Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cây Cổ Thụ Già (truyện ngày xưa)

23/01/201707:04(Xem: 6635)
Cây Cổ Thụ Già (truyện ngày xưa)


cay co thu

CÂY CỔ THỤ GIÀ


Nhớ lại những ngày đi học bé bỏng xa xưa, học được nhiều bài học hay trong Cổ Học Tinh Hoa, trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư, trong Luân Lý Giáo Khoa Thư...
Buổi ấy, ngây thơ chưa biết và chưa hiểu bao nhiêu. Bây giờ càng lớn, càng già, thoảng nhớ lại lõm bõm chỉ dăm ba bài thôi, ta cũng thấy là thấm thía mà chạnh lòng !!!
Dăm ba bài học ấy, xin viết lại vài trang giấy tiếp theo sau đây, lời văn còn đơn sơ. còn đạm bạc, tuy có thêm hoặc bớt vài chữ, vài dòng, nhưng nguyện vẫn xin giữ trọn Ý và Tình của từng câu truyện một.

Cảm tạ bạn đọc nhiều !
MÙA XUÂN NHƯ Ý

***

LỜI HAY Ý ĐẸP
"Đừng xem thường những lỗ nhỏ,
những lỗ nhỏ có thể làm đắm thuyền"

 

***

 

        Dưới một mái nhà, cha mẹ sinh ra ba người con trai, sống với nhau thuận hòa. Lớn lên, ba người anh em trai lần lượt lấy vợ. Cha mẹ già rồi cũng mất đi.

         Một hôm, ba gia đình họp lại, bàn chuyện chia lìa, mỗi gia đình tìm một nơi, sống riêng cho mình. Chắc cũng tại ba cái mụ đàn bà kia, tối ngày lộn xộn nhau hoài, nhức đầu !

         Tài sản của cha mẹ để lại chỉ là một mái lá, đơn sơ. Một bàn thờ Tổ Tiên với cặp chân đèn cùng bát nhang, hương khói đạm bạc thường xuyên trong những ngày Giỗ Tết.

         Của cải trong nhà chỉ là năm ba chiếc giường, chỏng xiêu vẹo cùng mền gối xô lệch, lủ khủ những nồi niêu xoong chảo, cái cũ, cái mòn...

         Sống nghèo nàn như vậy đã từng một thời vui vầy êm ấm, nay bỗng chốc chia lìa !

         Sáng ra, ông anh cả dậy sớm. mở cửa, bỗng hai tay ôm mặt khóc òa.

         Trước sân nhà, chỉ còn một cây cổ thụ già tươi tốt mọi ngày, định cưa xẻ làm ba, chia cho nhau, giờ thì tự nhiên nó cũng chết từ lúc nào !

         Trời ơi. cây cối nó còn biết đau xót cho cảnh chia lìa, thà chết đi, chứ không chịu cảnh bị cưa xẻ làm ba cho các người tranh dành, xâu xé nhau. Thôi thế từ đây không còn cành lá xum xuê, bóng mát chan hòa che phủ cho anh em từng vui vầy, sum họp với nhau !

         Cả ba gia đình cũng từ đó hiểu được, khóc lóc theo, ùa nhau ra, ôm tròn vây quanh cây cổ thụ : đã đi rồi !

         Và cũng từ đó, ba gia đình trở lại vui vẻ, sống hòa thuận mãi mãi bên nhau

         Giá mà chúng ta biết được như vậy,  nên gần gũi,  nên yêu thương nhau hơn, đẹp biết bao nhiêu !

                                                          

         LI HAY Y ĐP 
           "Bạn thương là sống"



 MÙA  XUÂN  NHƯ  Ý    

(Trích trong "Ngày Vui Qua Mau"  
    sắp xuẫt bản nay mai)

   

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 2102)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
05/01/2011(Xem: 2310)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
04/01/2011(Xem: 42998)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 2192)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 1988)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 3689)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 7327)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 2621)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 1792)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 1772)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567