Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trần Truổng

29/12/201609:41(Xem: 2416)
Trần Truổng
TRẦN TRUỔNG

Đã từng xuất ngoại viếng thăm danh lam thắng cảnh xứ người, Thành vẫn không nén được niềm ngạc nhiên kỳ thú, khi phong cảnh hùng vĩ tuyệt vời của quần đảo Nam Du hiển bày trước mắt. Hạ Uy Di nổi tiếngthế giới, nhưng nếu so sánh với Nam Du (1), có lẽ chỉ là một bóng mờ nhạt. Thế mà, tiếc thay! Mấy người Việt biết đến phong cảnh thần tiêncủa quê hương mình. Ngay đối với người dân Rạch Giá, dù Nam Du là một ấp địa phương thuộc quận châu thành, cách tỉnh lî khoảng chừng 100 cây số, nhưng họ cũng tưởng đó là chốn hoang đường lạ hoắc. Họ chỉ nghe biết loáng thoáng về một chốn mù khơi mang địa danh kỳ cục là Củ Tron, nơi xuất phát một giáo phái chủ trương khỏa thân, đầy lạ lùng, kỳ bí. Vào thời Pháp thuộc, khoảng năm 1937, giáo chủ đạo "Trần Truồng", từ hòn Củ Tron (2), bỗng hứng chí hướng dẫn ba, bốn mươi nam nữ đệ tử, tất cả đều trần như nhộng, dong buồm thẳng đến thị xã Rạch Giá, thản nhiên biểu dương lực lượng quanh chợ, rồi đến tư dinh Tỉnh Trưởng đưa kiến nghị "đòi nước". Thuở đó, biểu tình đòi nước là việc cực kỳ nguy hiểm đưa đến án tử hình hay tù rục xương nơi Côn đảo. Người dân vốn nhác gan, không dám nghe, không dám thấy, không dám bàn bạc liên hệ. Thế nhưng, vụ "cởi truồng" lạ lùng hấp dẫn quá, nên không ai bảo ai, họ cũng đổ xô ra xem và nhiều người bạo phổi còn vỗ tay hoan hô cổ võ. Diễn biến bất ngờ làm viên Tỉnh Trưởng Phú Lang Sa và đám lính mã tà điên đầu nhức óc. Họ phải huy động toán lính khố đỏ, nổ súng thị oai, để vất vã tách rời đám biểu tình với kẻ hiếu kỳ, rồi tống thầy trò đạo khỏa thân vào khám. Viên Tỉnh Trưởng cáo già dấu nhẹm vụ xáo trộn chính trị địa phương, bằng cách âm thầm áp giải nhóm biểu tìnhtrở lại hoang đảo ngăn cấm mọi sự di chuyển. Mặc khác, họ loan tinh xuyên tạc là nhóm trần truồng Củ Tron biểu tình "đòi nước ngọt", chớ không phải đòi đất nước, như lúc đầu nhầm lẫn.

Tuy người thuật chuyện đã dùng luận điệu mĩa mai, giễu cợt để kể lại chuyện người xưa, nhưng lòng Thành vẫn cảm thấy dâng tràn một niềm cảm kích đối với những kẻ quê mùa dốt nát ở chốn hoang đảo, mà dám thẳng thắn bày tỏ lòng yêu nước chân thành của họ. Đó là lý do thầm kínthúc đẩy Thành, hướng dẫn phái đoàn Tỉnh, viếng thăm Củ Tron, với hy vọng tìm thấy manh mối ngừơi xưa.

Tạm biệt khu chợ cá Bạch Đằng náo nhiệt và vùng biển đen đủi phù sa, thuyền tiến lần ra khơi. Khi Hòn Rùa, hòn Me, hòn Đất bắt đầu mất dạng, bốn phương trời toàn là biển cả mênh mông, chiếc thuyền con trở nên nhỏ nhoi lạc lỏng. Sau 10 giờ tù túng và ngất ngư bởi những đột sóng dập dồi liên tục, lòng háo hức biển khơi giảm lần. Thành bỗng dưng thèm đất liền, nhớ mùi nồng nồng của đất mới cày, mùi ngòn ngọt ngây ngây của cánh đồng lúa trổ. Vì thế, khi quần đảo Nam Du vừa ló dạng trong sương mù mờ ảo ban mai, tình đất đã khiến chàng rộn ràng sung sướng. Thuyền len lỏi giữa các hoang đảo dị dạng, mỗi hòn một sắc thái, một vẻ đẹp riêng. Hòn Kỳ Lân, hòn Đồi Mồi cục mịch như con vật tiền sử khổng lồ. Hòn Trụi phẳng lỳ. Hòn Nhạn trơ vơ sỏi đá. Hòn Móng Tay thon dài xinh xắn, được điểm tô trên bãi cát nhỏ xíu bằng hai cội thiên tuế già phất phơ. Giống như người hùng cô đơn hiên ngang trước quân thù trùng điệp phủ vây, cây sơn đá cong veo trơ trọi trên sường đồi hòn Trống, rễ cuồn cuộn bám víu vách đá khô cằn không chút đất, mà vẫn ngạo nghễ nhìn đời. Dưới nướcsan hô hình gạc nai, hình bông cải, hình nấm Đông cô, hình hoa hồng khổng lồ. mọc chen chúc nhau như một xóm làng đông đúc. Ơû đó, từng đàn cá mũm mĩm, rực rỡ màu sắc, vi kỳ ẻo lả thẩn thơbơi lội, rồi bỗng vội vàng biến mất. Thuyền tiến vào trung tâm quần đảo. Bốn hòn đảo lớn: hòn Củ Tron, hòn Dầu, hòn Mấu, hòn Nồm đã khéo léo nằm quay quần theo chu vi hình tròn, tạo vùng biển mênh mông ở giữa thành một biển hồ yên tịnh. Dù mùa biển động, mặt hồ cũng chỉ gợn sóng lăn tăn nên hàng mươi bãi biển quanh hồ, với hàng dừa thơ mộng, luôn êm ả, saün sàng chờ đón ghe thuyền vào trốn bão.

Thiên nhiên ở đây thật hoàn hảo. Trời cao ngất, biển mênh mông, núi non xanh tươi hùng vĩ, bãi cát trắng tinh mịn màng. không nơi nào bị xã hộivăn minh làm vẩn đục. Còn những căn nhà lá nhỏ, bụi chuối, hàng dừa. của người dân mộc mạc, không hề đối nghịch mà chỉ hoà hợp dịu dàngvới thiên nhiên, tạo thiên nhiên thêm đậm đà thơ mộng. Những ngày trên đảo, Thành thường thơ thẩn dưới hàng dừa hoặc lang thang trên đỉnh đồi cao, để nhìn rừng cây rưng rức cười cợt gió, hay nghe tiếng sóng thì thầm với ghềnh đá xa xa. Không phải bận rộn với xã hội lễ nghi hình thức, với danh vọng bạc tiền, con người thật tựï do thư thả. Trong phúc giây, Thành cảm giác mình nhẹ nhàng, bay bỗng, "trần truồng" rong chơivới thiên nhiên muôn điệu. Ờ nhỉ ! - Thành thầm nghĩ thiên nhiên đâu cần phải che dấu, đội lốt, nhân danh., trời đất, cỏ cây. muôn đời vẫn trần truồng mà trong sạch. Thành bỗng dưng cảm thấy gần gũi hòa hợp với Ông đạo khỏa thân của ngày xa xưa ấy.

Thế nhưng, Ông đạo đã chết vào năm 1944. Trên đảo, ngoài các cô cậu bé tí vẫn hồn nhiên trần truồng hành đạo, không tìm đâu được dấu vết gì về đạo khỏa thân. Viên Trưởng ấp cho biết, trên đảo không có tu sĩ nào, ngoại trừ Ông đạo "BÉ NĂM" tại Củ Tron. Nghe danh hiệu Bé Năm hơi lạ, saün tánh hiếu kỳThành nhất quyết đòi viếng thăm Ông đạo, cho biết sự tình.

Bãi Vắng, gian san của Ông đạo Bé Năm, chỉ cách bãi Ngự chừng 15 phút đường ghềnh, nhưng viên Trưởng ấp tận tụy với thượng cấp đã chọn đường biển, dù việc lái thuyền vào bãi rất khó khăn bởi đám đá ngầm lổm chổm, như muốn xua đuổi kẻ phàm trần. Lỏm đất bằng gầy guộc bao phủ bởi đồi núi xanh rì, đã được gia chủ tiện tặn xử dụng từng tấc đất. Vài mươi cây dừa cao nghệu được trồng dài ra tận bãi cát, kế đó, là căn nhà sàn thô sơ: mái tranh, vách đất, sàn nhum ọp ẹp. Trước sân, có vài cây ăn trái: mít, đu đủ. cùng với liếp rau, dàn mướp. Phía sau, là vài mươi bụi chuối lá xiêm mập ú được trồng tiếp giáp đến mép đồi. Oâng lão tuổi trên 70, mặc áo bà ba vải nâu bình dị, dáng dấp cần cù của một nông dân già, đang lúi húi chăm sóc nia chuối khô tươm mật, giựt mìnhvà mừng rỡ đón chào khách lạ. Sau khi được giới thiệu, Ông lão khoanh tay lễ phép chào:

  • Hân hạnh được tiếp đón Ông Phó. Kính mời Ông Phó vào nhà nghỉ. Tôi xin phép nấu nước trà đãi khách.
Lão già đưa Thành vào nhà, và mặc dù Thành ngăn cản, cũng nhất quyếtlui cui nhóm lửa. Nhà trống trơn làm Thành luống cuống, không biết nên đứng hay ngồi xẹp xuống sàn. Trước mặt, là kệ thờ Phật, trên đó có hai quyển sách giấy đã vàng hoe cũ kỷ: quyển Kinh Nhật Tụng của Hội Phật Học Nam Việt và quyển Pháp Bảo Đàn Kinh của Đoàn Trung Còn. Tò mò, Thành lật vài trang sách, vô tình thấy hàng chữ viết "thân tặng anh Đốc Phủ Lê Quang Phước. Chánh Tri". Khám phá bất ngờ làm Thành giật mình, vì Ông đốc phủ sứ Lê Quang Phước, chính là vị tỉnh trưởng dân sự đầu tiên tại tỉnh Rạch Giá, khi người Pháp bàn giao chính quyền địa phương cho Việt Nam. Ngài đã từ dịch, lui về quận Kiên Tân, lập chùa hoằng dương Phật Pháp rồi bất thình lình bỏ đi mất tích. Không biết Ông đạo Bé Năm nầy có liên hệ gì với vị Tỉnh trưởng ngày xưa?

Thành vôi đến ngổi gần bên Ông lão, lựa lời để gợi chuyện:

  • Xin lỗi cụ, - Thành thật lễ phép - có phải cụ tục danh là Lê Quang Phước, nguyên tỉnh trưởng Rạch Giá không ạ!
  • A! - Ông lãi bối rối - Dạ! Đó là chuyện của 20 năm về trước. Xin Ông Phó cứ gọi tôi là "Bé Năm" như mọi người là quí rồi.
Trước một vị đàn anh, đã có thời vang bóng, mà khiêm cung ẩn dật, xem danh lợi như phù du, Thành vừa ngạc nhiên vừa cảm phục.
  • Dạ thưa Ông Năm. Xin Ông Năm xem cháu như một đàn em. Và nếu không có gì trở ngại. Xin Ông Năm cho cháu được biết nguyên donào đã khiến Ông Năm rời Kiên Tân, đổi tên họ, để về đây?
  • Chuyện dài, - Ông Năm hiền hoà - nhưng tôi vẫn saün sàng kể cho người hữu duyên. Trước hết, xin mời Ông Phó dùng chút trà. Trà rừng mà có người tâng bốc là trà tiên, mọc hoang ở đây, lá già, lá non, khô hay tươi đều xử dụng được. Trà thơm, nhưng thật ra không thể nào so sánh được với trà đất liền, đã được sấy, ướp công phu.
Sau hai tuần trà, Ông Năm bắt đầu câu chuyện: Như Ông Phó đã biết, sau khi từ dịch, tôi về quận Kiên Tân, xây cất ngôi chùa khang trang để khởi đầu ước mơ hoằng dương Phật PhápMọi việc đều tiến triển tốt đẹp, ngọai trừ, ngôi vị trụ trì luôn luôn bị khủng hoảng. Tôi thỉnh vị thầy nào về trụ trì, thì quí thầy chỉ ở từ 6 tháng đến 1 năm rồi tự ý bỏ đi. Thuở đó, tôi nghĩ quí thầy lỗi trăm đường, vì xét cho kỹ, tôi hết lòng vì đạo, đâu có làm điều gì sai lầm đâu. Tuy nhiên, khi yết kiến bổn sư, Hoà Thượng Huệ Quang, trước khi thầy tham dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới, tôi thỉnh ý thầy thì được thầy chỉ dạy: "Các vị cổ đức cho rằng chùa xây dựng bằng sự đóng góp rộng rãi của bá tánh thường trường tồn, trong khi chùa của một đại thí chủ hay một nhóm người dễ suy sụp., lý do là việc trường tồncủa ngôi chùa tùy thuộc rất nhiều vào duyên phúc người lập. Chùa của con gặp rắc rối về vị trụ trì, kể ra thì cũng bình thường thôi. Nhưng thầy khuyên con nên trì tụng Pháp Bảo Đàn kinh, để mọi việc sẽ được hanh thông."

Về Kiên Tân, tôi trì tụng Kinh Pháp Bảo Đàn liên tục. Đến ngày thứ hai mươi mốt, tụng đến đoạn thầy tăng tên Pháp Đạt (4), cậy đã tụng kinhPháp Hoa ba ngàn bộ khi lễ Lục Tổ, đầu không sát đất, nên bị Tổ quở: "Lạy mà đầu không sát đất, sao bằng chẳng lạy. Trong lòng ngươi chắc có một vật, NGƯƠI CHẤT CHỨA VIỆC CHI VẬY?". Câu hỏi của Lục Tổlàm tôi rung động. Tôi tự hỏi mình ĐàCHẤT CHỨA SỰ NGHIỆP GÌ mà khi xá chào hay thưa chuyện với thầy trụ trì tâm tôi kiêu ngạo bất phục. Pháp từ của Lục Tổ thật giản dị. Tụng kinhtrì giới, xây chùa, hoằng pháp. là những phương tiện để tu tâm. Nếu ôm ấp phương tiện đó như một công đức, một sự nghiệp thì cống cao ngã mạn pháp sanh, ngã chấpnặng nề, tham sân si tăng trưởngThan ôi! Tôi đã tự cho mình công đứccao dầy nên chầm chập phán xét người, mà không hồi quang phản chiếutự xét mình, chỉ thấy lỗi người chớ đâu thấy lỗi mình (5).

Tôi vội đến tăng phòng thầy trụ trì, vị sư trẻ mà bấy lâu nay, trong thâm tâm tôi vẫn đánh giá thầy thiếu vốn liếng nội điểnồn ào, hời hợt, lại thường khoe khoang tài thuyết pháp, tài làm thơ khi tọa thiền ! ! !, nhưng lần này, tôi thấy thầy thật thánh thiệnviên mãn tròn đầy như kim thân vị Bồ tát. Tôi quỳ xuống, lễ thầy kính cẩn thành tâm như lễ Phật, rồi giao hẳn ngôi chùa cho thầy, ra ẩn cư chốn này.

Từ khi biết "buông bỏ sự nghiệp", biết thấy lỗi mình mà không thấy lỗi người, tôi tự thấy đạo đức mình còn thấp kém. Tôi chỉ mới có thể hành được cái hạnh tầm thường mà đứa trẻ lên năm nói được, chớ đâu đạt được một phần, lời lẽ cao siêu mầu nhiệm của người lớn. Do đó, tôi đổi tên là Bé Năm, hầu nhắc nhở rằng đạo đức mình non kém, cần phải ngày ngày tu sửa."

Thành lắng nghe mà lòng bồi hồi cảm động, không ngờ mình được diễm phúc hầu chuyện với bậc trưởng thượng đạo cao đức trọng. Chàng vừa tôn kính vừa thân thiết với Ông lão, nên đến lúc phải giả biệt, đã bịn rịnkhông muốn rời bước. Có lẽ Ông Năm cũng cảm mến Thành, Ông ân cần đưa chàng ra tận bãi, và khuyên nhủ:

  • Thành ạ! Phó Tỉnh Trưởng là huyễn, mà tù nhân hay thợ điện cũng đều là huyễn cả!
Ngày đó, Thành tưởng Ông Năm nhằm mục đích khuyên chàng nên đối xử bình đẳng với mọi người, dù đó là nhân viên thuộc hạ, thợ thầy hay tù nhân. Ngờ đâu câu dặn dò chính là lời tiên đoán tương lai vận mạng của chàng. Nhờ hiểu lý huyễn, chàng đã khinh thường khổ nhục thương đau tại trại tù học tập cải tạo; chàng cũng đã dững dưng trước đời sống vật chất sô bồ, để cần cù an phận với nghề thợ điện tử tại xứ người. 

 

***

Tham dự buổi pinic do công ty tổ chức tại bờ biển Galveston, Thành lại có dịp thấy biển khơi. Galveston thật tầm thường, ồn ào, nhơ bẩn. Mà cho dù phong cảnh ở đây có đẹp tuyệt trần, thì Thành cũng coi như là loại cảnh giả, không hồn, không có chút gì làm cho lòng chàng lưu luyến. Ơû xứ nầy, làm sao tìm ra được một bác nông dân, một bác thợ chải hiền lành? Làm sao sản sanh ra được một Ông Năm thầm trầm giản dị?

Không hoà hợp với đám đông reo hò cười cợt, Thành chọn một tảng đá thật xa để ngồi trầm lặng. Đang mơ màng nhớ lại từng chi tiết chuyến viếng thăm Củ Tron ngày trước, thì thình lình Thàn nghe tiếng đàn bà léo nhéo bên tai. Đó là Mỹ Lệ, ngừơi đàn bà bay bướm, đang kéo lôi Bob, tênchỉ huy hảo ngọt, đến một chỗ kín đáo để trửng giỡn bốc hốt. Cảnh trái tai gai mắt đó làm Thành buồn nôn, vừa gớm ghiếc vừa xấu hỗ chung cho người Việt. Lòng khinh bỉ dâng tràn, đến nổi, Thành phải quay mặt đi tránh khỏi phải nhổ bãi nước miếng vào mặt Mỹ Lệ. Hốt nhiên, chàng cócảm giác như Ông Năm nhìn chàng rồi mĩm cười nhắc lại lời tục tổ: "NGƯƠI CHẤT CHỨA SỰ NGHIỆP GÌ." Chàng cảm thấy sửng sờ thảng thốt, một cái gì trống không, tươi mát, tràn ngập làm nước mắt chàng ràn rụa, - một kinh nghiệm lạ lùng khó tả - Chàng lẩm bẩm:"Ờ nhỉ ! Mình làm Phó Tỉnh, có chút chức phận, chút tiền chớ có hành vi đạo đức nào cao đẹp đâu? Mình có dựng được chùa, có bố thí thân mạng hay hết tài sảnchưa? Mà sao mình tự cao tự đại khinh khi người khác? Chàng Ngọc mình chê là hạng "trung tá y sĩ", chàng Mai thì nịnh nọt bợ đở, chàng Bách thì bần tiện bẩn thỉu., còn các cô Mỹ Lệ, Thanh Nhã, Thiên Kim thì minh khinh là thứ dâm đảng, đĩ điếm rẽ tiền. Ngay như các vị tu sĩ, ngoài bổn sư, Hoà Thượng Thiện Hoà, có mấy vị được cao tăng dạy dỗ mà đến giờ nầy, vẫn chỉ thấy lỗi người chớ chưa biết thấy lỗi mình. Thật là xấu hổ, đáng bị thầy "quở". Mà không ! Thầy từ bi thầy có bao giờ quở trách ai đâu. Thầy chỉ hiền hoà thở dài, than nhỏ nhẹ "tội nghiệp" mà thôi. Bỗng nhiên, Thành cảm thấy gần gũi với thầy hơn cả ngày xưa. Thầy là Viện Chủ chùa Aán Quang, vị tu sĩ nổi tiếng hiền hòa, saün sàng đùm bọc chu cấp cho tất cả tu sĩ không "nhà", dù là bật đạo đức tăng hay kẻ trần tuc tăng. Đệ tử tại gia của thầy, trong đó có cả Thành, thường soi bói nhìn các tu sĩ ở trọ để mách với thầy về tư cách của họ: vị lố lăng chửi thề, vị bay bướmhào hoa lại cũng có vị rượu thịt bừa bãi. Những tưởng thầy sẽ đuổi họ ra khỏi chùa, ngờ đâu thầy chỉ thở dài "tội nghiệp". Thế thôi. Thầy vần đối xử với các vị đó như bát nước đầu, tương kính như đối với bậc đồng vai vế. Bây giờ Thành mới hiểu được thầy. Thầy không bao giờ thấy lỗi người, mà thầy bao dung thương xót cho kẻ yếu hèn, bị dục vọng cuốn lôi vào vòng oan nghiệt.

Lòng rộn ràng thay đổi, Thành đứng lên quan sát mọi người. Ai chàng cũng thấy rất dễ thương, và hành vi nào của họ chàng cũng có thể hiểu và thông cảm được cả.

Chàng bỏ dở buổi pinic, lái xe về Houston đến ngôi chùa Việt Nam gần nhất, lên chánh điện lễ Phật. Chàng quỳ xuống, chiêm ngưỡng dung nhantừ bi của đức Phật và đón nhân nụ cười thật nhẹ của Ngài, nụ cười từ bithông cảm, thương cho chúng sanh hèn yếu lầm lạc. Thành lễ Phật xong, thì thầy trụ trì cũng vừa bước vào chánh điện. Thầy hiện hữu như là hình ảnh sáng ngời của bổn sư hay của Ông Năm đạo hạnh. Thành phủ phục xuống lễ thầy trang trọng như lễ một vị Bồ tát.

Sự nghiệp chàng, lòng chấp ngã kiên cố của chàng, lòng tự tôn tự đại của chàng. hốt nhiên tan vỡ thành mảnh vụn. Chàng đứng lên nhẹ nhàng thanh thản, như mây bay, gió thoảng, như cành cây, như cục đất. trần truồng trong trắng thong dong
 
 

Tháng 10.87

Ghi chú:

1/ Quần đảo Nam Du, tức Pulau Dama (theo hải đồ quốc tế), tức Củ Tron (địa danh bán chánh thức lâu đời của dân biển), gồm 21 hòn đảo, nhưng chỉ 4 đảo lớn: Nam Du (Củ Tron), Mấu, Dầu, Nồm là có dân cư trú. Về phương diện hành chánh, Nam Du là một ấp thuộc xã Lại Sơn, quận Kiên Thành, tỉnh Kiên Giang.

2/ Tục danh của giáo chủ đạo khỏa thân là Sáu Đài (?). Người đã hành đạo, thâu nhận đệ tử và sau đó cũng từ trần tại hòn Mấu vào khoảng năm 1944. Sự kiện Ông đạo khoả thân hướng dẫn đệ tử về Rạch Giá đòi quyền Pháp trả nước là sự kiện có thật. Tuy nhiên, không có tài liệu nào chắc chắn về chủ trương, đường lối, giáo lý của phái nầy.

3/ Hoà Thượng Huệ Quang: một trong những vị cao tăng đã đóng góp công đức lớn cho phong trào chấn hưng Phật giáo Miền Nam. Ngài đã liễu đạo năm 1954 tại Aán Độ, trong khi tham dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới, với tư cách là Phó Hội Chủ Tổng Hội Tăng Già toàn quốc.

4/ "Vị tăng Pháp Đạt ở Hồng Châu thường tụng kinh Pháp Hoa đế n lễ Lục Tổ mà đầu không sát đất. Tổ quở: Lễ mà đầu không sát đất, chi bằng đừng lễ. Trong tâm Ông ắt có một vật, ông chất chứa việc gì ? Pháp Đạt thưa: đã tụng được ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa. Tổ bảo: Ông nếu tụng đến muôn bộ, đạt được ý kinh mà chẳng lấy làm hơn thì cùng ta sánh vai. Nay Ông mang sự nghiệp nầy trọn chẳng biết lỗi, nghe ta nói kệ đây:

Lễ vốn chặt cờ mạn 
Sao đầu không sát đất 
Có ngã tội liền sanh 
Quên công phước khôn sánh
Pháp Bảo Đàn 
(Trích từ quyển Yếu Chỉ Thiền TôngHoà Thượng Thanh Từ)

5/ Phần nầy cũng lấy ý từ Pháp Bảo Đàn:

Thần Hội hỏi Lục Tổ Huệ Năng: "HoàThượng ngồi thiền, thầy hay chẳng thấy". 
Sư lấy gậy đánh Thần Hội 3 gậy mà hỏi rằng: "Ta đánh ngươi đau hay chẳng đau". 
Đáp: "Cũng đau mà cũng chẳng đau" 
Sư nói: "Ta cũng thấy mà cũng chẳng thấy" 
Thần Hội hỏi: "Cũng thấy mà cũng chẳng thấy, nghĩa là sao?"

Sư nói: "Ta thấy là thường thấy các tội lỗi của tâm mình, mà chẳng thấy điều phải quấy, tốt xấu, của người. Bởi vậy cũng thấy mà cũng chẳng thấy. Ngươi nói cũng đau mà cũng chẳng đau, nghĩa là sao? Nếu ngươi chẳng biết đau, thì đồng với loài cây đá, còn biết đau thì đồng với kẻ phàm phu, liền sanh giận hờn. Cứ như chỗ ngươi hỏi trước: Thấy hay chẳng thấy, ấy là chấp ;hai bên. Chỗ ngươi nói: Cũng đau mà cũng chẳng đau, ấy là còn sanh diệt.Trích Pháp Bảo Đàn (Hoà Thượng Minh Trực)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 4705)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
18/10/2014(Xem: 43835)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4408)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4350)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4271)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6378)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4671)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4093)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 25207)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 24154)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]