Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giữa dòng sông hoa

10/04/201311:54(Xem: 4324)
Giữa dòng sông hoa

hoaphuong_1Giữa dòng sông hoa

Lam Khê

Đầu tháng tư đã có những cơn mưa nặng hạt kéo dài. Bầu trời khi trong veo, lúc lại thăm thẳm mù mây. Hai bên bờ nước thường dâng cao, cây cỏ sum suê góp phần làm cho tiếng dế tiếng ve kêu râm rang suốt cả ngày. Thuyền bè qua lại trên sông đông đúc và đêm đêm mấy khu chợ nổi vẫn thu hút khách thương hồ lai vãng bán buôn.

Ngôi chùa nằm khuất sau hàng dừa nước mấy hôm nay tất bật người ra vào. Ngoài sân có mấy chiếc ghe bầu lớn nhỏ nằm chơ vơ trên bãi đất trống cũng đang được trang trí kết đèn lồng gắn tràng hoa trông thật lộng lẫy đẹp mắt. Những chiếc thuyền hoa, người ta gọi vậy- chuẩn bị cho đêm rằm chùa sẽ tổ chức lễ rước Phật đản trên sông- Thì như ở thành phố có xe hoa đi diễu hành khắp các con đường trong đêm kỷ niệm Phật Thích Ca ra đời ấy mà.

- Mọi năm đâu có. Sao năm nay nhà chùa làm rườm rà quá dzậy không biết?- Mấy người dân trong xóm xúm lại coi rồi bàn tán.

- Vị thầy này mới về trụ trì. Chắc Ổng muốn rước Phật qua lại trên sông cho bà con mình thưởng ngoạn chứ gì.

- Ừ! Ổng còn trẻ, lại là người Thành Phố mới được bổ nhiệm nên thích làm những việc khác người.

Vị Thầy đang chỉ đạo công việc gần đó, khẽ mỉm cười khi nghe họ nói. Đối với cư dân ở đây thì Thầy là người từ phương khác đến, nhưng ngôi chùa này với thầy vốn mang nặng một mối ân tình sâu xa. Vậy nên khi nhận lời di chúc của Hoà thượng tiền nhiệm vừa viên tịch thầy đã khăn gói quay về không chút đắn đo suy tính. Có phải là Thầy ngẫu hứng bày vẻ gì đâu, cũng chẳng muốn tỏ ra mình làm điều khác lạ hơn người; Nhưng mỗi sự việc xảy ra đều ẩn chứa ít nhiều nguyên nhân của nó. Năm tháng qua nhanh. Cuộc sống với nhiều thay đổi theo thời gian và quán tính của con người. Chuyện đời chuyện đạo ngày xưa ấy cũng đã lùi xa. Duy chỉ có thầy là đang trở lại nơi này. Trở lại để rồi khi mùa Phật đản đến cứ âm vang đâu đó chút tình tri ngộ tri ân với ngôi chùa cùng dòng sông bến nước…

Miền quê sông nước thanh bình đã khiến cho những chàng trai thành phố cảm thấy ấm lòng gần gũi khi lần đầu tiên bước chân đến. Họ là thực tập viên của trường Cao đẳng Địa chính, chưa từng quen với việc chèo xuồng lướt sóng, nhưng lại yêu thích cảnh mênh mông đồng ruộng với cơ man nào là sông ngòi chằng chít hiện ra như tranh vẽ. Con người ở đây cả đời chỉ biết quanh quẩn với vườn tược, kênh rạch mà tánh tình phóng khoáng thật thà. Họ đón tiếp những chàng trai mặt còn hơi sữa với tất lòng quý trọng hồn hậu. Ngoài những giờ thực tập, Minh Đức cùng đám bạn học thường lân la đến nhà dân chuyện trò hỏi thăm để biết nhịp sống cùng công việc làm của họ; Và hơn hết là được mọi người khao cho những bữa ăn cây nhà lá vườn đậm mùi vị ngon lạ hấp dẫn của vùng sông nuớc. Dân miền nam vốn nổi tiếng hiếu khách và thích ăn nhậu mà. Hơn nữa hồi ấy được chiêu đãi người tri thức là một niềm vinh hạnh cho họ, cũng đâu có tốn hao là bao. Đã ăn vào…thì lời ra. Thế là họ thoả thích huyên thuyên về cảnh đồng ruộng cò bay thẳng cánh, thoả thích kháo chuyện đông tây kim cổ đến quên cả trời đất nắng mưa.

Những ngày thực tập mới vui làm sao. Dù lắm khi cả đoán người phải vất vả lội trong đầm lầy cả bưổi, giữa cái nắng chói chang và những cơn mưa dầm tháng hạ; Nhưng lòng háo hức của tuổi trẻ khiến những chàng trai không cảm thấy nhọc mệt hay nhớ nhà. Một buổi tối bác Hai trong xóm mời cả bọn đến dự liên hoan chia tay, vì ngày mốt đoàn sinh viên phải trở về trường. Không khí đêm trăng miệt vườn thật trong lành yên ả, lại thêm thân tình nồng hậu của người dân bản xứ, khiến cho lòng người cảm thấy lưu luyến chưa muốn rời xa. Ăn uống đàn hát xong, Minh Đức đề nghị các bạn cùng chèo ghe đi ngắm trăng sáng trên sông. Chẳng được ai hưởng ứng, vì mọi người đang bận vui vẻ tán tỉnh mấy cô thôn nữ xinh xắn. Thế là anh một mình ra sông mượn chiếc xuồng tam bản của chủ nhà rồi khua mái chèo trên con rạch nhỏ. Xuồng đi giữa ánh trăng rằm diệu ảo như ngỏ ý mời mọc người khách lạ cùng dạo cảnh thiên thai. Lúc ấy Minh Đức đã thấm chút hơi men nên đầu óc lâng lâng theo con sóng cùng chiếc ghe tròng trành của người mới tập chèo chống. Nhiều lần định quay vaò bờ, nhưng vầng trăng và phong cảnh hữu tình cứ bắt anh lướt tới. Minh Đức ngắm trăng rồi hứng chí ngâm thơ vịnh nguyện, tự ví mình là thi sĩ Lý Bạch đời Đường. Một lúc sau thì gió bỗng thổi mạnh, làm cho chiếc xuồng không thể tiến tới được. Chàng trai chưa biết xử trí thế nào thì tay chèo mất thăng bằng rồi cả người lẫn ghe cùng lật nhào xuống nước. Lúc ấy anh chỉ kịp đưa tay với lấy bụi rậm gần đó.

Trong cơn mê chấp chờn Minh Đức cảm tưởng có ai đó kéo mình lên. Anh mở mắt ra và ngạc nhiên thấy chiếc thuyền lớn đầy màu sắc của những ánh đèn cùng hào quang rực rỡ. Lại có nhiều tràng hoa tươi kết trên mui trên mạn và đặt cả dưới sàn. Giữa thuyền có chiếc bàn cũng trang trí thật lộng lẫy hoa đèn, trên đó đặt một tượng Phật nhỏ. Minh Đức nghe có tiếng người nói:_ Hôm nay là ngày Phật đản, Chúng ta làm lễ rước Phật trên sông cho bà con có dịp được chiêm bái Phật.

Một người khác kéo tay chàng đến trước bàn Phật bảo quỳ xuống để làm lễ thế phát xuất gia vì hôm nay là ngày tốt. Minh Đức vội đưa hai tay lên ôm lấy đầu la lớn …

- Cậu nhỏ tỉnh rồi à? Con uống chút nuớc gừng này rồi lại ngồi gần bên bếp lửa cho ấm? May mà chỉ uống có ít nước.

Minh Đức ngơ ngác nhìn vị sư già, nhìn quanh quất:_ Mình đang ở đâu đây. Hình như là ngôi chùa thường gặp mỗi ngày khi qua lại trong xóm. Cố nhớ ra mọi chuyện, anh khẻ khàng cất tiếng hỏi:_ Sao con lại nằm ở đây? Còn chiếc thuyền hoa rước Phật đâu?

Vị sư đưa cho chàng chén nước bảo uống rồi nói:_ Con còn mê sảng à? Làm gì có thuyền hoa rước Phật. Thầy có việc đi trong xóm về tối. Khi chèo ghe gần đến chùa thì nghe tiếng kêu từ một bụi rậm gần bờ nên vội bơi tới, thấy có người tay nắm cành lau còn đầu thì chúi xuống nứơc. Thầy kéo con lên và đưa vào đây. Tuy chưa uống nước nhiều, nhưng bị ngất cũng khá lâu. Thầy phải hô hấp nhân tạo thoa dầu, hơ nóng. Bây giờ con thấy trong người thế nào? Thôi nằm nghĩ cho khoẻ, đợi sáng thầy sẽ đưa về trường.

Chàng trai ngạc nhiên:_ Thế sư cụ biết con là sinh viên thực tập à?

Sư cụ gật đầu:_ Sao lại không biết? Ngày nào mấy cậu cũng đi ngang chùa, hát hò um sùm ngoài đường. Tuổi trẻ ham học hỏi tìm tòi mà cũng ham vui lắm. Nghe nói hôm nay ông Hai chiêu đãi mấy chàng sinh viên thực tập sắp trở về thành phố, sao cậu lại chèo ghe một mình đêm hôm để suýt phải chết đuối…? Bộ định nhảy xuống sông ôm trăng như chàng Lý Bạch hồi xưa à?

Minh Đức nhắm mắt lại. Anh vẫn còn mệt, đầu óc quay cuồng với bao hình ảnh cứù thoặt ẩn thoặt hiện. Thật lạ lùng, có phải mình vừa thoát chết không? Mà sao lại gặp lúc vị sư đi ngang qua. Vậy còn chiếc thuyền hoa…?

Khi khoẻ hẳn, Anh kể lại giấc mơ của mình cho vị Sư. Chàng trai cứ băn khoăn tự hỏi:- Một người trong cơn thập tử nhất sinh mà vẫn nằm mơ à!Một giấc mơ kỳ lạ, chàng có bao giờ đi chùa, nào có biết gì đến những sinh hoạt lễ lạc ở nơi tôn nghiêm này…

Vị sư yên lặng nghe. Người nhìn chàng trai và suy nghĩ rất lâu rồi mới cất tiếng nói:_ Đây chắc là điềm lành cho con. Biết đâu đây là nhân duyên. Mà thôi, dầu sao thì con cũng được bình yên rồi. Cửa chùa từ bi lúc nào cũng rộng mở. Hôm nay là mười bốn, ngày mai đúng là ngày Phật Đản.

Minh Đức vẫn còn suy tuởng với cảnh trong mơ:_ Vậy thầy có làm thuyền hoa rước Phật không?

Vị sư cười thật hiền:_ Thầy chưa từng nghe thấy chuyện này. Quả là một ý tưởng thú vịï. Có thể sau này ai đó sẽ làm thuyền hoa rước Phật trên sông. Nhưng chùa Thầy thì chỉ làm lễ tắm Phật đơn sơ…như mọi năm thôi.

Sau lần thoát nạn ấy Minh Đức trở về thành phố tiếp tục chuyện học hành. Ra trường, Anh không xin việc làm mà tìm đến xuất gia ở một ngôi chùa gần nhà, rồi được Bổn Sư gởi đi học các nơi. Thỉnh thoảng Minh Đức cũng về quê thăm vị thầy đã cứu mình ngày trước. Dù không xuất gia với Hoà Thựơng nhưng Minh Đức vẫn xem người là thầy y chỉ. Chàng trai trẻ ngày nào thích suy tư mơ mộng, nay đã là vị đại đức có phẩm cách và nhiều tâm nguyện. Thầy vẫn luôn nghĩ về giấc mơ xưa …

Khi thấy Thầy tổ chức ngày lễ tắm Phật thật long trọng; lại cho kết thuyền hoa rước Phật trên sông, người ta vừa lạ lẫm vừa nghi ngại. Những phật tử lâu năm của chùa lúc đầu cũng không đồng tình. Bởi họ cũng từng dự lễ xe hoa trong đêm Phật đản tại các tỉnh thành lớn. Còn ở đây là miền quê sông nước đầm lầy, dân tình mộc mạc chưa quen với cụm từ thuyền hoa rước Phật. Hơn nữa đã tốn kinh phí mà không hẳn đã mang lại lợi ích. Bổn đạo chùa cũng chẳng có mấy người, hằng tâm thì có chứ hằng sản thì không. Nhưng rồi khi sự việc hoàn thành, mọi người hoan hỷ và biểu lộ sự kính trọng cảm phục vị thầy trụ trì. Mấy đêm trước rằm thầy có thuyết pháp và mời bà con lại nghe. Họ được thầy kể cho nghe câu chuyện nằm mơ khi sắp chết đắm của chàng sinh viên ngày trước.

Đêm Phật đản cả mặt sông tràn ngập ánh đèn màu của thuyền hoa. Chiếc thuyền lớn có bài trí tượng Phật đản sanh đi trước. Thầy và mấy chú tiểu đứng dọc hai bên bàn Phật với pháp y vàng rực như các vị tôn giả đệ tử Phật của mấy ngàn năm trước. Bốn chiếc ghe nhỏ hơn đi phía sau thì chở các bô lão và đoàn thanh thiếu niên phật tử trong làng. Tất cả đều đồng phục áo lam làm phản chiếu thêm vẻ tươi tắn rạng rỡ như ánh trăng rằm trên từng gương mặt. Trời không gợn mây, trăng và nước cứ mặc sức toả chiếu lung linh theo ánh đèn lồng và hoa cỏ đồng nội. Những ghe thuyền của khách thương hồ xuôi ngược cũng tò mò ghé lại đứng xem. Thuyền hoa đi lần qua các kênh rạch. Dân làng đứng chật trên bờ hướng mắt nhìn đoàn thuyền Phật đi qua, có cả các Sư sải từ mấy ngôi chùa trong làng cũng đến chiêm bái. Họ vui vẻ và hết lời tán thán. Chưa bao giờ con sông quê họ lại tưng bừng lễ hội hoa đăng rước Phật trang nghiêm mang đầy ánh đạo nhiệm mầu như thế. Những người dân chơn chất an phận làm ăn hiếm có dịp biết đến chùa, lúc này lòng họ gợi lên chút niềm tin trong sáng. Họ chắp tay hướng về đức Phật bổn sư, cùng chư tăng để bày tỏ niềm thành kính vô biên.

Đoàn thuyền đi qua mấy làng xã thưa vắng. Sau đó ngược sang bến đò bên khu trung tâm thị trấn nhộn nhịp bóng người đi lễ chùa đêm rằm, rồi từ từ quay về con sông lớn. Ánh trăng đêm vẫn huyền ảo soi sáng đến tận bờ giác ngạn xa xa. Vị Thầy với dáng vẻ nghiêm nghị, lúc này cũng xúc động trong cảnh sắc như thật như mơ trong ngày Phật đản. Thầy vẫn đứng yên, mắt hướng nhìn phía trước nơi thuyền hoa đi qua. Dường như dòng sông cũng ánh lên vẻ reo vui đằm thắm, khoảnh khắc của thời gian trước có khác gì với hình ảnh hôm nay.

Và biết đâu chừng, trên những con đò bấp bênh đời sông nước, có ai đó cũng từng được trải qua cuộc hội ngộ kỳ thú như chàng trai Minh Đức ngày nào.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2023(Xem: 3365)
Từ đầu đến giữa năm 2020, con virus do Tập Cận Bình (TCB) cho tạo ra tại Viện Nghiên Cứu ở Vũ Hán, chẳng những để giết người dân Tàu ở Vũ Hán chống đối đường lối cai trị tàn ác dã man của Tập, mà còn cho con virus ác ôn này xuất ngoại với âm mưu thâm độc là gây truyền nhiễm, lây lan cho người dân lành khắp mọi nơi trên thế giới. Rồi đây đảng cộng sản Tàu do TCB dẫn dắt đã gieo cái nhân ác, sẽ nhận lãnh cái quả không thể nào lường trước được. Xin quý độc giả hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
01/09/2023(Xem: 28808)
Bát quan trai giới Cửa Vào Tuyệt Đối Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo Du-già Bồ-tát giới Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn Duy tuệ thị nghiệp Đạo Phật và thanh niên
03/08/2023(Xem: 3156)
Sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau chùa bỗng nghe tiếng ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn lật đật lại gần sư thưa: – Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó khóc dữ quá. Một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử.
09/06/2023(Xem: 3803)
Hằng năm cứ vào độ đầu xuân, hoa Mai vàng rồi hoa Đỗ Quyên của Đức nở rộ, Thầy Hạnh Tấn, một vị Tu sĩ Phật giáo, người có khả năng tiếp cận và truyền đạt được những giáo lý màu nhiệm của Đức Phật đến các em thanh thiếu niên sống tại nước ngoài. Dĩ nhiên là có sự tiếp sức của Thầy Hạnh Giới, cũng cùng chung một chí nguyện, cùng khả năng về ngoại ngữ, ít nhất là hai thứ tiếng Anh và Đức mới tổ chức được một Trại Thanh Thiếu Niên toàn nước Đức, có khi lên đến trên bốn trăm em tham dự.
08/05/2023(Xem: 3410)
Bạn tôi có mỗi thằng con trai độc nhất. Hai vợ chồng thương nó lắm. Qua định cư ở Mỹ lúc tuổi đã xế chiều cho nên luôn nghĩ: ”Đời mình kể như bỏ thôi hy sinh lo cho con”. Ông làm đủ nghề lao động, bà thì lớp nào giữ trẻ, lớp nào coi sóc người già, để bù thêm vào tiền lương còm cõi của ông.
05/05/2023(Xem: 3485)
Tại cánh đồng rộng mênh mông ở Phi Châu có một con sử tử con mới lọt lòng mẹ bảy ngày. Mẹ nó trong một chuyến đi săn bị bầy linh cẩu cắn chết và không bao giờ quay trở lại. Sư tử con đói kêu la thảm thiết, chập chững đi chẳng kể phương hướng để tìm sự sống. Nó may mắn lạc vào một đàn bò. Một con bò mẹ đang nằm dài dưới đất cho bê con bú.
03/05/2023(Xem: 141002)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
21/04/2023(Xem: 4045)
An Dưỡng Địa là một khu nhà mồ ở Phú Lâm, gần bến xe đi về lục tỉnh. Trong khu An Dưỡng Địa có chùa Huệ Nghiêm, có Tháp Phổ Đồng. Tiền thân của chùa Huệ Nghiêm là Viện Phật Học Phổ Thông được thành lập đầu năm 1964, rồi chuyển qua Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa đầu năm 1971. Tôi và ba thầy Liêm Chính, Toàn Châu, Thiện Tường được Viện Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Liễu Quán ở Huế gởi vào đây học thêm 04 năm. Sau ba năm tu học theo chương trình của viện, tôi đi thêm đoạn đường dài là đến tu học, hoằng hóa tại Hoa Kỳ.
15/01/2023(Xem: 4004)
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết hơn 2 triệu dân miền Bắc, nặng nhất là hai tỉnh Thái Bình, Nam Định đã để lại dấu ấn không bao giờ quên về hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương do Pháp và Nhật chiếm đóng Việt Nam.
15/01/2023(Xem: 3639)
Tôi có một người cháu tên Nhi gọi tôi bằng dì. Liên hệ bà con xa, gần thế nào tôi không rõ lắm, chỉ biết là lần đầu gặp Nhi từ miền Trung vô Sài Gòn Nhi đã hai hai tuổi, hy hữu ở cùng cư xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận với nhà tôi. Nhi ở dãy A, nhà tôi dãy E đi bộ qua lại chừng hai phút. Nhi theo chồng vào đây và đi học. Đã hai hai tuổi và đã lập gia đình nhưng trông Nhi rất trẻ con, có lẽ nhờ nét mặt mộc mạc ngây thơ, ánh mắt thật thà thánh thiện, đặc biệt có hai răng khểnh rất duyên, mỗi khi cười làm tăng nét hồn nhiên chân thành vốn sẵn có trên khuôn mặt bầu bĩnh hiền lành phúc hậu của Nhi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]