Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đồng đô la bất hạnh

10/04/201311:58(Xem: 5795)
Đồng đô la bất hạnh

onedollarcoin_usa

Đồng đô la bất hạnh

Tác giả : Patrick White

Dịch giả : Đinh Việt Tú

Tôi gọi điện cho Hâysen Kinchơ xem ông ta có phải định đi vào thành phố không.

- Có, sẽ đi! – Ông ta trả lời tôi với một giọng khô khan, lạnh lùng.

- Tôi có việc cần phải giải quyết ngoài ấy, – tôi trả lời và tỏ ý cho ông ta biết là tôi sẽ rất thích nếu được đi cùng xe với ông ta.

- Được, ta có thể đi cùng.

Tôi biết Hâysen Kinchơ sẽ chẳng bao giờ đồng ý đi với bất kì ai ở quanh đây và chịu chấp nhận một điều gì tương tự như thế.

- Mười phút nữa tôi sẽ có mặt ở chỗ anh.

Tôi vội vàng mặc quần áo và chạy tới nhà ông ta. Mùa đông năm nay, ở chỗ chúng tôi lạnh khủng khiếp. Từ cửa sổ của nhà tôi có thể nhìn rõ cái vịnh lớn của con sông đóng băng trải dài mười ba dặm, từ phía Nam lên phía Bắc. Mọi người có thể đi xe trượt trên mặt sông đã đóng băng tới những đảo xa. Ô tô đuổi nhau trên con đường trước kia tàu thuỷ vẫn chạy. Tuyết trắng phủ kín hai bờ sông. Chỉ có màu xám của cây cối nổi bật trên nền trắng của một miền tuyết phủ.

Như tôi đã nói, xung quanh đây có lẽ chẳng ai được Hâysen cho đi nhờ xe bao giờ. Thậm chí trên thế giới này cũng chẳng có ai bao giờ được hưởng một cử chỉ thân thiện của ông ta. Đó là một người keo kiệt và cô độc hiếm có. Loại người như ông ta có lẽ chẳng bao giờ có chỗ đứng trong một xã hội công bằng.

Nhưng Hâysen Kinchơ không những sống đầy đủ, mà cũng có thể nói, ông ta chết đuối trong sự giàu có của mình. Cũng chính vì thế mà tôi muốn biết rõ hơn về ông ta. Ông ta có một sức hấp dẫn kì lạ, một sức mạnh đặc trưng cho những người dũng cảm đi trên dây qua sông Niagara hay nhào lộn trên không. Những người mà ngắm nhìn họ, chúng ta thấy sợ hãi đến tim ngừng cả đập, chúng ta lo sợ cho cuộc sống của họ và không muốn nhìn thấy họ rơi xuống chết. Đôi khi tôi có cảm tưởng là Hâysen đoán biết được những ý nghĩ của tôi về ông ta. Chẳng rõ bằng cách nào, ông ta trông có vẻ chân thành một cách trơ tráo, có lẽ quan hệ của tôi với ông ta là đã làm ông phấn khởi chăng? Tôi cho rằng tôi là người duy nhất trên thế giới này được ông ta tin như thế.

Hâysen là người đã có tuổi, thấp và gầy đét.

Tôi tới đúng lúc ông ta thắng yên cương cho ngựa trong chuồng. Đó là một con ngựa cái nhanh nhẹn và tuyệt đẹp, nhưng nó rất sợ ông chủ và căm thù ông ta nữa. tôi nhận thấy điều ấy qua ánh mắt dè chừng của nó. Không nhìn tôi, Hâysen nói to:

- Đóng cửa lại. Không thấy lạnh à? Đồ quỷ tha ma bắt!

Tôi đóng cửa và nhìn thấy trong chuồng cũng khá ấm áp.

- Tuyết sẽ rơi đấy, – tôi nói, – tôi tin rằng với thời tiết như thế, anh sẽ không đi vào thành phố nữa chứ?

Ông ta cười nhếch mép và cắt ngang lời tôi:

- Chẳng lẽ tuyết làm thay đổi thời tiết sao? Làm sao anh biết là tuyết sắp rơi?

- Trời tối sầm lại và có vẻ ấm lên chút ít…

- Tôi không chịu thua tuyết đâu. – Ông ta cười mỉa mai. Tôi có cảm giác là ông ta đang theo dõi nét mặt của tôi. – Mở hộ tôi cái cửa!

Ông ta dắt ngựa ra rồi dừng lại trước bếp.

- Ta vào trong uống chút gì cho ấm người đã.

Tôi đi theo Hâysen vào bếp. Ở đó vợ và con của ông ta đang quấn quýt bên nhau. Người vợ là một phụ nữ có thân hình thon thả, nước da tai tái và sợ chồng đến chết khiếp. Các điền chủ xung quanh đây vẫn kể với nhau rằng Hâysen lấy bà về để bù vào món nợ mà bố bà ta không trả được.

“Lần ấy tôi hiểu rằng đó là thời gian tốt nhất để lấy vợ” Hâysen vẫn thường nói như vậy.

Đứa con trai nhỏ ngồi trên sàn. Người vợ chuẩn bị nước giải khát bằng sữa, trứng và rượu rum. Khi chúng tôi uống xong, Hâysen quỳ xuống trước mặt đứa con. Trong mắt đứa bé toát lên cái gì đó có vẻ căm thù. Đấy là môt đứa bé tàn tật. Hàng xóm vẫn bàn tán thà rằng nó chết đi có lẽ đỡ khổ hơn. Nhưng Hâysen yêu con một cách đặc biệt. Ông ta âu yếm bế con trên tay. Thằng bé chỉ trợn tròn đôi mắt nhìn, rồi khóc ré lên khi người mẹ tiến đến gần.

- Cút đi! Cô đừng có quấy rầy chúng tôi…

Người vợ lùi lại và Hâysen chỉ tay vào đứa con, nói một cách huênh hoang:

- Một thằng bé tuyệt diệu, phải không?

Chẳng có ai trả lời ông ta. Hâysen gầm gừ cái gì nghe không rõ trong cổ họng và chơi với con một lúc nữa. Sau đó ông ta đặt con xuống sàn nhà và ra lệnh cho vợ:

- Cô trông lấy nó!

Người vợ gật đầu một cách sợ hãi, đôi mắt lộ rõ nỗi đau khổ và khuất phục. Chẳng thèm chia tay vợ, ông ta đi ra khỏi bếp. Tôi theo Hâysen ra ngoài. Chúng tôi ngồi vào xe trượt và lấy chăn trùm lên người. Phía trước chúng tôi là chặng đường khá dài, những sáu dặm trên tuyết. Cơn bão tuyết lại gần. Hâysen lập tức hiểu ngay tôi nghĩ gì khi thấy tôi nhìn ông ta.

- Bão tuyết tôi cũng không sợ. – Ônh ta nói khẽ và nhếch mép cười.

Tôi biết rõ rằng chả mấy chốc bão tuyết sẽ đuổi kịp chúng tôi. Tiếng rạn nứt lạo xạo của mặt tuyết đã đóng băng đổ dài theo vó ngựa. Xe trượt lướt trên mặt băng phát ra những âm thanh kì quặc. Chúng tôi đi vòng quanh hàng rào rồi hướng về phía phía thung lũng đằng xa. Chúng tôi dừng lại trước cửa ngôi nhà cũ của Râyboóc cho ngựa nghỉ hơi. Ngôi nhà đã lâu không có người ở, cửa khoá chặt. Những cánh cửa sổ được giữ chặt bằng các thanh gỗ đóng đinh chắn ngang.

- Đó là một gia đình xấu xa, bỉ ổi và ngu ngốc, – Hâysen nói gầm gừ, giơ roi ngựa chỉ vào ngôi nhà.

Con trai cả của gia đình Râyboóc thì tôi biết. Đó là một con người tuyệt diệu. Một lần vào mùa thu, anh ta thu hoạch táo chẳng may bị ngã từ trên cây xuống chết. Vợ anh ta muốn làm ăn tiếp tục nhưng đã không cẩn thận vay tiền của Hâysen. Nhờ thế mà ông ta chiếm được cả trang trại này. Tất nhiên đấy không phải là trường hợp tội lỗi duy nhất của Hâysen chứ?

Gió đã bắt đầu rít lên. Trên đường xuất hiện thêm nhiều đống tuyết bị đóng băng. Khi đi qua một đống tuyết to, lên đến đỉnh thì chiếc xe bị nghiêng và cả hai chúng tôi ngã xuống. Con ngựa sợ hãi hí lên, nhưng Hâysen vẫn cầm chắc dây cương. Chúng tôi rũ tuyết, kéo xe trượt từ trong đống tuyết ra, thắng ngựa, rồi tiếp tục lên đường. Gió rét nổi lên mạnh hơn nữa. Mặt trời lúc nãy còn chiếu, giờ đã bị mây đen che kín.

Trước khi đi tiếp, Hâysen tiến lại gần con ngựa. Thông thương khi giận dữ người ta đánh hay mắng con vật. Nhưng Hâysen thì khác hẳn. Ông ta nắm chặt hai tai con ngựa xoáy mạnh làm cho con vật đáng thương oằn cả người và cúi đầu sát tận đất. Đặc biệt ông ta không hề nói một câu nào.

Con ngựa vùng vằng giận dữ. Lúc này Hâysen mới lấy roi quất vào đầu gối con vật. Sau đó ông ta túm lấy tai ngựa vặn và nói:

- Bây giờ chắc mày sẽ không đi nhầm đường nữa chứ.

Nói xong ông ta lên ngồi cạnh tôi. Tôi im lặng. Tôi có thể can thiệp, nhưng có gì đấy nhắc tôi không nên dính vào. Con ngựa đi có vẻ khập khiễng, nhưng Hâysen thúc nó đi không thương tiếc. Càng bị thúc, ngựa càng đi chậm, nên khi chúng tôi tới được văn phòng của Hâysen thì tuyết đã rơi phủ kín mọi nơi.

Tôi chia tay với Hâysen trên bậc thềm rồi đi vào phố giải quyết việc riêng. Đi một quãng xa tôi thấy Hâysen nói to:

- Ba giờ quay lại đây nhé!

Tôi gật đầu, tuy biết rằng ngày hôm nay chúng tôi không thể quay trở về được. Giải quyết xong mọi việc, tôi đi đến chuồng ngựa của nhà trọ xem tình hình con ngựa. Máu chảy ri rỉ từ chỗ sưng phồng ở đầu gối nó. Bên ngoài, bão tuyết nổi lên càng mạnh hơn. Chủ nhà trọ nhổ nước bọt và nói:

- Chân ngựa sưng to lắm. Ngày hôm nay chắc chắn các anh không về nổi đâu.

- Tôi biết thế, – tôi trả lời.

- Đồ man rợ, – chủ nhà trọ chửi đổng, nhưng tôi biết là ông ta ám chỉ Hâysen.

Trước ba giờ, tôi đã có mặt ở văn phòng của Hâysen. Đó là một căn phòng sát mái, tối tăm và lạnh lẽo. Ở vào địa vị như thế, Hâysen thừa khả năng có một địa điểm xứng đáng hơn. Khói từ lò sưởi bốc lên mù mịt đến khó thở. Trong phòng chẳng có gì để thông gió. Đồ đạc trong phòng chỉ có một cái bàn, hai cái ghế tựa và một cái két sắt chắc chắn đứng ở góc nhà. Hâysen tin rằng cất tiền ở đây là chắc chắn, còn tôi thì nghĩ chỉ cần tuốcnơvít thông thường cũng mở được.

Tôi gặp Hâysen ở bậc thềm. Nhận ra tôi, ông ta cau có vẻ khó chịu:

- Tôi đi gọi điện thoại một tí. Đường nghe đâu không thể đi nổi.

Hâysen không có điện thoại trong phòng. Mỗi khi cần, ông ta lại xuống nhờ máy của cửa hiệu ở tầng mặt đất. Ông ta giữ thói quen đó và chẳng bao giờ chịu thay đổi.

- Tôi sẽ đợi trong văn phòng. – Tôi trả lời Hâysen.

- Ừ.

Vừa bước vào phòng, tôi vội đến che miệng lò sưởi và tìm cách thông gió. Nhưng chiếc cửa sổ duy nhất đã được đóng chặt bằng đinh. Một lúc sau Hâysen quay lại…

- Quỷ tha ma bắt những đống tuyết ấy đi! – Hâysen nói với giọng bực tức. – Đường dây không liên lạc được.

- Đường dây nào?

- Điện thoại. Tới trại…

- Anh muốn báo tin rằng…

- Rằng ngày hôm nay tôi không trở về nhà được. Anh sẽ ngủ lại khách sạn.

- Còn anh thì không ư?

- Tôi ngủ ở đây. – Ông ta cắt ngang.

Tôi nhìn lại căn phòng một lần nữa. Giường thì không có, chỉ có hai chiếc ghế tựa. Hâysen đoán được ý nghĩ của tôi.

- Tôi vẫn thường ngủ ở đây, tất nhiên là trên sàn!

Quan tâm đến suy nghĩ bên trong của Hâysen, tôi hỏi:

- Anh định báo cho vợ anh biết là anh không về chứ gì?

- Ồ, đời nào! Tôi muốn hỏi xem sức khoẻ của thằng bé ra sao…

Có tiếng chân bước thận trọng lên cầu thang. Hâysen theo dõi và căng mắt nhìn ra cửa. Người đi lên dừng lại trong hành lang tối, chắc là đang tìm nắm đấm cửa.

Cánh cửa bỗng mở, và Đin Mácsay bước vào. Nhà của ông ta nằm bên cạnh trại của Hâysen. Đin sống với vợ và năm đứa con trong một ngôi nhà nhỏ được ngăn cách với chuồng ngựa bằng một hàng rào gỗ. Gia đình ông ta nghèo và sống vô cùng vất vả, mặc dầu phải làm việc từ sáng đến tối. Đin gầy như cò hương, cổ dài ngoằng, hai gò má nhô cao, bộ ria phủ kín cả môi trên. Ông ta có đôi mắt chân thành, thật thà nhưng mệt mỏi.

Đin dừng lại trước cửa, hai mắt nhấp nháy, từ từ cởi chiếc khăn quàng cổ đã rách ra. Hai tay đi găng vẫn để nguyên.

- Vào nhanh lên! Anh nghĩ tôi có lò sưởi ở đây để sưởi ấm cho cả thành phố chăng?

Đin đập đập gót chân vào nhau và đóng cửa lại.

- Xin chào ông Kinchơ, – ông ta cười gượng gạo và sợ hãi nhìn chủ trại.

- Anh muốn gì? – Hâysen hỏi, không thèm chào lại. – Anh muốn trả tiền lãi hả?

- Vâng, thưa ông Kinchơ. Nhưng bây giờ tôi không thể trả hết được.

- Lại vẫn bài hát quen thuộc! Thế thì bao nhiêu? – Hâysen hỏi một cách giận dữ.

- Mười một đôla và năm mươi xu…

- Anh nợ hai mươi cơ mà!

- Tôi sẽ trả nốt khi nào gà nhà đẻ trứng.

Hâysen phá lên cười mỉa mai:

- À, thế là quá kéo dài. Nếu như trang trại của anh đáng giá vài đồng tiền rách thì tôi đã tống cổ anh ra khỏi đó từ lâu rồi, thằng đểu cáng ạ.

- Xin ông rủ lòng thương, ông Kinchơ. Tôi sẽ trả đến đồng xu cuối cùng.

Hâysen đặt tay xuống mặt bàn:

- Đồ nói dối! Nào hãy đặt lên bàn xem có bao nhiêu. Cuối tháng này là anh phải trả hết nợ!

Mácsay tiếng lên gần bàn. Tôi ngồi cạnh lò sưởi. Đôi mắt cận thị của Mácsay nhìn Hâysen rồi nhìn tôi. Dễ thấy là ông ta toàn thân lạnh cóng. Ông ta tháo găng tay, và lúc đó tôi nhìn thấy rõ đôi bàn tay sần sùi tím ngắt.

Đặt găng lên bàn, Mácsay rút từ túi chiếc áo khoác rách ra cái túi nhỏ đựng thuốc lá. Lắc lắc trong túi, Mácsay móc tiền ra. Ông ta vừa đặt hai đồng năm mươi xu lên bàn là Hâysen lập tức vồ ngay lấy.

Từ trong túi rơi ra một cái gì đấy. Chắc chắn là tờ giấy bạc. Tôi muốn nhắc cho Mácsay biết thì Hâysen đã dùng lòng bàn tay che lại rồi từ từ kéo về phía mình. Khi Hâysen nhấc tay lên thì tờ giấy bạc cũng không còn ở đấy nữa.

Mácsay móc những tờ giấy bạc cũ nát còn lại đưa cho Hâysen. Hâysen tính rất nhanh:

- Mười một đôla và năm mươi xu, đúng rồi. Đợi tí, tôi sẽ viết giấy chứng nhận cho anh. Đừng quên là anh phải trả hết nợ cuối tháng đấy nhé…

Mácsay thẫn thờ nhìn Hâysen viết giấy chứng nhận. Cất túi thuốc lá vào túi áo khoác, Mácsay đứng chờ. Hâysen xé đôi tờ giấy đưa cho con nợ một nửa.

- Cảm ơn ông! – Mácsay khẽ nói.

Hâysen gật đầu:

- Đừng có quên đấy nhé!

- Tôi sẽ cố gắng, thưa ông Kinchơ.

Mácsay quay người đi ra.

- Anh ta đánh rơi cái gì trong túi ra vậy? – tôi hỏi.

- Một đôla. Thằng ngốc, nó mất một đôla…

- Anh có trả lại cho anh ta không?

Hâysen cười ngất:

- Sao? Của cải của mình mà không biết giữ gìn, tôi phải trả lại cho nó ấy à? Nó sống khổ như vậy là vì thế…

- Nhưng đồng đôla ấy là của anh ta!

- Hắn nợ tôi nhiều hơn thế nhiều.

- Thế cũng được, nhưng anh sẽ ghi thêm một đôla vào số tiền trả rồi.

- Thế anh cho tôi là thằng ngu à?

- Anh ta có thể buộc anh vào tội ăn trộm, – tôi nói mặc dù biết sẽ chẳng làm cho Hâysen nao núng. Tôi thấy rõ tôi đã đem lại niềm vui cho Hâysen khi tôi tỏ ý kinh tởm về ông ta.

- Nếu như hắn không là thằng ngốc thì hắn đã không trả tám mươi đôla tiền lãi hàng năm vì nợ bốn trăm đôla. – Hâysen trả lời với giọng kẻ chiến thắng.

Tôi tò mò không hiểu anh ta có quay lại không khi biết mất tiền.

- Ngoài ra, hắn còn nói dối tôi nữa. Hắn nói có mười một đôla và năm mươi xu thôi mà. – Hâysen tiếp tục.

Sau đó Hâysen cúi xuống viết cái gì đó trên bàn. Tôi vẫn ngồi chăm chú theo dõi. Bỗng tôi nghe tiếng chân trên cầu thang.

Mácsay bước vội vào phòng với nét mặt hốt hoảng. Ông ta chăm chú nhìn lên sàn, nhìn tôi, nhìn lên bàn rồi nhìn Hâysen.

- Tôi đánh mất một đôla, – ông ta nói. – Chắc chắn là tôi đánh rơi nó trong phòng này.

Hâysen cau mặt:

- Rõ ràng anh chỉ có mười một đôla và năm mươi xu.

- Đó không phải là đồng đôla của tôi…

- Anh nghĩ là tôi tin anh à? Ai có thể đưa cho anh một đôla? Có nghĩa là lúc nãy anh lừa dối tôi?

- Không phải tiền của tôi, – Mácsay nhắc lại. – Tôi phải mua thuốc hộ người khác.

- Thế anh nghi cho tôi ăn cắp của anh phải không?

Mácsay buông thõng tay một cách bất lực.

- Không, không, làm sao tôi dám nghi như thế được. – Mácsay nhìn quanh phòng một lần nữa rồi lắp bắp. – Có thể là tôi đánh rơi ở chỗ khác…

Mácsay quay người và cúi đầu ủ rũ đi ra. Hâysen nhìn tôi, nở nụ cười đắc thắng.

- Anh đã thấy chưa? – ông ta nói.

Tôi rời khỏi văn phòng đi về khách sạn. Dọc đường tôi ghé qua hiệu thuốc mua một ít thuốc ngủ. Mácsay đang đứng cạnh quầy nói chuyện với người bán thuốc.

Bỗng tôi nghe thấy tiếng người bán hàng trả lời:

- Tôi không thể giúp anh được đâu, Mácsay ạ. Bao nhiêu lần anh không trả tiền tôi rồi…

- Biết làm thế nào bây giờ khi anh không tin tôi, – Mácsay buồn rầu nói rồi bỏ đi.

Nằm mãi trong khách sạn, tôi không tài nào ngủ được. Tôi luôn nghĩ đến Hâysen.

Sang ngày thứ ba, bão tuyết đã tan. Tôi gặp Hâysen ở bưu điện.

- Chúng ta đi chứ? – Ông ta nói.

- Có đi nổi không?

- Chắc chắn là có. – Ông ta trả lời và cười vui vẻ.

- Tại sao anh lại vội vã như vậy?

- Chẳng sao cả, tôi nhớ thằng bé quá.

Khi chúng tôi lên đường thì con ngựa vẫn còn khập khiễng. Nhưng đi được chừng hai ba dậm, nó bắt đầu phi nước đại. Như mọi lần, sau cơn bão tuyết, mặt trời chiếu sáng. Ánh nắng chiếu xuống nền tuyết trắng xoá phản chiếu lại chói chang. Cành cây, hàng rào, đường dây điện… tất cả đều phủ một lớp tuyết mỏng. Rừng thông dưới thung lũng xanh thẳm…

Dọc đường, Hâysen kể nhiều về đứa con. Còn tôi chỉ im lặng.

Khi dừng lại trước nhà, Hâysen vui vẻ mời tôi:

- Nào, chúng ta hãy vào nhà làm miếng gì cho ấm người đã. Để xem chàng công tử của tôi đang làm gì.

Tôi theo Hâysen vào nhà.

Mùa đông, bếp của Hâysen cũng là nhà ăn và phòng ngủ, vì ông ta rất tiết kiệm củi đốt trong lò sưởi. Bước vào nhà, tôi thấy vợ Hâysen từ giường nhỏm dậy. Tôi không thể nhận ra cô ấy nữa. Trông cô ta thiểu não, rõ rượi, đau khổ.

- Chúng ta đã ở nhà. Con đâu? – Hâysen nói giọng oang oang.

Vợ nhìn chồng và bỗng môi rung rung. Chị mở miệng nhấp nháy và không ra lời rồi lại mím môi lại. Cố gắng lắm, mãi sau chị mới nói được:

- Con… chết rồi…

Trong bếp, sự sống như ngưng lại. Tôi nhìn lên thân hình thấp lùn của Hâysen, lúc này tôi có cảm giác là ông ta còn lùn thêm nữa. Mặt ông ta xám ngắt như người chết. Chỉ có các thớ thịt trên má khẽ động đậy.

- Con đâu? – Hâysen hỏi với giọng người cúm.

Người vợ nhìn lên giường. Hâysen nhìn theo vợ. Bước mấy bước loạng choạng, tới gần giường, chúng tôi nhìn thấy thân hình co quắp của đứa bé. Chắc chị ta nằm ôm sưởi ấm cho thằng bé cho tới tận lúc chúng tôi về. Chiếc giường ngổn ngang chăn gối nhàu nát, chứng tỏ chị ta đã trải qua một tấn thảm kịch lớn.

Hâysen ngắm nhìn con nhưng không động vào người nó. Ông ta giận dữ nhìn vợ.

- Em đã làm tất cả những gì em có thể…

- Cô đã làm những gì? – Ông ta hỏi.

- Con bị ho, – người vợ trả lời. – Em biết là con bị sưng phổi. Anh còn nhớ… em đã bảo anh mua thuốc cho con, nhưng anh nói là không cần, rồi con sẽ khỏi…

Người vợ tiến tới cửa sổ.

- Em đã nhờ vợ Mácsay giúp đỡ. Cách đây không lâu con chị ấy cũng bị sưng phổi. Chồng chị ấy có việc phải đi vào thành phố. Chị ấy hứa là sẽ mua hộ thuốc. Em không dám nói là cho con chúng ta, vì như thế chắc họ sẽ mua hộ. Em có đưa cho chị ấy một đôla. Ngày hôm qua Mácsay trở về. Lúc đó tình hình của con đã rất nguy kịch. Em tới ngay nhà họ hỏi thuốc, Mácsay chỉ nhìn em rồi nói là không có.

Người vợ im lặng một chút rồi nói tiếp:

- Khi Mácsay trở về cũng còn chưa muộn lắm nhưng sau đó thì không còn kịp nữa rồi…

Trông Hâysen như hoá đá. Ông ta đờ đẫn nhìn căn phòng, sau đó dần dần hồi tỉnh lại. Chắc là ông ta cảm thấy mối liên quan gì đó.

- Tại sao hắn không mang thuốc về? – Hâysen hỏi thầm.

- Bác sĩ không muốn bán chịu cho anh ta.

Nét mặt của Hâysen trở nên nhúm nhó, hai tay giơ lên, Hâysen hét to:

- Còn tiền? Chuyện gì đã xảy ra với đồng đôla?

- Mácsay nói rằng anh ta… đánh mất… trong phòng của anh…

Lão keo kiệt loạng choạng ngã dựa vào bức tường. Da ông ta trông như da ngỗng, và trên mặt ông ta in rõ những nét nhăn nhó kinh khủng. Ông ta mở to mồm và rú lên khủng khiếp.

---o0o---

Nguồn: vuontaodan.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2015(Xem: 4433)
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: “Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó”.
03/11/2015(Xem: 4099)
Đã lỡ hứa với lòng là từ đây nhất định sẽ không viết chuyện tình nữa, nhưng có lẽ “mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên“ của tôi vẫn còn nên phải đành viết tiếp câu chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng và nàng công nương em gái vua Gia Long. Thiên tình sử kéo dài đến 40 năm với một tình yêu độc đạo, nghĩa là đường yêu chỉ có một chiều. Nàng yêu đắng, yêu cay trong tuyệt vọng vị Hòa Thượng làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế và cũng là sư phụ truyền Bồ Tát giới cho nàng. Để tránh mối tình ngang trái chỉ làm cản trở đường tu và sự trong sáng của mình, vị Hòa Thượng khả kính đã tìm cách trở về chùa xưa, Sắc Tứ Từ Ân ở Gia Định để tỵ nạn tình duyên. Nhưng Hoàng Cô - cô của vua Minh Mạng vẫn bám theo kiểu, cho dù chàng có đi đến chân trời góc biển nào, thiếp cũng khăn gói theo chàng.
24/10/2015(Xem: 6344)
Tại Hoa Kỳ, nếu nói về những người Mỹ gốc Việt đang thành danh trong ngành Luật và hành nghề Luật sư tại các Tiểu Bang khắp nước Mỹ thì thật là cả một lực lượng quá đông. Nhưng nói đến một nữ Luật sư có nhan sắc xinh đẹp, có nhiều tài năng đa dạng vừa là Luật sư xuất sắc kiêm Họa sĩ từng nhiều lần triễn lãm tranh sơn dầu vẽ kích thước lớn trên vải bố Cavas; và là một Thi sĩ có những bài Thơ rất hay đầy tính nhân bản, thật lãng mạn thì chắc chắn người ta phải nói đến Nữ Luật Sư JENNY ĐỖ tại San Jose, bắc California.
08/10/2015(Xem: 3871)
S au 5 năm, tôi trở lại thăm bạn lần thứ tư trên xứ người. Bước xuống phi trường, thấy bạn lững thững từ xa đi đến, bóng dáng lẻ loi nổi bật trên nền trời xanh biếc làm lòng tôi quặn thắt. Tôi biết bây giờ bạn là người cô đơn nhất, lòng đang chất chứa một nỗi u hoài. Còn tôi, cũng chỉ đến với bạn đôi ba ngày, có chăng cũng chỉ đem đến cho bạn vài nụ cười ngắn ngủi rồi đành phải chia xa!
02/10/2015(Xem: 3392)
Hôm nay tôi đến nhà người anh họ để dự đám giỗ mẹ của anh ấy (cũng là mợ của tôi), nhìn lên bàn thờ thấy khói hương nghi ngút, thức ăn, trái cây bày cúng ê hề, lòng tôi bỗng nhói lên một niềm cảm xúc. Thời gian trôi nhanh quá, mới đó đã mười hai năm. Nhớ lúc cha tôi vừa mất, khi chuẩn bị tẩn liệm cho người, mợ ấy đến nhìn mặt cha tôi lần cuối rồi khen rằng cha tôi chết không mất một miếng thịt (cha tôi mất đột ngột do tai biến mạch máu não), mấy tháng sau bắt đầu đến mợ ấy. Thế nhưng căn bệnh ung thư đại tràng đã hành hạ thân xác mợ gần một năm trời khiến mợ như chỉ còn da bọc xương.
01/10/2015(Xem: 8162)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
14/09/2015(Xem: 3910)
Văn Nhân là văn sĩ nổi tiếng đã có vài chục tác phẩm xuất bản. Nếu như sinh ra ở Hoa Kỳ hay Tây Phương thì chàng ta đã trở thành triệu phú, đời sống đế vương. Thế nhưng thị trường chữ nghĩa của người Việt hải ngoại thì nhỏ, “văn chương hạ giới lại rẻ như bèo”, báo phát không, báo biếu, báo chợ, báo cắt dán khơi khơi đăng truyện của chàng mà không phải trả nhuận bút, nhà xuất bản kiếm được mớ tiền khi xuất bản sách của chàng…thế nhưng chính tác giả lại nghèo kiết xác.
08/09/2015(Xem: 4539)
Ông trời run rủi thật kỳ lạ, cho những người từ những phương trời xa lắc xa lơ bỗng nhiên gặp nhau, rồi cuộc đời ràng buộc với nhau ! Hôm đó trong văn phòng ông Paul, khoa trưởng trường đại học ở một tỉnh xa Paris, có ba người gặp nhau lần đầu : ông Paul, cậu Santy và Jean. Ông Paul người gốc Ba Lan, giòng dõi quý phái, theo cha mẹ lưu lạc sang Pháp. Ông học xuất sắc, đỗ đạt cao, làm giáo sư , rồi lên chức khoa trưởng kiêm giám đốc một trung tâm khảo cứu. Santy là một thanh niên người Lào, con nhà khá giả, được bố mẹ cho đi học bên Tây. Thông minh, chăm chỉ, đậu tiến sỹ rất sớm, cậu được nhận ngay làm giáo sư diễn giảng trong đại học ông Paul.
03/09/2015(Xem: 3507)
Tôi rất thích thiên nhiên. Dù đối với tôi, ở đâu, ngắn hay dài ngày, diện tích lớn hay nhỏ không quan trọng mà tôi luôn chọn cho mình một nơi trú ngụ có thiên nhiên. (Và yêu cầu thứ 2 là sạch sẽ). Điều mong muốn này không có nghĩa rằng tôi đòi hỏi cho mình vườn cây, hồ nước hay bể bơi. Cái mà tôi muốn nhất là khoảng không, là bầu trời. Dù ở căn hộ hay ở phòng thuê nhỏ xíu tôi rất thích có cửa sổ để ngắm trời xanh, mây trắng, và có thể thêm màu xanh của cây cối nơi xa xa…
28/08/2015(Xem: 4664)
Cải biên từ một bài hát, tôi xin đổi là: “Âu Châu có gì lạ không em? Mai em về còn nhớ gì không?”. Còn nhớ chứ, nhớ nhiều nữa là khác. Nhớ như một người yêu nhớ người tình. Và tôi đã nhớ gì, xin... thỏ thẻ cùng các bạn nỗi lòng của tôi nha. Âu Châu năm nay có hai sự kiện: * Sự kiện thứ nhất là khóa tu học hằng năm vẫn thường xảy ra tại một nước trong Âu Châu, không chỉ Phật tử khắp Âu Châu đều biết mà cả thế giới cũng có một số người quan tâm. * Sự kiện thứ hai độc nhất vô nhị thật đặc biệt chưa từng có trên thế gian này đã làm xôn xao khắp năm châu bốn biển đó là 4 đại lễ cùng tổ chức một lần tại chùa Khánh Anh, Paris. - Lễ Đại Tường Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. - Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Evry. - Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày về nguồn 9) - Đại Giới Đàn Khánh Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]