỗ ham tìm hiểu vui chơi mà lần lần tin tưởng Đạo Pháp sâu xa. Dù mang hình thức gì đi nữa nhưng biết hướng thiện làm lành, cũng là tốt lắm rồi. Còn sự chứng ngộ thì cần phải có thời gian, tuỳ theo năng lực và bổn nguyện của mỗi người. Hơn nữa bây giờ…

Vị ẩn sĩ mỉm cười từ tốn:_ Này! Ta không có ý chê trách gì đâu. Mỗi thời đại, mỗi con người đều có tầm tư tưởng và trọng trách khác nhau. Chỉ sợ vì cách Phật đã lâu xa, giáo pháp tuỳ duyên e sẽ làm mất đi bản sắc ban đầu. Tìm kiếm chân tướng đạo mầu không thể ngao du mãi ở chốn sơn cùng hải tận. Dấu chân Phật Tổ nằm sẵn trong tâm niệm mỗi người. Đành rằng pháp môn thì vô tận, nhưng con đường quy tâm trước sau cũng chỉ có một. Thôi… trời sắp sáng rồi, Ngươi nên quay về. Bình minh sẽ toả rạng trước khi Ngươi trở lại được Quê nhà. Đừng nghĩ là ta không thiết gì đến sự thống khổ của Thế Gian. Cũng bởi nhân loại ngày nay mãi đua chen trong vòng danh lợi phù hư, thì làm sao thấy được tâm nguyện từ bi của Bồ Tát luôn có mặt khắp nơi để cứu người giúp đời. Nay Ta chỉ muốn nhắn nhủ với Ngươi cùng tất cả mọi người rằng: Hãy luôn lau chùi và gìn giữ hạt minh châu sáng rỡ trong tự tâm của mình. Mọi bóng sắc bên ngoài dù tốt dù xấu cũng dễ làm cho ta mê lầm hoan lạc trong nẻo thường tình…mà quên mất mọi phương hương quay về…

Du Tử trở lại vườn Lâm Tỳ ni. Chàng theo dòng người đi nhiễu quanh trụ đá. Trời nắng nóng quyện hòa theo mùi hương khói nhập nhoà, nhưng lòng Chàng thật sự mát dịu trong âm vang của núi rừng đang vào hạ. Một đêm trải qua bên khu rừng lạnh, Chàng không rõ mình đang bước vào cõi thực hay mơ. Tỉnh dậy bên một khe đá hẹp, giữa vầng trăng thanh và dòng suối trong veo lắng động, Du Tử vẫn còn mang cảm giác bồi hồi xao động. Vị ẩn sĩ đã đi rồi hay người không thực sự hiện hữu nơi này; Người chỉ ẩn hiện trong tiềm thức, để cho một kẻ rong ruỗi như Chàng chợt nhận ra được dấu chân thực sự lâu nay của mình. Chàng đang trở lại mái nhà xưa, hay vẫn tha phương tìm kiếm bao chân trời mới lạ. Trước lúc bình minh, Chàng sẽ tìm ra được câu trả lời. Chàng quay về khu vườn đảnh lễ nơi đản sanh của Đức Từ Phụ rồi lại ra đi.

Chơn lý Đạo mầu bừng ngộ sau một đêm tĩnh thức, trong từng âm thanh thâm diệu của núi rừng.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2014(Xem: 7298)
Qua không quen Mận mà biết Đào - đứa con gái 25 tuổi của Mận - qua một số lần giao dịch mua bán nhà. Đây là việc làm thêm nhưng lại là thu nhập chính của Đào (và Mận). Qua những thương vụ làm ăn chung, Đào tỏ ra là người nhanh, nhạy, thông minh và sòng phẳng.
23/06/2014(Xem: 4813)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 10324)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10700)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4800)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13691)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6929)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8242)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16739)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 5088)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]