Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Loài Hoa Bình Dị

29/12/201609:45(Xem: 2426)
Loài Hoa Bình Dị
LOÀI HOA BÌNH DỊ
Quà Vu Lan cho ba


Thuở mới kiến tạo, lộ Lâm Quang Ky giống như một con đê chạy dài theo bờ biển ấp Vĩnh Lạc, Rạch Giá. Ngày ấy, trên bãi sình lầy hoang vắng chỉ có rừng mắm chằng chịt. Nhưng biển cứ cần cù mang phù sa tô bồi mãi, nên chẳng bao lâu, những căn nhà xinh xắn đã xuất hiện trên mặt tiềnđường, rồi từ từ lấn sâu thêm mãi. Khi tình hình an ninh ở miền quê trở nên tồi tệ, dân chúng đổ xô ra tỉnh làm nhà ở thật khan hiếm. Nhu cầu cấp bách không thể chờ đợi đất bồi "cà rịch cà tang" nên có người nghĩ đến giải pháp cất nhà sàn. Thế rồi, với chiếc cầu ván hẹp té xử dụng như đường đi độc đạo vào đất liền, những chiếc nhà sàn thô sơ san sát quây quần bên nhau. Cầu được chấp nối mãi nên dài nhằn, nhưng càng lúc càng teo dần. Khoảng bắt ngang những căn cuối cùng, cầu ốm nhom với miếng ván long đinh, vùng vằn theo từng bước chân đi. Cầu riêng vào nhà bé Vân – căn nhà cuối cùng -, thực ra, chỉ là một khúc tre, gát lơ mơtrên hai cặp cừ đóng chéo. Những lần đầu, bước lên cầu tre lắc lư, Vân níu cứng tay mẹ, nhít từng bước, mà run như thằn lằn đứt đuôi. Bây giờ, thì Vân quen thuộc rồi, em đi thoăn thoắt như đi trên đất liền

"Ví dầu! Cầu ván đóng đinh 
Cầu tre lắt lẻo gặp ghình khó đi"

Gặp ghình khó đi như thế nào, bé Vân vẫn thương lối về, thương con cầu gầy guộc, xóm giềng đìu hiu, và nhất là thương căn nhà tiều tụy, tổ ấm đã chứa chan bao tình yêu thương mật ngọt của mẹ cha. 
Chị Năm, mẹ của bé Vân, cũng bằng lòng không kém. Chị thường sung sướng bảo: "Đây mới chính là căn nhà của mình". Bao năm rồi, chị Năm ôm con theo chồng vất vả di chuyển ngược xuôi với đơn vị. Chị cũng có nhà trong trại gia binh, nhưng đó đâu phải là nhà "của mình". Huống chi, thời gian đó, chị lúc nào cũng phập phòng lo sợ cho tánh mạng của chồng, nên đâu có phút nào vui. Anh hạ sĩ Năm bị thương rồi bị giải ngũ. Tiền lính thì đã tính liền. Vợ chồng không còn xu ten dính túi, lủi thủi về Rạch Giá tạm nương náu với gia đình bà cô. Thời may, nhờ bè bạn giới thiệu, anh Năm thuê được chiếc xích lô đạp để kiếm sống qua ngày. Nhà bà cô chật chội, anh Năm theo bạn bè đến chùa Phổ Minh, toạ lạc tại góc đường Cô Giang và Lâm Quang Ky, ngủ nhờ. Do đó, anh vô tình khám phá ra được xóm nhà sàn trên bãi biển, mà "xí" phần để cắm dùi.

Anh Năm, tuy thỉnh thoảng cũng mơ về thời quân ngũ hào hùng, nhưng thường thì anh an phận với kiếp sống lam lũ của mình. Dù gân cốt rã rời, mồ hôi nhuể nhại mà mang được tiền về cho vợ quí, con cưng là mãn nguyện lắm rồi. Vả chăng, bé Vân cũng đáng để mà cưng. Em ngoan ngoãn và biết thương yêu cha mẹ, tuy hơi nhỏng nhẻo một chút. Đã 9 tuổi đầu, Vân vẫn thường chui rúc vào lòng mẹ, ỏng a ỏng ẹo, nói đớt nói đát, đòi mẹ ru cho ngủ. Một tay mẹ xoa đầu, tay khác vỗ mông nhè nhẹ, rồi cất tiếng ru à ơ…, ví dầu…, để cho Vân lim dim "măn vú" mẹ mà đi lạcvào giấc ngủ thần tiên. Sáng nào thức dậy, vừa trở mình "ư" một tiếng, thì đã có mẹ bên cạnh, tíu tít nâng niu. Mẹ đỡ dậy, chãi đầu, đánh răng, lau mặt. Đôi khi Vân còn trận thượng, nằm thẳng cẳng để mẹ thay quần áo thì cơn nhỏng nhẻo mới đả nư. Vân mà đau một tí thì phải biết, Vân mặc sức làm tình làm tội mẹ. Vân rên nhè nhẹ để mẹ cuống quít lo âu. Vân vùng vằng không uống thuốc, không ăn cháo… để mẹ ỉ ôi năn nỉ. Có lần mẹ mắng: "Con gái hư quá!", nhưng Vân biết mẹ mắng yêu thôi. Mẹ chẳng bao giờ nghĩ là con mình hư, mà còn khuyến khích ngầm cho Vân nhỏng nhẻo nữa kia. Thật ra, Vân biết nhỏng nhẻo cũng hư chút chút, nhưng nhỏng nhẻo thích thú lắm, Vân làm sao mà chừa được?

Với cha, dù biết được yêu thương đậm đà, Vân cũng không dám nhỏng nhẻo quá mức. Ba trầm lặng quá, không nựng nịu, ôm hôn Vân chùn chụt như mẹ. Thương lắm, ba vuốt tóc Vân nhè nhẹ, rồi dúi cho con một đồng, để Vân chạy ù ra quán "chệc" Lủ mua bánh lỗ tai heo, bánh men, hay miếng Xoài, trái cóc. Đòi quà, đòi đồ chơi mà òn ỉ với ba thì chắc ăn. Ba không bao giờ từ chối. Mẹ có cằn nhằn ba, thì ba cười dễ dãi: "Tội nó mà mình! Thôi cũng cho con mình nó có với người ta".

Ba thừơng cho rằng ba là Phật tử lâu năm, - ba đến chùa gởi xe lấy xe hàng ngày cả năm rồi -, nên ba cũng khuyến khích vợ con đi chùa cho có phước. Ba sắm cho mẹ một áo dài, Vân cũng có quần áo mới, để ăn mặc lành lặn khi lễ Phật. Phần ba, ba chỉ độc có quần "xà lỏn" với chiếc áo nhà binh bạc màu, nhưng ba nói ba không cần đồ mới: "Tui vào chùa bằng cửa sau để bửa củi làm công quả, khi gởi xe và lấy xe thì trời đã tâm tối, thì cần gì quần áo lành lặn. Còn đạp xích lô mà bận quần áo tốt, thì thiên hạ chửi cho đó".

Chính vì thế mà ba không có quần dài để dự lễ quy y. Nhờ thầy chu đáo cho mượn bồ đồ lam ba mới đở lúng túng. Lễ quy y đó ảnh hưởng rất nhiều đến nếp sống của ba. Ba thường nhắc nhở lời thầy dạy về giới cấmuống rượu. Rượu làm cho con người mất tự chủ. Say sưa đâu còn biết đến chánh niệm, rồi thì giới nào cũng phạm đựơc. Những thứ độc chất khác như xì ke, ma tuý, cần xa…, tuy thời Phật tại thế chưa xảy ra để đặt giới luật ngăn cấm, nhưng những thứ này, cũng làm con người mất tự chủlạc lỏng chánh niệm, thì cũng phải chừa bỏ như là rượu. Thuốc lá thật ra không nguy hiểm, miễn là đừng để quá ghiền mà lảng quên chánh niệm thời thôi. Ba nói ba không hiểu chánh niệm là cái gì? Nhưng ba là Phật tử thuần thành, ba nghe lời thầy bỏ rượu, bỏ thuốc hút. Vả chăng, ba nói: "Thầy dạy thời giờ uống rượu, hút thuốc… là thời giờ lảng quên hiện tại, mà tui thì tui đâu muốn lảng quân con gái cưng của tui".

Tiền để dành được, do việc cai rượu và thuốc, ba "cất ca cất củm" mấy tháng trời, rồi đưa hết cho Vân và bảo: "Con đi cúng dường cho có phước". Biết ba "ăn gian", muốn dành hết phước cho con, chớ không giữ gì cho ba, Vân bỏ tiền vào thùng phước sương, rồi lâm râm khấn vái: "Phật ơi! Tiền này là của ba con. Xin Phật ban phước cho ba. Kiếp sauba có nghề nào khá khá một chút, chớ còn đạp xích lô hoài, khổ cực lắm…".

***

Ngày chúa nhựt, Vân thường lân la đến chùa, len lén nhìn sinh hoạt Gia Đình Phật Tử. Những em bé trạc tuổi Vân, quần áo xinh xắn, ca hát, nhảy múa, nô đùa thật là vui. Vân thèm thuồng quá! 
Một chị huynh trưởng, có lẽ thấy Vân mê mang, đờ đẩn, nên ngoắt lại, rồi mời mọc:

Em cưng! Em thích sinh hoạt không? Vào đây chơi vơi chị. Em nhé! 

Vân vừa e thẹn, vừa mừng rỡ, rụt rè đến bên chị. Sau buổi sinh hoạt sơ khởi, Vân tung tăng về nhà, reo vang:

Ba ơi! Nghe con hát nè: 

"Xin ba má con chừa! 
Con không dám vui đùa 
Với những kẻ hư thân 
Mà ba má hổng có ưa…"

Hay lắm! Hay lắm! – Ba vổ tay – Ai dạy con đó? 

Thưa ba chị Diệu Lý, đoàn trưởng Oanh Vũ dạy tụi con đó. Ba cho con gia nhập Oanh Vũ nghe ba? 

ƯᡠTốt lắm! 
Chị Diệu Lý nói con phải có đồng phục Oanh Vũ thì mới sinh hoạt được. 
Y᠍á lên tiếng – bồ đồ đầm đó mắc lắm! Thôi tham gia Phật tử Phật tôn làmgì? 
Chị Diệu Lý nói đồng phục rẻ rề hà! – Vân năn nỉ – 
Rẻ với người ta kìa. Còn mình nghèo thì sắm sao cho nỗi? 

Thôi mà mình! – Ba ôn tồn – Tội nghiệp cho con! Nghèo thì cũng rán cho con có đồng phục như con người ta!" 

Thời gian Oanh Vũ quả là thời gian thần tiên. Vân được các anh chịhuynh trưởng thương yêu, chăm sóc, vừa được dạy dỗ giáo lý, vừa được hướng dẫn vui chơiAnh chị lại hy sinh chăm sóc cả việc học hành, thi cử của các em. Nhờ thế, vừa học xong tiểu học năm 12 tuổi, Vân đã đỗ ngay vào trung học Nguyễn Trung Trực dễ dàng. Nỗi mừng của ba thật bất tận. Ba khen, ba thưởng Vân đủ thứ. Tuy còn lâu mới tụ trường, ba đã mua sắm đầy đủ cho con: quần áo nữ sinh đồng phục, giầy dép, tập vở, bút mực…

Vân lại được huynh trưởng cho chuyển lên ngành thiếu. Dĩ nhiên, ngành thiếu hấp dẫn vô cùng, Oanh Vũ nào mà lại không ước mơ.

Ba ơi! Ba ơi! Con được chuyển lên ngành thiếu rồi! – Tiếng của Vân mừng rơn làm ba vui lây. Ba phụ họa

Con ba giỏi quá! 

Thật ra, đủ tuổi thì chuyển ngành chớ con ba có giỏi gì đâu, nhưng Vân không đính chánh. Em sẽ gần ba ỏng ẹo:

Mờ! Con cần có áo dài đồng phục của ngành thiếu. Ba à! 

Chuyện ấy dễ mà! 

Bỗng nhiên Vân nhìn ba. Mấy thuở mà Vân có dịp nhìn ba thật kỷ đâu. Vân thấy ba độ rày đen và gầy gò quá. Thỉnh thoảng ba lại ho nũa. Vân thương quá, không muốn "vòi vỉnh" ba điều gì hết. 
Mà thôi ba à! Chầm chậm lúc nào cũng được. Con mặc đồng phục Oanh Vũ đỡ vậy! 

Tầm bậy! Con lớn rồi. Phải có áo dài chớ con! 

Tuần sau, khi Vân hí hửng đến nhà chị thợ may trong xóm lấy áo lam về, thì thấy mẹ vừa tiễn anh Minh TâmLiên Đoàn Trưởng Gia Đình Phật Tửra khỏi nhà. Mắt mẹ buồn hiu làm Vân cụt hứng không khoe được áo dàimới. Vân lại thắc mắc không biết đã có lầm lỗi điều gì, để anh Minh Tâmđến gặp mẹ trách móc không? Vân lăn xăn hỏi mẹ nhưng mẹ chỉ lắc đầu. Vân không hiểu biến cố nào đã khiến mẹ như kẻ mất hồn, mắt đăm đăm nhìn về biển khơi xa xôi mà nước mắt rưng rưng.

Tối đến, ba về nhà – Ba về trễ, thường thì Vân đã ngủ say, nhưng hôm đó băn khoăn về ưu tư của mẹ nên còn trằn trọc -, có lẽ ba khám phángay sự khác lạ của mẹ:

Má nó có gì buồn vậy? 
Im lặng
Tui có làm điều gì bậy đâu? Sao má nó lại khóc? – Ba lo lắng bồn chồn- 
Mấy tuần nay Ông mang về mấy lần 500 đồng. Tiền ở đâu mà có như vậy? 

Tưởng chuyện gì! Tui nhận mối tháng rồi người ta trả trước vậy thôi! Tui có trộm cắp của ai mà má nó quính quáng vậy? 

Tui hổng tin 
Tui thề đó! 

Đừng có thề ẩu! Tiền đó là tiền bán máu. Hồi chiều Bác sĩ Minh Tâm – anh Minh Tâm thật ra là cán sự y tế – ghé ch tui biết sự thật hết trơn rồi. 

ƯᡠMáu dư thì cho bớt chớ có nhằm nhò gì! 

Nhằm lắm chớ. Bác sĩ nói lâu lâu cho máu một lần thì được, chớ bán máu hà rầm như Ông thì chết sớm. Mà! Tui không biết tại sao Ông làm như vậy chớ? 

Thì tui cũng muốn má con bà, cũng có cái này, cái kia như vợ con người ta. 

Tui hổng chịu! Tui hổng cho ông bán máu. Thiếu tiền thì rán tiện tặn, chớ tui nói thiệt. Nếu ông bán máu một lần nữa, thì tui cho con Vân nghỉ học, để hai má con tui đi ở đợ cho người ta… 

Nói tầm bậy. 

Ba chồm dậy la lớn. Rồi im lặng hồi lâu, mà vẫn nghe tiếng mẹ khóc thút thít, ba nhỏ giọng gượng gạo:

ƯᡠThì tui không bán máu nữa. Tiền tui đạp xích lô cũng dư sức nuôi hai mẹ con bà mà… 

Vân nằm yên, xoay mặt vào vách, nước mắt ràn rụa, mà vẫn gắng dằn để khỏi bật thành tiếng nức nở, vì Vân nghĩ, nếu ba biết Vân nghe rõ mọi chuyện, ba sẽ khổ hơn nhiều.

Nhưng hàng năm, chùa Phổ Minh tổ chức lễ Vu Lan thật long trọng. Với chủ đề "Một bông hồng cho mẹ", bài thuyết pháp của thầy thật hay, thật cảm động, làmcho nhiều người rơi nước mắt. Vân sung sướng đón cánh hoa hồng màu đỏ sẽ gắn lên ngực em. Em hãnh diện còn mẹ và được sống trong tình thương của mẹ. Bất ngờ, chị Diệu Lý vụng về đâm cây ghim vào ngón tay Vân. Vân đau nhói, khẻ kêu "ui da". Một giọt máu điểm trên chiếc áo dài lam làm Vân rùng mình, rởn óc. Vân chợt nhớ đến ba. Em tự hỏi ba đã đổ bao nhiêu giọt máu, bao nhiêu mồ hôi cho chiếc áo lam này, cho cuộc đời của em. Nước mắt Vân long tròng, làm cho chị Diệu Lý luống cuống, xuýt xoa xin lỗi.

Chị! Em không đau đâu! Em khóc vì nhớ ba thôi! 

Vân ấp úng rồi lẩn tránh ra cổng. Tình cờ, Vân thấy ba đứng bên cạnh chiếc xích lô gần đó. Ba chực hờ rước khách, vừa ngóng nghe thời pháp.

Ba ơi! Con đã có bông hồng cho má. Con muốn có một bông gì tượng trưng cho ba nữa! 

Bông tượng trưng cho ba thì… ơ, ơ, bông bậy bạ gì chả được. Để ba tìm cho con. 

Ba đến bồn bông trước cổng chùa, vừa định hái đóa bông "Tí Ngọ" thì dừng lại, - có lẽ ba thấy bông tí ngọ tức bông mười giờ, chưa tối đã khép ngủ, sáng bét mới chịu nở ra, thật là nhàn nhã không hợp với ba – ba ngắt một cánh bông dừa màu đỏ, bông bình dị, dãi dầu mưa nắng như cuộc đời của ba. Vân sung sướng đón bông dừa, trang trọng cài lên áo. Nhìn ba rồi nhìn cánh bông dừa mong manhtự nhiên Vân cảm thấy sợ hãi bang quơ. Ba vô tình không biết, lên tiếng:

Thầy thuyết pháp về tình mẹ hay quá! Nghe lời thầy, con hãy về nhìn má con, rồi nói là con thương má thật nhiều…. 

Dạ! Con sẽ nói với má như vậy. 
Rồi, Vân lặng yên nhìn ba thật kỷ, cảm thấy thương yêu dâng tràn. Em nhỏ nhẹ
Ba ơi! Con muốn nói với ba điều này! 
Gì đó con! 
Ba có biết rằng con hãnh diện la con của ba, và con rất thương ba không? 
Rồi Vân ôm chằm ba và khóc như mưa. Ba cũng ôm Vân và ba cũng khóc. Những giọt nước mắt thương yêu của ba đã nhỏ ấm trên bờ vai của em.

Lần lần, Vân hiểu Vu Lan là mùa báo hiếu cho cha và mẹ. Sau này, dù vị trí của người cha có bị ban tổ chức đại lễ lãng quên hay làm lu mờ, thì Vân vẫn nhớ đến cha. Em âm thâm cài cho em một bông dừa đỏ, bên cạnh bông hồng. Em hãnh diện về tình yêu thương của cha lẫn mẹ đã dành cho em.

***

Biến cố thương đau năm 1975 làm đảo lộn nếp sống bình thường. Thầy Phổ Minh bị kiểm soát gắt gao, rồi bỗng nhiên mất tích. Anh Liên ĐoànTrưởng Minh Tâm đi học tập, rồi Gia Đình Phật tử tự đình chỉ sinh hoạ. Nhiều gia đình bè bạn đã tan nát thương đau. Giới xích lô nhất thời sinh sống được, nhưng cũng kiệt quệ dần. Qua năm sau, thì ba thất nghiệp, vì chủ xe xin lấy xích lô lại để tự nuôi thân. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, thì anh Minh Tâm đi học tập về. Anh ra vốn cho ba đứng tên mua một chiếc tàu một bloc máy để đánh cá ven biển. Hoa lợi sẽ chia đều cho haigia đình chung sống. Đó là loại tàu nhỏ không vượt biên được nên ít bị công an doom ngó, nhờ vậy, rất tiện để xử dụng như một thứ taxi, nhận người ở đất liền để chuyển giao ra tàu lớn giả dạng đánh cá ngoài khơi. Một tổ chức vược biên móc nối thuê ba với điều kiện tiền bạc hậu hỷ, nhưng ba chọn giải pháp hợp tác miễm phí để đưa vợ con và gia đìnhanh Minh tâm cùng vượt biên.

Mọi việc đều diễm biến tốt đẹp. Chỉ với bốn ngày hành trình, chiếc tàu 72 người Việt tị nạn đã cặp bean Trengganu, Mã Lai. Sau hai ngày chờ đợi, cả nhóm được di chuyển đến trại tị nạn chánh thức Pulau Besar. Hòn đảo Pulau Besar cách đất liền bằng một con rạch nhỏ, được Phủ Tị NạnLiên Hiệp Quốc thường xuyên thăm viếng, nên việc quản trị rất thoải mái. Người dư tiền, có thể sang ngay một chỗ cư trú, qua sông đi chợ hàng ngày, hay thuê taxi đến tỉnh l#259;n chơi phung phí thỏa lòng. Kẻ nghèo thì phải chấp nhận vất vả. Khẩu phần ăn tuy được trợ cấp tạm đủ, nhưng chổ ở, nhu cầu cần thiết khác thì phải tự lo liệu lấy. Do đó, để tránh cảnh tạm trú trong hội trường trống trải, anh Minh Tâm và ba, đã tức tốc vào rừng đốn cây, đốn lá để đựng hai cái lều nhỏ, rồi đến giừơng chỏng, bàn ghế thô sơ. Sau đó, ba lại đi làm công dựng nhà cho những kẻ khác, để có tiền sắm sửa vài bộ quần áo thay đổi cùng vài chi tiêu lặt vặt cần thiếtkhác. Ba làm việc quá cần cù mẹ ngăn cản khuyên lơn ba nghỉ ngơi, thì ba than thở: "Không đạp xích lô, thì tui phải kiếm việc gì làm. Chớ ở không hoài, thì tui buồn không chịu nỗi!"

Có lẽ ba buồn thật, ba thường lang thang một mìnhthẩn thờ như kẻ mất hồn, rồi thỉnh thoảng lại chép miệng thở dài: "Không biết đến xứ người, làm sao tui nuôi nổi vợ con đây?". Chẳng biết có phải vì khí hậu, vì điều kiện vệ sinh hay vì buồn lo hành hạ, mà sức khoẻ của ba ngày càng sa sút. Ơণ273;ảo mới 6 tháng, mà ba hom hem già đi hàng mười tuổi. Ba lại ho nữa. Ba ho từng cơn rũ rượi làm đau xoáy cả ruột gan Vân. Năn nỉ ba đi khám bệnh thì ba phản đối. Ba quả quyết ba vẫn khoẻ mạnh. Cho đếnmột hôm, sau cơn ho dữ dội, ba ộc từng ngụm máu tươi, rồi ngất xỉu. Ba được đưa đến bệnh viện Trengganu điều trị. Bệnh viện cho biết ba bị lao phổi đến thời kỳ thứ ba, nhưng họ chỉ có thể cho nằm bệnh viện 2 tuần, rồi cung cấp thuốc để về đảo tự tịnh dưỡng. Bệnh nặng, mà điều kiệnsinh sống ở trại lại khắc nghiệt, cực khổ thì sức khoẻ thật khó lòng khôi phục.

Trại tị nạn ngày càng đông dân số, vì người đi định cư thì ít, mà số vượt biên lại quá nhiều. Khi nhân số của trại tăng lên đến năm ngàn người, thì trại không nhận người mới vì sẽ đóng cửa. Để giải quyết tình trạng đó, chánh quyền Mã Lai khuyến khích các phái đoàn quốc gia đệ tam đến trại phòng vấn và nhận cho định cư hàng loạt. Những gia đình khác vượt biên chung tàu, đều đã được tuyên thệ, nhưng không biết nguyên nhângì, mà gia đình Vân, một gia đình thương binh thuộc thành phần ưu tiên, thì không phái đoàn nào hỏi han đến. Mới đâyphái đoàn Hoa Kỳ, tuyên bố chấp nhận tất cả những dân tị nạn vượt biên đến trước ngày 31-12-78, nhưng gia đình Vân lại cũng bị bỏ rơi. Vân khiếu nại và chứng minhmình đã đến trước thời điểm đó hằng 6 tháng, thì họ trả lời có lẽ hồ sơ bị thất lạc, nên sẽ cứu xét sau. 

Từ lâu, dân trại xầm xì rằng bệnh tình của ba là nguyên nhân để các nước tránh né. Ai mà lại mang con bịnh về để lay cho dân họ. Luận điệu đó ngày càng có người phụ họa, để bàn tán xôn xao. Vân lo ngại điều đó sẽ lọt vài tai ba, khiến ba thêm khổ sở. Nhưng tránh né thế nào cũng có lúc ba nghe. Ba buồn rầu héo hắt. Ba than vắn thở dài "Tui mà chết, chắc vợ con tui mới hết khổ". Vân bụm miệng ba khóc lóc năn nỉ": Ba phảisống với con! Ba ơi!".

Rồi đến lượt gia đình anh Minh Tâm đi định cư. Đưa tiễn anh rời trại, Vân cảm thấy bối rối nôn nao. Em vừa buồn xa một người anh cả bao che, chăm sóc, vừa phân vân cho tương lai vô vọng của mình. Anh Minh Tâmkéo Vân đứng riêng một góc để dặn dò:

Vân à! Em có biết rằng ba em đã thường bán máu để lo cho gia đìnhkhông? 

Dạ biết! Nhờ anh thông báo nên má em mới ngăn chặn ổng được. 

Em lầm rồi! Ba em vẫn tiếp tục không kể đến thân mạng của ông. Nhưng ổng năn nỉ anh dấu diếm dùm, vì nếu không lo được cho vợ con thì ông cũng sẽ tự tử cho rồi!" 

Anh Minh Tâm đi rồi mà Vân vẫn còn ngồi khóc một mình. Thương ba vô vàn, mà không có phương cách nào giúp cho ba vơi khổ, giúp cho ba hết bịnh. Gần đây, ba thường dặn dò Vân thương mẹ và lo lắng cho mẹ. Thì ra, ba đã nghĩ đến giải pháp biệt ly. Vân thầm nhủ: "Ba ơi! Con sẽ ở cạnh ba hoài. Không đi định cư một mình đâu?"

Vân có ý định bày tỏ cho ba hiểu rõ lòng mình, nhưng suy nghĩ hoài Vân vẫn thấy khó mở lời. Vân ngần ngại không dám nhắc đến những chữ: bệnh hoạn, định cư, phái đoàn…, mà phản ứng gợi cho ba niềm khổ sầu bất tận. Vì vậy, mà Vân trằn trọc, giất ngủ đến thật chậm và thật nặng nề.

Khi Vân thức giấc thì trời đã sáng. Cảnh trầm lặng của trại, bỗng bị phá tan bởi những tiếng ồn ào, tiếng người chạy rầm rộ. Có tiếng ai la lớn: "Trời ơi! Có người treo cổ trong rừng! Ghê quá!". Bỗng nhiên Vân linh cảm nạn nhân là ba: em phóng chạy theo những kẻ hiếu kỳ, chạy như điên không kể gì đến gai gốc gạch nát mặt mày, tay chân em. Rõ ràng là ba. Ba treo tòn ten trên nhánh cây, chết thật là thê thảm. Trên ngực ba, ba ghim lá đơn thỉnh nguyện cho vợ con một chỗ dung thân. Tờ giấy phảng phất như một bản án tử hình dành cho kẻ phạm trọng tội: "Tôi thương vợ con".

*** 
Không bao lâu thì Vân và mẹ được định cư ở Hoa Kỳ. Phải mất vài năm để ổn định cuộc sống, bây giờ, thì Vân đã trưởng thành, có nghề nghiệp vững chắc, tự tin và yêu đời. Giống như những con chim lẻ bạn, rồi cũng tìm về quây quần bên nhau. Vân bắt đầu thăm dò những tổ chức Gia Đình Phật Tử để về sinh hoạt. Nghiệp trưởng cũng đeo đuổi anh Minh Tâm. Anh đã hao tốn bao tâm huyết để khởi xướng và xây dựng được một Gia Đình Phật Tử hùng mạnh tại một ngôi chùa Việt Nam ở Los Angeles. Nghe tin, Vân vội vã đưa mẹ đến tìm anh. Tình cờ, Vân đã đến chùa đúng vào đại lễ VU LAN. Lễ Vu Lan tổ chúc thật long trọng và thật cảm động, với những biểu ngữ, những bài pháp, những hình ảnh, tô đậm tình mẹ. Vân sung sướng đón nhận bông hồng màu đỏ, sung sướng còn mẹ và được sống trong tình thương bao la của mẹ. Bất chợt Vân nhớ đến người cha bất hạnh, nàng ngậm ngùi ước ao có một đoá bông dừa màu trắng cho người. Vân lặng lẽ đến các bồn hoa trong khuôn viên chùa lục tìm. Nàng chỉ thấy nơi này toàn là những loài hoa quyền quí, cao sang, chớ đâu có các loài hoa bình dị, quê mùa, mộc mạc, nôm na… như bông dừa, như mống tay, sao nhái, mồng gà của xứ mình.

Trong làn nước mắt nhạt nhòa, Vân bỗng thấy bón cha lờ mờ trong bộ y phục phu xích lô cũ kỹ. Nàng thổn thứ lập lại lời đối thoại 7 năm về trước: " Ba ơi! Con muốn có một bông gì tượng trưng cho ba đó". Ba nàng cúi xuống, ngắt một cánh bông dừa màu trắng trao cho nàng. Đoá bông mảnh khảnh mong manh quá, nàng chưa kịp cài lên áo, thì đã vỡ tan theoảo ảnh cha nàng. 

Tháng 7, 1988

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/05/2021(Xem: 21437)
Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế, đến Việt Nam truyền giáo vào cuối thế kỷ 17, đệ tử nối pháp của Ngài là Thiền Sư Thiệt Diệu Liễu Quán, Sơ Tổ của Phái Lâm Tế Liễu Quán tại Việt Nam. Thời Pháp Thoại thứ 240 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/05/2021 (18/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ “Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?) “ (Câu Thoại Đầu của Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung trao cho đệ tử Thiệt Diệu Liễu Quán tham cứu trong 8 năm ròng rã) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thí
03/05/2021(Xem: 4594)
Sư Giác Phổ định lấy vé cho tại hạ về Huế, nhưng ông bạn “nhong nhong”, buộc phải lên Daklak đi xe với anh em, đâu được ưu tiên biệt đãi thế! 6g chiều vừa xuống sân bay, sư đã đón tại sảnh; Tịnh xá Ngọc Quang lẳng lặng trong màn đêm; đại hồng chung tiễn nhân sinh vào cõi mộng.Bận rộn bao việc để chuẩn bị mai lên đường, thế mà đích thân sư bê lên ly bột.
14/04/2021(Xem: 10761)
Đã hơn 45 năm kể từ 1975, nhắc lại chuyện vượt biên quả là xưa như trái đất, xưa quá rồi diễm, nhiều người chẳng muốn nghe, đôi khi còn trách, chuyện qua rồi hãy cho vào dĩ vãng nhắc lại làm gì cho thêm buồn, “quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy nghĩ và sống với hiện tại”. Thế nhưng đâu ai hiểu cho rằng, hiện tại của tôi bây giờ chính là phải viết bài cho ngày 30/4 để đăng báo, mà 30/4 vấn đề tuy cũ kỹ nhưng muôn thuở vẫn luôn có giá trị vì đó là lịch sử và chuyện vượt biên cũng đóng góp trong phần lịch sử đó. Luẩn quẩn là như thế. Và biết đâu, giữa khi mọi người đã quên thì tôi nhắc lại cho mọi người nhớ, và biết đâu giúp các thế hệ sinh sau đẻ muộn hiểu chút ít về lịch sử nước nhà trong giai đoạn đau thương của đất nước, thống nhất lãnh thổ nhưng không thống nhất lòng người đã để lại hận thù, chia cách không biết khi nào mới hàn gắn được và là nguyên nhân tại sao cha mẹ ông bà chúng lại lưu lạc xứ người và ra đi làm sao. Cây có cội, nước có nguồn, là con người ai cũng muốn biết c
03/02/2021(Xem: 4172)
Sinh ra tại Edinburgh (Scotland) nhưng Scott Neeson đã chuyển tới Australia định cư khi mới 5 tuổi. Ông là con trai của một lao công và một quân nhân. Năm 17 tuổi, Scott quyết định bỏ học và sống dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp. Nhờ chương trình hỗ trợ của chính phủ, ông được nhận vào vào một rạp chiếu phim là nhân viên kỹ thuật phòng chiếu. Câu chuyện nhẽ ra sẽ kết thúc tại đây nếu không phải Scott là người khá tham vọng và tràn đầy nhiệt huyết. Người đàn ông này kiên trì leo lên từng bậc thang trong ngành điện ảnh, từ một nhân viên phát hành phim đến nhân viên kinh doanh phim. Cuối cùng, mọi công sức của Scott cũng được đền đáp khi ông được bổ nhiệm là Giám đốc Chi nhánh Australia của hãng 20th Century Fox (nay là 20th Century Studios thuộc Disney).
30/01/2021(Xem: 6166)
Thời gian gần đây có khá nhiều nhà văn quay về với đề tài lịch sử. Sự đi sâu vào nghiên cứu cùng những trang viết ấy, họ đã tái hiện lại một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử với góc độ, cái nhìn của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng thành công với đề tài này. Gần đây ta có thể thấy, Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết: Tám triều nhà Lý, và Bão táp triều Trần, hay Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh…Và cách nay mấy năm, nhân kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Báo Viên Giác (Đức quốc) Hòa thượng Thích Như Điển đã trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Thật ra, đây là cuốn (tiểu thuyết) phân tích, lời bàn về lịch sử thì chính xác hơn.
28/01/2021(Xem: 7311)
Hòa thượng họ Hồ, húy Đắc Kế, Pháp danh Nguyên Công, tự Đức Niệm, bút hiệu Thiền Đức, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ bốn mươi bốn, sinh năm Đinh Sửu (1937) tại làng Thanh Lương, phủ Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ túc duyên tiền kiếp, nên mặc dù không ai khích lệ thúc đẩy, Ngài vẫn một mình cố công tìm đường hướng về với đạo lý giác ngộ. Khởi đầu, Ngài xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Đạo tại chùa Long Quang, Phan Rí năm 13 tuổi. Sau đó, trên đường tầm sư học đạo, Ngài cầu học với Hòa thượng Trí Thắng chùa Thiên Hưng và Hòa Thượng Viện chủ chùa Trùng Khánh ở Phan Rang, Hòa Thượng Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang, Sàigòn, và Hòa Thượng Trí Thủ ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang. Vào năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang Sàigòn. Song song với Phật học, Ngài cũng c
27/01/2021(Xem: 14861)
Đức Đa Bảo Như Lai 🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 17/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 26/ ĐỨC ĐA BẢO NHƯ LAI Nhất thiết vô niết bàn Vô hữu niết bàn Phật Vô hữu Phật niết bàn Viễn ly giác sở giác Nhược hữu nhược vô hữu Thị nhị tắc câu ly. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ cửu viễn thành Phật Đa Bảo Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
25/01/2021(Xem: 29003)
Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 23, đảnh lễ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na, trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 14/07/2020 (24/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 23/ĐỨC PHẬT PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA Chơn tánh hữu vi không Duyên sanh cố như huyễn Vô vi, vô khởi diệt Bất thật như không hoa. Nhất tâm đảnh lễ Thường tịch quang độ thanh tịnh diệu pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nơi thể tánh chân như, Pháp hữu vi không thật, Duyên sinh, nên như huyễn; Vô vi không sinh diệt, Cũng không phải thật pháp, Như hoa đốm hư không. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Lô Giá Na, Pháp Thân thanh tịnh nhiệm mầu, cõi Thường-tịch-quang. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thí
20/01/2021(Xem: 7421)
Bồ Tát Hộ Minh khi ở trên cung trời Đâu Suất, đã quan sát thấy nơi dục giới cõi Ta bà, nhất là nơi Ấn Độ với rất nhiều mối Đạo, phân chia giai cấp trầm trọng, để hòng nô dịch, bóc lột và cai trị người dân, họ chạy theo Ngũ Dục (Tài, sắc, danh, ăn, ngủ) khiến con người bị thiêu đốt bởi lục dục thất tình tiêu cực của chính bản thân mình. Vì vậy, lòng bi mẫn vô lượng thúc giục Bồ Tát Hộ Minh đản sinh vào hoàng tộc Tịnh Phạn vương (trở thành Thái Tử Tất Đạt Đa). Với cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, nhưng rồi cũng vì lòng Từ bi khi thấy, biết được “sanh. già, bệnh, chết” đang hoành hành gây khổ đau cho thế gian này, nhưng chưa ai giải cứu được, cả vua cha cũng đành bất lực. Ngài đành giả từ hoàng cung, để vào rừng sâu “tìm chân lý”. Mục đích đặc biệt là để “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” tức là “Mở bày cho mọi người sáng tỏ được tri kiến Phật”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]